Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Hôn – Bách (1723 – 1789) đã từng khẳng định rằng: “Con người khimới được sinh ra vốn không thiện mà cũng không ác. Thiện hay ác là do hoàn cảnhtạo nên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.26 KB, 11 trang )

ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

LÊ ANH TUÂN 360409

ĐỀ BÀI: Hôn – Bách (1723 – 1789) đã từng khẳng định rằng: “Con người khi
mới được sinh ra vốn không thiện mà cũng không ác. Thiện hay ác là do hoàn cảnh
tạo nên”.
Bằng tri thức tâm lí học tội phạm, hãy bình luận câu nói trên. Rút ra ý nghĩa
thực tiễn đối với cuộc sống của sinh viên hiện nay.

1


ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

LÊ ANH TUÂN 360409

MỤC LỤC :
A.
B.
I.
II.
1.

LỜI MỞ ĐẦU
NỘI DUNG CHÍNH
CƠ SỞ LÍ LUẬN
NỘI DUNG
Bình luận khẳng định của Hôn – Bách bằng tri thức tâm lí học tội phạm : “Con
người khi mới được sinh ra vốn không thiện mà cũng không ác. Thiện hay ác là


1.1
1.2
1.3
2.
C.

do hoàn cảnh tạo nên”.
Bình luận nội dung khẳng định của Hôn - Bách
Hoàn cảnh tác động đến sự hình thành nhân cách con người
Thực tiễn điều tra tội phạm
Ý nghĩa thực tiễn đối với cuộc sống của sinh viên hiện nay
KẾT LUẬN

A.

LỜI MỞ ĐẦU
2


ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

LÊ ANH TUÂN 360409

Trong cuộc sống con người luôn tồn tại hai đặc tính thiện và ác, tuy nhiên,
thiện hay ác sẽ chiếm lĩnh và ngự trị làm nên con người đó nằm ở việc con người
hướng cho mình đi về phía nào. Xưa, Khổng tử nói: “nhân chi sơ, tính bản thiện”,
tức là con người mới sinh ra bản tính là lương thiện, tốt lành; nhưng Tuân Tử cũng
nói: “nhân chi sơ tính bản ác”, có nghĩa là con người từ khi mới sinh ra đã có tính
ác, dữ. Tuy nhiên, đến Hôn – Bách thì cái nhìn về thiện, ác trong con người mới
được hoàn thiện hơn, ông nói: “ Con người khi mới được sinh ra vốn không thiện

mà cũng không ác. Thiện hay ác là do hoàn cảnh tạo nên”.
Khi nghiên cứu về tâm lí nói chung và tâm lí học tội phạm nói riêng, thì vấn
đề thiện ác và cái nhìn về vấn đề này trong xã hội được bao hàm một cách trọn vẹn
nhất, hoàn chỉnh nhất, và ta nhận ra được khẳng định của Hôn – Bách thực sự vô
cùng đúng đắn.
B.
I.

NỘI DUNG CHÍNH
CƠ SỞ LÍ LUẬN
Trước khi đi sâu vào phân tích câu nói của Hôn – Bách dưới góc độ tâm lý học
tội phạm thì tôi xin đưa ra một số khái niệm, một số nội dung liên quan, đó chính là
những vẫn đề liên quan đến sự hình thành nhân cách người phạm tội.
Tại sao lại thế? Bởi dưới giác độ tâm lí học mà nói, thiện ở đây được hiểu đó
chính là sự lương thiện, chính là cái nhân cách hướng thiện, hướng đến những điều
tốt đẹp và không bị lệch chuẩn, không gây ra những hành vi mang tính nguy hiểm
cho xã hội, không bị coi là tội phạm; còn cái ác ở đây có thể nhìn nhận dưới góc độ
hẹp hơn rất nhiều so với nghĩa gốc, đó chính là nhân cách của người phạm tội, nhân
cách đi ngược, đi lệch so với những giá trị chuẩn mực chung của xã hội, từ đó gây
ra những hành vi nguy hiểm cho xã hội, thực hiện tội phạm và trở thành người
phạm tội.

