Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

Tôn trung sơn với sự ra đời và hoạt động của các tổ chức cách mạng ở một số nước chấu á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (832.47 KB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
____________________________________________________________________

TRẦN THỊ QUỲNH TRANG

TÔN TRUNG SƠN VỚI SỰ RA ĐỜI VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA CÁC TỔ CHỨC CÁCH MẠNG Ở MỘT SỐ
NƯỚC CHÂU Á: NHẬT BẢN, VIỆT NAM,
SINGAPORE

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

NGHỆ AN - 2015

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
____________________________________________________________________

TRẦN THỊ QUỲNH TRANG

TÔN TRUNG SƠN VỚI SỰ RA ĐỜI VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA CÁC TỔ CHỨC CÁCH MẠNG Ở MỘT SỐ
NƯỚC CHÂU Á: NHẬT BẢN, VIỆT NAM,
SINGAPORE

Chuyên ngành: Lịch sử Thế giới
Mã số: 60.22.03.11



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Cán bộ hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN THỊ HƯƠNG

NGHỆ AN - 2015

2


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới TS. Nguyễn Thị Hương, người đã gợi ý
đề tài và luôn quan tâm giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử Trường Đại học Vinh
đã cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường.
Cảm ơn các cán bộ nhân viên Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Trung tâm
Thông tin - Thư viện Nguyễn Thúc Hào Đại học Vinh đã nhiệt tình giúp đỡ,
cung cấp tư liệu để tôi hoàn thành luận văn của mình.
Cuối cùng, tôi xin được gửi tới gia đình, bạn bè thân thiết lời cảm ơn
sâu sắc đã luôn động viên, chia sẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá
trình học tập và làm luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Vinh, tháng 10 năm 2015
Tác giả

Trần Thị Quỳnh Trang

3



MỤC LỤC
Trang

4


A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khi cả dân tộc Trung Hoa đang mò
mẫm tìm con đường đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nửa phong kiến, nửa
thuộc địa thì trên vũ đài chính trị Trung Quốc xuất hiện một nhà cách mạng tư
sản yêu nước đi theo con đường cách mạng dân tộc dân chủ - đó chính là Tôn
Trung Sơn. Xuất phát từ bối cảnh lịch sử trong nước và quốc tế lúc đó, cộng
với những kinh nghiệm cách mạng quý báu mà ông đúc rút được trong cuộc
đời hoạt động cách mạng của mình, đến năm 1905, Tôn Trung Sơn đã đưa ra
một học thuyết cách mạng vĩ đại: Chủ nghĩa Tam dân, với ba nội dung lớn:
Chủ nghĩa dân tộc, Chủ nghĩa dân quyền, Chủ nghĩa dân sinh. Đây cũng
chính là đường lối lý luận cơ bản làm nền tảng chỉ đạo thành công cuộc Cách
mạng Tân Hợi (1911).
1.2. Trong phong trào cách mạng nhằm lật đổ chế độ phong kiến chuyên
chế, thành lập nền cộng hòa ở Trung Quốc do Tôn Trung Sơn lãnh đạo, cộng
đồng người Hoa và Hoa kiều ở nước ngoài, đặc biệt là một số nước châu Á
như Nhật Bản, Việt Nam, Singapore có vai trò và đóng góp một phần vô cùng
to lớn. Để có được kết quả đó, do những điều kiện lịch sử khác nhau, Tôn
Trung Sơn đã bôn ba hải ngoại để tiến hành các hoạt động cách mạng. Một
trong những hoạt động cách mạng quan trọng của ông phải kể đến là hoạt
động thành lập các tổ chức cách mạng của Tôn Trung Sơn. Trên chặng đường
gian khó ấy, ông đã thành lập được những cơ sở cách mạng lớn, mà trước hết
là ở một số nước châu Á, với trung tâm cách mạng lớn thứ nhất là Nhật Bản,

trung tâm thứ hai là Việt Nam, trung tâm thứ 3 là Singapore. Thế nhưng cho
đến hiện nay, theo sự hiểu biết của chúng tôi thì những công trình nghiên cứu
về các tổ chức cách mạng do Tôn Trung Sơn thành lập ở Singapore chưa có,
có chăng chỉ là những công trình nghiên cứu lẻ tẻ về sự thành lập các tổ chức
cách mạng ở Nhật Bản và Việt Nam. Song cũng chưa công trình nào nghiên
1


cứu một cách tổng thể về các tổ chức cách mạng do Tôn Trung Sơn thành lập
ở hải ngoại, tiêu biểu là ở ba nước châu Á: Nhật Bản, Việt Nam, Singapore.
Tuy rằng, không chỉ hoạt động cách mạng ở ba nước châu Á này.
1.3. Từ đặc thù công việc làm nghề dạy học, và để phục vụ cho công tác
giảng dạy của mình về Tôn Trung Sơn trong chương trình dạy học ở phổ
thông. Cùng với lòng kính trọng, sự ngưỡng mộ, khâm phục sâu sắc tới một
tài năng xuất chúng đó, tôi thực sự muốn đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu
những vấn đề liên quan tới cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Tôn Trung
Sơn.
Vì những lý do về mặt ý nghĩa khoa học và thực tiễn trên, mà chúng tôi
quyết định chọn đề tài: “Tôn Trung Sơn với sự ra đời và hoạt động của các
tổ chức cách mạng ở một số nước châu Á: Nhật Bản, Việt Nam,
Singapore”, để làm đề tài cho luận văn thạc sĩ, qua đó nhằm tăng thêm sự
hiểu biết cho mình về lịch sử Trung Quốc và nhân vật Tôn Trung Sơn.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp hoạt động cách mạng của Tôn
Trung Sơn, cũng như sự ra đời và hoạt động của các tổ chức cách mạng ở một
số nước châu Á đã trở thành đề tài nóng và thu hút được sự quan tâm chú ý
của nhiều nghiên cứu ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới.
Sau đây là một số nghiên cứu liên quan đến đề tài của các tác giả,
chúng tôi đã tiếp cận được những tư liệu sau:
Châu Thị Hải với ''Người Hoa Việt Nam và Đông Nam Á: Hình ảnh

hôm qua và vị thế hôm nay'' của Châu Thị Hải (xuất bản năm 2006) và
''Trung Quốc cách mạng Đồng Minh Hội và các nhóm cộng đồng người Hoa
ở Đông Nam Á'', Nghiên cứu lịch sử, số 5, 1991, tr.82-88, đã hệ thống lại
tương đối đầy đủ quá trình xuất hiện và vận động của cộng đồng người Hoa ở
khu vực Đông Nam Á... trong đó, tác giả đề cập khái lược đến một số hoạt
động của Tôn Trung Sơn và tổ chức Đồng Minh Hội ở Việt Nam giai đoạn
đầu thế kỷ XX;
2


