MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
I. Cơ sở lí luận
1. Khái niệm ý chí
2. Các phẩm chất của ý chí
2.1. Tính mục đích
2.2. Tính quyết đoán
2.3. Tính độc lập
2.4. Tính kiên trì
2.5. Tính tự chủ
2.6. Tính dũng cảm
II. Phẩm chất ý chí của Edison
III. Bài học cho bản thân
1. Bài học
2. Liên hệ với học sinh, sinh viên
IV. Kết luận
Trang
1
1
1
3
3
3
4
4
4
4
5
7
7
9
10
LỜI MỞ ĐẦU
Edison là nhân vật truyền kì được cả dân tộc Mĩ tôn sùng. Tuy không
nhận được sự giáo dục truyền thống từ trường học, nhưng nhờ có sự phấn đấu
và tài năng hơn người mà ông đã đạt được thành công như ngày nay. Ông tự
học thành tài, biết nhẫn nại, không hấp tấp, sự nhiệt tình và am hiểu có từ
hàng ngần lần thất bại mà đứng dậy. Khắc phục khó khăn, trở thành nhà phát
minh và thương nhân người Mỹ. Câu nói nổi tiếng của ông: “Trong thành
công của tôi thì có 99% là mồ hôi nước mắt, chỉ có 1% là do trời phú” trở
thành phương châm khích lệ mọi nỗ lực phấn đấu cho thế hệ loài người của
chúng ta.
Để có được thành công như vậy, không phải tự nhiên mà có. Edison đã
phải nỗ lực rất nhiều và rèn luyện vận dụng hết sức những phẩm chất ý chí,
năng lực của mình vào đó. Không có ý chí, tất cả những thành công đó đều
không tồn tại. Đối với việc khắc phục mọi cái “không thể” đó đều không thể
tách rời ý chí, để thực hiện được thậm chí một quyết định khó khăn, chúng ta
phải dựa vào năng lực của bản thân. Loại năng lực này chính là ý chí.
I. Cơ sở lí luận
1. Khái niệm ý chí
Ý chí là mặt năng động của ý thức, biểu hiện ở năng lực thực hiện
những hành động có mục đích, đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn
bên ngoài và bên trong.
Năng lực này không phải tự nhiên ai cũng có như nhau – nói cách khác
ý chí là một phẩm chất tâm lí của cá nhân, một thuộc tính tâm lý của nhân
cách.
2
Là một hiện tượng tâm lý, ý chí cũng là một sự phản ánh hiện thực
khách quan thong tin qua mục đích của hành động, nhưng mục đích đó không
có sẵn mà được con người nhận thức một cách tự giác, mục đích ấy do các
điều kiện của hiện thực khách quan quy định.
Ý chí là mặt năng động của ý thức, ý chí là hình thức tâm lý điều chỉnh
hành vi tích cực nhất của con người, là năng lực tâm lí cho phép con người
vượt qua rào cản khó khăn, trở ngại để thực hiện đến cùng mục đích đã xác
định. “Sở dĩ như vậy là vì ý chí kết hợp được trong mình cả mặt năng động
của trí tuệ lẫn mặt năng động của tình cảm đạo đức.” ý chí – đó là mặt hoạt
động của trí tuệ và tình cảm đạo đức.
Năng lực kiểm soát, điều chỉnh hành vi một cách có ý thức nảy sinh
trong hoạt động lao động. Động vật không có ý chí, ý chí là mặt đặc trưng
của tâm lý người, bởi vì con vật chỉ thích ứng một cách thụ động với thiên
nhiên, còn con người bằng lao động, một loại hoạt động có ý thức – đã chinh
phục và cải biến thiên nhiên. Ý chí con người được hình thành trong quá trình
lao động. Ngay cả hoạt động lao động đơn giản nhất cũng đòi hỏi con người
phải có phẩm chất ý chí nhất định, nó hình thành nên ở con người những
phẩm chất ý chí nhất định.
Ý chí của con người được hình thành và biến đổi tùy theo những điều
kiện xã hội – lịch sử, tùy theo những điều kiện vật chất của đời sống xã hội.
