Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Ảnh hưởng của mật độ, mức kali bón đến khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất của giống dua chuột chiatai trồng trên vùng đất cát trong vụ hè 2015 tại huyện nghi xuân, hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

ĐẶNG THỊ HOÀNG MAI

ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ, MỨC KALI BÓN
ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN,
NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG DƯA CHUỘT CHIATAI
TRỒNG TRÊN VÙNG ĐẤT CÁT TRONG VỤ HÈ 2015
TẠI HUYỆN NGHI XUÂN, HÀ TĨNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

NGHỆ AN, 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

ĐẶNG THỊ HOÀNG MAI

ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ, MỨC KALI BÓN
ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN,
NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG DƯA CHUỘT CHIATAI
TRỒNG TRÊN VÙNG ĐẤT CÁT TRONG VỤ HÈ 2015
TẠI HUYỆN NGHI XUÂN, HÀ TĨNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60620110


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN KIM ĐƯỜNG

NGHỆ AN, 2015


i
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn Thạc sỹ “Ảnh hưởng của mật độ, mức kali bón đến khả năng sinh
trưởng, phát triển, năng suất của giống dưa chuột Chiatai trồng trên vùng đất cát
trong vụ hè 2015 tại huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh”, chuyên ngành Khoa học cây
trồng là của riêng cá nhân tôi. Luận văn đã sử dụng thông tin từ nhiều nguồn dữ liệu
khác nhau, các thông tin có sẵn đã được trích rõ nguồn gốc.
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu đã có được trong luận văn
này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ cho một học vị nào khác.
Nghệ An, tháng 9 năm 2015
Tác giả

Đặng Thị Hoàng Mai


ii
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, cho phép tôi xin được trân trọng cảm ơn tới Ban Giám hiệu,
phòng Sau Đại học, khoa Nông Lâm Ngư - Trường Đại học Vinh đã tạo điều kiện
thuận lợi để tôi được học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài luận văn Thạc sĩ của
bản thân mình.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn PGS. TS.
Nguyễn Kim Đường, người đã định hướng và chỉ dẫn tận tình trong suốt quá
trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Cảm ơn tập thể Ban dự án Rau, củ, quả công nghệ cao tại xã Xuân

Thành, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi
có đủ điều kiện thực hiện đề tài luận văn.
Cảm ơn tới Gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, cổ vũ và giúp đỡ
tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn không thể tránh khỏi những thiếu
sót. Kính mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của Hội đồng khoa học, quý thầy, cô
giáo và các bạn.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người.
Nghệ An, tháng 9 năm 2015
Tác giả

Đặng Thị Hoàng Mai


iii

MỤC LỤC
Trang


iv

DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
AVRDC:

AsianVegetable

Research

and


Development

Center Trung tâm nghiên cứu và phát triển Rau
châu Á.
CT:

Công thức

ĐC:

Đối chứng

FAO:

Food and Agriculture Organiztion of the United Nations.

KLTB:

Khối lượng trung bình

MĐ:

Mật độ

NN & PTNT:

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NS:


Năng suất

NSLT:

Năng suất lý thuyết

NSTT:

Năng suất thực thu

QCVN:

Quy chuẩn Việt Nam

WHO:

World Health Organiztion.
Tổ chức Y tế Thế giới.

WTO:

World Trade Organization
Tổ chức Thương mại Thế giới

TLNM:

Tỷ lệ nảy mầm

PB:


Phân bón


v

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Thành phần dinh dưỡng trong 100g rau ăn được[2]............................................................9
Bảng 1.2: So sánh hiệu quả sản xuất dưa chuột với các cây trồng khác[8]...........................................10
Bảng 1.3: Tình hình sản xuất dưa chuột của một số nước trên thế giới..............................................12
qua các năm 2006, 2007[35].............................................................................................................. 12
Bảng 1.4: Tình hình xuất nhập khẩu dưa chuột một số nước..............................................................12
trên thế giới năm 2005 [35]............................................................................................................... 12
Bảng 1.5: Diện tích, năng suất và sản lượng một số loại rau chủ lực...................................................14
năm 2004[32].................................................................................................................................... 14
Bảng 1.6: Tham khảo thị trường xuất khẩu các loại dưa chuột...........................................................15
cuối tháng 04/2007[31]..................................................................................................................... 15
Bảng 1.7: Tham khảo một số loại rau xuất khẩu tháng 8.....................................................................16
và 8 tháng đầu năm 2008[32]............................................................................................................ 16
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển..................................................32
của cây dưa chuột Chiatai trồng trên đất cát trong vụ hè 2015...........................................................32
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng của dưa chuột Chiatai trồng trên đất cát trong
vụ hè 2015........................................................................................................................................ 34
Bảng 3.3. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất giống dưa chuột Chiatai ở mật độ trồng khác
nhau trong vụ hè năm 2015............................................................................................................... 35
Hình 3.1. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của dưa chuột Chiatai trồng trên đất cát trong vụ
Hè 2015 với các công thức mật độ..................................................................................................... 36
Bảng 3.4. Mức độ nhiễm sâu hại của dưa chuột Chiatai trồng trên đất cát trongvụ Hè 2015 vớ các mật
độ khác nhau..................................................................................................................................... 37