Tập trung nhất là những bài viết đăng trong các kỷ yếu khoa học, nhân
dip kỷ niệm các năm chẵn Cách mạng Tân Hợi, như:
- Kỷ yếu ''Hội thảo khoa học kỷ niệm lần thứ 80 cuộc Cách mạng Tân
Hợi (1911-1991)'' ( tư liệu tại Khoa Lịch sử, Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội);
- Vào năm 2001, nhân kỷ niệm 90 năm Cách mạng Tân Hợi, Trung tâm
nghiên cứu Trung Quốc thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc
gia (nay là Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội
Việt Nam) đã tổ chức Hội thảo khoa học chào mừng với chủ đề ''Cách mạng
Tân Hợi 90 năm sau nhìn lại (1911-2001)''. Nội dung hội thảo khoa học đã
được Nhà xuất bản Khoa học Xã hội xuất bản vào năm 2002;...
Bên cạnh đó, cũng đã có một số luận văn cao học nghiên cứu về các
khía cạnh có liên quan, như luận văn Thạc sĩ Đông phương học của tác giả
Chu Thùy Liên: ''Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa lịch
sử'', Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội, năm 2005;
Nguyễn Văn Hồng (1996), "Tôn Trung Sơn với Chủ nghĩa tam dân nhìn từ
dòng chảy lịch sử'' , Nghiên cứu Trung Quốc, số 6, tr. 74 - 84. Hay những
nét cụ thể về bối cảnh lịch sử Trung Quốc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
đã được đề cập đến trong luận văn cao học ''Sự chuyển biến kinh tế - xã hội
ở Trung Quốc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX dưới tác động của chủ nghĩa

thực dân'' của tác giả Nguyễn Thị Hương (Đại học Vinh, 2002)...
Với những tài liệu nghiên cứu về bối cảnh lịch sử, cuộc đời và tư tưởng
cách mạng của Tôn Trung Sơn đã được đề cập đến trong nhiều công trình của
các học giả trên thế giới. Nhất là cuốn ''Lịch sử cận đại Trung Quốc'' do Nhà
xuất bản Khoa học Matxcơva xuất bản năm 1976 (bản dịch PGS. Phan Văn
Ban) đặc biệt có giá trị về mặt tư liệu. Cuốn ''Tôn Dật Tiên người giải phóng
Trung Hoa'' của tác giả người Anh là Henry Bond Restaick, từng có nhiều
năm sống ở Honolulu (bản dịch của Nguyễn Sinh Duy).

3


Là cháu gái của Tôn Trung Sơn, Tôn Huệ Phương đã viết cuốn ''Tôn
Trung Sơn - ông tôi'', được Nguyễn Khắc Khoái biên dịch và Nhà xuất bản
Công an Nhân dân ấn hành năm 2003 với tiêu đề ''Tôn Trung Sơn cuộc đời và
sự nghiệp cách mạng''.
Đối với tài liệu chuyên khảo cũng được chia thành các lĩnh vực nghiên
cứu về những hoạt động nói chung của Tôn Trung Sơn. Và những nghiên cứu
về Tôn Trung Sơn với sự ra đời của các tổ chức cách mạng ở các nước Nhật
Bản, Việt Nam, Singapore.
Với nguồn tài liệu trên đã cung cấp cho chúng tôi về cái nhìn tổng thể hơn
về:
Cuộc đời và tư tưởng cách mạng của Tôn Trung Sơn với những công
trình nghiên cứu: Dật Công, Nhượng Tống (1926), Tiểu sử và Học thuyết
Tôn Dật Tiên, Nam đồng thư xã; Tôn Huệ Phương (2003), Tôn Trung Sơn
cuộc đời và sự nghiệp cách mạng, Nhà xuất bản Công an Nhân dân. Hà
Nội; Đào Duy Đạt (2006), Tìm hiểu tư tưởng cận đại hóa của Tôn Trung
Sơn, Nghiên cứu Trung Quốc, số 3, tr. 47 – 55; Vương Ngọc Hoa, Tư
tưởng triết học Tôn Trung Sơn, Nhà xuất bản Sự thật Hà Nội, 1963;
Nguyễn Văn Hồng (1996), "Tôn Trung Sơn với Chủ nghĩa tam dân nhìn từ

dòng chảy lịch sử'' , Nghiên cứu Trung Quốc, số 6, tr. 74 – 84; Nguyễn Văn
Hồng (2001), “Ảnh hưởng hoạt động cách mạng và Chủ nghĩa Tam dân
của Tôn Trung Sơn đối với cách mạng Việt Nam”, Bài tham luận tại Hội
thảo khoa học quốc tế tại Đài Loan, (tư liệu do TS. Nguyễn Thị Hương
cung cấp); hay còn có những công trình nghiên cứu khác Nguyễn Huy Qúy
(2001), Tìm hiểu “Chủ nghĩa Dân quyền” của Tôn Trung Sơn”, Nghiên
cứu Trung Quốc.39 (5), tr. 40 – 47; Tăng Thanh Sang, Nguyễn Thị Hương
(2010), “Các giai đoạn phát triển trong hệ tư tưởng chính trị dân tộc của
Tôn Trung Sơn”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 1. tr. 55- 61; Tôn
Trung Sơn (1995), Chủ nghĩa Tam dân, Viện Thông tin Khoa học Xã hội,
Hà Nội; Nguyễn Anh Thái (1996), “Chủ nghĩa Tam dân và vị trí lịch sử
4


trọng đại của nó”. Nghiên cứu Trung Quốc, 9(5). Với các công trình này
đã đưa tới cách nhìn khái quát hơn về cuộc đời cũng như sự hình thành tư
tưởng cách mạng của Tôn Trung Sơn.
Tiếp đến cung cấp cho chúng tôi hiểu biết về những hoạt động cách
mạng của Tôn Trung Sơn ở các nước, đặc biệt là một số nước châu Á như
Nhật Bản, Việt Nam, Singapore, đã có những bài viết của các nhà nghiên
cứu Việt Nam công bố trong các công trình, Tạp chí khoa học có uy tín
như: Nguyễn Văn Hồng (2001), Mấy vấn đề lịch sử châu Á và lịch sử Việt
Nam - Một cách nhìn, Nxb Văn hoá Dân tộc, Hà Nội; Nguyễn Văn Hồng,
Nguyễn Thị Hương, Chương Thâu, Tôn Trung Sơn với Việt Nam, NXB
Giáo dục, Hà Nội 2013; Nguyễn Thị Hương (2011), “Bước đầu tìm hiểu về
những hoạt động tuyên truyền và thành lập tổ chức cách mạng của Tôn
Trung Sơn trong cộng đồng Người Hoa và Hoa kiều ở hải ngoại”, Nghiên
cứu Đông Nam Á, số 3.(132), tr. 70 – 75; Nguyễn Thị Hương (2011), “Tôn
Trung Sơn xây dựng các tổ chức cách mạng trong cộng đồng người Hoa và
Hoa kiều ở Việt Nam”, Nghiên cứu Trung Quốc, số 5(117); Nguyễn Thị

Hương (2011), “Về sáu lần Tôn Trung Sơn đến Việt Nam hoạt động cách
mạng”, Nghiên cứu Lịch sử, số 5(421), tr. 53 - 58; Nguyễn Thị Hương
(2012), “Những hoạt động cách mạng của Tôn Trung Sơn ở Việt Nam”,
(Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Cách mạng Tân Hợi 100 năm nhìn lại, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội); Nguyễn Thị Hương (2015), “Về nguyên nhân
Tôn Trung Sơn đến Việt Nam tiến hành các hoạt động cách mạng”, Tạp chí
nghiên cứu Trung Quốc, số 4 (164), tr. 52-57; Nguyễn Thị Hương (2015),
“Về các tổ chức cách mạng do Tôn Trung Sơn thành lập ở Nhật Bản”, Tạp
chí nghiên cứu Đông Bắc Á, số 8. Những công trình này cho thấy một cách
rõ nét về hoạt động và tư tưởng cách mạng của Tôn Trung Sơn ở ba trung
tâm cách mạng lớn của Trung Quốc ở các nước Châu Á (Nhật Bản, Việt
Nam, Singapore).