Tính chất của những mục đích và những thúc đẩy đối với hành động của con
người được quyết định bởi chính họ đại diện cho quyền lợi của giai cấp nào.
Giá trị chân chính của ý chí không phải chỉ ở chỗ ý chí đó như thế nào
(cao hay thấp, mạnh hay yếu) mà thể hiện ở chỗ nó hướng vào cái gì. Cho
3
nên cần phải phân biệt mức độ ý chí (hay cường độ ý chí) với nội dung đạo
đức của ý chí. Chỉ có những ý chí được giáo dục về đạo đức mới có thể giúp
con người thực hiện được những chuyển biến lớn lao trong sự nghiệp của
mình.
2. Các phẩm chất của ý chí
Trong quá trình thực hiện những hành động có ý chí những phẩm chất
này vừa đặc trưng cho cá nhân với tư cách là một nhân cách vừa có ý nghĩa to
lớn trong đời sống và lao động của họ. Có những ý chí phẩm chất làm cho
con người trở nên tích cực hơn, nhưng cũng có nhiều phẩm chất ý chí giúp
con người kìm hãm hành động của mình khi cần thiết. Ý chí biểu hiện trong
hành động thông qua những phẩm chất cơ bản là mục đích, tính độc lập, tính
quyết đoán, tính kiên trì, tính dũng cảm và tính tự chủ.
2.1 Tính mục đích: là những phẩm chất của những con người biết đề ra
cho mình những mục đích trước mắt, những mục đích lâu dài, đồng thời biết
bắt hành vi của mình phục tùng các mục đích đó.
Tính mục đích là phẩm chất quan trọng của những người thành đạt, bởi
vì chỉ có những người sống có mục đích mới có thể phát huy đầy đủ sức
mạnh của mình và quan trọng hơn hướng sức mạnh đó vào đúng mục tiêu đã
được lựa chọn.
2.2 Tính độc lập: là phẩm chất cho phép con người có khả năng quy
định và thực hiện hành động theo những quan điểm và niềm tin của mình,
không bị chi phối bởi những tác động bên ngoài.
Tính độc lập không loại trừ với cá nhân biết tiếp nhận nhiều ý kiến đúng
hợp lý của người khác. Tính độc lập không đồng nhất với tính bướng bỉnh và
tính báo thù.
4
2.3 Tính quyết đoán: là khả năng đưa ra những quyết định kịp thời, dứt
khoát trên cơ sở tính toán, cân nhắc kĩ càng chắc chắn. Con người quyết đoán
là con người tin tưởng sâu sắc vào mình như thế này mà không thể làm như
thế khác được.
Tiền đề của tính quyết đoán là trình độ trí tuệ và sự dũng cảm. Người
quyết đoán luôn luôn hành động có suy nghĩ, dũng cảm nhanh nhạy, đúng lúc
không dao động và hoài nghi.
2.4 Tính kiên trì: là phẩm chất của con người biết chịu đựng nhằm khắc
phục khó khăn để đạt mục đích cho dù khó khăn kéo dài.
2.5 Tính tự chủ: là khả năng làm chủ kiểm soát bản thân, không để xảy
ra những hành động những lời nói bộc phát không phù hợp có hại cho việc
đạt được mục đích đề ra.
2.6 Tính dũng cảm: là phẩm chất của những con người dám làm dám
chịu không sợ nguy hiểm, không sợ trách nhiệm.
Các phẩm chất ý chí nêu trên nảy sinh từ những tình huống hoàn cảnh
khác nhau trong cuộc sống và hành động của cá nhân. Vì vậy không phải ai
trong tình huống nào cũng hội tụ đầy đủ nhiều phẩm chất đó.
II. Phẩm chất ý chí của Edison
“ Sự nghiệp của người ta lớn hay nhỏ là do ý chí cao hay thấp”
-Pasteur đã nói như vậy, và Edison cũng vậy cũng nhờ rèn luyện được những
phẩm chất ý chí mà có thể đạt được những thành công, những phát minh nổi
tiếng như vậy.