Bảng 3.5. Mức độ nhiễm bệnh của dưa chuột Chiatai ở các mật độ khác nhau trồng trên đất cát trong
vụ hè năm 2015................................................................................................................................. 38
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của mật độ đến một số chỉ tiêu quả..................................................................40
của dưa chuột Chiatai trồng trên đất cát trong vụ hè 2015.................................................................40
Bảng 3.7. Hiệu quả kinh tế sản xuất 1 ha dưa chuột Chiatai trên vùng đất cát trong vụ hè 2015 với các
mật độ trồng khác nhau.................................................................................................................... 41
Bảng 3.8: Ảnh hưởng của hàm lượng Kali đến thời gian sinh trưởng.................................................43
của dưa chuột Chiatai trồng trên vùng đất cát trong vụ hè 2015.........................................................43
Bảng 3.9: Ảnh hưởng của hàm lượng Kali đến chiều cao thân chính...................................................46


vi
của dưa chuột Chiatai trồng trên vùng đất cát trong vụ hè 2015.........................................................46
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của hàm lượng Kali đến số lá/thân chính của dưa chuột Chiatai trồng trên vùng
đất cát.............................................................................................................................................. 47
Bảng 3.11: Ảnh hưởng của hàm lượng Kali đến sự phân cành............................................................48
của dưa chuột Chiatai trồng trên vùng đất cát...................................................................................48
Bảng 3.12: Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến mức độ........................................................50
nhiễm bệnh của dưa chuột Chiatai trồng trên đất cát vụ hè 2015.......................................................50
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của hàm lượng Kali đến biểu hiện giới tính và khả năng đậu quả của dưa chuột
Chiatai trồng trên vùng đất cát trong vụ hè 2015...............................................................................51
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của mức Kali bón đến đặc điểm hình thái.......................................................53
quả dưa chuột Chiatai trồng trên đất cát trong vụ hè 2015................................................................53
Bảng 3.15: Năng suất dưa chuột Chiatai trồng trên đất cát vụ hè 2015...............................................55
với các mức phân Kali bón khác nhau................................................................................................ 55
Hình 3.2. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của dưa chuột Chiatai
trồng trên đất cát trong vụ hè 2015 với các mức phân Kali bón khác nhau.........................................55
Bảng 3.16: Hiệu quả kinh tế của 1ha dưa chuột Chiatai trồng trên đất cát..........................................56
vụ hè năm 2015 với các mức phân Kali bón khác nhau.......................................................................56


DANH MỤC HÌNH
Trang
Bảng 1.1: Thành phần dinh dưỡng trong 100g rau ăn được[2]............................................................9
Bảng 1.2: So sánh hiệu quả sản xuất dưa chuột với các cây trồng khác[8]...........................................10


vii
Bảng 1.3: Tình hình sản xuất dưa chuột của một số nước trên thế giới..............................................12
qua các năm 2006, 2007[35].............................................................................................................. 12
Bảng 1.4: Tình hình xuất nhập khẩu dưa chuột một số nước..............................................................12
trên thế giới năm 2005 [35]............................................................................................................... 12
Bảng 1.5: Diện tích, năng suất và sản lượng một số loại rau chủ lực...................................................14
năm 2004[32].................................................................................................................................... 14
Bảng 1.6: Tham khảo thị trường xuất khẩu các loại dưa chuột...........................................................15
cuối tháng 04/2007[31]..................................................................................................................... 15
Bảng 1.7: Tham khảo một số loại rau xuất khẩu tháng 8.....................................................................16
và 8 tháng đầu năm 2008[32]............................................................................................................ 16
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển..................................................32
của cây dưa chuột Chiatai trồng trên đất cát trong vụ hè 2015...........................................................32
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng của dưa chuột Chiatai trồng trên đất cát trong
vụ hè 2015........................................................................................................................................ 34
Bảng 3.3. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất giống dưa chuột Chiatai ở mật độ trồng khác
nhau trong vụ hè năm 2015............................................................................................................... 35
Hình 3.1. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của dưa chuột Chiatai trồng trên đất cát trong vụ
Hè 2015 với các công thức mật độ..................................................................................................... 36
Bảng 3.4. Mức độ nhiễm sâu hại của dưa chuột Chiatai trồng trên đất cát trongvụ Hè 2015 vớ các mật
độ khác nhau..................................................................................................................................... 37
Bảng 3.5. Mức độ nhiễm bệnh của dưa chuột Chiatai ở các mật độ khác nhau trồng trên đất cát trong
vụ hè năm 2015................................................................................................................................. 38
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của mật độ đến một số chỉ tiêu quả..................................................................40

của dưa chuột Chiatai trồng trên đất cát trong vụ hè 2015.................................................................40
Bảng 3.7. Hiệu quả kinh tế sản xuất 1 ha dưa chuột Chiatai trên vùng đất cát trong vụ hè 2015 với các
mật độ trồng khác nhau.................................................................................................................... 41
Bảng 3.8: Ảnh hưởng của hàm lượng Kali đến thời gian sinh trưởng.................................................43
của dưa chuột Chiatai trồng trên vùng đất cát trong vụ hè 2015.........................................................43
Bảng 3.9: Ảnh hưởng của hàm lượng Kali đến chiều cao thân chính...................................................46
của dưa chuột Chiatai trồng trên vùng đất cát trong vụ hè 2015.........................................................46
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của hàm lượng Kali đến số lá/thân chính của dưa chuột Chiatai trồng trên vùng
đất cát.............................................................................................................................................. 47
Bảng 3.11: Ảnh hưởng của hàm lượng Kali đến sự phân cành............................................................48
của dưa chuột Chiatai trồng trên vùng đất cát...................................................................................48
Bảng 3.12: Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến mức độ........................................................50
nhiễm bệnh của dưa chuột Chiatai trồng trên đất cát vụ hè 2015.......................................................50


viii
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của hàm lượng Kali đến biểu hiện giới tính và khả năng đậu quả của dưa chuột
Chiatai trồng trên vùng đất cát trong vụ hè 2015...............................................................................51
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của mức Kali bón đến đặc điểm hình thái.......................................................53
quả dưa chuột Chiatai trồng trên đất cát trong vụ hè 2015................................................................53
Bảng 3.15: Năng suất dưa chuột Chiatai trồng trên đất cát vụ hè 2015...............................................55
với các mức phân Kali bón khác nhau................................................................................................ 55
Hình 3.2. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của dưa chuột Chiatai
trồng trên đất cát trong vụ hè 2015 với các mức phân Kali bón khác nhau.........................................55
Bảng 3.16: Hiệu quả kinh tế của 1ha dưa chuột Chiatai trồng trên đất cát..........................................56
vụ hè năm 2015 với các mức phân Kali bón khác nhau.......................................................................56


