Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Ảnh hưởng của thức ăn, mật độ ương đến tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá chuối hoa (channa maculata lacepede, 1801) giai đoạn cá giống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 66 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
_________________________

NGUYỄN THANH HUYỀN

ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN, MẬT ĐỘ ƯƠNG
ĐẾN TỶ LỆ SỐNG VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA
CÁ CHUỐI HOA (Channa maculata Lacépède, 1801)
GIAI ĐOẠN CÁ GIỐNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

NGHỆ AN - 2015


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
_________________________

NGUYỄN THANH HUYỀN

ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN, MẬT ĐỘ ƯƠNG
ĐẾN TỶ LỆ SỐNG VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA
CÁ CHUỐI HOA (Channa maculata Lacépède, 1801)
GIAI ĐOẠN CÁ GIỐNG


Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản
Mã số: 60.62.03.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS NGUYỄN HỮU DỰC

NGHỆ AN - 2015


i
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn thạc sỹ “Ảnh hưởng của thức ăn, mật độ ương đến tỷ lệ sống
và tăng trưởng của cá Chuối hoa (Channa maculata Lacépède, 1801) giai
đoạn cá giống”, chuyên ngành nuôi trồng thủy sản là của riêng tôi. Luận văn đã
sử dụng thông tin từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, các thông tin có sẵn đã
được trích rõ nguồn gốc.
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu đã có được trong
luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi
sự giúp đỡ trong việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin
trích dẫn trong luận văn đều đã được trích rõ nguồn gốc.
Tác giả

Nguyễn Thanh Huyền


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc
nhất đến thầy PGS.TS Nguyễn Hữu Dực người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong

suốt quá trình làm đề tài.
Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn đến ThS. Nguyễn Đình Vinh chủ nhiệm
nhiệm vụ quỹ gen cấp nhà nước "Khai thác và phát triển nguồn gen cá Chuối
hoa (Channa maculata Lacépède), cá Lóc đen (Channa striata Bloch), cá
Ngạnh (Cranoglanis sinensis Peters) ở Bắc Trung Bộ” đã tạo điều kiện hỗ trợ
vật liệu, cơ sở vật chất và kinh phí để thực hiện đề tài.
Tiếp đến tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến ban lãnh đạo Chi Cục Nuôi Trồng
Thủy Sản Nghệ An, trại cá Nam Giang thuộc Công Ty Cổ Phần Giống Thủy Sản
Nghệ An, Ban giám hiệu, Phòng Sau Đại Học và Khoa Nông Lâm Ngư Trường
Đại Học Vinh đã tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành tốt khóa học này.
Con xin gửi lời cảm ơn đến bố mẹ người đã có công sinh thành, giáo
dưỡng để con có được như ngày hôm nay.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn đến tập thể lớp cao học 21 - NTTS và đồng
nghiệp, những người đã luôn động viên, giúp đỡ và cổ vũ tôi rất nhiều trong suốt
quá trình học tập.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn tốt nghiệp không thể tránh
khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của Hội đồng khoa
học, thầy, cô và các bạn.
Vinh, ngày

tháng

năm 2015

Tác giả

Nguyễn Thanh Huyền


iii

MỤC LỤC


iv
CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU TRONG LUẬN VĂN
DWG Daily Weighi gain
L
Max
Min
MĐ1
MĐ2
MĐ3
SGR Specific growth rate
TA1
TA2
TA3
W

Tăng trưởng tuyệt đối
Chiều dài
Giá trị lớn nhất
Giá trị nhỏ nhất
Mật độ 1
Mật độ 2
Mật độ 3
Tăng trưởng tương đối
Thức ăn 1
Thức ăn 2
Thức ăn 3
Khối lượng



