Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

ĐỐI TƯỢNG CHỊU THUẾ, CĂN CỨ VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.51 KB, 22 trang )

ĐỐI TƯỢNG CHỊU THUẾ, CĂN CỨ VÀ PHƯƠNG PHÁP
TÍNH
THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT
I. Đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế TTĐB
1. Đối tượng chịu thuế TTĐB theo quy định hiện hành
Hàng hoá nhập khẩu, sản xuất và các hoạt động dịch vụ thuộc phạm vi
điều chỉnh của luật thuế tiêu thụ đặc biệt là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc
biệt.
Đối tượng chịu thuế TTĐB theo quy định hiện hành gồm
*Hàng hóa
a) Thuốc lá điếu, xì gà;
b) Rượu;
c) Bia;
d) Ô tô dưới 24 chỗ ngồi;
đ) Xăng các loại, nap-ta (naphtha), chế phẩm tái hợp (reformade
component) và các chế phẩm khác để pha chế xăng;
e) Điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống;
g) Bài lá;
h) Vàng mã, hàng mã. (không bao gồm loại hàng mã là đồ chơi trẻ em
và các loại hàng mã dùng để trang trí)
*Dịch vụ
a) Kinh doanh vũ trường, mát-xa (Massage), ka-ra-ô-kê (Karaoke);
b) Kinh doanh ca-si-nô (casino), trò chơi bằng máy giắc-pót (jackpot);
c) Kinh doanh giải trí có đặt cược;
d) Kinh doanh gôn (golf): bán thẻ hội viên, vé chơi gôn;
đ) Kinh doanh xổ số.
Danh mục cụ thể về hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB nói trên được
quy định nhằm hướng dẫn tiêu dùng hợp lý, điều tiết thu nhập của những
người thu nhập cao, phù hợp chủ trương, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội



của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ. Khi áp dụng thuế TTĐB cần lưu
ý một số hàng hoá dịch vụ sau:
- Đối với thuốc lá điếu, xì gà: Đánh thuế TTĐB đối với tất cả các
loại thuốc lá có đầu lọc, không có đầu lọc, sản xuất bằng nguyên liệu trong
nước, nguyên liệu nhập khẩu.
- Rượu: Bao gồm tất cả các loại rượu ở các nồng độ khác nhau, kể
cả rượu thuốc được sản xuất từ các loại nguyên vật liệu khác nhau, kể cả
rượu chế biến từ hoa quả như rượu vang....
- Bia: Bao gồm tất cả các loại bia, bia chai, bia hộp (bia lon), bia
hơi, bia tươi.
- Ôtô: Chỉ đánh thuế TTĐB đối với ôtô dưới 24 chỗ ngồi. Không
đánh thuế TTĐB đối với các loại xe chở người từ 24 chỗ ngồi trở lên; xe
buýt, các loại xe tải.
- Nhiên liệu: Chỉ đánh thuế TTĐB đối với xăng các loại và chế
phẩm để pha chế xăng. Không đánh thuế TTĐB đối với dầu hoả, diezel, khí
đốt.
- Điều hoà nhiệt độ: Chỉ đánh thuế TTĐB có công suất từ 90.000
BTU trở xuống, các loại điều hoà có công suất lớn không bị đánh thuế.
- Đối với dịch vụ kinh doanh giải trí có đặt cược: Chỉ đánh thuế
TTĐB đối với hoạt động cá cược; các hoạt động bán vé xem giải trí không
bị đánh thuế TTĐB.
- Kinh doanh sân golf: Chỉ đánh thuế TTĐB đối với hoạt động chơi
golf (thẻ hội viên, vé chơi golf), các dịch vụ khác như du lịch, nghĩ dưỡng...
không bị đánh thuế TTĐB.
* Danh mục hàng hoá chịu thuế TTĐB ở các nước trong khu vực và
trên thế giới.
Danh mục hàng hoá chịu thuế TTĐB ở các nước trong khu vực và
trên thế giới. Ở Thái Lan, thuế TTĐB đánh vào 15 nhóm hàng, ở Indonesia
áp dụng cho 37 nhóm hàng, ở Việt Nam hiện áp dụng cho 8 nhóm hàng hoá
và 5 nhóm dịch vụ. Song hầu hết các nước trên thế giới đánh thuế TTĐB vào

các nhóm hàng hoá dịch vụ phổ biến sau:
- Thuế đánh vào đồ uống có cồn và thuốc lá. Ở các nước OECD
loại thuế này còn gọi là thuế “tội lỗi” nhằm chống lại sự nguy hiểm mà việc
hút thuốc lá mang lại và khả năng gây nghiện của đồ uống có cồn nhằm thực
hiện mục tiêu xã hội. Nhìn chung các nước đều đánh thuế đối với hai nhóm
hàng hoá này ở mức cao. Ví dụ, Liên minh Châu Âu, thuế đối với thuốc lá


điếu có thể thay đổi từ 5 - 55% của giá bán lẻ và tối thiểu 70 EURO cho
2000 điếu thuốc. Ở Trung Quốc, thuế áp dụng cho thuốc lá điếu từ 25 - 30%.
Ở Hàn Quốc, thuế suất 72% được áp dụng cho rượu và đồ uống có cồn được
chưng cất nói chung và thuế suất 100% đối với bia. Ở Indonesia, thuế suất
75% cho các loại bia, rượu.
- Thuế đánh vào xe có động cơ (chủ yếu là ôtô) và nhiên liệu. Hầu
hết các nước đánh thuế TTĐB đối với ôtô và nhiên liệu, chỉ có một số nước
đánh thuế TTĐB đối với xe máy như Hàn Quốc. Thông thường xe ôtô và
nhiên liệu chịu thuế TTĐB như sau:
+ Thuế đối với ôtô thường được tính theo giá bán, giá nhập khẩu chưa
có thuế TTĐB nhằm đánh vào mặt hàng xa xỉ.
+ Phí đăng kí xe ôtô (thực chất là thuế TTĐB) được quy định theo
mức cụ thể thường dựa theo trọng tải máy.
Các nước OECD đánh riêng hai loại trên, song một số nước chỉ đánh
một loại thuế TTĐB đối với ôtô, như Malaysia đánh thuế theo trọng tải máy
cao nhất là 60% đối với xe hơi, Philippin đánh thuế 15% - 100% phụ thuộc
vào trọng tải máy, Trung Quốc đánh thuế từ 3% - 10%. Việt Nam đánh thuế
TTĐB từ 15 -50% theo số lượng ngồi của xe.
+ Thuế TTĐB đối với nhiên liệu:
Các nước OECD đánh thuế TTĐB đối với nhiên liệu theo giá bán, giá
nhập khẩu chưa có thuế TTĐB, một số nước như Đài Loan, Malaysia,
Philippin đánh thuế TTĐB theo mức thu cố định trên đơn vị sản phẩm. Ở

Thái Lan từ năm 1999 bãi bỏ thuế TTĐB đối với xăng dầu và khí hoá lỏng.
Xét trên khía cạnh điều tiết thu nhập từ thuế TTĐB đánh vào ôtô chủ
yếu điều tiết nhóm người thu nhập cao, song thuế TTĐB đối với nhiên liệu
có phạm vi ảnh hưởng rộng hơn, kể cả nhóm người có thu nhập thấp.
Việc đánh thuế TTĐB đối với xe ôtô và nhiên liệu cũng luôn tính đến
mục tiêu bảo vệ môi trường như vấn đề tắc đường, ô nhiễm khí thải.
- Thuế TTĐB đối với các hoạt động casino, hộp đêm, cá cược và bài
lá: xét trên khía cạnh khả năng mang lại thu nhập từ thuế TTĐB đối với hoạt
động này thì hiện nay các hoạt động này chưa nhiều bởi pháp luật Việt Nam
còn công nhận hạn chế các hoạt động trên. Tuy nhiên trong tương lại thì số
thuế thu từ các hoạt động trên là rất đáng kế. Hiện nay hầu hết các nước đều
áp dụng thuế TTĐB đối với hoạt động này. Ngoài ra các hoạt động này cũng
có thể là đối tượng chịu thuế TNCN đối với người thắng bạc hay thắng cá
cược và thuế TNDN đối với doanh nghiệp tham gia đánh bạc hay cá cược.