1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Rau là loại cây trồng có nhiều chất dinh dưỡng và là thực phẩm cần thiết
không thể thiếu trong đời sống nhân dân. Đặc biệt khi lương thực và các loại
thức ăn giàu đạm đã được đảm bảo thì nhu cầu về rau xanh lại càng gia tăng,
như một nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ. Ngành
sản xuất rau cung cấp cho chúng ta sản phẩm của các loại cây rau hằng năm là
một bộ phận quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.
Dưa chuột có tên khoa học là Cucumis sativus L thuộc họ bầu bí, có
nguồn gốc ở vùng nhiệt đới ẩm châu Phi, châu Mỹ, Nam châu Á (Ấn Độ,
Malaca, Nam Trung Quốc). Dưa chuột có giá trị dinh dưỡng cao, được sử dụng
phổ biến trong mỗi bữa ăn hàng ngày của nhiều dân tộc trên thế giới. Thành
phần trái dưa chuột chứa 96% nước và với 100 g trái tươi cho 14 calor; 0,7 mg
protein; 24 mg calcium; vitamin A 20 IU; vitamin C 12 mg; vitamin B 0,024
mg; vitamin B2 0,075 mg, . . . [1].
Dưa chuột là loại rau ăn quả ngắn ngày nhưng mang lại hiệu quả kinh tế
cao cho người sản xuất. Ở nước ta dưa chuột đã được trồng từ rất lâu, không chỉ
để giải quyết vấn đề thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày mà còn mang tính
thương mại quan trọng. Tuy ngành trồng rau trong đó có dưa chuột có nhiều
khởi sắc nhưng trên thực tế vẫn chưa theo kịp nhiều ngành khác trong sản xuất
nông nghiệp. Đặc biệt là ở các tỉnh miền Trung, diện tích trồng rau nói chung và
dưa chuột nói riêng có nhiều biến động qua các năm. Năng suất chỉ bằng một
nửa so với năng suất trung bình của cả nước.
Việc xác định hàm lượng Kali thích hợp và bố trí khoảng cách trồng là
những biện pháp kỹ thuật có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng, ra hoa, đậu quả,
sâu bệnh hại và năng suất dưa chuột. Khi nghiên cứu về mật độ trồng dưa chuột,
Schvambach (2002) đã đưa ra kết luận rằng trồng dày làm giảm hàm lượng chất
khô tích lũy trong quả dưa chuột. Kết quả nghiên cứu của Schleicher (2003) và
Abubaker (2010) còn cho thấy khi trồng dưa chuột với mật độ dày làm tăng khả



2
năng tích lũy nitrate (NO3) trong quả, ảnh hưởng đến chất lượng vệ sinh an toàn
thực phẩm.
Từ trước đến nay trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, đã có
nhiều công trình nghiên cứu về cây dưa chuột và qui trình sản xuất của dưa chuột.
Tuy nhiên, nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố mật độ, hàm lượng Kali đến
sinh trưởng, phát triển, năng suất của cây dưa chuột trồng trên vùng đất cát thì còn
hạn chế.
Hà Tĩnh là một tỉnh Bắc Trung Bộ có điều kiện khí hậu tương đối khắc
nghiệt, nắng nóng, hạn hán, lũ lụt, ... thường xẩy ra. Do đó ảnh hưởng lớn đến
sản xuất nông nghiệp. Đồng thời với chủ trương toàn tỉnh ra sức xây dựng nông
thôn mới, tỉnh đã đầu tư phát triển cơ sở vật chất, kỹ thuật, hợp tác với nhiều
trung tâm nghiên cứu trong và ngoài nước nên đã đưa nền nông nghiệp của Hà
Tĩnh không ngừng tăng lên. Đặc biệt, từ năm 2013 lại nay, Dự án Rau-Củ-Quả
Thạch Văn đang là hướng đi mới với việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
hiện đại vào sản xuất nông nghiệp đã đạt những thành quả bước đầu, góp phần
thay đổi diện mạo của những vùng đất cát trắng xóa trở thành những vựa rau
tươi sạch.
Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Ảnh hưởng của mật độ, mức kali bón đến khả năng sinh trưởng, phát triển,
năng suất của giống dưa chuột Chiatai trồng trên vùng đất cát trong vụ hè 2015
tại huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng và liều lượng phân bón kali đến
sinh trưởng, phát triển và năng suất cho dưa chuột trồng trên vùng đất cát tại
Nghi Xuân, Hà Tĩnh vụ hè năm 2015. Góp phần tăng hiệu quả sản xuất, tăng
năng suất, thu nhập cho người nông dân.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
+ Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học về



3
ảnh hưởng của khoảng cách trồng, hàm lượng kali bón đến sinh trưởng, phát
triển, năng suất của giống dưa chuột Chiatai trồng trên vùng đất cát.
+ Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo trong giảng dạy, nghiên cứu
các biện pháp kỹ thuật t r ồ n g dưa chuột nói chung và giống dưa chuột
Chiatai nói riêng trồng trên vùng đất cát.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần đưa ra các công thức hợp lý, có hiệu
quả nhất về mật độ trồng và hàm lượng kali nhằm hoàn thiện quy trình sản xuất
trồng dưa chuột Chiatai trên vùng đất cát tại huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.


4
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Nguồn gốc, đặc điểm thực vật học, giá trị của dưa chuột
1.1.1. Nguồn gốc của dưa chuột
Cây dưa chuột được biết đến trong kinh thánh Ấn Độ cách đây 3.000 năm,
rồi được đưa đến Italia, Hy Lạp và sau đó chúng được đưa đến Trung Quốc. Ở
Trung Quốc dưa chuột đã được trồng rất sớm, có thể trước công nguyên.
Từ kết quả qua các cuộc thám hiểm cùng với sự nghiên cứu của mình,
nhà thực vật Vavilốp (1926); Tatlioglu (1993)[29] cho rằng, Trung Quốc là
Trung tâm khởi nguyên thứ hai của cây dưa chuột. Nhiều tài liệu cổ của Trung
Quốc cho rằng dưa chuột được trồng từ khoảng 100 năm trước Công nguyên.
Mesherov và Kobylyanskaya (1981)[24] chứng minh rằng, dưa chuột ở Nhật
Bản và Trung Quốc có cùng nguồn gốc. Điều này cũng phù hợp với ý kiến của
một số nhà khoa học khác cho rằng, dưa chuột được chuyển từ Trung Quốc sang
Nhật Bản trong khoảng thời gian năm 923-930.