Edison chỉ học được ba tháng tiểu học, giáo viên luôn bị làm khó bởi
những câu hỏi kỳ quái của ông. Còn trước mặt mẹ ông, ông chỉ là một thằng
ngốc, là một đứa ngu dốt sau này không làm nên trò gì. Mẹ ông đành cho ông
5
nghỉ học, tự mình dạy ông. Dưới sự dạy dỗ của mẹ và sự ham đọc sách của
ông, ông đã đọc rất nhiều sách, cuộc đơì ông đã có rất nhiều phát minh hữu
ích như máy điện báo tự động, máy hát, cải tiến và thực nghiệm đèn điện,
điện thoại….Có được những sự thành công đó trong phát minh của mình, ông
đã rèn luyện được cho mình những phẩm chất ý chí phù hợp.
Tất cả những phát minh trên của ông đều rất hữu ích và không hề xa
dời thực tế chúng ta, vì ông đã đặt ra cho mình những mục đích đúng đắn mà
bản thân mình cần phải đạt được. Chính vì có mục đích rõ rang mà ông
không nề hà bất cứ công việc thử nghiệm vất vả nào dù thất bại nhiều lần. Nó
như một bàn đạp để phát triển, để thực hiện ước mơ của mình. Khi có mục
đích con người chúng ta sẽ phấn đấu và có chí hướng hướng tới để đạt được
mục đích đó mãnh liệt hơn.
Để thành công được như vậy không phải chỉ có mục đích phù hợp là
tất cả, từ hiện thực cho đến khi đạt được mục đích còn là cả đoạn đường dài
đầy chông gai trước mắt. Và Edison cần phải có ý chí kiên trì hết sức mãnh
liệt mới có thể vượt qua. Có những phát minh của ông đã thất bại đến hơn
một vạn lần. Ông từng bị bạn bè cười chê nhưng ông đã khẳng khái trả lời
“tôi không hề thất bại hơn một vạn lần mà chỉ phát hiện ra một vạn phương
pháp không thực hiện được”. Không ai có thể thành công ngay từ những giây
phút đầu tiên, vậy nên những công việc càng khó khăn, vất vả càng cần một ý
chí quyết tâm bền bỉ kiên trì để có thể đạt được mong muốn đúng ý mình.
Có mục đích và kiên trì là chưa đủ để có thể hướng tới thành công.
Thành công chân chính thường đến không dễ, và lại càng không dễ đạt được.
Phải qua nhiều sự cố gắng mới đạt được điểm cuối cùng. Hay nói khác hơn là
thành công chỉ có một phần của may mắn. Chín chín phần trăm còn lại là sự
nỗ lực tự thân.
6
Tin vào bản thân cũng chính là nền tảng để họ tiến đến con đường
thành công. Edison luôn tin vào chính bản thân mình, những sự lựa chọn của
mình. Dù ông bị điếc nhưng vẫn vượt lên khó khăn, tự tin sang chế ra máy
hát.
Tự tin sẽ làm cho chúng ta dũng cảm đối mặt với sự trách móc và
châm biếm,thậm chí sẽ nếm trải được những thứ mà người khác chưa từng
trải qua. Có người đã từng nói “cuộc sống chúng tôi không dễ dàng chút nào,
nhưng đó thì có quan hệ gì? chúng tôi nhất định phải bền chí, nhất là phải có
lòng tin. Tư chất của chúng ta là phải làm việc, dù là phải trả với một cái giá
rất lớn, nhưng những việc đó chúng ta tất yếu phải làm được”.
Dũng cảm cũng là một yếu tố quyết định đến thành công của Edison.
Dù bị mẹ coi là người không thể làm nên trò trống gì nhưng ông đã đọc rất
nhiều sách, và dũng cảm sang tạo phát minh ra những sánh chế quan trọng
không thể thiếu trong đời sống của loài người. Đó chính là sự dám thách
thức, đương đầu với mọi khó khăn của cuộc sống. Lịch sử đi lên nhờ tinh
thần thách thức và lòng quả cảm. Ai dám làm người đó sẽ thành đạt quyết
tâm và chính quyết tâm sẽ thúc đẩy dũng khí để vượt qua đạt được đến thành
công. Mạo hiểm và không lùi bước trước thất bại. Kẻ nào khởi sự với nỗi sợ
hãi là kẻ đó sẽ không bao giờ đạt được thành công như ý muốn.