v
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngành thủy sản Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh
tế đất nước. Quy mô của ngành thủy sản ngày càng mở rộng và vai trò của ngành
thủy sản cũng tăng lên không ngừng trong nền kinh tế quốc dân.
Tiềm năng về mặt nước nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Nghệ An tương đối
lớn. Theo số liệu thống kê của Chi Cục Nuôi Trồng Thủy Sản, hiện nay trên địa
bàn tỉnh có khoảng 23.610 ha diện tích mặt nước đưa vào nuôi trồng thủy sản,
trong đó diện tích nuôi cá nước ngọt là 21.000 ha, sản lượng đạt 34.593 tấn [3].
Ngoài ra, theo quy hoạch một loạt các hồ thủy điện, hồ chứa lớn nhỏ với
hàng nghìn hecta diện tích mặt nước đang được xây dựng (Bản Vẽ, Khe Bố, Bản
Mồng, Nhạn Hạc, Khe Bu, Thác Muối, Khe Là,...) sẽ tạo nên một tiềm năng lớn
cho phát triển nuôi trồng thủy sản.
Nguồn lợi cá nước ngọt của Nghệ An nói riêng và vùng Bắc Trung bộ
nói chung khá phong phú, phân bố tự nhiên dọc theo các lưu vực sông. Riêng
khu hệ cá sông Lam đã có 157 loài và phân loài thuộc 52 họ và phân họ nằm
trong 17 bộ [23].
Cá Chuối hoa (Channa maculata) loài cá xương nước ngọt, thuộc họ cá
quả (Channidae). Thân gần tròn, màu xám nâu xen lẫn những đốm xám nhạt, có
một số hàng chấm đen, bụng hơi trắng. Cá Chuối hoa là loài cá dữ, vồ mồi, ăn cá
con, ếch nhái, sâu bọ, động vật thủy sinh, thường sống ở thủy vực tĩnh hoặc chảy

yếu, có nhiều thực vật thủy sinh. Cá Chuối hoa thường làm tổ đẻ trứng, bảo vệ
trứng và con. Cá Chuối hoa có thịt ngon, có giá trị kinh tế cao, đồng thời là loài
có tên trong sách đỏ Việt Nam (2007) được xếp bậc EN (Nguy cấp) [24] và nó
cũng có tên trong trong danh mục loài thủy sản cần được bảo vệ [2].
Theo sách đỏ Việt Nam - phần động vật - trang 315 thì khoảng 10 - 15
năm gần đây sản lượng cá giảm sút nghiêm trọng, số lượng cá trưởng thành ước
tính giảm tới trên 80%. Nhiều vùng Cá Chuối hoa trở nên khan hiếm, có thể coi
như không còn. Nguyên nhân chính là nơi cư trú bị chia cắt, có biến đổi lớn, thu


2
hẹp trên 50% do xây dựng các công trình thủy lợi, thay đổi chế độ canh tác trên
đồng ruộng như trồng các cây ngắn ngày, tưới tiêu khoa học, phun thuốc trừ sâu,
bị đánh bắt quá mức nhất là vào mùa sinh sản. Mặt khác, nhiều năm liên tiếp cá
bị bệnh lở loét, lan truyền nhanh thành dịch, làm chết hàng loạt. Tuy nhiên chưa
có quy chế khai thác và bảo vệ loài cá này. Cần giảm cường độ khai thác cá
Chuối hoa ở vùng đồng bằng và ven biển. Giảm việc dùng thuốc trừ sâu trong
nông nghiệp, chống ô nhiễm các vực nước. Cần nghiên cứu kỹ hơn loài cá này,
tạo nguồn giống cung cấp cho các vùng nuôi và phục hồi tái tạo nguồn lợi tự
nhiên [24].
Trong những năm gần đây, dinh dưỡng của các loài cá nước ngọt nói
chung, cá lóc nói riêng được các nhà khoa học, nhà sản xuất thức ăn và người
nuôi cá rất quan tâm. Hiện nay, các nghiên cứu về thức ăn và mật độ của cá
Chuối hoa hầu như chưa có. Việc tìm ra loại thức ăn tốt cho hiệu quả kinh tế cao,
cũng như mật độ ương nuôi phù hợp là điều cần thiết trong việc sản xuất giống
nhằm chủ động nguồn giống, giúp ích rất nhiều trong việc khai thác hợp lý, bảo
vệ nguồn lợi tự nhiên cũng như thuần hóa trở thành đối tượng nuôi đem lại hiệu
quả kinh tế.
Xuất phát từ những lý do trên tôi đã thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng của
thức ăn, mật độ ương đến tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá Chuối hoa

(Channa maculata Lacépède, 1801) giai đoạn cá giống”
2. Mục tiêu của đề tài
Xác định được mật độ ương nuôi tối ưu, thức ăn phù hợp nhằm nâng cao
tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của cá Chuối hoa giai đoạn cá giống.