5


Hay Cuốn '' Tôn Trung Sơn với Hoa kiều'' của Nhâm Qúy Tường, Nhà
xuất bản Nhân dân Hắc Long Giang năm 1998. Trong đó, đã đề cập đến tình
hình người Hoa và Hoa kiều trên thế giới cũng như sự phân bố của họ khắp
năm châu. Đồng thời, đề cập đến những hoạt động cách mạng của Tôn Trung
Sơn và sự ủng hộ của lực lượng Hoa kiều đối với Tôn Trung Sơn ở hải ngoại.
Ngoài ra, phải kể đến một số luận án tiến sĩ, luận văn tiến sĩ đề cập đến
các vấn đề liên quan. Đặc biệt là luận án của tác giả Nguyễn Thị Hương (Học
viện Khoa Học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, 2011)
"Hoạt động của Tôn Trung Sơn và tác động của nó đối với phong trào cách
mạng trong cộng đồng người Hoa và Hoa kiều ở Việt Nam (cuối thế kỷ XIX
đầu thế kỷ XX)''. Khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Ánh Linh (Trường Đại
học Vinh, 2005) ''Vai trò của Tôn Trung Sơn đối với cách mạng Trung Quốc
trong những năm 1984 - 1925''... Nội dung của các luận văn, luận án nghiên
cứu về các khía cạnh có liên quan như; tư tưởng cách mạng dân tộc của Tôn

Trung Sơn, hoạt động tuyên truyền cách mạng, nhận thức về vai trò người
Hoa và Hoa kiều ở hải ngoại, xây dựng các tổ chức cách mạng của Tôn Trung
Sơn ở Việt Nam...
Những tác phẩm, công trình nghiên cứu, bài viết nói trên còn cho thấy
hoạt động thành lập các tổ chức cách mạng của Tôn Trung Sơn đã được chú ý
nhiều hơn, tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về hoạt
động của Tôn Trung Sơn với sự ra đời của các tổ chức cách mạng ở một số
nước châu Á. Có chăng cũng chỉ là những nghiên cứu về sự thành lập các tổ
chức cách mạng ở Nhật Bản, Việt Nam; còn đối với sự thành lập của các tổ
chức cách mạng ở Singapore đến nay vẫn còn là một khoảng trống. Nói chung
các công trình nghiên cứu đó còn lẻ tẻ, chưa có được sự khái quát tổng thể. Vì
vậy, với điều kiện cho phép chúng tôi đi sâu vào tập trung nghiên cứu một
cách tổng thể về Tôn Trung Sơn với sự thành lập các tổ chức cách mạng ở
một số nước Châu Á(Nhật Bản, Việt Nam, Singapore). Mặc dù vậy, đề tài của
chúng tôi ít nhiều đã tiếp thu và kế thừa các thành tựu nghiên cứu nói trên.
6


3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
3.1. Mục đích
Trong luận văn này, chúng tôi tập trung đi sâu vào nghiên cứu những
điều kiện lịch sử, nguyên nhân dẫn đến sự ra đời và hoạt động của các tổ chức
cách mạng do Tôn Trung Sơn thành lập. Để từ đó nhằm tìm hiểu thêm những
hoạt động cách mạng của Tôn Trung Sơn trong suốt thời kỳ ở các nước như
Việt Nam, Nhật Bản, Singapore. Và tác động của nó đối với cách mạng dân
tộc dân chủ ở Trung Quốc. Qua đó góp thêm chứng cứ, tư liệu lịch sử để làm
rõ hơn về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng và những đóng góp của Tôn Trung
Sơn đối với quê hương.
3.2. Nhiệm vụ
- Làm rõ tư tưởng cách mạng chủ nghĩa tam dân, đặc biệt là chủ nghĩa

dân tộc của Tôn Trung Sơn, cũng như những điều kiện thuận lợi để Tôn
Trung Sơn sang các nước châu Á hoạt động cách mạng để kêu gọi, tìm kiếm
sự ủng hộ của Hoa Kiều ở đây và các nước sở tại. Từ đó thấy được các tác
động tích cực đến quá trình tiến hành cách mạng Tân Hợi.
- Khái quát về những hoạt động cách mạng của Tôn Trung Sơn, nhất là
những hoạt động thành lập các tổ chức cách mạng ở Nhật Bản, Việt Nam,
Singapore và hưởng ứng nó một cách có hiệu quả để phục vụ mục đích cách
mạng dân tộc dân chủ.
- Phân tích, đánh giá nhằm thấy được tác động của các tổ chức cách
mạng do Tôn Trung Sơn thành lập ở Nhật Bản, Việt Nam, Singapore đối với
cách mạng Trung Quốc. Cũng như xem xét sự đóng góp của cộng đồng người
Hoa và Hoa kiều vào công tác xây dựng các tổ chức cách mạng ở mỗi một
nước, so sánh vai trò và sự đóng góp của cộng đồng này đối với từng tổ chức
ở mỗi nước để thấy được mức ảnh hưởng của sự hình thành các tổ chức cách
mạng ở đây đã góp phần vào cuộc cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc
như thế nào.