3


ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

LÊ ANH TUÂN 360409

Hiểu được cái thiện và cái ác dưới giác độ tâm lý học tội phạm như vậy, tôi

xin đưa ra những kiến thức cơ bản làm nền tảng cho bài làm, đây chính là cơ sở để
phát triển tốt hơn cho quá trình phân tích và bình luận của bài luận.
-

Khái niệm nhân cách người phạm tội:
Nhân cách người phạm tội là tổ hợp các phẩm chất, các thuộc tính tâm lý cá
nhân thể hiện xu hướng chống đối xã hội và thái độ tiêu cực đối với các lợi ích, các
quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ, luôn lựa chọn ý đồ và thực hiện
hành vi phạm tội.
Đây là một điển hình của nhân cách không hợp chuẩn, nhân cách có sự lệch
lạc trong định hướng giá trị xã hội, với nhận thức, quan điểm sai trái, tình cảm tiêu
cực và có hành vi xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ.
Những khiếm khuyết trong nhân cách người phạm tội có thể là hậu quả của quá
trình chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố xã hội tiêu cực, của quá trình tham gia vào
các nhóm, các quan hệ xã hội không lành mạnh nhưng đồng thời cũng là hệ quả tất
yếu của sự buông lỏng, không chịu rèn luyện bản thân của cá nhân.

-

Cấu trúc nhân cách người phạm tội:
Bao gồm một tổ hợp phức hợp của những yếu tố như xu hướng, tính cách,
năng lực và khí chất.
Xu hướng nói lên chiều hướng phát triển của nhân cách, nhân cách phát triển
từ đâu, theo chiều hướng nào là do xu hướng qui định. Xu hướng bao gồm nhu cầu,
hứng thú, lý tưởng, thế giới quan, niềm tin
Tính cách: Đó là hệ thống thái độ biểu hiện qua hệ thống hành vi quen thuộc.
Tính cách người phạm tội, nhất là của những đối tượng phạm tội chuyên nghiệp, tái
phạm nguy hiểm thường bao gồm các nét xấu xa, tiêu cực. Thái độ của người phạm
tội đối với xã hội thường là lệch lạc. Họ sống chà đạp lên đạo đức và dư luận xã
hội, bị chi phối và điều chỉnh bởi các mục đích phản xã hội. Sống buông thả, tự do,

4


ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

LÊ ANH TUÂN 360409

coi thường đạo đức, coi thường pháp luật, sẵn sàng chà đạp lên dư luận, bất chấp lẽ
phải, kỷ cương.
Về tình cảm và ý chí: Khác với những người bình thường, đời sống tình cảm
của người phạm tội thường nghèo nàn, các tình cảm cao cấp như tình cảm đạo đức,
tình cảm thẩm mĩ và tình cảm trí tuệ kém phát triển. Trong đó tình cảm đạo đức bị
suy thoái nghiêm trọng, mất chức năng động cơ thúc đẩy các hành vi xã hội và hoạt
động tích cực của con người
Khí chất vốn được xem là yếu tố liên quan chặt chẽ với kiểu thần kinh của
con người. Tính ổn định tương đối của khí chất đã làm cho nó ít chịu tác động
trước hoàn cảnh bên ngoài. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện phạm tội với những
tình huống “căng thẳng” cản trở việc thực hiện mục đích, nhiều cá nhân phải “điều
tiết” liên tục hệ thần kinh, khí chất vốn có của mình cho phù hợp với hiện thực. Bởi
thế, có những trường hợp người phạm tội lại có những hành vi “hình như khác xa
với hành vi, bản tính” thường ngày mà mọi người hoặc các bậc cha mẹ hiểu và quá
quen thuộc với con em mình.
II. NỘI DUNG
1.