Tuy nhiên việc quản lý thuế TTĐB đối với các hoạt động này khá phức tạp
trong việc xác định đối tượng nộp thuế, cách tính thuế và quản lý sự tuân thủ
của đối tượng nộp thuế.
- Thuế TTĐB đối với các hàng hoá dịch vụ khác: Các hàng hoá dịch
vụ thuộc nhóm này ở các quốc gia rất khác nhau, song thông thường bao
gồm một số loại như Máy điều hoà không khí (kể cả máy điều hoà tổng và
máy điều hoà có công suất nhỏ); đầu máy video, đầu đĩa, hệ thống âm thanh,
máy quay phim, máy rửa bát; mỹ phẩml; thuyền máy, thuyền buồm, máy
bay, máy bay trực thăng; các dụng cụ chơi golf và trượt tuyết....
Thuế TTĐB được thu từ nhiều loại hàng hoá dịch vụ, song số thu tập
trung chủ yếu ở 4 mặt hàng: thuốc lá, đồ uống có cồn (bia, rượu), ôtô và
nhiên liệu. Ở Thái Lan, thuế TTĐB thu từ 15 nhóm hàng song 95% sô thu về
thuế TTĐB là từ 4 nhóm hàng này. Khi nền kinh tế chưa phát triển, thuế
TTĐB chủ yếu thu từ thuốc lá và bia rượu, nhưng ngày nay tình hình ngược

lại vì xu hướng hút thuốc lá ngày càng giảm song mức độ tiêu thụ ôtô và
nhiên liệu tăng lên theo sự phát triển kinh tế nên số thu về thuế TTĐB đối
với ôtô và nhiên liệu chiếm tỷ trọng đáng kể trong số thu từ thuế TTĐB của
các nước.
2. Một số trường hợp hàng hóa không phải chịu thuế TTĐB
Các trường hợp hàng hoá không phải chịu thuế TTĐB đó là những
hàng hoá, dịch vụ trong danh mục kể trên nếu chúng rơi vào các trường hợp
dưới đây
(1)- Hàng hóa do các cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu ra
nước ngoài bao gồm cả hàng hóa bán, gia công cho doanh nghiệp chế xuất,
trừ ô tô dưới 24 chỗ ngồi bán cho doanh nghiệp chế xuất.
(2)- Hàng hóa do cơ sở sản xuất bán hoặc ủy thác cho cơ sở kinh
doanh xuất khẩu để xuất khẩu theo hợp đồng kinh tế.
Đối với hàng hoá cơ sở xuất khẩu mua, nhận uỷ thác xuất khẩu để
xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước, cơ sở kinh doanh
xuất khẩu phải kê khai, nộp thuế TTĐB đối với các hàng hoá này khi bán
cho cơ sở kinh doanh trong nước.
(3)- Hàng hoá mang ra nước ngoài để bán tại hội chợ triển lãm ở nước
ngoài.
Thuế TTĐB là loại thuế gián thu, có tính lãnh thổ vì vậy hàng hoá,
dịch vụ xuất khẩu không tiêu dùng tại Việt Nam nên không phải chịu thuế
TTĐB. Mặt khác để khuyến khích xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ nên những


hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu cũng không là đối tượng chịu thuế. Tuy nhiên
tất cả các trường hợp
này đều phải có hồ sơ chứng minh là hàng hoá không tiêu dùng tại Việt
Nam.
(4)- Hàng hoá nhập khẩu trong các trường hợp sau:
+ Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại. Trong

trường hợp hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại thì bên viện trợ
không chi thêm khoản tiền thuế cho chính bên nhận viện trợ. Mà bên nhận
viện trợ cũng không có tiền để nộp tiền thuế vì khó khăn họ mới được nhận
viện trợ. Nếu phải nộp thuế có thể họ sẽ không nhận khoản viện trợ trên.
+ Quà tặng của các tổ chức, cá nhân nước ngoài cho các cơ
quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ
chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân. Quà tặng được xác
định theo mức quy định của Chính phủ hoặc của Bộ Tài chính.
+Đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng tiêu
chuẩn miễn trừ ngoại giao do Chính phủ Việt Nam quy định phù hợp với các
điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.
+ Hàng hoá mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn
thuế nhập khẩu của cá nhân người Việt Nam và người nước ngoài khi xuất,
nhập cảnh qua cửa khẩu Việt Nam.
(5)- Hàng hoá chuyển khẩu, quá cảnh, mượn đường qua Việt Nam
theo các hình thức:
+ Hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước
nhập khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam;
+ Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập
khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào
Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam;
+ Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập
khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại quan, không làm thủ
tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt
Nam;
+ Hàng quá cảnh, mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt
Nam trên cơ sở Hiệp định đã ký kết giữa hai Chính phủ hoặc ngành, địa
phương được Thủ tướng Chính phủ cho phép.



(6)- Hàng hoá tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu, nếu thực tái xuất khẩu
trong thời hạn chưa phải nộp thuế nhập khẩu theo chế độ quy định thì không
phải nộp thuế TTĐB tương ứng với số hàng thực tái xuất khẩu.
(7)- Hàng tạm nhập khẩu để dự hội chợ, triển lãm nếu thực tái xuất
khẩu trong thời hạn chưa phải nộp thuế nhập khẩu theo chế độ quy định.
Hết thời gian hội chợ, triển lãm mà tổ chức, cá nhân không tái xuất
hàng tạm nhập khẩu thì phải kê khai, nộp thuế TTĐB.
(8)- Hàng hóa từ nước ngoài nhập khẩu vào khu chế xuất, doanh
nghiệp chế xuất, trừ ô tô dưới 24 chỗ ngồi
(9)- Hàng hoá nhập khẩu để bán tại các cửa hàng kinh doanh hàng
miễn thuế ở các cảng biển, sân bay quốc tế, bán cho các đối tượng được
hưởng chế độ mua hàng miễn thuế theo quy định của Chính phủ.
(10)- Xe chở người chuyên dùng trong các khu vui chơi, giải trí, thể
thao không tham gia giao thông theo quy định của luật giao thông đường bộ.
Trong các trường hợp không phải chịu thuế TTĐB nêu trên, nếu mục
đích bị thay đổi so với mục đích ban đầu ( không phải chịu thuế TTĐB ) thì
phải tiến hành kê khai và nộp thuế TTĐB theo quy định của pháp luật hiện
hành.
Để quản lý chặt chẽ những đối tượng là hàng hoá xuất khẩu không
phải nộp thuế TTĐB, tránh thất thu thuế TTĐB Luật thuế TTĐB hiện hành
quy định: hàng tháng hoặc định kỳ kê khai nộp thuế, cơ sở sản xuất có hàng
bán xuất khẩu hoặc ủy thác xuất khẩu, khi kê khai thuế phải lập bản kê toàn
bộ số hàng hóa bán, ủy thác xuất khẩu kèm theo tên, địa chỉ của cơ sở kinh
doanh xuất khẩu gửi cùng tờ khai thuế TTĐB nộp cho cơ quan thuế trực tiếp
quản lý cơ sở sản xuất. Trường hợp hàng ủy thác xuất khẩu, khi hàng đã
thực tế xuất khẩu phải có thanh lý hợp đồng ủy thác xuất khẩu và tài liệu
chứng minh hàng đã thực tế xuất khẩu.
Cơ quan thuế trực tiếp quản lý cơ sở sản xuất có trách nhiệm kiểm tra
bản kê hàng hóa bán để xuất khẩu và thông báo cho cơ quan thuế quản lý cơ
sở kinh doanh xuất khẩu về tên đơn vị mua hàng để xuất khẩu, số lượng và