7


4. Đối tuợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tuợng nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu đề tài Tôn Trung Sơn với sự thành lập các
tổ chức cách mạng ở một số nước châu Á, chúng tôi tập trung nghiên cứu về
cuộc đời, tư tưởng cách mạng của Tôn Trung Sơn, đồng thời đi sâu nghiên
cứu về các tổ chức cách mạng do Tôn Trung Sơn thành lập ở ba trung tâm của
cách mạng tư sản Trung Quốc ở châu Á là Nhật Bản, Việt Nam, Singapore.
Sở dĩ tìm hiểu theo trình tự như vậy bởi vì, Lúc gặp khó khăn khi hoạt động ở
trong nước, Tôn Trung Sơn đặt chân đến Nhật Bản nhằm kết nối cộng đồng
người Hoa và Hoa kiều tiến tới thành lập các tổ chức cách mạng; sau khi sức

ảnh hưởng của Tôn Trung Sơn ngày càng lớn ở hải ngoại, nhất là Nhật Bản,
một trong những trung tâm cách mạng lớn nhất của cách mạng Trung Quốc ở
châu Á lúc bấy giờ, và những hoạt động cách mạng ở đây của Tôn Trung Sơn
cũng bắt đầu có tác động mạnh mẽ đối với tình hình cách mạng Trung Quốc,
triều đình Mãn Thanh lo sợ điều đó nên cấu kết với Chính phủ Nhật Bản trục
xuất Tôn Trung Sơn ra khỏi nước Nhật với mục đích ngăn chặn những hoạt
động cách mạng của ông tại đây. Bị trục xuất khỏi Nhật, ông tiếp tục tìm đến
với các nước Châu Á khác mà trước hết là Việt Nam, chính là trung tâm Châu
Á thứ hai mà ông đến để tiến hành các hoạt động cách mạng, khi đã thu được
những thành quả cách mạng đáng kể ở đây, đặc biệt đã lôi kéo được đông đảo
lực lượng người Hoa và Hoa kiều tham gia vào các cuộc cách mạng do ông
phát động ở các tỉnh biên giới giáp ranh giữa Trung Quốc và Việt Nam, để
nhằm vào thế lực phong kiến trong nước, thì ông lại bị trục xuất khỏi Việt
Nam do sự cấu kết của nhà Thanh và thực dân Pháp ở Việt Nam. Và
Singapore là trung tâm thứ ba Tôn Trung Sơn đặt chân tới để tiếp tục sự
nghiệp cách mạng của mình. Qua đó, nêu lên tác động của các tổ chức cách
mạng do Tôn Trung Sơn thành lập ở những nước này đối với sự nghiệp cách
mạng của ông nói riêng và đất nước nói chung.

8


4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được chúng tôi giới hạn như sau:
Về phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về sự ra đời của các
tổ chức cách mạng do Tôn Trung Sơn thành lập ở hải ngoại, tiêu biểu như ở
ba nước Châu Á là Nhật Bản, Việt Nam, Singapore và tác động của các tổ
chức cách mạng này đối với cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc.
Về phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu về những hoạt
động cách mạng của Tôn Trung Sơn ba nước Châu Á: Nhật Bản, Việt Nam,

Singapore. Và để có cái nhìn toàn diện, chúng tôi còn nghiên cứu về những
hoạt động của Tôn Trung Sơn ở Trung Quốc.
Về phạm vi thời gian: Cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX.
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu: Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở nguồn tư liệu tiếng
Việt tương đối phong phú như các bài viết trên các tạp chí nghiên cứu khoa
học, Internet, các ấn phẩm chuyên sâu, các tập kỷ yếu hội thảo, một số luận
văn và luận án, ngoài ra còn có các nguồn tư liệu khác như tư liệu về tiếng
Trung...
5.2. Phương pháp nghiên cứu: Khi nghiên cứu đề tài này chúng tôi sử dụng
phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, phương pháp lịch sử và phương
pháp logic. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp khác: định
lượng, thống kê, so sánh để giải quyết các vấn đề mà luận văn đưa ra.
6. Đóng góp của luận văn
- Luận văn là công trình khoa học nghiên cứu tương đối toàn diện, rõ
ràng, có hệ thống về cuộc đời, sự nghiệp chính trị của Tôn Trung Sơn, đặc
biệt là những hoạt động thành lập các tổ chức cách mạng của Tôn Trung Sơn
ở một số nước Châu Á. Qua đó để góp phần khẳng định vai trò to lớn của ông
đối với Trung Quốc.
- Luận văn góp phần giúp người đọc hiểu hơn về một giai đoạn lịch sử
đầy thăng trầm của lịch sử Trung Quốc cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
9


- Những tư liệu thu thập được và kết quả nghiên cứu có thế dùng làm tài
liệu phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học khi tìm
hiểu về nhân vật Tôn Trung Sơn nói riêng và lịch sử Trung Quốc nói chung.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung
chính của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1. Tôn Trung Sơn và bối cảnh dẫn đến sự ra đời của các tổ chức cách
mạng ở một số nước Châu Á.
Chương 2. Tôn Trung Sơn thành lập các tổ chức cách mạng ở Nhật Bản, Việt
Nam, Singapore.
Chương 3.Tác động của các tổ chức cách mạng do Tôn Trung Sơn thành lập ở
Nhật Bản, Việt Nam, Singapore đối với cách mạng Trung Quốc.

10


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
TÔN TRUNG SƠN VÀ BỐI CẢNH DẪN ĐẾN SỰ RA ĐỜI
CÁC TỔ CHỨC CÁCH MẠNG Ở MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á.
1.1. Vài nét về cuộc đời và hoạt động cách mạng của Tôn Trung Sơn
Tôn Trung Sơn tên thật là Tôn Dật Tiên, hiệu là Tôn Văn. Ông sinh
ngày 12/11/1866 trong một gia đình nông dân nghèo tại thôn Thúy Hanh,
huyện Hương Sơn (nay là thành phố Trung Sơn), tỉnh Quảng Đông. Lúc nhỏ
gọi là Đế Tượng, tự là Đức Minh, khi lớn lên tên hiệu là Nhật Tân, sau đó
mới đổi thành Dật Tiên. Năm 1897, khi hoạt động cách mạng ở Nhật Bản gọi
là Tôn Trung Sơn.
Ngay từ thuở nhỏ, Tôn Trung Sơn có cuộc sống vất vả, gần gũi với
người dân lao động khổ cực nên ông sớm hiểu được những nỗi thống khổ của
quần chúng nhân dân. Đến khi trưởng thành, chịu ảnh hưởng truyền thống
đấu tranh cách mạng của quê hương, ông quyết tâm hướng tới sự nghiệp cách
mạng của phong trào nông dân Thái Bình Thiên Quốc.
Tháng 5 năm 1879 Tôn Trung Sơn theo mẹ sang Honolulu thuộc quần
đảo Haoai(Đàn Hương Sơn) nương nhờ người anh trai Tôn Mi(còn gọi là Tôn
Đức Chương) - một tư sản Hoa kiều. Cũng bởi nhờ sự giúp đỡ ấy mà Tôn
Trung Sơn đã được học tập và tiếp thu tương đối có hệ thống nền giáo dục

phương Tây lúc bấy giờ. Với những kiến thức, hệ tư tưởng mới tiến bộ cũng
như việc tiếp cận một cuộc sống tốt hơn đã khiến Tôn Trung Sơn dần có sự
đối sánh với thực trạng Trung Hoa, và nảy sinh quyết tâm nâng cao địa vị dân
tộc, hướng đến chế dộ dân chủ. Cũng nơi đây ông có điều kiện để chuẩn bị
cho mình một hành trang, một công cụ đắc lực như vốn tiếng Anh thông thạo
để nhằm thuận lợi về sau cho việc nghiên cứu các học thuyết chính trị, kinh tế
phương Tây trong quá trình hoạt động cách mạng sau này.