Bình luận khẳng định của Hôn – Bách bằng tri thức tâm lí học tội phạm : “Con
người khi mới được sinh ra vốn không thiện mà cũng không ác. Thiện hay ác là
do hoàn cảnh tạo nên”.
1.1 Bình luận nội dung khẳng định của Hôn - Bách
Trước khi phân tích, đánh giá khẳng định trên dưới giác độ tâm lí học tội

phạm, chúng ta cần hiều được ý nghĩa của nó là gì. Hôn – Bách đã nói: “Con người
khi mới sinh ra vốn không thiện mà cũng không ác. Thiện hay ác là do hoàn cảnh
tạo nên”. Khẳng định này có hai vế, vế đầu tiên khẳng định khi mới sinh ra, con
người vốn không thiện mà cũng không ác. “ Thiện” chính là lương thiện, xét ở góc
độ tâm lí học tội phạm thì thiện chính là nhân cách con người không lệch chuẩn,
không đi trái với những chuẩn mực của xã hội; còn “ác” đi ngược lại với “thiện”, ác
5


ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

LÊ ANH TUÂN 360409

là nhân cách lệch chuẩn, đi ngược lại với đạo đức là chuẩn mực xã hội, thiên về
những điều xấu. Khi con người sinh ra, chỉ là một đứa trẻ, sống bằng bản năng mà
chưa hề có được những tri thức, những yếu tố ảnh hưởng giúp hình thành nên một
con người hoàn chỉnh. Khi là 1 đứa trẻ sơ sinh, cũng giống như một tờ giấy trắng,
chưa bôi vẽ, nên cũng không có thiện không có ác, bởi đơn giản trẻ sơ sinh chưa có
suy nghĩ về thế giới quan, chưa biết nhìn nhận thế giới quan, chưa có bất cứ hành
động gì để tạo ra điều thiện, điều ác. Nói một cách khác đi, thiện hay ác vốn đều do
con người mà nên, chính vì thế, khi con người mới sinh ra thì chưa thể tự mình
hành động, tự mình suy nghĩ theo những chuẩn mực, do đó không thể có cái thiện
hay cái ác trong nhân cách.
Vế thứ hai lại khẳng định : “thiện hay ác là do hoàn cảnh tạo nên”. Có nghĩa là
thiện, ác đều do hoàn cảnh, con người bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh, và cũng chính
hoàn cảnh của xã hội tạo nên nhân cách con người. Qua giáo dục, qua sự phát triển
của xã hội, qua những nhận thức mà con người thu nhận thế giới quan, và dần dần
hình thành nên nhân cách cho mình. Thiện hay ác, xấu hay tốt cũng từ đó mà hình
thành nên.
Quan điểm này là đúng hay sai? Và trong cái nhìn từ phương diện tâm lí học

tội phạm thì quan điểm này như thế nào? Dưới đây sẽ làm rõ hơn về khẳng định
của Hôn – Bách với nội dung, hoàn cảnh hình thành nhân cách con người.
1.2

Hoàn cảnh tác động đến sự hình thành nhân cách con người
Nhân cách nói chung và nhân cách người phạm tội nói riêng đều được hình
thành trong quá trình hoạt động thông qua sự tác động qua lại tích cực giữa cá nhân
và môi trường sống. Trong quá trình đó 1 số người phát triển lệch lạc, hình thành
những phẩm chất tâm lí tiêu cực không phù hợp với các giá trị xã hội như: sự ích
kỉ, tính tham lam, sự ham muốn vật chất tầm thường, lòng đố kị hay quan điểm sai
lầm, ảo tưởng, tình cảm hận thù, chống đối.. Vậy, hoàn cảnh tác động như thế nào
đến nhân cách con người, và cụ thể hơn là đối với người phạm tội?
6


ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

LÊ ANH TUÂN 360409

Trước hết phải nói đến về hoàn cảnh chính là sự tác động, ảnh hưởng của tàn
dư chế độ cũ, nhất là tàn dư của hệ tư tưởng phản động của giai cấp bóc lột cũ, hệ
tư tưởng lạc hậu, cực đoan của các loại tôn giáo.... Tàn dư của chế độ cũ của xã hội
luôn là một nhân tố xã hội ảnh hưởng, tác động lâu dài đến các mặt của đời sống xã
hội, là yếu tố khách quan làm nảy sinh tư tưởng, tình cảm và những phẩm chất tâm
lí tiêu cực nào đó ở một số người, nhất là những người vốn có quan hệ, gắn bó với
chế độ cũ, những người không có bản lĩnh vững vàng, bất mãn, hoài nghi...
Sự tác động nhiều mặt của những thế lực thù địch từ bên ngoài: “Diễn biến
hòa bình”, chiến tranh tâm lí, bao vây, tác động, can thiệp, gây sức ép về kinh tế,
chính trị... là nguyên nhân bên ngoài quan trọng đưa đến các hoạt động phạm tội.
Đây cũng là những tác động gây ra sự thay đổi trong nhận thức, tình cảm, làm xói

mòn lòng tin, hay xuất hiện tư tưởng tiêu cực, chống đối ở 1 số người. Nó cũng gây
ra cho các đối tượng, các phần tử vốn có tư tưởng bất mãn, chống đối chế độ... tâm
lí hi vọng trông chờ sự giúp đỡ từ bên ngoài.
Ảnh hưởng của khiếm khuyết trong môi trường nhỏ hẹp là nhân tố xã hội trực
tiếp làm nảy sinh các phẩm chất tâm lý tiêu cực trong nhaâ cách người phạm tội.
Đó là môi trường sống cụ thể của cá nhân với những nhân tố lạc hậu, tiêu cực,
không phù hợp với đạo đức và sự tiến bộ xã hội, không thuận lợi cho sự phát triển
nhân cách... Đặc biệt là tác động không lành mạnh từ gia đình như bầu không khí
không thuận hòa, có người phạm tội, nếp sống thiếu văn hóa, giáo dục sai lầm,
hoàn cảnh kinh tế thiếu thốn, khó khăn, thiếu việc làm... Tác động của gương xấu
của bạn bè và những người xung quanh. Tác động tiêu cực của đường phố, làng xã,
nơi cư trú. Tác động tiêu cực của sách báo, phim ảnh và các loại văn hóa đồi trụy
khác. Tác động xấu của hoàn cảnh xung đột, bất hòa, do đụng chạm về quyền lợi và
do quan hệ ứng xử không đúng mực. Tác động chính của các hiện tượng phạm tội,
phạm pháp và các tệ nạn đang hàng ngày xảy ra trong xã hội...
Ngoài ra, những thiếu sót trong hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội
7


ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

LÊ ANH TUÂN 360409

cũng là nhân tố ảnh hưởng đến nhân cách của người phạm tội. Đất nước ta đang
trong quá trình đổi mới, pháp luật chưa hoàn thiện, chồng chéo và còn có nhiều sơ
hở. Sự thực thi pháp luật của các cơ quan pháp hành có nơi, có lúc chưa nghiêm,
nhất là của những người có quyền lực trong các cơ quan bảo vệ pháp luật. Hoạt
động của các cơ quan điều tra, xét xử, thi hành án còn nhiều bất cập... đã tạo ra
những kẻ hở để một số người đi vào con đường phạm tội.
Những nhân tố xã hội trên đây đã tác động hạn chế hay làm mất đi những