Từ thế kỷ 16, người Tây Ban Nha đã phát hiện ra cây dưa chuột ở các
thuộc địa bị họ thống trị (Tạ Thu Cúc, 2007)[4]; (De Candolle, 1984)[17];
(Robinson, Decker, 1999)[27]. Cho đến nay, dưa chuột đã được gieo trồng rộng
khắp trên thế giới, trong đó dưa chuột trồng trong nhà lưới phát triển mạnh ở
những vùng có khí hậu khắc nghiệt và gần thành phố. Việc phát hiện ra các dạng
cây dưa chuột dại, quả rất nhỏ, mọc tự nhiên ở các vùng đồng bằng Bắc Bộ và
các dạng quả to, gai trắng, mọc tự nhiên ở các vùng núi cao phía Bắc Việt Nam,
cho thấy có thể khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam giáp Lào được coi là nơi
phát sinh cây dưa chuột. Ở đây đang còn tồn tại các dạng hoang dại của cây này
(Trần Khắc Thi (1985)[13].
Ở nước ta, dưa chuột được trồng từ bao giờ cho đến nay vẫn chưa rõ. Tài
liệu sớm hơn cả có nhắc đến dưa chuột là sách “Nam phương thảo mộc trạng” của
Kế Hàm có từ năm Thái Khang thứ 6 giới thiệu “ … cây dưa leo hoa vàng, quả
dài cỡ gang tay, ăn mát vào mùa hè”. Mô tả kỹ hơn cả là cuốn “Phủ biên tạp lục”


5
(năm 1775) Lê Quý Đôn đã ghi rõ tên dưa chuột và vùng trồng là đàng Trong (từ
Quảng Bình đến Hà Tiên) và Bắc Bộ (Nguyễn Văn Hiển, 2000)[7].
Theo Lưu Trấn Tiêu (1974), qua việc phân tích bào tử phấn hoa ở di chỉ
tràng kênh từ thời Hùng Vương, ngoài lúa nước, còn phát hiện thấy phấn hoa
dưa chuột (Trần Khắc Thi, 2008)[14].
1.1.2. Đặc điểm thực vật học cây của dưa chuột
- Rễ
Dưa chuột thuộc họ bầu bí nên đối với các chân đất tơi xốp giàu dinh
dưỡng và có thành phân cơ giới nhẹ, rễ cọc của dưa chuột phát triển mạnh có thể
ăn sâu trong đất tới 1m, các rễ phụ có thể vươn rộng tới 60-90 cm, tùy thuộc vào
giống, chất đất, độ ẩm đất... (chủ yếu là các giống dưa chuột dạng bán hoang dại
[20]. Các giống dưa chuột trồng trọt bộ rễ phát triển yếu hơn, ăn nông hơn thường
phát triển trong phạm vi 10-25 cm trên các chân đất có thành phần cơ giới trung

bình. Hệ rễ chiếm 1,5% toàn bộ khối lượng cây[28]. Sau mọc 5-6 ngày rễ phụ
phát triển, thời kỳ cây con rễ sinh trưởng yếu. Mức độ phát triển của bộ rễ ban đầu
là tiền đề cho năng suất sau này[4]. So với các cây trong họ, hệ rễ của dưa chuột
yếu hơn so với hệ rễ cây bí ngô, dưa hấu và dưa thơm. điều này có thể lý giải từ
nguồn gốc phát sinh của loài C. sativus. Quá trình hình thành và tồn tại hàng ngàn
năm tại các vùng rừng nhiệt đới ẩm với lượng dinh dưỡng tần đất mặt dồi dào đã
làm hệ rễ thích ứng và phát triển yếu (Decadolle, 1912) (dẫn theo Trần Khắc Thi,
1985)[13]. Do hệ rễ phát triển nông nên dưa chuột rất kém chịu úng, không chịu
hạn và ưa tưới ẩm. Ở thời kỳ cây con khả năng chống chịu với điều kiện bất thuận
kém, khi gặp hạn hoặc úng, hoặc nồng độ dinh dưỡng quá cao, hệ rễ bị khô đen và
thối. Tuy nhiên, các giống ưu thế lai có bộ rễ phát triển mạnh hơn do vậy sức sinh
trưởng của cây khoẻ và khả năng cho thu hoạch cao hơn.
- Thân
Thân dưa chuột thuộc loại thân thảo, mềm, leo, bò, thân mảnh và nhỏ.
Thân có 4-5 cạnh, có lông cứng, thân cây được phân thành nhiều đốt và rỗng ở
giữa. Chiều cao thân, đường kính thân phụ thuộc chủ yếu vào giống, điều kiện
ngoại cảnh và kỹ thuật chăm sóc. độ dài thân chính trung bình 2-3 m, tuy nhiên


6
thân chính của dưa chuột cũng có thể phát triển trên 5 m, đặc biệt là các giống
trồng trong nhà kính. đường kính thân là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá
tình hình sinh trưởng của cây, đường kính thân quá lớn hoặc quá nhỏ đều không
có lợi. Đối với những giống trung bình và giống muộn đường kính đạt gần 1 cm
là cây sinh trưởng tốt. Thân chính có khả năng phân cành cấp 1 và cành cấp 2
(có thể là 3-8 cành tuỳ giống và điều kiện canh tác, ...), quả ra chủ yếu trên thân
chính[4]. Do thuộc loại thân bò leo nên cần phải làm giàn để nâng đỡ thân, lá và
quả làm tăng năng suất và chất lượng quả. Căn cứ vào đặc điểm sinh trưởng, dưa
chuột có có dạng hình sinh trưởng như: sinh trưởng vô hạn, sinh trưởng bán hữu
hạn, sinh trưởng hữu hạn và dạng bụi gọn[2], [4].