11


Sau thất bại của Trung Quốc trong cuộc chiến tranh Trung - Pháp
(1884), hành vi chuyên chế, mục nát của nhà Mãn Thanh ngày càng biểu hiện
rõ nét. Nhận thức rõ về điều đó, Tôn Trung Sơn quyết tâm đấu tranh chống lại
chính quyền Mãn Thanh. Trong thời gian học tại trường Y Bác Tế Quảng
Châu, tiếp đó là Trường Y Anh Văn(Học viện Tây Y) ở Hồng Kông(Hương
Cảng), ông thường lấy học đường làm nơi cổ động. Sau khi tốt nghiệp, Tôn
Trung Sơn tới Ma Cao, Quảng Đông để một mặt ông hành nghề y nhưng mặt
khác ông bắt đầu tổ chức hoạt động cách mạng. Với mục đích trước mắt là
chữa bệnh cứu người, song thực sự sâu xa hơn nữa là chữa bệnh cứu nước
thông qua việc tuyên truyền tư tưởng chống lại chính quyền Mãn Thanh đến
mọi tầng lớp nhân dân.
Trước tình hình chính quyền thối nát, lòng người căm phẫn, Tôn Trung
Sơn liền tới Honolulu sáng lập ra Hưng Trung Hội. Tháng 10/1895, Tôn
Trung Sơn phát động cuộc khởi nghĩa đầu tiên ở Quảng Châu, tuy nhiên kế
hoạch bị bại lộ, Tôn Trung Sơn buộc phải bôn ba hải ngoại. Và đây cũng là
thời gian ông có điều kiện lưu lại châu Âu để nghiên cứu khảo sát tình hình
chính trị, kinh tế, xã hội và kết giao với các bậc hiền tài. Trên cơ sở ấy, chủ
nghĩa Tam dân của ông từng bước hình thành và hoàn chỉnh.
Năm 1900, phong trào nông dân Nghĩa Hòa Đoàn bùng nổ, Chính phủ

Mãn Thanh lợi dụng nó nhằm thực hiện hành vi bài ngoại, dẫn đến tai họa
liên quân tám nước tấn công Bắc Kinh. Nhà vua phải chạy trốn, triều đình
phải bồi thường chiến phí, uy tín của nhà Thanh không còn, cuộc sống nhân
dân càng khó khăn. Với tình hình lúc bấy giờ,chớp lấy thời cơ Tôn Trung Sơn
đã cử người phát động Khởi nghĩa Huệ Châu. Nghĩa quân đã giành được
những thắng lợi bước đầu, song do quân lương can kiệt, tiếp tế không đủ nên
phải chịu thất bại. Tuy nghĩa quân thất bại trong lần này song Tôn Trung Sơn
thực sự thấy vui mừng phấn khởi bởi đã phần nào thức tỉnh được người dân
khỏi cơn mê. Tôn Trung Sơn nhận thức được tình hình lúc bấy giờ và ông đã
tiền hành thành lập các đoàn thể cách mạng ở một số nước thuộc châu Mỹ,
12


châu Âu, châu Á. Đặc biệt là một số nước châu Á như Nhật Bản, Việt Nam,
Singapore.
Do ảnh hưởng những hoạt động cách mạng của Tôn Trung Sơn, vào
những năm 1901 - 1904 các đoàn thể chống Thanh liên tiếp được thành lập ở
nhiều nơi. Các tổ chức cách mạng lần lượt được thành lập ở trong nước cũng
như ở các nước châu Á, mang lại những kết quả cao, có tác động sâu sắc đối
với cả người dân trong nước cũng như người Hoa và Hoa kiều đang sinh sống
ở các nước láng giềng... Nhờ vậy mà phong trào và tinh thần đấu tranh của
nhân dân ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn. Tháng 11/1905, trong lời nói
đầu của tờ Dân báo - cơ quan ngôn luận của Đồng Minh Hội, lần đầu tiên Tôn
Trung Sơn chính thức đưa ra ba chủ nghĩa lớn: dân tộc, dân quyền và dân
sinh. Và đúng như Tôn Trung Sơn đã viết trong Tự truyện của mình: “Phong
trào cách mạng từ đó phát triển nhảy vọt, tiến bộ không thể nào ngờ" [31,
tr.30].
Sau sự thành lập của Đồng Minh Hội, Tôn Trung Sơn tích cực vạch kế
hoạch, cử các đồng chí đi tuyên truyền và thành lập các phân hội ở khắp nơi
trong và ngoài nước. Đích thân ông đi đến nhiều nước, đặc biệt là các nước

Đông Nam Á nhằm tuyên truyền, phát triển tổ chức và quyên góp kinh phí
cho cách mạng trong các tầng lớp như người Hoa và Hoa kiều đang sinh sống
khắp nơi.
Ngày 10/10/1991, dưới ảnh hưởng của Tôn Trung Sơn và Đồng Minh
Hội, Khởi nghĩa Vũ Xương bùng nổ, các tỉnh thành trong cả nước rầm rộ
hưởng ứng. Được tin cách mạng thắng lợi, Tôn Trung Sơn đang ở nước ngoài
lập tức tiến hành các hoạt động ngoại giao nhằm cô lập Chính phủ Mãn
Thanh về mặt kinh tế, tạo môi trường quốc tế hòa bình, trung lập cho sự thành
công của Cách mạng Tân Hợi.
Cuối tháng 12 /1911, Tôn Trung Sơn về nước. Ngày 2/1/1912, ông
chính thức nhận chức Tổng thống lâm thời nước Trung Hoa dân quốc tại Nam
Kinh. Ngày 12/2/1912, vua Tuyên Thống(tức vua Phổ Nghi) tuyên bố thoái
13


vị, kết thúc chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại hàng ngàn năm ở Trung Quốc.
Không lâu sau đó, Tôn Trung Sơn công bố Ước pháp lâm thời của Trung Hoa
dân quốc. Đó là hiến pháp đầu tiên trong lịch sử nền chính trị dân chủ Trung
Quốc. Tuy nhiên, do phải gánh chịu nhiều áp lực nặng nề, Tôn Trung Sơn
buộc phải từ chức tổng thống, giao lại toàn bộ chính quyền cho Viên Thế Khải
vào ngày 1/4/1912.
Để tiếp tục sự nghiệp cách mạng của mình, Tôn Trung Sơn đẩy mạnh
các hoạt động. Sau khi từ chức tổng thống, ông vẫn chú trọng làm những việc
mang ý nghĩa thiết thực: thực hiện kế hoạch công thương nghiệp, thúc đẩy
làm đường sắt chấn hưng kinh tế Trung Quốc. Đặc biệt, ông đi khắp các tỉnh
thành trong cả nước, tuyên truyền về chủ nghĩa dân sinh. Vì ông cho rằng,
cách mạng thành công, lật đổ được chính quyền Mãn Thanh là cơ bản đã hoàn
thành chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa dân quyền.
Trước sự chuyên quyền, thao túng của Viên Thế Khải, Đồng Minh Hội
đã liên hợp với các đảng nhỏ trong Hạ viện, cải tổ thành Quốc dân Đảng vào