giá trị hàng hóa cơ sở đã mua để xuất khẩu, đồng thời kiểm tra hồ sơ và xác
nhận về số lượng hàng xuất bán để xuất khẩu không phải chịu thuế TTĐB.
3. Đối tượng nộp thuế Tiêu thụ đặc biệt
Thuế TTĐB được áp dụng theo nguyên tắc điểm đến, tức là đánh vào
hàng hoá, dịch vụ chịu thuế TTĐB được tiêu dùng trong phạm vi lãnh thổ
của một quốc gia . Hàng hoá sản xuất tại một nước nếu xuất khẩu sẽ không


phải chịu thuế TTĐB tại nước xuất khẩu mà sẽ chịu thuế TTĐB tại nước
nhập khẩu theo quy định của nước nhập khẩu hàng hoá.
Cũng theo nguyên tắc điểm đến thuế TTĐB được thiết lập không phân
biệt hàng hoá sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu. Không thể đánh thuế
TTĐB đối với mặt hàng nhập khẩu nào đó mà không đánh thuế TTĐB đối
với mặt hàng sản xuất trong nước cùng loại. Mặt khác, cũng không thể đánh
thuế đối với mặt hàng sản xuất trong nước mà không đánh vào mặt hàng
cùng loại nhập khẩu. Khi tham gia vào Tổ chức Thương mại thế giới,
nguyên tắc không phân biệt đối xử đòi hỏi phải áp dụng thuế TTĐB đối với
hàng nhập khẩu và sản xuất cùng loại theo cùng phương pháp đánh thuế và
theo cùng mức thu về thuế TTĐB.
Đối tượng nộp thuế TTĐB quy định hiện hành là tổ chức, cá nhân (gọi
chung là cơ sở) có sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ
thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB.
- Tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hoá, kinh doanh dịch vụ chịu thuế
TTĐB ( không bao gồm hàng hoá xuất khẩu) bao gồm:
+ Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo
Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước (nay gộp chung thành
Luật Doanh nghiệp) và Luật Hợp tác xã;
+ Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội,
tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ
chức sự nghiệp và các tổ chức khác;

+ Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài
tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (nay
chuyển thành Luật đầu tư); các Công ty nước ngoài và tổ chức nước ngoài
hoạt động kinh doanh ở Việt Nam không theo Luật đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam (nay thành Luật đầu tư);
- Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ chịu thuế TTĐB.
Tuy nhiên, để đơn giản thì các nước đều có quy định cho phép các
nhân được mang theo người qua biên giới một số lượng hàng hoá có giới
hạn về mặt số lượng cho mục đích tiêu dùng cá nhân và được miễn thuế khi
nhập khẩu kể cả thuế Nhập khẩu, thuế TTĐB và thuế giá trị gia tăng. Danh
mục và số lượng hàng miễn thuế tuỳ thuộc vào quy định của mỗi quốc gia,
song đảm bảo giá trị thuế TTĐB không phải nộp ở mức không lớn.
Trước đây, khi mới áp dụng thuế GTGT, các cơ sở sản xuất, nhập
khẩu hàng hoá hoặc cơ sở cung ứng dịch vụ thuộc danh mục chịu thuế


TTĐB không phải nộp thuế GTGT đối với hàng hoá, dịch vụ đã kê khai nộp
thuế TTĐB. Quy định này gây khó khăn trong việc tính, quản lý thuế GTGT
do các cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT khi mua hàng hoá chịu thuế TTĐB
để bán không có hoá đơn thuế GTGT để khấu trừ thuế GTGT đã nộp ở các
khâu trước và chưa phù hợp với bản chất của thuế GTGT.
Quy định này hiện đã được sửa đổi, bổ sung hàng hoá, dịch vụ chịu
thuế TTĐB vào nhóm đối tượng chịu thuế GTGT với mức thuế suất 10%.
Việc điều chỉnh này là hợp lý do:
- Mỗi sắc thuế có vai trò tác dụng riêng trong việc điều tiết thu nhập
cũng như thực hiện các mục tiêu điều tiết nền kinh tế của Đảng và Nhà
nước, trong đó:
+ Thuế GTGT có phạm vi điều chỉnh rộng, đánh trên đa số hàng hoá,
dịch vụ sản xuất và tiêu dùng ở Việt Nam nhằm đảm bảo công bằng đối với
mọi cá nhân và tổ chức tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ (trừ một số ít trường hợp

không chịu thuế GTGT theo quy định của Nhà nước); phù hợp với vai trò
của thuế GTGT là điều tiết thu nhập của các cá nhân và tổ chức thông qua
việc tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ của các cá nhân, tổ chức đó.
+ Thuế TTĐB có vai trò chủ yếu là điều tiết tiêu dùng, điều tiết sản
xuất đối với một số hàng hoá, dịch vụ đặc biệt.
- Áp dụng thuế GTGT đối với hàng hoá chịu thuế TTĐB nhằm đảm
bảo tính liên hoàn của thuế GTGT giữa các khâu trong quá trình sản xuất
kinh doanh hàng hoá, dịch vụ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khấu trừ
thuế GTGT đầu vào khi mua hàng hoá, dịch vụ chịu thuế TTĐB, khuyến
khích sản xuất kinh doanh.
II. Căn cứ và phương pháp tính thuế Tiêu thụ đặc biệt
Căn cứ để tính thuế TTĐB phải nộp là giá tính thuế của hàng hóa,
dịch vụ chịu thuế TTĐB và thuế suất thuế TTĐB của hàng hóa, dịch vụ đó.
Thuế TTĐB phải nộp = Giá tính thuế TTĐB x Thuế suất thuế TTĐB
1. Giá tính thuế TTĐB
Giá tính thuế TTĐB của hàng hoá dịch vụ được xác định như sau:
1.1. Đối với hàng sản xuất, gia công trong nước
*Hàng hoá sản xuất trong nước