- Lá
Lá dưa chuột gồm có 2 lá mầm và lá thật, 2 lá mầm mọc đối xứng qua
trục thân. Lá mầm hình trứng và là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá và dự đoán
tình hình sinh trưởng của cây. Lá thật mọc xen kẽ, đơn lẻ hình tim có 5 cánh,
chia thuỳ nhọn hoặc có dạng chân vịt; có dạng lá tròn, trên lá có lông cứng ngắn,
màu sắc lá thay đổi từ xanh vàng tới xanh thẫm, độ dày mỏng của lông trên lá và
kích thước lá thay đổi tuỳ giống, tuỳ giai đoạn sinh trưởng, điều kiện ngoại cảnh,
kỹ thuật chăm sóc. Trung bình kích thước lá 7-20 x 7-15 cm, cuống lá dài 5-20
cm, phiến lá chia thành 5-7 thùy, có răng cưa[7].
- Tua cuốn
Tua cuốn của dưa chuột mọc đơn lẻ tại các nách lá, chúng không phân
nhánh. đặc điểm của tua cuốn là cuộn lại để giúp cho cây leo lên giàn và giữ cây
không bị đổ. đối với họ bầu bí, tua cuốn còn được giải thích như giống như các
chồi non[26]. Ngoài chức năng giữ cho cây đứng vững trong quá trình sinh
trưởng, phát triển, bộ phận này còn như một đặc điểm tín hiệu để chọn giống có
quả không đắng (chứa gen bt-bitter free, có thể xác định ngay ở giai đoạn cây
con) (Tatlioglu, 1993)[29].
- Hoa
Dưa chuột là cây giao phấn, hoa dưa chuột cũng như hoa của các cây


7
khác trong họ bầu bí thường to và có màu sắc rực rỡ để hấp dẫn côn trùng đến
thụ phấn. Hoa mọc thành chùm hoặc mọc đơn ở nách lá. Hoa dưa chuột có 4-5
đài, 4-5 tràng hoa, đường kính 2-3 cm[13], màu sắc hoa tùy giống nhưng thường
gặp là màu vàng. Hoa đực mọc thành chùm (3-7 hoa/chùm), thường ra sớm và
nhỏ hơn hoa cái. Hoa đực dài 0,5-2 cm, có 4-5 nhị đực hợp thành. Hoa cái bầu
hạ, cuống hoa ngắn, mập, dài 3-5 mm, bầu quả dài 2-5 cm, bầu nhụy có 3-4
noãn, núm nhuỵ phân nhánh hoặc hợp. Hoa lưỡng tính có cả nhị và nhụy[15].
Dưa chuột rất đa dạng trong biểu hiện giới tính.

1. Dạng đơn tính cùng gốc (Monoecious): có cả hoa đực và hoa cái trên
cùng cây.
2. Dạng cây đơn tính cái (gynoecious): chỉ có hoa cái trên cây.
3. Dạng cây lưỡng tính (Hermaphroditus): chỉ có hoa lưỡng tính trên cây.
4. Dạng lưỡng tính đực (andromonoecious): cả hoa đực và hoa lưỡng tính
trên cây.
5. Dạng lưỡng tính cái (gynomonoeciuos): có hoa cái và hoa lưỡng tính
trên cây.
6. Dạng cây đơn tính đực (Androecious): chỉ có hoa đực là trên cây.
7. Dạng cây tam tính (Trimonoecious): có cả hoa đực, hoa cái và hoa lưỡng
tính trên cây đối với dưa chuột, dạng hoa đơn tính cùng gốc vẫn chiếm đa số. Tuy
nhiên, các giống trồng trong nhà kính hiện nay thường là gynoecious (đơn tính cái).
Dạng hoa lưỡng tính ít gặp ở dưa chuột. Cây đơn tính cùng gốc thường phát
triển qua 3 giai đoạn thể hiện giới tính:
l) Giai đoạn đầu chỉ có hoa đực;
2) Giai đoạn phát triển song song cả hai loại hoa - đây là giai đoạn dài nhất;
3) Giai đoạn cuối rất ngắn là giai đoạn hầu như chỉ có hoa cái.
Ngoài ra, dưa chuột là cây giao phấn, hoa được thụ phấn nhờ côn trùng, chủ
yếu là nhờ ong mật. Tuy nhiên, ở dưa chuột còn gặp dạng Parthenocarpy (dạng
trinh sinh): quả được phát triển không qua thụ tinh (còn gọi là sự tạo quả không
hạt). Trong các dạng hoa nói trên, cây hoàn toàn hoa cái và hoa lưỡng tính có ý
nghĩa quan trọng trong công tác chọn tạo và sản xuất hạt lai F1[15].


8
- Quả
Quả dưa chuột thuộc loại quả mọng, quả thuôn dài, quả có cuống dài 1-3
cm. Hình dạng và kích thước, màu sắc quả phụ thuộc vào giống. Quả non được
bao phủ bởi một lớp lông dày giống như bộ phận khác của cây. Bề mặt quả có
thể nhăn nhẹ, nhăn sâu, nhẵn phẳng hoặc nhẵn hơi gợn. Hình cắt ngang quả có