tháng 8/1912. Ngay sau đó, Tôn Trung Sơn phát động cuộc cách mạng lần thứ
hai nhằm lật đổ Viên Thế Khải. Cách mạng thất bại, Quốc dân Đảng về cơ
bản bị Viên Thế Khải giải tán, Tôn Trung Sơn phải lưu vong sang Nhật Bản.
Tại Nhật Bản, ông quyết định tổ chức Đảng Cách mạng Trung Hoa vào tháng
6/1914, lập kế hoạch trở lại cầm quyền.
Đang bế tắc chưa tìm ra được con đường đi phù hợp cho đất nước
mình, thì vào thời điểm đó Cách mạng Tháng Mười Nga bùng nổ, đã làm thức
tỉnh Tôn Trung Sơn, từ đó ông nhận thấy con đường đi mới cho Trung Quốc.
Cũng chính sự trưởng thành và phát triển nhanh chóng của phong trào cách
mạng vô sản Trung Quốc thông qua Cuộc vận động Ngũ Tứ diễn ra năm 1919
và sự thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1921, khiến ông có nhận
thức mới đối với lực lượng cách mạng. Từ đây, Tôn Trung Sơn bắt đầu có
những thay đổi lớn về tư duy và thế giới quan.

14


Với sự thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 đó, đã
như mở ra cho ông thấy một con đường mới, một hướng đi mới, góp phần
thắp sáng niềm tin ở trong ông, thắng lợi của cuộc cách mạng ấy nó có tác
động mạnh mẽ tới Tôn Trung Sơn, khiến ông như tìm lại được con đường giải
phóng cho chính dân tộc mình. Tiếp đó, ông đã thực hiện nhiều biện pháp
nhằm đưa đất nước thoát ra khỏi những khó khăn trước đó.
Sự chuyển biến mạnh mẽ trong tư tưởng cách mạng của Tôn Trung
Sơn tới lúc này đã biểu hiện một cách rõ nét, khi Tôn Trung Sơn tiến hành
thành lập Trường quân sự Hoàng Phố ở Quảng Châu nhằm xây dựng lực
lượng quân đội nhà nước.
Trên đà tiến lên của sự nghiệp cách mạng, vào những năm cuối đời Tôn
Trung Sơn tích cực đấu tranh nhằm xóa bỏ các hiệp ước bất bình đẳng mà
trước đó Trung Quốc đã ký với nước ngoài.

Ngày 12/3/1925 Tôn Trung Sơn một con người ưu tú và kiệt xuất của
mảnh đất Quảng Đông đã từ trần tại Bắc Kinh sau một cơn bạo bệnh, để lại
cho hậu thế sự nghiệp cách mạng tuy còn dang dở nhưng cũng rất đối hào
hùng. Sự ra đi này của ông đã làm cho cách mạng Trung Quốc mất đi một vị
lãnh tụ vĩ đại, cách mạng thế giới mất đi một người chiến sĩ kiên trung. Vì
thế, dù lịch sử đã trải qua những thăng trầm, Tôn Trung Sơn vẫn luôn là một
tấm gương sáng ngời để lại trong lòng nhân dân Trung Quốc nói riêng và bạn
bè khắp năm châu nói chung sự ngưỡng mộ sâu sắc.
Làn sóng cách mạng dân tộc, dân chủ chống đế quốc, chống phong kiến
nổi lên ở Trung Quốc thời cận đại đã xuất hiện nhiều vị lãnh tụ cách mạng
xuất sắc. Tuy nhiên trong đó nổi lên có nhà lãnh đạo vĩ đại, vị lãnh tụ với
cách nhìn và hướng đi, hay một con người có thiên tư sắc sảo được biết đến
với những am hiểu của mình, biết gắn quan hệ mật thiết với người Hoa và
Hoa kiều ở hải ngoại thì chỉ có Tôn Trung Sơn.
Vào thời điểm lúc ấy, người Hoa và Hoa kiều đã phân bố ở khắp năm
châu. Căn cứ theo thống kê thì vào năm 1907, tổng số người Hoa và Hoa kiều
15


trên toàn thế giới chiếm khoảng 6.317.329 người. Đặc biệt, ở khu vực Đông
Nam Á là một trong khu vực có vị trí tiếp giáp với Trung Quốc, và có số
lượng người Hoa và Hoa kiều đông nhất. Do đó, đây là một trong những
nguyên nhân khiến Tôn Trung Sơn đặc biệt chú ý khi tiến hành các hoạt động
cách mạng.
Trong cuộc đời hoạt động của mình, Tôn Trung Sơn đã có sáu lần đến
Honolulu, tổng cộng thời gian lưu lại là 7 năm[17, tr.61]. Thời gian học tập ở
đây giúp ông hiểu biết về lịch sử, văn hóa phương Tây. Trên cơ sở đó có sự so
sánh và nảy sinh tư tưởng cải tạo Trung Quốc. Đồng thời ở đây cũng là nơi
ông đã thành lập đoàn thể cách mạng đầu tiên của giai cấp tư sản Trung Quốc
- Hưng Trung Hội; mở cuộc luận chiến gay gắt kịch liệt với phái Bảo hoàng

Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu đứng đầu; gia nhập Hội Hồng môn hải
ngoại...
Tiếp đó ở khu vực Bắc Mỹ, ông cũng đã lưu lại một thời gian và tại
đây không chỉ thành lập tổ chức mà còn cải tạo Trí Công Đường. Đặc biệt ở
Đông Nam Á, người Hoa và Hoa kiều đóng một vị trí và vai trò quan trọng
trong sự nghiệp cách mạng của Tôn Trung Sơn. Trong vòng hơn 10 năm(từ
năm 1900 đến năm 1911), ông bảy lần đến Đông Nam Á, thời gian hoạt động
và di chuyển ở khu vực này khoảng 3 năm 10 tháng [17, tr.62]. Cụ thể, Tôn
Trung Sơn đã mười một lần đến Singapore; năm, sáu lần đến Malaysia và
Việt Nam; hai lần đến Thái Lan... [12, tr.105]. Thời gian lưu lại và phạm vi
hoạt động, Tôn Trung Sơn đã tạo lập được mối quan hệ mật thiết với những
phần tử tinh anh trong số người Hoa và Hoa kiều yêu nước ở đây. Và dưới
ảnh hưởng của ông, họ trở thành lực lượng trung kiên trong mọi hoạt động
cách mạng. Đồng thời, Tôn Trung Sơn cũng chuyển Đông Nam Á thành căn
cứ và trung tâm cách mạng, là nơi trù hoạch và phát động nhiều cuộc khởi
nghĩa quan trọng.
Nhằm phát huy tinh thần yêu nước của người Hoa và Hoa kiều, mà
theo Tôn Trung Sơn, họ chính là những người có thể ủng hộ, tham gia và là
16


chỗ dựa cho sự thành công của cách mạng, tổng cộng ông đến với họ với độ
dài bằng 4 lần đi vòng quanh trái đất. Ông đi đến đâu, đến khắp các nơi trên
thế giới mà có lực lượng này sinh sống và đặc biệt chú ý tới việc giáo dục
tuyên truyền và thành lập các tổ chức cách mạng ở đó.
Khi Tôn Trung Sơn mới bắt đầu sự nghiệp cách mạng, bất luận là quần
chúng trong nước hay người Hoa ở hải ngoại đều không hiểu. Họ chỉ biết
rằng “cách mạng”, “tạo phản”, phản đối hoàng đế là “đại nghịch bất đạo”.
Ông nhận thấy, sự nghiệp cách mạng của mình nếu muốn được mọi người
ủng hộ, tất yếu phải bắt đầu từ việc tác động vào nhận thức để họ hiểu được