phẩm chất tích cực của cá nhân như: thiếu ý thức trách nhiệm đối với xã hội, cộng
đồng; không có tinh thần đấu tranh với cái xấu, cái tiêu cực; hạn chế khả năng tu
dưỡng, rèn luyện bản thân... Nó cũng tác động, ảnh hưởng và dần dần hình thành ở
cá nhân những đặc điểm tâm lý tiêu cực như: nhu cầu không lành mạnh, ham muốn
làm giàu bất chính; sự phản kháng; tính tự do, vô kỉ luật; ý thức coi thường đạo
đức, coi thường pháp luật... Đây chính là nguyên nhân tâm lý được hình thành từ
những tác động của xã hội dẫn một số người đi vào con đường phạm tội.
Từ những tri thứ về tâm lí học tội phạm trên đây, đã đánh giá được sự đúng
đắn của khẳng định: “Con người khi mới được sinh ra vốn không thiện mà cũng
không ác. Thiện hay ác là do hoàn cảnh tạo nên”. Thực tiễn nghiên cứu tội phạm
học chính là minh chứng xác đáng cho khẳng định này.
1.3.

Thực tiễn điều tra tội phạm
Kết quả nghiên cứu về Tội phạm giết người từ năm 2007-2010 mà Trung tâm
Nghiên cứu Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm cho thấy, có tới 46% số người
phạm tội xuất thân trong những gia đình phức tạp, có vấn đề (đa số các gia đình này
có bố, mẹ hoặc anh, chị, em là những người có tiền án, tiền sự, làm những nghề phi
pháp); có 18% đối tượng có hoàn cảnh gia đình bố mẹ ly hôn phải sống với anh chị,
ông bà từ nhỏ; có 14% đối tượng sống trong gia đình có văn hóa ứng xử thấp (mặc
dù có đầy đủ cha, mẹ; vợ chồng nhưng trình độ văn hóa của bố, mẹ; vợ hoặc chồng
và các anh chị em thấp, thường xử sự thiếu tôn trọng nhau, có các xung đột, cãi vã
8


ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

LÊ ANH TUÂN 360409

thường xuyên xảy ra trong gia đình); 7% xuất phát trong gia đình giàu có, bố mẹ,

vợ hoặc chồng có lối sống buông thả, ích kỷ, sỹ diện hão hoặc nuông chiều nhau
thái quá; 11% có hoàn cảnh kinh tế quá khó khăn. Chỉ có 4% thủ phạm sinh ra từ
những gia đình bình thường.
Thực tế cũng đã chứng minh, nhiều gia đình chỉ vì bố mẹ mâu thuẫn với nhau,
hoặc mâu thuẫn với hàng xóm, nhưng do cách giáo dục không tốt nên một đứa trẻ
sẵn sàng cầm dao giết cha, mẹ, người thân hoặc hàng xóm khi có bức xúc. Cho đến
khi chúng phạm tội, cả gia đình và bản thân kẻ gây án mới ân hận thì đã muộn …
Điển hình của hiện tượng này, phải kể đến trường hợp con giết bố đẻ rồi chặt
xác vứt xuống sông, xảy ra hồi tháng 5/2011, tại tỉnh Hải Dương. Bố mẹ của thủ
phạm Nghiêm Viết Thành để con ở nhà từ lúc Thành còn nhỏ để ra nước ngoài
kiếm sống. Năm Thành 15 tuổi, bố Thành trở về nhà chăm sóc con cái, nhưng lại
dùng cách thức hà khắc, đánh đập con tàn nhẫn. Vừa nghiện game lẫn cờ bạc, lô
đề, lại bị bố nhục mạ, khinh rẻ, Thành đã điên rồ giết chết bố rồi lấy dao, chặt xác
làm nhiều khúc, đem vứt xuống sông để phi tang… Tên nghịch tử vừa bị toà
tuyên án tử hình cách đây đúng 2 hôm (ngày1/9/2011), cho dù mẹ hắn hết lời xin
pháp luật khoan hồng, tha cho hắn tội chết bởi chính bà vì gánh nặng mưu sinh mà
quên mất phần trách nhiệm trong việc nuôi nấng, dạy bảo, bồi đắp tinh thần cho
con.
Đưa ra những số liệu và một vụ án thực tế cho cho thấy phản ánh thực tế từ xã
hội viề việc hoàn cảnh ảnh hưởng đến nhân cách của con người, mà đặc biệt là đến
nhân cách người phạm tội. Từ đó càng hiểu hơn nhận định của Hôn – Bách là đúng
đắn : “Con người khi mới được sinh ra vốn không thiện mà cũng không ác. Thiện
hay ác là do hoàn cảnh tạo nên”.
2.

