Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Bài tập học kỳ môn tư tưởng hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.51 KB, 11 trang )

MỞ ĐẦU
Hồ Chí Minh- vị lãnh tụ, nhà thơ lớn của dân tộc, danh nhân văn hóa thế
giới- đã lái con thuyền cách mạng Việt Nam đỗ bến bờ độc lập, tự do. Ngoài ra
Người còn là một nhà tư tưởng lớn đã để lại cho chúng ta hệ thống những quan
điểm, lí luận đáp ứng nhu cầu thực tiễn của cách mạng Việt Nam đặt ra từ đầu thế
kỷ XX cho tới giờ chúng ta vẫn cần nó đó là tư tưởng Hồ Chí Minh.
Có nhiều định nghĩa về tư tưởng của Người nhưng theo em định nghĩa thể
hiện sự logic, dễ nhớ nhưng vẫn phản ánh một cách toàn diện nội dung cốt lõi, hệ
thống tư tưởng, quan điểm cơ bản, sự thống nhất giữa giá trị nhân văn của dân tộc
và nhân loại cũng như nguồn gốc, mục đích hướng tới của tư tưởng là định nghĩa
nêu trong cuốn “Tư tưởng Hồ Chí Minh. Một số nhân thức cơ bản”của tiến sĩ
Nguyễn Mạnh Tường. Theo đó: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống tư tưởng,
quan điểm cơ bản phản ánh sâu sắc thực tiễn cách mạng Việt Nam, cách mạng
thuộc địa, trên cơ sở kế thừa vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác- Lênin, tinh
hoa văn hóa dân tộc và trí tuệ nhân loại, nhằm giải phóng dân tộc giai cấp và
con người”.
Để hình thành tư tưởng ấy không thể thiếu nhân tố khách quan của điều kiện
lịch sử- xã hội. Để làm rõ hơn vấn đề này em đã chọn đề tài “Phân tích điều kiện
lịch sử- xã hội hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh” cho bài tập lớn học kỳ.

NỘI DUNG
Tư tưởng Hồ Chí Minh dược hình thành dưới những tác động, của những yếu tố
lịch sử xã hội cụ thể của dân tộc và thời đại lúc bấy giờ đó là: xã hội Việt Nam
cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX; quê hương, gia đình và yếu tố thời đại.

I. Xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX


1.Tính chất xã hội Việt Nam trong suốt thế kỷ XIX là một xã
hội lạc hậu, bảo thủ và phản động được thể hiện trong các
lĩnh vực của đời sống lúc bấy giờ


Về chính trị: nhà Nguyễn đã tăng cường đàn áp, bóc lột với nhân dân ở trong
nước và thực hiện “bế quan tỏa cảng” đối với bên ngoài.
Về kinh tế: nhà Nguyễn thực hiện chính sách “trọng nông ức thương” coi
trọng nhất nông nhì sĩ, thương nhân bị khinh rẻ, các nghề khác thường bị coi là
nghề phụ, coi nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, trì trệ là nền kinh tế chủ yếu, không
phát triển các ngành kinh tế thủ công nghiệp, kìm hãm thương nghiệp phát triển,
không mở các trường đào tạo khoa học, kỹ thuật, kinh tế.
Về văn hóa, tư tưởng: nhà Nguyễn duy trì tư tưởng phong kiến đè nén nông
dân và trói buộc phụ nữ, nếp dân chủ làng mạc, tính cộng đồng nguyên thuỷ vẫn
tồn tại trên cơ sở kinh tế nông nghiệp tự cấp tự túc. Bên cạnh đó cự tuyệt những tư
tưởng tiến bộ nhằm đổi mới canh tân đất nước của các nhà tư tưởng tiến bộ như:
Phạm Văn Thứ, Nguyễn Trường Tộ, Bùi Viện, Đặng Huy Trứ…
Về xã hội: Xã hội không ổn định, vẫn giữ cơ cấu xã hội nhà -làng - nước,
các tầng lớp nhân dân sống khổ cực vì bị địa chủ, cường hào chiếm đoạt ruộng đất,
quan lại tham nhũng, tô thuế phu dịch nặng nề, dịch bệnh, nạn đói hoành hành
khắp nơi. Nhiều cuộc nổi dậy diễn ra như của Nông Văn Vân, Lê Văn Khôi, Cao
Bá Quát…
Về quân sự: công tác quốc phòng, tình hình quân đội suy sút, vũ khí, trang bị
bộ binh rất lạc hậu. Thuỷ quân không đủ khả năng bảo vệ bờ biển chống hải tặc.
Dạy binh pháp không chú trọng tới sách vở phương Tây. Quan điểm khoa học
quân sự của nhà Nguyễn không vượt quá khuôn khổ phong kiến, không bắt kịp với
thành tựu mới của khoa học phương Tây khiến quân sự Việt Nam bị lạc hậu nhiều.