đạo lý và ý nghĩa cách mạng, từ đó sẽ chuyển biến trong hành động. Nhưng
muốn làm thay đổi quan niệm tư tưởng truyền thống cố hữu là việc cực kì khó
khăn. Do vậy, mà trong cả quá trình hoạt đông ông luôn đặt công tác tuyên
truyền vào vị trí rất quan trọng.
Vào thời điểm Tôn Trung Sơn bắt đầu đẩy mạnh các hoạt động, đại bộ
phận người Hoa và Hoa kiều ở nhiều nơi khu vực trên thế giới đều tham gia
vào tổ chức Hội Bảo hoàng. Để thức tỉnh được họ ông trước hết phải đích
thân đến từng địa phương, tiến hành các buổi diễn thuyết, tuyên truyền tư
tưởng cách mạng cứu nước trong các tầng lớp người Hoa và Hoa kiều. Công
việc này bước đầu gặp rất nhiều trở ngại nhưng chỉ một thời gian sau đó rất
thuận lợi. Cùng với hoạt động diễn thuyết, Tôn Trung Sơn chú trọng tuyên
truyền thông qua báo chí ách mạng. Trong chương trình 10 diều của Hưng
Trung Hội ở Hồng Kông, điều 3 ghi rõ: “lập tòa báo mở mang phong khí, mở
trường học để giáo dục bồi dưỡng nhân tài...dần dần hưng thịnh” [29, tr.95].
Do đó, “bất cứ nơi đâu ông đặt chân đến đều có sự ra đời của các tờ báo và
trường học của người Hoa và Hoa kiều ”[14, tr.120]. Không ít tòa báo,trường
học ấy đều do Tôn Trung Sơn trực tiếp lãnh đạo thành lập. Đồng thời cùng
với các hình thức tuyên truyền, Tôn Trung Sơn cũng luôn kiên trì tổ chức các
tổ chức cách mạng. Trước cách mạng Tân Hợi, những tổ chức ấy chủ yếu
được xây dựng trong cộng đồng người Hoa và Hoa kiều.
17


Vào năm 1894, Tôn Trung Sơn thành lập đoàn thể cách mạng đầu tiên
của giai cấp tư sản Trung Quốc - Hưng Trung Hội. Tháng 2/1895, ông thành
lập Tổng hội Hưng Trung Hội ở Hồng Kông. Sau đó phát triển tổ chức tiếp
tục thành lập các phân hội ở Quảng Châu, Đài Loan, Nhật Bản...
Năm 1911, dưới sự chỉ đạo của Tôn Trung Sơn, Đồng Minh Hội ở các
nước châu Âu còn tiến hành liên hợp với Trí Công Đường, hội viên Đồng
Minh Hội ở đây đều tham gia Hồng Môn. Do đó, phong trào cách mạng trong

Hoa kiều ở châu Âu ngày càng dâng cao.
Với việc tích cực triển khai tuyên truyền, thành lập các tổ chức cách
mạng đó trong cộng đồng người Hoa và Hoa kiều thì ông đã nhanh chóng lôi
kéo được một lực lượng hùng hậu đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của
mình. Được sự trợ giúp lớn về vật lực, tiền của cũng như lực lượng nòng cốt
của người Hoa và Hoa Kiều mà các tổ chức hoạt động ngày càng có hiệu quả
cao, là lực lượng quan trọng giúp Tôn Trung Sơn có thể tiến hành cách mạng.
1.2. Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn
Ở thời điểm Tôn Trung Sơn sinh ra và lớn lên cũng là lúc Trung Quốc
đang bị các liệt cường xâu xé. Chủ nghĩa đế quốc tranh nhau buộc Trung
Quốc phải mở cửa, cắt đất, bồi thường chiến phí. Lớn lên trong bối cảnh lịch
sử như vậy, Tôn Trung Sơn được tận mắt chứng kiến cũng như phải trực tiếp
chịu đựng sự bóc lột này. Do đó, ông sớm nhận thức được sự tủi nhục, đau
xót của một người dân mất nước, bị tước đoạt quyền tự do sinh kế. Hơn thế
nữa, lòng tự trọng và ý thức dân tộc của ông bị tổn thương sâu sắc, Đây chính
là những nhân tố cơ bản đưa tới sự hình thành tư tưởng cách mạng của ông về
sau.
Từ thủa thiếu thời, dưới sự giáo dục của trường tư thục tại quê nhà,
Tôn Trung Sơn được học tập nhiều tri thức của nền học thuật phong kiến
Trung Quốc. Ông đặc biệt say mê lý tưởng xã hội đại đồng, “thiên hạ đều là
của chung"(thiên hạ vi công) trong các kinh điển Nho giáo.

18


Song ảnh hưởng lớn hơn cả đối với ông lại chính là phong trào nông
dân Thái Bình Thiên Quốc, một phong trào đạt tới đỉnh cao nhất của cuộc
chiến tranh nông dân ở Trung Quốc, Tôn Trung Sơn bị lôi cuốn mạnh mẽ bởi
tư tưởng chủ nghĩa xã hội nông nghiệp không tưởng: “Ai cũng có ruộng cùng
cày, có cơm cùng ăn, không nơi nào không đồng đều, không người nào không

ấm no" [7, tr. 8]. Ông coi Hồng Tú Toàn, vị lãnh đạo của phong trào nông dân
Thái Bình Thiên Quốc là người thầy lý luận của mình. Sau này, chính ông cho
rằng, học thuyết Tam dân có liên hệ chặt chẽ với cương lĩnh của Hồng Tú
Toàn. Ông nói: "Chủ nghĩa dân sinh tức là giàu nghèo bằng nhau, không thể
lấy người giàu áp bức người nghèo. Nhưng mấy chục năm trước đã có người
thực hiện chủ nghĩa dân sinh, người đó chính là Hồng Tú Toàn”. [ Dẫn theo
23, tr.7]
Khi theo học ở trong trường đạo của Anh và Mỹ, ông được tiếp xúc
với nhiều trí thức khoa học cận đại như thuyết Tiến hóa luận của Darwin,
thuyết Vạn vật hấp dẫn của Newton, thuyết tế bào của Slâyđen cùng nhiều tư
tưởng của khai sáng Pháp: Rútxô, Môngtétxkiơ... Ông say mê tìm hiểu,
nghiên cứu về các chế độ chính trị của phương Tây, về khẩu hiệu “tự do, bình
đẳng, bác ái”, về chế độ cộng hòa, về tư tưởng chống sự chuyên chế để mở
đường cho sức sản xuất phát triển. Những tri thức khoa học cận đại phương
Tây đã ảnh hưởng lớn đến tư tưởng của ông.
Tuy nhiên, do lập trường giai cấp còn hạn chế, nên Tôn Trung Sơn
chưa thể khái quát một cách khoa học và chuyển những tri thức này thành hệ
tư tưởng duy vật biện chứng, song nó lại giúp ông có cái nhìn khoa học khách
quan khi đánh giá về thế giới vật chất và các hiện tượng xã hội. Tại Hônôlulu
(1894), Tôn Trung Sơn đứng ra thành lập Hưng Trung hội - tổ chức cách
mạng đầu tiên của giai cấp tư sản Trung Quốc, đề ra cương lĩnh đấu tranh là
“đánh đuổi giặc Thát, khôi phục Trung Hoa, thành lập Chính phủ hợp
chúng”. Khẩu hiệu trên cũng chính là tiền đề ban đầu của Chủ nghĩa Tam dân
sau này.
19