hình tròn và có 3 góc cạnh. Quả có thể rất nhỏ (3-4 cm) đến rất dài (>40 cm).
Quả dưa chuột có 3 múi, hạt đính vào giá noãn. Màu sắc quả khác nhau khi quả
còn xanh: xanh nhạt, xanh đậm, xanh dọc trắng nhẹ. Khi quả chín già có màu
vàng, nâu đậm, nâu có đường nút hình mạng lưới. đường rạn nứt trên quả già rất
khác nhau, đặc điểm này không những do yếu tố di truyền mà còn chịu nhiều tác
động của điều kiện ngoại cảnh. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào màu sắc gai quả.
Quả có màu gai trắng, vỏ quả sẽ xanh lâu, quả không bị biến vàng, quả có gai
nâu hoặc gai đen, quả nhanh bị biến vàng sau khi thu hái, khi chín quả có màu
vàng hoặc màu nâu. Quả dưa chuột trồng trong nhà kính thường không hạt và rất
được ưa chuộng tại các nước trồng dưa chuột trong nhà kính.
Trong thực tế dưa chuột thường được sử dụng ở dạng ăn tươi hoặc chế
biến, tuỳ theo mục đích sử dụng mà các nhà chọn tạo giống chọn tạo ra các
giống có kích cỡ, độ đặc, màu sắc gai quả khác nhau. Các giống ăn tươi thường
có quả to dài, vỏ dày, ở một số nước có thể gặp dạng quả tròn hình quả chanh
với hương vị nhẹ nhàng. Thông thường các giống dùng để ăn tươi có quả dài
hơn giống dùng để chế biến đóng hộp. Các giống dùng cho chế biến phải có độ
giòn, hương vị nhẹ.
- Hạt
Hạt dưa chuột hình ô van, dẹt, nhẵn và có màu vàng nhạt hoặc trắng.
Kích thước hạt trung bình 8-10 mm x 3-5 mm. Khối lượng 1000 hạt dao động
20-30g [15]. Dưa chuột là cây hàng năm, thân thảo, thân leo hay bò, có phủ lớp
lông dày. Chiều cao cây thay đổi phụ thuộc rất lớn vào giống và điều kiện canh
tác của từng vùng.


9

1.1.3. Giá trị dinh dưỡng và kinh tế của dưa chuột
1.1.3.1. Giá trị dinh dưỡng
Các loại rau nói chung và dưa chuột nói riêng là loại thực phẩm cần

thiết trong đời sống hằng ngày và không thể thay thế. Rau được coi là nhân tố
quan trọng đối với sức khỏe và đóng vai trò chống chịu với bệnh tật. Theo kết
quả nghiên cứu của nhiều nhà dinh dưỡng học trong và ngoài nước thì khẩu
phần ăn của người Việt Nam cần khoảng 2300-2500 Calor năng lượng hằng
ngày để sống và hoạt động. Ngoài nguồn năng lượng cung cấp từ lương thực,
rau góp phần đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể con người. Rau không
chỉ đảm bảo cung cấp chỉ số Calor trong khẩu phần ăn mà còn cung cấp cho
cơ thể con người các loại vitamin và các loại đa lượng, vi lượng không thể
thiếu được cho sự sống của mỗi cơ thể.
Bảng 1.1: Thành phần dinh dưỡng trong 100g rau ăn được[2]
Chỉ tiêu

Thành phần hóa học (g%)
Nước

Protit

Glu

Tro

Bầu

95,10

0,60

2,90

0,40


Dưa chuột

95,00

0,80

3,00

Bí xanh

95,50

0,60

Bí đỏ

92,00

Dưa gang

Calor/
100g

Vitamin (mg%)
B1

B2

PP


C

14,00

0,02

0,03

0,40

12,00

0,50

16,00

0,03

0,04

0,10

5,00

2,40

0,50

12,00


0,01

0,02

0,03

16,00

0,30

6,20

0,80

27,00

0,06

0,03

0,40

8,00

96,20

0,80

2,00


0,30

11,00

0,04

0,04

0,30

4,00

Cà chua

94,00

0,60

4,20

0,40

20,00

0,06

0,04

0,50


10,00

Mướp đắng

91,40

0,90

3,00

0,60

16,00

0,07

0,04

0,30

22,00

Xà lách

95,00

1,50

2,20


0,80

15,00

0,14

0,12

0,70

15,00

Rau dền

92,30

2,30

2,50

1,80

20,00

0,04

0,14

1,30


35,00

Dưa chuột là một thức ăn rất thông dụng và còn là một vị thuốc có giá trị.
Thành phần dinh dưỡng gồm protein (đạm) 0,8 g; glucid (đường) 3,0 g; xenlulo
(xơ) 0,7 g; năng lượng 15 kcalor; Canxi 23 mg; Phospho 27 mg; Sắt 1 mg; Natri
13 mg; Kali 169 mg; Caroten 90 mcg; Vitamin B1 0,03 mg; Vitamin C 5,0 mg.


10
Trong thành phần của dưa chuột chứa hàm lượng cacbon rất cao
khoảng 74-75%, ngoài ra còn cung cấp một lượng đường (chủ yếu là đường
đơn). Nhờ khả năng hòa tan, chúng làm tăng khả năng hấp thụ và lưu thông
máu, tăng tính hoạt động trong quá trình oxi hóa năng lượng của mô tế bào.
Bên cạnh đó, trong thành phần dinh dưỡng của dưa chuột còn có nhiều
axit amin không thay thế rất cần thiết cho cơ thể như Thianin (0,024 mg%);
Rivophlavin (0,075 mg%) và Niaxin (0,03 mg%), các loại muối khoáng như
Ca (23,0 mg%), P (27,0 mg%), Fe (1,0 mg%). Tăng cường phân giải axit uric
và các muối của axit uric (urat) có tác dụng lợi tiểu, gây cảm giác dễ ngủ.
Không những thế trong dưa chuột còn có một lượng muối kali tương đối giúp
tăng cường quá trình đào thải nước, muối ăn trong cơ thể có lợi cho người
mắc các bệnh về tim mạch.
1.1.3.2. Giá trị kinh tế
Ngoài giá trị về dinh dưỡng thì xét về mặt kinh tế dưa chuột là cây rau quả
quan trọng cho nhiều vùng chuyên canh mang lại hiệu quả kinh tế cao. Dưa
chuột là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
Bảng 1.2: So sánh hiệu quả sản xuất dưa chuột với các cây trồng khác[8]
Loại cây
Năng suất ( tạ/ha)


Dưa
chuột
250

Bắp cải

Cà chua

Ngô

Lúa

444

278

25

44

Giá bán bình quân(đ)

1.200

400

700

2.300


2000

- Chi phí vật chất (1000 đ/ha)

6.447

6.028

5.157

2.417

5.050

- Chi phí lao động (công/ha)

834

556

695

222

194

Tổng thu nhập (1.000 đ/ha)