Giá tính thuế TTĐB là giá bán của cơ sở sản xuất chưa có thuế GTGT
và chưa có thuế TTĐB, được xác định cụ thể như sau:
Giá bán chưa có thuế GTGT
Giá tính thuế TTĐB =
1 + Thuế suất thuế TTĐB
Giá bán chưa có thuế GTGT được xác định theo quy định của Luật
thuế GTGT.
- Trường hợp cơ sở sản xuất hàng hoá chịu thuế TTĐB bán hàng qua
các chi nhánh, cửa hàng, cơ sở phụ thuộc thì giá làm căn cứ tính thuế TTĐB
là giá do các chi nhánh, cửa hàng, cơ sở phụ thuộc bán ra chưa có thuế

GTGT. Cơ sở sản xuất bán hàng thông qua đại lý bán đúng giá do cơ sở quy
định, hưởng hoa hồng thì giá làm căn cứ xác định giá tính thuế TTĐB là giá
bán chưa có thuế GTGT do cơ sở sản xuất quy định chưa trừ hoa hồng.
*Đối với hàng hoá gia công: Giá tính thuế TTĐB là giá bán chưa có
thuế GTGT và chưa có thuế TTĐB của cơ sở đưa gia công, được xác định cụ
thể như sau:
Giá tính thuế TTĐB đối
với hàng hoá gia công

Giá bán chưa có thuế GTGT
=

của cơ sở đưa gia công
1+ Thuế suất thuế TTĐB

1.2. ĐỐi vỚi hàng nhập khẩu : Giá tính thuế TTĐB đối với hàng
nhập khẩu thuộc diện chịu thuế TTĐB được xác định như sau:
Giá tính thuế TTĐB = Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập
khẩu
Giá tính thuế nhập khẩu được xác định theo các quy định của Luật
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn
hoặc giảm thuế nhập khẩu thì thuế nhập khẩu được xác định trong giá tính
thuế TTĐB theo số thuế nhập khẩu còn phải nộp.
1.3. ĐỐi vỚi dịch vụ : Giá tính thuế đối với dịch vụ chịu thuế TTĐB
là giá cung ứng dịch vụ của cơ sở kinh doanh chưa có thuế GTGT và chưa
có thuế TTĐB, được xác định như sau:
Giá dịch vụ chưa có thuế GTGT
Giá tính thuế TTĐB =
1 + Thuế suất thuế TTĐB



Ví dụ: Doanh thu chưa có thuế GTGT kinh doanh vũ trường của cơ sở
trong kỳ là 30.000.000 đồng.
30.000.000 đ
Giá tính thuế TTĐB

=

=

23.076.923đ

1 + 30%
1.4. Giá tính thuế TTĐB một số trường hợp đặc biệt
* Đối với hàng hoá:
- Đối với rượu, bia chai bán theo giá có cả vỏ chai thì giá tính thuế
TTĐB không trừ giá trị vỏ chai.
- Đối với bia hộp (bia lon), giá tính thuế TTĐB được xác định như
sau:
Giá bán chưa có thuế GTGT - giá trị vỏ hộp
Giá tính thuế TTĐB =
1 + Thuế suất thuế TTĐB
Trong đó: Giá trị vỏ hộp được ấn định theo mức chung là 3.800đ/1 lít
bia hộp (tương ứng chi phí vỏ hộp bình quân cho một lít bia hộp).
Ví dụ: Đối với bia hộp: Giá bán của 1 lít bia hộp chưa có thuế GTGT
là 16.000 đồng, giá trị vỏ hộp cho 1 lít bia được trừ là 3.800 đồng, thuế suất
thuế TTĐB của bia hộp là 75% thì:
16.000đ - 3.800 đ
Giá tính thuế TTĐB 1 lít bia hộp =
6.971đ


12.200 đ
=

1 + 75%

=
1,75

Việc trừ giá trị vỏ hộp theo mức 3.800đ/ lít bia hộp để tính giá tính
thuế TTĐB, được áp dụng cho cả trường hợp bia hộp nhập khẩu.
Ví dụ: Đối với bia hộp nhập khẩu: Giá tính thuế TTĐB được trừ giá
trị vỏ hộp theo mức ấn định 3.800 đồng/1 lít bia hộp.
Giá tính thuế TTĐB của 1 lít bia hộp nhập khẩu được tính như sau:
Giá tính thuế
TTĐB

=

Giá tính thuế
nhập khẩu

+

Thuế nhập
khẩu

-

3.800 đ


- Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp: Giá tính thuế TTĐB
là giá bán chưa có thuế GTGT và chưa có thuế TTĐB của hàng hóa bán theo


phương thức trả tiền một lần, không bao gồm khoản lãi trả góp. Do việc
thanh toán hàng theo phương thức trả góp gồm 2 phần: một phần là thanh
toán theo giá bán hàng hoá và một phần là lãi trả góp (tính theo lãi suất nhất
định trên số tiền trả chậm). Về bản chất, khoản lãi trả góp không phải doanh
thu bán hàng hoá, dịch vụ chịu thuế TTĐB nên không tính vào giá tính thuế
TTĐB.
- Đối với hàng hoá chịu thuế TTĐB được tiêu thụ qua các cơ sở kinh
doanh thương mại thì giá làm căn cứ tính thuế TTĐB là giá bán chưa có thuế
GTGT của cơ sở sản xuất nhưng không được thấp hơn 10% so với giá bán
bình quân do cơ sở kinh doanh thương mại bán ra. Quy định này nhằm hạn
chế tình trạng các doanh nghiệp sản xuất “cố tình” hạ giá bán sản phẩm cho
doanh nghiệp kinh doanh thương mại để trốn thuế TTĐB, sau đó thu lại
khoản chênh lệch do hạ giá ở khâu kinh doanh thương mại.
- Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB dùng để khuyến mại, trao
đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng thì giá tính thuế là giá tính thuế TTĐB của
hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các
hoạt động này.
* Đối với dịch vụ
Giá dịch vụ chưa có thuế GTGT làm căn cứ xác định giá tính thuế
TTĐB đối với một số dịch vụ quy định như sau:
- Đối với kinh doanh vũ trường là giá chưa có thuế GTGT của các
hoạt động kinh doanh trong vũ trường.
- Đối với dịch vụ mát-xa là doanh thu mát-xa chưa có thuế GTGT bao
gồm cả tắm, xông hơi.
- Đối với kinh doanh gôn là doanh thu thực thu chưa có thuế GTGT về

bán thẻ hội viên, bán vé chơi gôn, bao gồm cả tiền phí chơi gôn do hội viên
trả và tiền ký quỹ (nếu có). Trường hợp khoản ký quỹ được trả lại người ký
quỹ thì cơ sở sẽ được hoàn lại số thuế đã nộp bằng cách khấu trừ vào số phải
nộp của kỳ tiếp theo, nếu không khấu trừ được thì cơ sở sẽ được hoàn thuế
theo quy định. Cơ sở kinh doanh gôn có kinh doanh các loại hàng hóa, dịch
vụ khác không thuộc danh mục chịu thuế TTĐB thì các hàng hóa, dịch vụ đó
không phải chịu thuế TTĐB.
Ví dụ: Cơ sở kinh doanh gôn có tổ chức các hoạt động kinh doanh
khách sạn, ăn uống, bán hàng hóa, dịch vụ đưa đón... thì các hàng hóa, dịch
vụ này không thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB.