Sau quá trình thực tế, tiếp thu được những trào lưu tư tưởng về học
thuyết xã hội ông nhận thấy được rất nhiều điều, đồng thời nhà Thanh ngày
càng lộ rõ bản chất cấu kết phản động của nó. Chứng tỏ sự nghiệp cứu nước

tuyệt đối không thể dựa vào bất kỳ sự cải cách nào của chính quyền phong
kiến Mãn Thanh, mà phải đi bằng con đường bạo lực cách mạng.
Xuất phát từ nhu cầu lịch sử nói trên, muốn giải phóng dân tộc khỏi sự
xâm lược của chủ nghĩa đế quốc cần phải có một hệ thống lý luận và tư tưởng
cách mạng thống nhất. Kế thừa và bổ sung những khiếm khuyết của các
phong trào đi trước, cùng với thực tiễn cách mạng của mình, Tôn Trung Sơn
đã xây dựng nên một học thuyết cách mạng mới phù hợp với tình hình xã hội
Trung Quốc lúc bấy giờ. Đó chính là Chủ nghĩa Tam dân - tiền đề lý luận
giúp cho cuộc cách mạng dân chủ tư sản giải phóng dân tộc ở Trung Quốc
phát triển giành thắng lợi...
Chủ nghĩa Tam dân ra đời trong xã hội Trung Quốc phong kiến nửa
thuộc địa ở thời đại đế quốc chủ nghĩa. Nó là sản phẩm của phong trào giải
phóng dân tộc dân chủ, mang tính chất tư sản kiểu cũ. Nội dung của Chủ
nghĩa Tam dân gồm 3 phần: Chủ nghĩa Dân tộc, Chủ nghĩa Dân quyền và
Chủ nghĩa Dân sinh.
1.2.1. Chủ nghĩa Dân tộc
Chủ nghĩa dân tộc là vấn đề được Tôn Trung Sơn đề cập đến đầu tiên
trong hệ thống học thuyết cách mạng Chủ nghĩa Tam dân của mình.
Ngay trong bài giảng đầu tiên về vấn đề dân tộc ngày 27/1/1924, căn
cứ vào tình hình tập quán xã hội trong lịch sử Trung Quốc, Tôn Trung Sơn đã
khẳng định rằng, ở Trung Quốc “chủ nghĩa Dân tộc là chủ nghĩa Quốc tộc"
[31, tr. 50]. Ông nhận thức sâu sắc rằng, từ xưa đến nay, cái mà Trung Quốc
sùng bái nhất là chủ nghĩa gia tộc và chủ nghĩa tông tộc, mà ở Trung Quốc chỉ
tồn tại hai loại chủ nghĩa này mà không hề có sự hiện diện của chủ nghĩa quốc
tộc. Nguyên nhân của các điều này là ở người Trung Quốc nói chung chỉ có
chủ nghĩa gia tộc và chủ nghĩa tông tộc, không có chủ nghĩa quốc tộc. Đối với
20


gia tộc và tông tộc, người Trung Quốc luôn có sức liên kết vô cùng mạnh. Để

bảo vệ tông tộc, người Trung Quốc không tiếc sự hy sinh tính mệnh của mình.
Cũng vì thứ chủ nghĩa này ăn sâu, bám rễ vào lòng người nên họ có thể vì nó
mà hy sinh. Còn đối với quốc gia, trước nay họ lại chưa có một lần hy sinh
với tinh thần cực lớn, do vậy mà sức đoàn kết của người Trung Quốc chỉ có
thể đạt đến tông tộc, chưa mở rộng được tới quốc tộc. Cũng chính là lý do
khiến các nhà quan sát nước ngoài nói rằng: “Người Trung Quốc là một
mảng cát rời rạc”. Trong bối cảnh quốc tế hóa đã diễn ra và những nước biết
thức thời đã hội nhập, thì Trung Quốc là một trong những trung tâm văn minh
có ảnh hưởng rất lớn tới nhiều quốc gia Phương Đông thời kỳ cổ - trung đại
vẫn bảo thủ, “đóng cửa”. Điều đó cũng trở thành một nguyên nhân lịch sử
cho lạc hậu và cuối cùng bị nô dịch. Nhận thấy sự tụt hậu của Trung Quốc so
với các nước tư bản châu Âu, Mỹ. Trung Quốc chịu sức ép xâm lược của bọn
đế quốc chủ nghĩa cả về kinh tế lẫn chính trị. Vì vậy, Tôn Trung Sơn cho
rằng: muốn cứu Trung Quốc, muốn dân tộc Trung Hoa có thể trường tồn thì
cần thiết phải đề xướng chủ nghĩa dân tộc để giúp cho chính bản thân người
Trung Quốc hiểu rằng hiện nay địa vị của dân tộc Trung Hoa đang như thế
nào? Nguyên nhân nào khiến cho Trung Quốc rơi vào tình trạng ấy? Có như
vậy, mới mong tìm ra con đường cứu nguy dân tộc.
Tôn Trung Sơn nhận định, cảnh lầm than đói khổ của nhân dân Trung
Quốc đều do sự hủ bại, bất tài và thối nát cảu chính phủ Mãn Thanh đem lại.
Ông cho rằng, triều đình Mãn Thanh chuyên chế, độc tài và cướp đi “sinh kế
của người Hán”, “bóp nghẹt sự phát triển của công thương nghiệp dân tộc”,
“quỳ gối đầu hàng nước ngoài" làm cho Trung Quốc đắm chìm trong lạc hậu,
bị các cường quốc xâu xé, chia cắt. Do đó, để giải quyết vấn đề dân tộc, ngay
từ đầu thế kỷ XX, trong học thuyết Tam dân của mình, Tôn Trung Sơn đã đề
xướng ra cương lĩnh cách mạng yêu nước - Chủ nghĩa Dân tộc với nội dung
cụ thể là “đánh đuổi giặc Thát, khôi phục Trung Hoa”.

21



×