23.552


11.749

14.302

3.333

3.830

28

21

20

Thu nhập/công ( đ/công)

15

19

Trong quả dưa chuột có các loại chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như
protein, các loại vitamin A, C, B1, B2, . . .. Trước đây dưa chuột được sử dụng
như loại quả tươi để giải khát. Đến khi thị trường trong nước cũng như thế giới


11
mở rộng, nhu cầu của người tiêu dùng phong phú thì việc đa dạng hóa cách sử
dụng là tất yếu. Ngày nay dưa chuột được sử dụng dưới nhiều dạng khác nhau
như quả tươi, trộn salat, cắt lát, đóng hộp xuất khẩu, . . .
Bên cạnh đó, dưa chuột còn là cây rau quả quan trọng cho nhiều vùng

chuyên canh mang lại hiệu quả kinh tế cao, thời gian sinh trưởng tương đối
ngắn, chi phí đầu tư thấp có thể mở rộng trên nhiều vùng kinh tế khác nhau.
1.2. Tình hình phát triển dưa chuột trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình phát triển dưa chuột trên thế giới
♦ Tình hình sản xuất dưa chuột trên thế giới
Theo số liệu thống kê từ FAO, năm 2007 diện tích trồng dưa chuột trên
thế giới khoảng 2.583,3 ha, năng suất đạt 17,27 tấn/ha, sản lượng đạt 44160,94
nghìn tấn. Số liệu trên Bảng 1.3 cho thấy, Trung Quốc là nước có diện tích trồng
dưa chuột lớn nhất với 1.653,8 ha chiếm 64,02% so với thế giới. Về sản lượng
Trung Quốc vẫn là nước dẫn đầu với 28.062 nghìn tấn, chiếm 62,09% tổng sản
lượng dưa chuột của thế giới. Sau Trung Quốc là Nhật Bản với sản lượng 634
nghìn tấn chiếm 1,42% của thế giới. Như vậy chỉ riêng 2 nước Trung Quốc và
Nhật Bản đã chiếm 64,32% tổng sản lượng của toàn thế giới.
Nhìn chung diện tích, năng suất và sản lượng dưa chuột của các nước trên
thế giới đều tăng qua các năm. Do nhu cầu về rau xanh nói chung và dưa chuột
nói riêng của người tiêu dùng ngày càng cao khi lương thực và các loại thức ăn
giàu đạm được đảm bảo. Đặc biệt là ở các nước phát triển như Trung Quốc,
Nhật Bản, Anh, Canada, Đức...
♦ Tình hình tiêu thụ dưa chuột trên thế giới.
Theo tính toán thì mức tiêu dùng rau tối thiểu cho mỗi người cần 90 - 110
kg/người/năm tức khoảng 250 -300 g/người/ngày. Đối với các nước phát triển có
đời sống cao đã vượt quá xa mức quy định này: Nam Triều Tiên 141,1
kg/người/năm; Newzealand 136,7 kg/người/năm, Hà Lan lên tới 202 kg/người/năm,
ở Canada mức tiêu thụ rau bình quân hiện nay là 227 kg/người/năm.


12

Bảng 1.3: Tình hình sản xuất dưa chuột của một số nước trên thế giới
qua các năm 2006, 2007[35]


Quốc gia
Thế giới
Trung Quốc
Nhật Bản
Indonesia
Mexico
Thái Lan
Canada
Cuba
Israel
Pháp
Ấn Độ
Hungary
Italya
Malaysia
Bangladesh
Australia
Philippines
Pakistan

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(nghìn ha)
2006
2007

2524,1
2583,3
1603,6
1653,8
13,1
13,0
58,6
59,0
17,7
18,0
28,0
28,0
2,5
2,4
17,5
18,0
1,7
1,7
0,7
0,7
18,0
18,0
1,2
1,2
2,3
2,2
2,0
2,0
6,4
5,9

1,0
1,0
1,6
1,6
1,1
1,1

(tấn/ha)
2006
2007
17,4
17,2
17,0
16,9
47,9
48,7
10,2
10,1
27,9
27,7
7,9
7,9
85,1
88,8
8,8
8,7
76,2
80,5
182,7
182,6

6,6
6,6
60,5
59,0
30,8
31,8
22,5
22,5
4,3
4,3
13,0
14,0
6,0
6,1
5,8
5,9

(nghìn tấn)
2006
2007
44065,8
44610,9
27357,0
28062,0
628,3
634,0
598,8
600,0
496,0
500,0

222,0
222,0
216,5
220,0
155,6
158,0
133,4
141,0
128,6
137,0
120,0
120,0
70,8
70,9
71,3
70,0
45,0
45,0
28,0
25,5
13,0
14,0
9,7
10,0
6,4
6,5

Trước nhu cầu về rau ngày càng tăng, một số nước trên thế giới đã có những
chính sách nhập khẩu rau khác nhau. Năm 2005, nước nhập khẩu rau nhiều nhất thế
giới là Pháp đạt 145,224 nghìn tấn; sau Pháp là các nước như: Canada (143,332

nghìn tấn); Anh (140,839 nghìn tấn); Đức (116,866 nghìn tấn). Trong khi đó, 5
nước chi tiêu cho nhập khẩu rau lớn trên thế giới là: Đức (149.140 nghìn USD);
Pháp (132.942 nghìn USD); Canada (84.496 nghìn USD); Trung Quốc (80.325
nghìn USD); Nhật Bản (75.236 nghìn USD). Riêng đối với dưa chuột đã trở thành
mặt hàng xuất nhập khẩu quan trọng ở một số nước trên thế giới.
Bảng 1.4: Tình hình xuất nhập khẩu dưa chuột một số nước
trên thế giới năm 2005 [35]
Nhập khẩu

Xuất khẩu


13

Quốc gia

Khối lượng (tấn)

Quốc gia

Hoa Kỳ

423.431

Tây Ban Nha

399.256

Đức


410.084

Mexico

398.971

Anh

104.054

Netherland

360.054

Newzeland

66.901

Jordani

64.308

Pháp

59.019

Canada

54.967


Liên Bang Nga

44.112

Hoa Kỳ

48.460

Canada

42.470

Iran

36.948

Thế giới

1.545.819

Thế giới

Khối lượng (tấn)