Như vậy, nhà Nguyễn đã không chuẩn bị tiềm lực vật chất, tinh thần, thế
mạnh của dân tộc để có đủ sức mạnh bảo vệ Tổ quốc, chống lại kẻ thù bên ngoài.
Việc mất nước trong giai đoạn này chính là trách nhiệm của nhà Nguyễn. Khi đó,
triều Nguyễn đã giải thích rằng “đầu hàng” này là “định mệnh của dân tộc”, điều
đó là hoàn toàn vô lý vì trong quá khứ ta đã từng chiến thắng nhiều kẻ thù lớn hơn
mình nếu những người cầm quyền sáng suốt hơn, có cái nhìn đa chiều hơn về thời

cuộc, hiểu dân và dựa vào sức mạnh của dân để chiến thắng kẻ thù thì thực dân
Pháp không phải là lực lượng không thể chiến thắng.

2. Sự kiện thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam đã
làm xã hội Việt Nam tách ra thành hai khuynh hướng đối
lập.
Giai cấp thống trị- triều Nguyễn đi từ quan điểm chủ chiến đến quan điểm
chủ hòa và rồi cam tâm đầu hàng, cam chịu làm nô lệ để giữ lấy ngai vàng và lợi
ích riêng của hoàng tộc. Qua đây, ta có thể nhận thấy được sự đớn hèn, bạc nhược
của cả giai cấp thống trị lúc bấy giờ từng bước đầu hàng, cam tâm làm nô lệ cho
Pháp, từ bỏ lợi ích dân tộc để bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị.
Quần chúng nhân dân: họ phải chịu cảnh “một cổ hai tròng” nhưng đã không
cam tâm làm nô lệ mà tự vũ trang, nổi dậy “chống cả triều lẫn tây”. Phong trào
diễn ra sôi nổi trên khắp cả nước tiêu biểu như khởi nghĩa của: Nguyễn Thiện
Thuật, Nguyễn Quang Bích, Trương Định, Phan Đình Phùng…nhưng các phong
trào này cuối cùng cũng đều thất bại bởi vì vẫn chưa tách khỏi ý thức hệ phong
kiến.
Như vậy, hệ tư tưởng phong kiến đã tỏ ra bất lực trước nhiệm vụ lịch sử
của đất nước nhưng những cuộc kháng chiến này cũng đã ghi thêm những trang sử
vẻ vang cho truyền thống anh hùng của dân tộc. Ta có thể nhận thấy được rằng chủ


nghĩa yêu nước ở đây là chân chính bởi vì họ đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng
để bảo vệ quê hương, đất nước.

3.Đầu thế kỷ XX phong trào yêu nước có sự tác động của
những yếu tố mới
Yếu tố thực tiễn: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp
1897-1914 đã du nhập vào Việt Nam phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa sản
sinh ra các giai cấp mới trong xã hội: Công nhân, tư sản, tiêu tư sản.

Yếu tố lí luận: Sự du nhập của Tân thư, Tân văn, các cuộc vận động cải cách
của Trung Quốc và đặc biệt là tấm gương cường thịnh của nước Nhật đã tác động
làm thay đổi tư tưởng của những nhà yêu nước làm phong trào yêu nước Việt Nam
chuyển dần sang xu hướng dân chủ tư sản như: phong trào Đông Du, Đông Kinh
Nghĩa Thục, Duy Tân, Việt Nam Quang phục Hội,…Những phong trào ấy cuối
cùng lại thất bại, vì còn gắn với hệ tư tưởng tư sản. Hệ tư tưởng tư sản lúc này đã
trở nên nỗi thời và lạc hậu ở phương Tây, lại được các sĩ phu phong kiến truyền bá
nên còn nhiều hạn chế và bất lực trước những nhiệm vụ lịch sử của đất nước.
Từ những phân tích trên cho ta thấy: hệ tư tưởng phong kiến và tư sản
không thể đáp ứng nhiệm vụ lịch sử giành lại độc lập cho dân tộc. Sự thất bại của
những phong trào theo những hệ tư tưởng này đặt ra yêu cầu với cách mạng Việt
Nam là phải có đường lối, phương pháp lãnh đạo cách mạng phù hợp. Sự ra đi tìm
đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc năm 1911chính là để đáp ứng yêu cầu của
cách mạng Việt Nam, là điều kiện quan trọng cho quá trình tích lũy tri thức hình
thành tư tưởng Hồ Chí Minh sau này.