Hãy dám thách thức! Dám làm mà không hề run sợ. Không ngại thất bại, hãy
thách thức cuộc đời với tất cả uy lực.
Vậy theo như cách nghĩ của Edison, thực tế cho thấy rằng tỷ lệ thất bại
trong đời một con người là cực kỳ thấp. Con người chỉ có một thất bại duy
nhất, đó là thất bại mà sau đó không thể gượng dậy nổi, ngoài ra tất cả đều là
thành công , những thành công mà nghĩa đen của nó đơn giản gọi là những
"vấp ngã" của một đứa trẻ đang tập đi. Vấp ngã là một thành công hay vấp
7
ngã trở thành thất bại, quyền lựa chọn lại hoàn toàn thuộc về chúng ta, những
người vẫn luôn cho rằng thành công là những thứ rất hiếm hoi trong cuộc
sống và "tưởng mình" đang mải miết đi tìm thành công vì không hiểu thực sự
ý nghĩa sâu sắc của từ "thất bại" hoặc đang nhìn thất bại với nghĩa đen của
nó?!
III. Bài học cho bản thân
1.Bài học
Tư chất đặc biệt kỳ lạ của chúng ta là phải trải qua bi kịch, thất bại
hoặc bất hạnh mới có thể nhận được ý chí tích cực và sức lực phong phú. Ý
chí là tài sản vô hình to lớn nhất. Cần phải có thái độ tích cực mới có thể đạt
được sự giúp đỡ của chúng. Hãy nhớ chúng ta đều là những người bình
thường, không phải do tạo hóa ban tặng hay trời phú cho sự may mắn để luôn
có được sự thành công. Không có ý chí, hầu như hết cách để bản thân có
được thành công, thành tựu sự nghiệp, thành công đòi hỏi phải kiên trì đến
cùng, không được dễ dàng vứt bỏ, để có niềm tin vào thành công, đòi hỏi có ý
chí kiên cường.
Chính vì thế mỗi bản thân chúng ta phải tự đúc rút ra bài học cho bản
thân để rèn luyện ý chí.
Nỗ lực làm công việc dù bản thân không thích nhưng ngược lại nhất
định phải làm tốt. Trong cuộc sống không phải mọi việc nào cũng đưa con
người vào chiến thắng như vậy, một vài việc tất yếu phải suy nghĩ kĩ mới có
thể làm tốt, như lên lớp chú ý nghe giảng. Làm những việc này chính là cơ
hội tốt để thực hiện thử thách và rèn luyện ý chí bản thân.
Bài học lớn đầu tiên dành cho chúng ta là phải sống và làm việc có
mục đích. Hãy hướng tâm trí mình về cái mình muốn trở thành. Hãy mường
8
tượng ra con người mà bạn muốn trở thành. Hãy cảm nhận điều đó. Hãy thực
hiện điều đó liên tục bất kể những gì đang xảy ra ở thế giới bên ngoài và bạn
sẽ thấy các tình thế hiện tại của bạn đang thay đổi theo các suy nghĩ bên trong
tâm trí bạn. Đó chính là một cách thất bại trở thành thành công.