1.331.695

Số liệu trên Bảng 1.4 cho thấy, hiện nay 5 nước có khối lượng dưa chuột
xuất khẩu lớn nhất là Tây Ban Nha (399.256 tấn), Mexico (398.971 tấn),
Newtherland (360.054 tấn), Jordan (64.308 tấn) và Canada (54.967 tấn). Những
nước đứng đầu về nhập khẩu là Hoa Kỳ (423.431 tấn), Đức (410.084 tấn), Anh

(104.054 tấn), Newtherland (66.901 tấn), Pháp (59.019 tấn). Ở những nước như
Hoa Kỳ, Newtherland công nghệ chế biến đồ hộp đang phát triển mạnh do đó ở
những nước này vừa có khối luợng nhập khẩu và xuất khẩu rất lớn. Dưa chuột được
nhập về cùng với sản xuất trong nước, qua chế biến, đóng gói và đem xuất khẩu.
1.2.2. Tình hình phát triển dưa chuột ở Việt Nam
♦ Tình hình sản xuất dưa chuột ở Việt Nam
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2006, diện tích trồng rau cả
nước năm 2006 là 644,0 nghìn ha, tăng 29,5% so với năm 2000 (452,9 nghìn
ha). Năng suất đạt 149,9 tạ/ha, là năm có năng suất trung bình cao nhất từ trước
đến nay. Tổng sản lượng rau cả nước đạt 9,65 triệu tấn, đạt giá trị 144.000 tỷ
đồng (tương đương 900 triệu USD), chiếm 9% GDP của nông nghiệp Việt Nam,
trong khi diện tích chỉ chiếm 6%. Với khối lượng trên, bình quân sản lượng rau
sản xuất trên đầu người đạt 115 kg/người/năm, tương đương mức bình quân toàn
thế giới và đạt loại cao trong khu vực, gấp đôi trung bình của các nước ASEAN
(57 kg/người/năm). Kim ngạch xuất khẩu rau, quả và hoa cây cảnh trong 5 năm
(2000-2004) đạt 1.222 triệu USD (bình quân mỗi năm đạt 224,4 triệu USD),
trong đó khoảng 60% kim ngạch xuất khẩu rau


14
Riêng đối với dưa chuột được xem là một trong những loại rau chủ lực,
có diện tích 19.874 ha, năng suất 16,88 tấn/ha, sản lượng 33.537 tấn chỉ đứng
sau cà chua.
Bảng 1.5: Diện tích, năng suất và sản lượng một số loại rau chủ lực
năm 2004[32]
Loại rau
Cà chua
Dưa chuột
Dưa hấu
Đậu rau

Cải các loại
Hành tỏi

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(ha)
20,64
19,87
18,14
7,68
26,18
14,67

(tấn/ha)
17,34
16,88
17,82
6,87
22,64
15,84

(tấn)
357,21
33,53
322,89
52,76

592,80
232,50

Các vùng trồng dưa chuột lớn của cả nước bao gồm các tỉnh phía Bắc
thuộc vùng đồng bằng sông Hồng. Phía Nam, các huyện ngoại thành TP. Hồ Chí
Minh, đồng bằng sông Cửu Long như Tân Hiệp (Tiền Giang), Châu Thành (Cần
Thơ), Vĩnh Châu (Sóc Trăng). Miền Trung và Tây Nguyên gồm vùng rau truyền
thống như Đà Lạt, Đơn Dương, Đức Trọng (Lâm Đồng), các tỉnh duyên hải
miền Trung.


15

♦ Tình hình tiêu thụ dưa chuột ở Việt Nam
Sản phẩm làm ra từ dưa chuột không chỉ để tiêu thụ tại chỗ mà một lượng
khá lớn được chế biến và xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Mặc dù công
nghệ sau thu hoạch của nước ta còn thấp, song thị trường xuất khẩu vẫn chiếm
một vị trí quan trọng.
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan (2007), kim ngạch xuất khẩu
các loại dưa chuột vào cuối tháng 04/2007 đạt trên 571 nghìn USD, tăng 38% so
với cùng kỳ tháng 03/2007. Trong đó có 03 doanh nghiệp có mức kim ngạch
xuất khẩu dưa chuột các loại đạt trên 50 nghìn USD là Công ty giao nhận và
xuất nhập khẩu Hải Phòng, Tổng công ty rau quả Nông sản, Công ty cổ phần
xuất nhập khẩu Rau quả I.
Công ty giao nhận và xuất nhập khẩu Hải Phòng là doanh nghiệp đứng
đầu với kim ngạch xuất khẩu đạt trên 215 nghìn USD, chiếm 38% tổng kim
ngạch xuất khẩu các loại dưa chuột của cả nước. Các loại dưa mà công ty xuất
khẩu là dưa chuột bao tử dầm dấm, dưa chuột dầm dấm, dưa chuột trung tử dầm
dấm sang thị trường Hoa Kỳ. Giá dưa chuột xuất khẩu khá ổn định dao động
0,29-0,33 USD/kg.

Bảng 1.6: Tham khảo thị trường xuất khẩu các loại dưa chuột
cuối tháng 04/2007[31]
Thị trường

Chủng loại

Kim ngạch (USD)

Nga

Dưa bao tử dầm dấm, dưa chuột đóng lọ,
dưa chuột dầm dấm, dưa trung tử

318.939

Mông Cổ

Dưa chuột dầm dấm

65.696

Nhật Bản

Dưa chuột muối, dưa chuột bao tử muối

58.220

Đài Loan

Dưa chuột muối, dưa bao tử muối, dưa

gang muối

47.726

Cộng hòa Sec

Dưa chuột đóng lọ

34.627

Tổng công ty rau quả Nông sản đã xuất khẩu dưa chuột dầm dấm sang thị
trường Nga với đơn giá là 5,14 USD/hộp (FOB, cảng Hải Phòng). Trong khi đó


×