II. Yếu tố quê hương và gia đình:
1.Người đã kế thừa tư tưởng yêu nước thương dân từ quê
hương, gia đình


Quê hương là nơi hình thành nên nhân cách con người, xứ Nghệ là vùng quê
giàu truyền thống cách mạng trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước
đã làm tình cảm yêu nước của Người sớm nảy nở với các tấm gương yêu nước
chống ngoại xâm: Đặng Dung, Vương Thúc Mậu, Mai Hắc Đế, Lê Lợi, Nguyễn
Trãi, Nguyễn Huệ, Nguyễn Biểu Nguyễn Công Trứ, Phan Đình Phùng, Phan Bội
Châu...
Gia đình cũng ảnh hưởng lớn đến tư tưởng của Người, sinh ra trong một gia
đình giàu truyền thống yêu nước, thân sinh người cụ Nguyễn Sinh Sắc là một nhà
nho giàu lòng yêu nước, thương dân sâu sắc, lao động cần cù, có ý chí kiên cường

vượt qua gian khổ, khó khăn để đạt được mục tiêu, chí hướng, giúp dân giúp nước,
đỗ Phó bảng nhưng sống rất giản dị, gần gũi với dân. Mẹ là bà Hoàng Thị Loanmột người nhân hậu và hết lòng vì chồng con sống chan hòa với mọi người đã làm
tình yêu nước sớm nảy nở trong Người qua bao lời ru mang nặng tình nghĩa nước
non. Cả chị và anh của Nguyễn Tất Thành cũng đều tham gia vào hoạt động yêu
nước, chống Pháp, bị bắt giam và lưu đày hàng chục năm.
Truyền thống yêu nước của gia đình, quê hương đã ảnh hưởng to lớn và
sâu sắc đến tuổi ấu thơ của Bác, đến việc hình thành tư tưởng của Hồ Chí Minh.

2. Hồ Chí Minh kế thừa được tư tưởng “lấy dân làm gốc”
hậu thuẫn cho mọi hoạt động chính trị - xã hội Việt Nam
Người đã kế thừa được từ các bậc tiền bối tư tưởng yêu nước, thương dân,
gắn bó với dân và lấy dân làm hậu thuẫn cho mọi hoạt động chính trị- xã hội của
mình. Người nhận ra rằng: một người muốn hoạt động chính trị-xã hội thì không
thể không lấy dân làm gốc, nếu không có dân thì không có gì để hậu thuẫn cả và
ngày càng ý thức thêm được nhiều ý nghĩa từ tư tưởng lấy dân làm hậu thuẫn.
Những biểu hiện về tư tưởng lấy dân làm hậu thuẫn của Hồ Chí Minh trong
hoạt động chính trị -xã hội được coi là một sự vận dụng lý luận và thực tiễn rất


tuyệt vời của Người. Bởi lẽ, cũng có nhiều người cũng biết lấy dân làm hậu thuẫn,
nhưng không phải ai cũng biết vận dụng tư tưởng này vào thực tiễn nhưng Hồ Chí
Minh đã làm rất thành công về nội dung này trong mọi nơi mọi lúc. Đó chính là
một trong những nét riêng biệt, thành công nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh.

3. Những bài học mà Nguyễn Tất Thành đã rút ra từ những
chứng kiến tại quê hương, đất nước mình
Nguyễn Tất Thành đã tận mắt chứng kiến một cảnh ngộ đối lập giữa: một
bên là đồng bào, nhân dân mình bị áp bức bóc lột, cuộc sống nghèo khổ nhưng lại
kiên cường đứng lên chống giặc với phía bên kia là những tên thực dân, phong
kiến độc ác, dã man, cuộc sống xa hoa, đồi trụy nhưng lại đớn hèn bạc nhược khi

đất nước lâm nguy. Những bài học thất bại của những nhà yêu nước tiền bối cũng
có tác động không nhỏ tới Nguyễn Tất Thành.
Những điều này đã biến thành lòng căm thù, hình thành nhân sinh quan
yêu nước cách mạng của Người ngay từ đầu và theo suốt quá trình hoạt động cách
mạng. Thôi thúc Người ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Bằng những
quan sát thực tế Nguyễn Tất Thành nhận thấy rằng muốn cứu nước, giải phóng dân
tộc thì không thể đi theo con đường các bậc tiền bối đã đi, mà cần phải tìm ra một
con đường mới.