Bài học thứ hai về rèn luyện ý chí là phải gắn liền giữa mục đích, biện
pháp và hành động thiết thực. Con đường thành công không hề dễ dàng, nó
phải trải qua muôn vàn gian lao, thử thách, nhưng nhờ tự mình rèn luyện ý
chí sẽ vượt qua được tất cả. Tự rèn luyện là sự cố gắng, quyết tâm một cách
tự giác và độc lập theo nhận thức của mình. Con người phải tự mình tìm con
đường đi của chính mình, tự tìm lấy phương pháp hay nhất, tối ưu để thực
hiện mục đích của mình. Quá trình này đòi hỏi con người phải có nghị lực
khắc phục những thói hư tật xấu, những phẩm chất tâm lý không phù hợp với
nhiệm vụ của xã hội. Tự rèn luyện, tự giáo dục là quá trình tự hoàn thiện
mình một cách tốt nhất. Việc tự rèn luyện ý chí không phải dễ. Bản thân mình
phải hiểu được và thường xuyên kiểm tra những hành động của mình và
những kết quả thực hiện hành động đó, hài hòa giữa mục đích cá nhân và
mục đích xã hội. Hồ Chủ tịch đã từng nói:
“ Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đạp núi và lấp bể
Quyết chí ắt làm nên”
Bài học thứ 3, việc rèn luyện ý chí phải gắn liền với rèn luyện những
phẩm chất đạo đức. Lòng quyết tâm, tinh thần chiến đấu, lòng quả cảm, mạo
hiểm, thành công, lạc quan, tiên phong, ước vọng - tất cả đều thuộc về lớp
9
trẻ. Tuổi trẻ không biết đến những từ như tầm thường, yếu đuối an nhàn, thất
bại, tuyệt vọng, hèn nhát, phục tùng v.v..
2. Liên hệ với học sinh, sinh viên
Mỗi sinh viên như chúng ta ngày nay đều cần phải có sự nỗ lực ý chí.
Nhờ có sự nỗ lức ý chí, hoàn thiện các phẩm chất ý chí chúng ta mới có thể
dẫn tới hành động đúng đắn đẻ có thể thành công. Trong giờ học nếu mỗi
sinh viên chúng ta không nỗ lực ý chí, chú ý nge giảng thì khó long có thể
đẩy nhanh tư duy,kiến thức để nắm bắt kiến thức. Quá trình từ suy nghĩ đến
hành động không phải là một con đường ngắn, chính vì vậy chúng ta phải rèn
luyện ý chí nỗ lực từ ngay bây giờ. Và hơn nữa rèn luyện được ý chí chúng ta
có thể hạn chế được rất nhiều thói quen xấu, bắt đầu hình thành xây dựng nên
thành công trong cuộc sống.
IV. Kết luận
Cả một thế giới rộng lớn ngoài kia đang chờ chúng ta, mặc dù con
đường tới đó không hiện ra cho những ai chỉ muốn đi trên các lồi mòn quen
thuộc và làm những công việc quen thuộc. Với những người này thì thế giới
cũng chật hẹp giống như những lối mòn quen thuộc của họ và công việc của
họ cũng hạn chế như những thói quen của họ vậy. Còn với những người tiền
phong quyết tâm đi trên những con đường mới và thử làm những cái mới với
tinh thần cầu tiến và chấp nhận thử thách, thế giới thật sự là một địa bàn rộng
lớn và có vô số công việc để làm. Chúng ta phải sẵn sàng đốt cháy bùng lên
ngọn lửa của thành công. Liên tục trau dồi bản thân, giành giật những đỉnh
cao hơn nữa nhằm thoả mãn khát vọng thành công.
Chúng ta là thanh niên, là những tuổi trẻ của đất nước. Vậy hãy trở
thành người đi tiên phong. Đi tiên phong mới là cách sống thực sự. Thế giới
10
đang trở nên khá nhỏ để có thể gọi nó là “Cái làng địa cầu nhưng vẫn còn rất
nhiều nơi để khám phá. Hành tinh chúng ta có rất nhiều người đang làm rất
nhiều việc nhưng cũng còn có rất nhiều việc vẫn chưa ai từng làm. Hãy nghĩ
đến cả thế giới và có những dự định to lớn, mà đừng sợ thất bại.” Con đường
của người đi tiên phong là một con đường đơn độc, nhưng bạn phải tự mở
đường cho tương lai của chính mình để đạt được những thành công mà mình
mong muốn. Đúng là “Trong thành công của tôi thì có 99% là mồ hôi nước
mắt, chỉ có 1% là do trời phú”.
11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Tâm lý học đại cương – Trường đại học luật
2. Tâm lý học nhân cách – Nguyễn Ngọc Bích
3. Tất cả đều có thể - Thanh Vân – Hoàng Lâm
4. Tâm lý học đại cương, hướng dẫn trả lời câu hỏi một số bài tập
trắc nghiệm và bài tập tình huống – Ts.Bùi Kim Chi và Ths.Phạm
Công Luận.
12