- Đối với dịch vụ ca-si-nô, trò chơi bằng máy giắc-pót là doanh số bán
chưa có thuế GTGT đã trừ trả thưởng tức là bằng số tiền thu được (chưa có
thuế GTGT) do đổi cho khách trước khi chơi tại quầy đổi tiền hoặc bàn chơi,
máy chơi trừ đi số tiền đổi trả lại cho khách.
- Đối với kinh doanh giải trí có đặt cược là doanh số bán vé số đặt
cược trừ số tiền trả thưởng cho khách thắng cuộc (giá chưa có thuế GTGT),
không bao gồm doanh số bán vé xem các trò giải trí có đặt cược.
- Đối với dịch vụ xổ số là giá vé số chưa có thuế GTGT.
- Giá tính thuế TTĐB đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB dùng
để khuyến mại, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng là giá tính thuế TTĐB
của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh
các hoạt động này.
Quy định này xuất phát từ bản chất của các nghiệp vụ kinh tế nói trên,
mặc dù không có nghiệp vụ thanh toán tiền hàng nhưng thực chất đó là
những hoạt động mua, bán, trong đó doanh nghiệp vừa là người bán hàng
vừa là người mua hàng, do vậy các hàng hoá và dịch vụ nói trên phải bị đánh
thuế TTĐB. Tuy nhiên, do không xác định được giá bán nên khi xác định
giá tính thuế TTĐB phải căn cứ giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ cùng

loại hoặc tương tự tại thời điểm phát sinh các hoạt động này. Quy định này
vừa đảm bảo cho giá tính thuế TTĐB phù hợp với giá cả trên thị trường,
tránh tình trạng doanh nghiệp khai thấp giá để trốn thuế TTĐB phải nộp.
Giá tính thuế TTĐB đối với hàng hóa sản xuất trong nước, dịch vụ
chịu thuế TTĐB bao gồm cả khoản thu thêm tính ngoài giá bán hàng hóa,
dịch vụ (nếu có) mà cơ sở được hưởng.
Trường hợp đối tượng nộp thuế có doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ
bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá bình
quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời
điểm phát sinh doanh thu để xác định giá tính thuế.
2. Thuế suất thuế Thuế tiêu thụ đặc biệt.
Để phù hợp, đồng bộ với việc sửa đổi thuế suất thuế GTGT, đảm bảo
nguồn thu NSNN không bị biến động lớn và phù hợp với cam kết quốc tế
mà Việt Nam đã tham gia, Biểu thuế suất hiện hành có 11 mức thuế suất
khác nhau từ 10% đến 75% được áp dụng cho các loại hàng hoá và dịch vụ
thuộc danh mục hàng hoá và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, theo nguyên
tắc:


- Các thuế suất (từ 65% - 75%) được áp dụng cho mặt hàng cao cấp,
hàng hoá không khuyến khích tiêu dùng, những mặt hàng không có lợi cho
sức khoẻ và quốc kế dân sinh, nhằm hướng dẫn tiêu dùng và điều tiết đáng
kể thu nhập của người tiêu dùng.
Thuộc loại này chủ yếu là các mặt hàng: thuốc lá, vàng mã, hàng mã,
rượu trên 40 độ, bia chai, bia hộp.
- Các thuế suất (từ 25% - 50%) được áp dụng cho các hàng hoá, dịch
vụ nhằm mục đích điều tiết hợp lý một phần thu nhập của người tiêu dùng.
Thuộc loại này chủ yếu là các mặt hàng: rượu nhẹ từ 20 0 - dưới 400
(thuế suất: 30%); bia hơi, bia tươi các loại (30%);....
- Các thuế suất (10% - 20%) được áp dụng cho các mặt hàng được coi

là cần thiết đối với một số ngành sản xuất, cần thiết và là thói quen tiêu dùng
của người dân nhằm điều tiết thu nhập ở mức thấp hơn.
Thuộc loại này chủ yếu là các mặt hàng: xăng các loại, nap-ta, chế
phẩm tái hợp và các chế phẩm khác để pha chế xăng (10%); rượu thuốc,
rượu nhẹ dưới 200 kể cả rượu hoa quả (20%); ô tô từ 16 đến dưới 24 chỗ
(15%) ; điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống (15%); kinh
doanh sân gôn (10%); kinh doanh xổ số (15%).
BIỂU THUẾ SUẤT THUẾ TTĐB
( Hiện hành năm 2007)
Stt

Hàng hoá, dịch vụ

I
1.

Hàng hoá
Thuốc lá điếu, xì gà
a) xì gà
b) Thuốc lá điếu
- Năm 2006-2007
- Năm 2008
Rượu
a) Rượu từ 40 độ trở lên
b) Rượu từ 20 độ đến dưới 40 độ
c) Rượu dưới 20 độ, kể cả rượu chế biến từ hoa quả, rượu thuốc
Bia
a) Bia chai, bia hộp

2.


3.

Thuế suất
(%)

65
55
65
65
30
20
75


4.

5.
6.
7.
8.
II
1.
2.
3.
4.
5.

b) Bia hơi, bia tươi
- Năm 2006-2007

- Năm 2008
Ô tô
a) Ô tô từ 5 chỗ ngồi trở xuống
b) Ô tô từ 6 đến 15 chỗ ngồi
c) Ô tô từ 16 đến dưới 24 chỗ ngồi
Xăng các loại, nap-ta (naptha), chế phẩm tái hợp (reformade
component) và các chế phẩm khác dùng để pha chế xăng.
Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90 000 BTU trở xuống
Bài lá
Vàng mã, Hàng mã
Dịch vụ
Kinh doanh vũ trường, mát xa, ka-ra-ô-kê
Kinh doanh ca-si-nô (casino), trò chơi bằng máy giắc-pót
(jackpot)
Kinh doanh giải trí có đặt cược
Kinh doanh gôn (golf): bán thẻ hội viên, vé chơi gôn
Kinh doanh xổ số

30
40
50
30
15
10
15
40
70
30
25
25

10
15

Khi áp dụng thuế suất thuế TTĐB cần lưu ý:
- Đối với thuốc lá điếu: từ năm 2005 trở về trước thuốc lá điếu có
đầu lọc chủ yếu sử dụng nguyên liệu trong nước áp dụng thuế suất 45%, chủ
yếu sử dụng nguyên liệu nhập khẩu áp dụng thuế suất 65%, trong khi thuốc
lá điếu đầu lọc áp dụng thuế suất 25%. Từ năm 2006 áp dụng nguyên tắc
không phân biệt đối xử về thuế TTĐB sản xuất từ nguyên liệu trong nước và
nguyên liệu nhập khẩu đáp ứng điều kiện gia nhập WTO để không ảnh
hưởng lớn sản xuất, áp dụng mức thuế suất trung gian 55% đối với thuốc lá
điếu cho 2 năm 2006 – 2007, từ năm 2008 áp dụng thuế suất 65% chung
mức thuế suất với xì gà.
- Đối với rượu: thuế suất thuế TTĐB được phân theo độ cồn theo
nguyên tắc thuế suất tỷ lệ thuận với độ cồn, được chia làm 3 mức độ:
+ Từ 40 độ trở lên
+ Từ 20 đến 40 độ
+ Dưới 20 độ