III. Yếu tố thời đại
1.Sự ra đời của chủ nghĩa đế quốc
Một trong năm đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa đế quốc là sự phân chia thế
giới về lãnh thổ với phương pháp phổ biến là chiến tranh xâm lược thuộc địa đều
này đã hình thành hai hệ thống đối lập trên toàn thế giới vào đầu thế kỷ XX: một là
hệ thống các nước đế quốc liên kết đàn áp các dân tộc thuộc địa như sự thất bại của
Phong trào Đông Du là do sự liên minh của Pháp và Nhật; hai là hệ thống các
nước thuộc địa bị áp bức, bóc lột.


Do đó cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc sang thế kỷ XX đã không còn là
hành động riêng rẽ của mỗi nước chống lại sự xâm lược và thống trị của chủ nghĩa
đế quốc nữa mà trở thành cuộc đấu tranh chung của các dân tộc thuộc địa gắn với
cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản quốc tế chống giai cấp tư sản ở chính quốc.
Đồng thời làm nảy sinh những mâu thuẫn mới trong lòng xã hội: một là mâu
thuẫn giữa các nước đế quốc với với các nước thuộc địa thúc đẩy phong trào giải
phóng dân tộc phát triển: hai là mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với nhau về việc
phân chia thị trường thế giới sinh ra các hội nghị giữa các nước đế quốc nhằm phân
chia thuộc địa, lợi nhuận chiến tranh.
Khoảng cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành từ Anh về Pháp, đến sống và
hoạt động tại Pari, thủ đô nước Pháp, một trung tâm văn hóa, khoa học và chính trị

của Châu Âu. Đây là một sự kiện rất quan trọng trong cuộc đời của Người. Nhờ lăn
lộn với phong trào quần chúng, sát cánh với những người yêu nước Việt Nam và
những người cách mạng từ các thuộc địa của Pháp, Người đã nhanh chóng tiếp cận
với phải tả và gia nhập Đảng xã hội Pháp năm 1919 – một chính đảng duy nhất ở
Pháp lúc bấy giờ bảo vệ, tỏ sự đồng tình với cuộc đấu tranh của các dân tộc thuộc
địa bị áp bức, bóc lột và theo đuổi những lý tưởng cao đẹp của cách mạng Pháp: tự
do, bình đẳng, bác ái.
Cùng năm 1919 một hội nghị do Mỹ triệu tập được tổ chức ở Vecxay với cái
tên Hội nghị Hòa bình đã khiến Nguyễn Ái Quốc hy vọng có thể tìm được sự giúp
đỡ ở đây nên Người đã nhân danh những người Việt Nam yêu nước gửi đến Hội
nghị bản Yêu sách của nhân dân An Nam với nội dung mong muốn được công
nhận một số quyền tự do cơ bản cho dân tộc Việt Nam nhưng đã không được chấp
nhận.
Sự kiện Người gia nhập Đảng Xã hội Pháp và sự kiện gửi bản Yêu Sách
của nhân dân An Nam tới Hội nghị hòa bình đã có ảnh hưởng rất lớn trong tư
tưởng Hồ Chí Minh. Người đã nhận rõ bản chất giả dối của chủ nghĩa đế quốc và


rút ra được bài học là muốn được giải phóng các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào
bản thân mình, vào lực lượng của mình. Không thể tin theo những tuyên bố bằng
lời nói của chủ nghĩa đế quốc mà cần phải nhận rõ những hành động của họ đằng
sau cái gọi là “Hội nghị hòa bình” trên thực tế là để thỏa thuận giữa các nước đế
quốc với nhau trong việc phân chia lại thị trường thế giới.

2. Sự kiện Cách mạng tháng mười Nga thành công và Quốc
tế III được thành lập.
Năm 1917 Cách mạng Tháng Mười ở Nga thành công đánh dấu bước ngoặt
lớn trong lịch sử nhân loại, mở ra thời kỳ mới cho phong trào giải phóng dân tộc,
có ý nghĩa to lớn với các dân tộc thuộc địa; tháng 3 năm 1919 V.I. Lê nin thành lập
Quốc tế III thay thế Quốc tế II đây là tổ chức quốc tế duy nhất ủng hộ các dân tộc

thuộc địa một cách thiết thực nhất; việc Nhà nước Xô Viết non trẻ đánh bại cuộc
chiến tranh can thiệp của 14 nước đế quốc vào nước Nga, đồng thời giải quyết
xong vấn đề nội chiến bảo vệ vững chắc thành trì xã hội chủ nghĩa.
 Ba sự kiện này đã mang lại những ý nghĩa hết sức to lớn làm cán cân lực
lượng chính trị trên thế giới có lợi cho vô sản: làm thay đổi cục diện chính trị của
tình hình thế giới với lợi thế nghiêng về nước Nga, về phong trào vô sản, làm cho
bầu không khí chính trị ở các nước Châu Âu trở nên sôi động, nhất là trong Đảng
xã hội Pháp. Chính những sự kiện đó đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tiến trình nhận
thức và chuyển biến tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc.