Ý nghĩa thực tiễn đối với cuộc sống của sinh viên hiện nay
Đối với sinh viên hiện nay, việc rèn luyện nhân cách là vô cùng quan trọng.
9



ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

LÊ ANH TUÂN 360409

Bởi vì xã hội ngày càng phát triển, ranh giới giữa cái thiện và ác là vô cùng mong
manh, để giữ được bản tính lương thiện, hướng mình về với những chuẩn mực của
xã hội thì cần mỗi sinh viên trong chúng ta nghiêm túc hơn nữa trong việc rèn
luyện. Hoàn cảnh ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách, cho nên, là sinh
viên, là những con người nắm trong tay nguồn trí thức của thời đại mới, cần phải
biết tận dụng những kiến thức đó làm nền tảng, và tiếp tục phát huy những yếu tố
tích cực của xã hội, ví dụ như tiếp cận nguồn khoa học công nghệ mới, tiếp cận với
xã hội hiện đại để đưa mình phát triển hơn.
Tuy nhiên, cũng chính vì trong hoàn cảnh xã hội ngày càng phát triển, cho nên
những yếu tố không tích cực cũng ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của sinh
viên. Chính vì thế, cần có bản lĩnh sống vững vàng, tránh xa những cái xấu, tệ nạn
xã hội…
Rèn luyện cho mình những đức tính tốt đẹp như chăm chỉ, kiên nhẫn, chu đáo,
quan tâm mọi người, thái độ sống cần tích cực, và đẩy mạnh hơn nữa việc tham gia
vào các công tác đoàn, hội. Đặt mục đích học tập lên hàng đầu, bởi vì khi có mục
đích trong sáng thì con người sẽ khó bị hoàn cảnh tác động hơn.
Bản thân tôi, cũng là một sinh viên, đang học tập và rèn luyện dưới mái trường
Đại học luật hà nội, trách nhiệm của tôi đó chính là học tập và ngày một hoàn thiện
nhân cách của mình. Khi mà sau này, tôi sẽ là một luật sư tương lai, sẽ là người
cầm cán cân công lý, bảo vệ cho lẽ phải, thì việc rèn luyện nhân cách lại trở nên
quan trong hơn bao giờ hết. Tích cực tham gia các công tác đoàn, hội, các công tác
tình nguyện, tránh xa các tệ nạn xã hội cũng như rèn giữa các đức tính tốt đẹp:
chăm chỉ, cần cù, tiết kiệm, sống trong sáng với mục đích học tập để ngày mai lập
nghiệp.
II.


KẾT LUẬN
Như vây, bằng những kiến thức của tâm lý học tội phạm, chúng ta đã hiểu khá

10


ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

LÊ ANH TUÂN 360409

cơ bản về khẳng định của Hôn – Bách về vấn đề hoàn cảnh ảnh hưởng tới nhân
cách con người, bên cạnh đó cũng đã liên hệ thực tiễn và rút ra ý nghĩa đối với sinh
viên hiện nay. Khẳng định của Hôn – Bách không những đúng với thời đại ngày
nay, mà còn đúng đắn mãi tới sau này:“Con người khi mới được sinh ra vốn không
thiện mà cũng không ác. Thiện hay ác là do hoàn cảnh tạo nên”.

1.
2.
3.
4.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Giáo trình tâm lý học tội phạm, ĐH Luật Hà Nội
Giáo trình tâm lý học đại cương
Tập bài giảng tâm lý học tội phạm
Một số trang web có liên quan

11




×