- Đối với bia hơi, bia tươi: Từ năm 2005 trở về trước: Bia tươi là
75%, bia hơi 30%. Năm 2006-2007 bia tươi, bia hơi áp dụng thuế suất 40%,
sang năm 2008 bia tươi, bia hơi áp dụng thuế suất 30%,
- Đối với ôtô: Thuế suất được áp dụng cho ôtô có số lượng ghế khác
nhau, ôtô từ 5 chỗ ngồi trở xuống thường là ôtô riêng chịu thuế suất 50%; xe
6 chỗ ngồi chở lên thưởng dùng cho mục đích thương mại, từ 6 – 15 chỗ
ngồi áp dụng thuế suất 30%; từ 16 đến dưới 24 chỗ ngồi áp dụng thuế suất
15%, ôtô từ 24 chỗ ngồi trở lên không chịu thuế TTĐB.
Quy định trên có sự khác biệt lớn về thuế TTĐB giữa các loại xe và
rất khó xác định đối với các loại xe sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau

như xe vừa chở người vừa chở hàng hoặc xe thay đổi công năng trong quá
trình sử dụng.
Từ ngày 01/01/2006, Luật thuế sửa đổi bổ sung một số điều của Luật
thuế TTĐB và Luật thuế Giá trị gia tăng đã có hiệu lực. Qua một năm thực
hiện luật bổ sung có tác động đến tình hình sản xuất kinh doanh và số thu
ngân sách đối với các mặt hàng có số thu chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu
thuế TTĐB như sau:

Cơ cấu thu thuế TTĐB năm 2006
Đơn vị tính: Tỷ đồng
STT

Mặt hàng

Năm
2005

Cơ cấu

1

Thuốc lá

4.793

30,5%

2

Bia, rượu


5.330

3

Ô tô

4
5

Cơ cấu

Ghi chú

4.700

26,9%

giảm

34%

6.900

39,5%

tăng

2.917


18,5%

2.756

15,8%

giảm

Mặt hàng khác

2.663

17%

3.112

17,8%

tương đương

Tổng số

15.703

100%

17.478

100%


Tăng

Đối với ngành sản xuất thuốc lá

Ước thực
hiện 2006


* Tác động đến sản xuất kinh doanh.
Năm 2006 là năm đầu tiên của lộ trình tăng thuế TTĐB đối với thuốc
lá. Việc áp dụng thuế suất chung 55% theo lộ trình đối với thuốc lá không
phân biệt sản xuất từ nguyện liệu trong nước hay nhập khẩu đã có những tác
động khá phức tạp đến tình hình sản xuất và tiêu thụ thuốc lá. Qua khảo sát
một số một số nhà máy thuốc lá cho thấy sản lượng sản xuất sau khi áp dụng
quy định mới và tiêu thụ đều giảm, nhất là loại thuốc lá cấp thấp sử dụng
nguyên liệu trong nước là chủ yếu, trước đây được áp dụng thuế TTĐB thấp
(25% và 45%).
Một số nhà máy thuốc lá cho rằng tăng thuế suất thuế TTĐB đối với
thuốc lá cấp thấp (từ mức 25% và 45% lên 55%) buộc phải đẩy giá bán
thuốc lá lên cao. Tình hình buôn lậu thuốc lá thuốc lá qua biên giới, đặc biệt
là biên giới Tây Nam sang Việt Nam tiếp tục tăng mạnh và bán với giá rẻ
hơn, làm tăng thêm sức ép đối với thuốc cấp thấp sản xuất tại Việt Nam (đặc
biệt là thuốc không có đầu lọc), là những nguyên nhân làm giảm sản lượng
tiêu thụ thuuốc lá của các nhà máy, kéo theo doanh thu, lợi nhuận, số nộp
NSNN của các nhà máy đều giảm.
* Tác động về thu ngân sách và tác động khác.
Trong 10 tháng đầu năm 2006 số thu thuế TTĐB đối với thuốc lá là
3.830, 7 tỷ đồng , ước cả năm 2006 thực hiện 4.700 tỷ đồng, chỉ bằng 98%
số thu thuế TTĐB năm 2005 (4792 tỷ đồng).
Đối với công tác quản lý thuế, việc áp dụng một mức thuế thống nhất

(năm 2006 là 55%), không phân biệt sử dụng nguyên liệu chủ yếu từ trong
nước hay nhập khẩu, không phân biệt thuốc lá có đầu lọc hay không đầu lọc,
một mặt đã khắc phục tình trạng phân biệt đối xử; mặt khác xoá bỏ được
việc lợi dụng, hạn chế một phần thiệt hại cho NSNN, từ đó góp phần làm
cho chính sách thuế và công tác quản lý thuế được rõ ràng, minh bạch hơn.
Ngoài ra việc áp dụng thống nhất một mức thuế suất và nâng dần theo
lộ trình 2 bước đã góp phần hạn chế tiêu dùng thuốc lá mặt hàng không có
lợi cho sức khoẻ, thể hiện đúng cam kết của Chính phủ Việt Nam với Tổ
chức y tế thế giới trong việc thực hiện Công ước khung về phòng chống và
kiểm soát tác hại thuốc lá.
Đối với ngành hàng bia, rượu.
* Tác động đến sản xuất kinh doanh
Kết quả khảo sát thị trường cho thấy mặc dù thuế suất TTĐB đối với
bia tươi được giảm từ 75% xuống 30% (bằng với bia hơi), đối với rượu


mạnh trên 40 độ giảm từ 75% xuống 65%, song giá bán bia tươi và rượu vầ
cơ bản là không giảm.
Bia tươi và rượu mạnh từ 40 độ trở lên được điêù chỉnh giảm thuế
suất thuế TTĐB, nên nhìn chung sản lượng sản xuất và tiêu thụ đều tăng,
không có tác động nào bất lợi đến sản xuất, kinh doanh của toàn ngành.
* Tác động về thu ngân sách và các tác động khác
Thực tế cho thấy không có yếu tố nào phát sinh làm ảnh hưởng đến
nộp NSNN của ngành hàng bia rượu, việc điều chỉnh giảm thuế suất thuế
TTĐB đối với bia rượu và rượu mạnh đã thúc đẩy sản lượng tiêu thụ tăng
lên, hơn nữa sản lượng 2 mặt hàng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng sản lượng
toàn ngành nên về cơ bản tình hình sản xuất kinh doanh của ngành bia rượu
và nước giải khát trong năm 2006 bảo đảm thực hiện tốt kế hoạch được giao
và tăng trưởng khá so với các năm trước.
Về số thu năm 2006, mặc dù thuế suất thuế TTĐB đối với bia tươi và

rượu từ 40 độ trở lên giảm đi, nhưng do sản lượng của toàn ngành bia, rượu
và nước giải khát đều tăng (trong đó có cả bia tươi và rượu trên 40 độ), kéo
theo doanh thu, số nộp NSNN đều tăng. Trong vòng 10 tháng năm 2006 số
thu thuế TTĐB là 4.556 tỷ đồng, ước số thu năm 2006 là 6000 tỷ đồng, tăng
30% so với năm 2005 (5.330 tỷ đồng).
Đối với ngành sản xuất, lắp ráp ô tô
* Tác động đến sản xuất kinh doanh.
Theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế TTĐB và Luật
thuế GTGT thì từ năm 2006 thuế suất thuế TTĐB được áp dụng thống nhất,
không phân biệt xe sản xuất trong nước hay xe nhập khẩu, cụ thể là: 50%
đối với xe 5 chỗ ngồi trở xuống; 30% đối với xe từ 6 đến 15 chỗ ngồi; và 15
% đối với xe từ 16 đến dưới 24 chỗ ngồi. Như vậy, so với năm 2005 thì xe
nhập khẩu được giảm thuế và xe trong nước sản xuất lắp ráp trong nước có
tăng nhích lên một chút,
Thuế suất thuế TTĐB đối với ô tô sản xuất trong nước giai đoạn 19992006
Loại ô tô