3. Nguyễn Ái Quốc tìm thấy con đường giải phóng dân tộc
Tháng 7- 1920 trong một cuộc họp, Người đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những
luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lê nin đăng trên báo Nhân đạo.
Khi đọc bản Luận cương này. Người nói : “Luận cương của Lê nin làm cho tôi rất
cảm động , phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao? Tôi vui mừng đến phát khóc lên.
Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông


đảo: Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là
con đường giải phóng của chúng ta!”. Người đã biểu quyết tán thành Quốc tế III và
tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp trở thành người Đảng viên đầu tiên của
cách mạng Việt Nam.
Bản Sơ thảo của Lênin đã giúp Người tìm thấy con đường chân chính cho
sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc và đánh dấu bước chuyển căn bản trong tư
tưởng của Người - từ lập trường dân tộc sang lập trường giai cấp, từ một người yêu
nước thành một người cộng sản.
KẾT LUẬN
Như vậy tư tương Hồ Chí Minh được hình thành bởi các yếu tố lịch sử xã
hội cụ thể từ xã hội; quê hương, gia đình và thời đại mà Người đã sống và hoạt
động từ đó tìm ra con đường cứu nước chấm dứt thời kỳ khủng hoảng đường lối

cách mạng Việt Nam đưa cách mạng tiến bước theo dòng thác tiến bộ của lịch sử.
Là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam,
cách mạng giải phóng các dân tộc thuộc địa, đóng góp bước phát triển mới cho hệ
thống lý luận thế giới và tiếp tục soi sáng cho công cuộc đổi mới đất nước đi lên xã
hội chủ nghĩa phồn vinh, ấm no, hạnh phúc.

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.. 1
NỘI DUNG.. 1
I. Xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX.. 1


1.Tính chất xã hội Việt Nam trong suốt thế kỷ XIX là một xã hội lạc hậu, bảo
thủ và phản động được thể hiện trong các lĩnh vực của đời sống lúc bấy giờ. 1
2. Sự kiện thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam đã làm xã hội Việt Nam
tách ra thành hai khuynh hướng đối lập. 3
3.Đầu thế kỷ XX phong trào yêu nước có sự tác động của những yếu tố mới 3
II. Yếu tố quê hương và gia đình: 4
1.Người đã kế thừa tư tưởng yêu nước thương dân từ quê hương, gia đình. 4
2. Hồ Chí Minh kế thừa được tư tưởng “lấy dân làm gốc” hậu thuẫn cho mọi
hoạt động chính trị - xã hội Việt Nam.. 5
3. Những bài học mà Nguyễn Tất Thành đã rút ra từ những chứng kiến tại
quê hương, đất nước mình. 5
III. Yếu tố thời đại 6
1.Sự ra đời của chủ nghĩa đế quốc. 6
2. Sự kiện Cách mạng tháng mười Nga thành công và Quốc tế III được thành
lập. 7
3. Nguyễn Ái Quốc tìm thấy con đường giải phóng dân tộc. 8
KẾT LUẬN.. 8

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1/ Hội đồng chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. CTQG, Hà
Nội, 2003;


2/ Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. CTQG, Hà Nội,
2005, 2009;
3/ Nguyễn Khánh Bật (chủ biên), Những bài giảng về môn học tư tưởng Hồ Chí
Minh, Nxb. CTQG, Hà Nội, 1998.
4/ Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb. Sự
thật, Hà Nội, 1976;
5/ Nguyễn Bá Linh, Tư tưởng Hồ Chí Minh - Một số nội dung cơ bản, Nxb.
CTQG, Hà Nội, 1995;
6/ Nguyễn Mạnh Tường (chủ biên), Tư tưởng Hồ Chí Minh - Một số nhận thức cơ
bản, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2009.
7/Hồ Chí Minh toàn tập, tập 1 - 12, Nxb. CTQG, Hà Nội, 1995;
8/ Phạm Văn Đồng, Những nhận thức cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb,
CTQG, Hà Nội, 1998;
9/ GS Trần Văn Giàu, Sự hình thành về cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb,
CTQG, 1997.
11/ Đức Vượng, Quá trình hình thành tư tưởng yêu nước của Hồ Chí Minh, Nxb.
CTQG, Hà Nội, 1993.
12/ />nh_tthcm/




×