Thuế suất
1999-2003

Thuế suất
2004

Thuế suất
2005

Thuế suất
2006

Ô tô 5 chỗ ngồi

trở xuống

5

24

40

50 (80)*

Ô tô từ 6 đến 15

3

15

25

30 (50)*


chỗ ngồi
Ô tô từ 16 đến
dưới 24 chỗ ngồi

1,5

7,5

12,5


15 (25)*

* Thuế suất thuế TTĐB đối với xe nhập khẩu trước năm 2006
Biểu trên cho thấy, từ năm 1999 đến nay thuế suất thuế TTĐB đối với
ô tô luôn có sự thay đổi, theo hướng tăng lên, đặc biệt trong năm 2004,
2005, 2006. Đây là yêu cầu của hội nhập - xoá bỏ ưu đãi thuế đối với doanh
nghiệp sản xuất ô tô trong nước.
Theo dõi qua các năm cho thấy, sự tác động của chính sách thuế đến
sản xuất ô tô trong từng gia đoạn có xu hướng khác nhau:
- Trong giai đoạn 2001 - 2005: mặc dù thuế suất tăng nhưng sản lượng
ô tô sản xuất trong nước tiêu thụ tăng khá nhanh: từ khoảng 19.300 chiếc
năm 2001 tăng lên 140.922 chiếc vào năm 2005. Việc áp dụng lộ trình ưu
đãi thuế TTĐB đối với ô tô sản xuất trong nước so với ô tô nhập khẩu trong
giai đoạn trước năm 2006 đã góp phần thúc đẩy quá trình nội địa hoá, tạo
điều kiện cho doanh nghiệp có thời gian để xắp xếp tổ chức sản xuất có hiệu
quả, để chuẩn bị cho hội nhập quốc tế. Trong hai năm 2003 và 2004, mỗi
năm có trên 40.000 chiếc xe ô tô được sản xuất và tiêu thụ, trong đó khoảng
gần 90% thuộc diện chịu thuế TTĐB.
- Năm 2006, thực hiện thuế suất thuế TTĐB mới (50%, 30%, 15%),
sản lượng tiêu thụ ô tô sản xuất trong nước trong những tháng đầu năm giảm
so với cùng kỳ năm 2005. Sự giảm sút tiêu thụ ô tô trong những tháng đầu
năm 2006 có thể một phần do tác động của việc điều chỉnh thuế suất thuế
TTĐB, tuy nhiên qua khảo sát thị trường cho thấy chính sách nhập khẩu xe
cũ cũng ảnh hưởng mạnh đến kết quả bán hàng của 11 liên doanh ô tô. Mặc
dù bắt đầu từ ngày 01/5/2006 xe ô tô cũ mới chính thức được nhập khẩu,
nhưng thị trường tiêu thụ của các liên doanh dường như “đóng băng” ngay
từ tháng 01/2006 (thời điểm Nghị định số 12/2006/NĐ-CP của Chính Phủ có
liên quan đến việc nhập khẩu xe cũ được ban hành). Người tiêu dùng có tâm
lý chờ đợi diễn biến tình hình nhập khẩu xe cũ, hy vọng các liên doanh phải

giảm giá bán trước áp lực của xe cũ nhập khẩu. Đây là nguyên nhân chính
khiến việc tiêu thụ ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước trong 4 tháng đầu năm
2006 giảm mạnh.
Sau một thời gian chờ đợi, lượng xe cũ nhập về không nhiều và không
rẻ như mong đợi, nên từ đầu tháng 05/2006 lượng xe sản xuất, lắp ráp bán ra
từ tháng 6 trở lại đây đều tăng, khoảng trên 3.500 chiếc/ tháng, tương đương


với mức bán ra của năm 2004, 2005, là những năm có lượng ô tô tiêu thụ đạt
mức cao. Tuy nhiên trong hai tháng cuối năm 2006 tốc độ tiêu thụ lại chững
lại do người tiêu dùng đang có tâm lý chờ đợi việc giảm giá xe do giảm thuế
nhập khẩu khi có thông tin Bộ Tài chính đang tham khảo ý kiến các Bộ,
ngành.
Một trong những chính sách mới áp dụng đối với ô tô trong năm 2006
đó là chính sách thuế nhập khẩu. Cùng với việc điều chỉnh thuế TTĐB, Bộ
Tài chính đã đã kịp thời giảm thuế nhập khẩu ô tô từ 100% xuống còn 90%
góp phần ổn định thị trường trong nước. Chính sách thuế TTĐB và thuế
nhập khẩu mới đã góp phần khắc phục được nghịch lý diễn ra cuối năm
2003 và cuối năm 2004 là giá xe liên tục tăng nhưng khách hàng vẫn mua
nhiều, các loại xe đắt tiền nhất lại bán chạy nhất. Việc điều chỉnh chính sách
thuế TTĐB và thuế nhập khẩu đối với ô tô đã có tác dụng ngăn chặn các
công ty sản xuất ô tô trong nước lợi dụng chính sách của nhà nước để liên
kết giữ giá xe ở mức cao, làm thiệt hại cho người tiêu dùng.
* Tác động về thu ngân sách và các tác động khác.
Do sản lượng ô tô sản xuất trong nước tiêu thụ năm 2006 giảm mạnh
nên mặc dù thuế suất thuế TTĐB tăng nhưng số thu thuế TTĐB vẫn giảm.
Trong 10 tháng năm 2006 số thu thuế TTĐB đạt 2.097 tỷ đồng, ước cả năm
2006 thực hiện 2.756 tỷ đồng, bằng 94% năm 2005 (giảm 160 tỷ đồng).
Đối với ô tô nhập khẩu, số lượng ô tô mới và cũ loại dưới 12 chỗ ngồi
đều tăng so với năm 2005. Trong 11 tháng năm 2006, ô tô dưới 12 chỗ ngồi

loại mới, nhập về 1.603 chiếc (cả năm 2005 là 1.105 chiếc). Tuy nhiên các
loại xe trên 12 chỗ lại giảm: Loại mới, nhập trong 11 tháng 2006 là 313
chiếc (năm 2005 là 732 chiếc), loại cũ trong 11 tháng 2006 là 88 chiếc (năm
2005 là 250 chiếc). Qua số liệu nhập khẩu ô tô cho thấy có sự thay đổi về cơ
cấu nhập khẩu, xu hướng tăng nhập loại xe dưới 12 chỗ ngồi, song chưa tăng
nhiều, do đó không có sự thay đổi nhiều về số thu ngân sách.
Trên đây là kết quả một năm thực hiện Luật thuế sửa đổi bổ sung một
số điều của Luật thuế TTĐB và Luật thuế Giá trị gia tăng. Từ đó, đã đặt ra
một số vấn đề đối với các ngành hàng trong quá trình hội nhập.

3. Phương pháp tính thuế Tiêu thụ đặc biệt.
Hiện nay, theo thông lệ chung các nước đang áp dụng các phương
pháp tính thuế TTĐB phổ biến như sau:


- Phương pháp tính thuế TTĐB theo mức thu tuyệt đối. Theo
phương pháp này số thuế TTĐB được quy định bằng mức thu cụ thể trên
một đơn vị tính theo quy định. Ví dụ, Anh đánh thuế TTĐB 80 pences cho
một lít xăng, Malaysia đánh thuế 58 ringit/ 1 kg thuốc lá điếu; 48
ringit/dexilit bia, Hàn Quốc đánh thuế TTĐB đối với casino 35.000 Won/
người, 559 Won/ 1 lít xăng, 255Won/ 1 lít dầu diezel. Cơ sở cho việc tính
thuế theo phương pháp này là nhằm mục tiêu hạn chế tiêu dùng hàng hoá
dịch vụ không có lợi cho sức khoẻ, môi trường hoặc ảnh hưởng đến phong
tục tập quán... Phương pháp này tương đối đơn giản và thuận tiện cho công
tác quản lý và đảm bảo số thu về thuế TTĐB luôn được ổn định song tác
dụng phân phối và điều tiết thu nhập bị hạn chế.
Để đảm bảo cả hai mục tiêu hướng dẫn tiêu dùng và điều tiết thu nhập
một số nước có sự điều chỉnh phương pháp tính thuế TTĐB theo mức thu
tuyệt đối kết hợp chất lượng hàng hoá dịch vụ theo nguyên tắc hàng hoá có
chất lượng cao giá bán cao thì mức thu tuyệt đối cũng cao hơn. Ví dụ,

Philippin đánh thuế TTĐB từ 5- 300 peso/ 1 lít bia tuỳ thuộc vào chất lượng
bia, Singapore đánh thuế từ 1,40 đến 90 Đôla Singapore cho 1kg đối với sản
phẩm đồ uống có cồn.
- Phương pháp tính thuế TTĐB theo mức thu tương đối: theo
phương pháp này, thuế TTĐB tính theo tỷ lệ % của giá hàng hoá. Ví dụ, Đài
Loan định thuế TTĐB 20% đối với điều hoà nhiệt độ, Việt Nam đánh thuế
TTĐB 10% đối với xăng, Hàn Quốc đánh thuế TTĐB 10% đối với hộp
đêm... Phương pháp này có tác dụng trong việc phân phối và điều tiết thu
nhập song công tác quản lý phức tạp hơn vừa quản lý cả số lượng và giá bán
hàng hoá dịch vụ, số thu về thuế TTĐB phụ thuộc vào giá của hàng hoá dịch
vụ.
- Một số nước trên thế giới áp dụng kết hợp cả hai phương pháp:
vừa tính thuế theo số tuyệt đối vừa tính theo tỷ lệ % ( tương đối ) với một số
loại hàng hoá.
3.1. Phương pháp tính thuế
- Căn cứ tính thuế: Giá tính thuế TTĐB của hàng hoá, dịch vụ chịu
thuế TTĐB và thuế suất thuế TTĐB.
- Công thức tính:
TTĐB phải nộp = Giá tính thuế TTĐB x
TTĐB.

Thuế suất thuế


Việc tính thuế TTĐB theo công thức trên chỉ áp dụng được đối với
các cơ sở sản xuất, nhập khẩu thực hiện đầy đủ việc mua bán hàng hoá có
hoá đơn chứng từ hợp pháp.
3.2. Phương pháp tính thuế TTĐB đối với một số trường hợp đặc thù
- Trường hợp cơ sở sản xuất hàng hoá chịu thuế TTĐB bằng nguyên
liệu đã chịu thuế TTĐB thì được khấu trừ thuế TTĐB đã nộp đối với phần

nguyên liệu đầu vào, nếu có chứng từ hợp pháp:
Số thuế
TTĐB phải
nộp trong
kỳ

=

Thuế TTĐB của
hàng hoá xuất kho
tiêu thụ trong kỳ

-

Số thuế TTĐB đã nộp ở khâu nguyên
liệu mua vào tương ứng với số hàng
hoá xuất kho tiêu thụ trong kỳ.

Ví dụ: Doanh nghiệp A trong kỳ tính thuế có số liệu như sau:
Doanh nghiệp sản xuất mặt hàng rượu đóng chai, số thuế TTĐB của
nguyên liệu đầu vào là 50.000.000 đồng. Với số nguyên liệu trên doanh
nghiệp sản xuất được 10.000 chai rượu, trong kỳ tiêu thụ được 7.000 chai
rượu. Doanh nghiệp tập hợp số thuế TTĐB của hàng hoá xuất kho (căn cứ
trên hoá đơn) trong kỳ là 45.000.000 đồng.
- Số thuế TTĐB trong kỳ được khấu trừ
= (7000/10.000) x 50.000.000= 35.000.0000 đồng.
- Số thuế TTĐB doanh nghiệp phải nộp trong kỳ:
= 45.000.000đ - 35.000.000 đ= 10.000.000 đồng.
Số thuế TTĐB được khấu trừ tối đa không vượt quá số thuế TTĐB
tính cho phần nguyên liệu tương ứng dùng sản xuất ra sản phẩm đã tiêu thụ,

theo tiêu chuẩn định mức kinh tế kỹ thuật của sản phẩm.
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh nhiều loại hàng hoá, dịch vụ thuộc diện
chịu thuế TTĐB có thuế suất khác nhau thì phải kê khai thuế TTĐB theo
từng mức thuế suất quy định đối với từng loại hàng hoá, dịch vụ; nếu không
xác định được theo từng mức thuế suất thì cơ sở phải tính theo mức thuế
suất cao nhất của hàng hoá, dịch vụ mà cơ sở có sản xuất, kinh doanh.
Nếu kinh doanh hàng hoá dịch vụ chịu thuế TTĐB và hàng hoá dịch
vụ không chịu thuế TTĐB (không tách được) thì phải tính trên toàn bộ hàng
hoá dịch vụ.
- Ấn định số thuế phải nộp: đối với các cơ sở sản xuất nhỏ không thực
hiện đầy đủ việc mua bán hàng hoá có hoá đơn chứng từ thì cơ quan thuế


căn cứ vào tình hình kinh doanh thực tế để ấn định số thuế TTĐB phải nộp.
Quy định này nhằm tránh thất thu cho NSNN.
4. Sử dụng hoá đơn chứng từ đối với hàng hoá dịch vụ chịu thuế
TTĐB
Cơ sở sản xuất, nhập khẩu hàng hóa, kinh doanh dịch vụ chịu thuế
TTĐB phải thực hiện đúng chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ khi mua, bán
hàng hóa, kinh doanh dịch vụ và vận chuyển hàng hóa theo quy định của
pháp luật.
- Trường hợp cơ sở sản xuất khi bán hàng, giao hàng cho các chi
nhánh, cơ sở trực thuộc, đại lý đều phải sử dụng hóa đơn GTGT.
- Đối với hàng xuất cho chi nhánh, đại lý bán đúng giá quy định
hưởng hoa hồng, giá ghi trên hóa đơn là giá bán do cơ sở sản xuất quy định
cho chi nhánh, đại lý bán ra.
- Trường hợp chi nhánh, cửa hàng trực thuộc đặt trên cùng một tỉnh,
thành phố với cơ sở sản xuất hoặc hàng xuất chuyển kho thì cơ sở được sử
dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm lệnh điều động.




×