3
Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Một số đặc điểm sinh học cá Chuối hoa
1.1.1. Vị trí phân loại
Ngành: Chordata
Lớp Cá vây tia: Actinopterygii
Bộ Cá vược: Perciformes
Họ Cá Quả: Channidae
Giống: Channa
Loài Cá Chuối hoa: Channa maculata (Lacépède, 1801)
Tên tiếng Anh: Blotched snackehead
Tên Tiếng Việt: Cá Chuối hoa

Hình 1.1. Hình thái ngoài cá Chuối hoa (C. maculata Lacepède, 1801)
Theo các hệ thống phân loại của các tác giả trước năm 2000 như (Mai
Đình Yên 1978) và (1992), (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương 1993) thì
họ cá lóc có tên là Ophicephalidae. Giống cá chuối là Ophiocephalus [14]
Hiện tại, theo Fishbase [35] thì trên thế giới có 34 loài thuộc giống
Channa.
Trong 34 loài này, ở Việt Nam có 13 loài gồm:
- Cá Trèo đồi (C.asiatica)



4
- Cá Lóc bông (C.micropeltes)
- Cá Chuối (C.maculata)
- Cá Quả (C.striata)
- Cá Dày (C.lucius)
- Cá Lóc đen (C.melasoma)
- Cá Chành dục (C.orientalis)
- Cá Tràu mắt (C.marulius)
- Cá tràu tiến vua (C.hoaluensis)
- Cá tràu ninh bình (C.longistomata)
- Cá tràu hà nam (C.hanamensis)
- Cá tràu suối (C.gachua)
Chỉ có 3 loài trong số đó gồm: Channa striata, C.gachua và C.orientalis
phân bố rộng trên cả nước. Các loài C. asiatica, C. maculata, C. hoaluensis, C.
longistomata và C. hanamensis chỉ phân bố ở Bắc bộ hoặc Bắc bộ và Bắc`Trung
bộ. Các loài C. micropeltes, C. melasoma, C. marulius và C. luciudus chỉ phân
bố ở Nam bộ, Nam Trung bộ và Tây Nguyên.
1.1.2. Hình thái và đặc điểm nhận dạng
Cá chuối hoa có thân dài, tròn, về phía đuôi dẹp bên. Đầu dài nhọn. Vảy
hình tấm ở đỉnh đầu tương đối bé. Mắt lớn ở hai bên đầu. Khe mang lớn. Que
mang ở cung mang I là 6 - 11, phát triển không đều, dạng to, ngắn, có nhiều chồi
gai nhỏ và thường có 3 - 5 cái tương đối lớn. Rạch miệng xiên kéo dài về phía
sau quá viền sau của mắt. Toàn thân phủ vảy lớn. Đường bên gián đoạn. Đoạn
trước chạy từ sau nắp mang tới khỏi tia thứ 5 - 6 của vây hậu môn. Đoạn sau thấp
hơn 1 hàng vảy và tiếp tục đi vào giữa cuống đuôi [29].
Miệng rất lớn. Trên hai hàm, xương lá mía và xương khẩu cái đều có
nhiều răng. Lưỡi nhọn dài. Lỗ mũi mỗi bên 2 lỗ. Lỗ trước hình ống, lỗ sau hình
nón tù cách tương đối xa ổ mắt. Trên đầu, hai bên má có hệ thống lỗ nhỏ sắp xếp
có qui luật. Vây lưng không có tia gai. Gốc rất dài, khởi điểm ở trước khởi điểm
vây bụng. Vây ngực, vây đuôi tròn, vây bụng bé và ở mặt bụng. Cá có màu xám

nâu, xen kẽ với các vạch chấm đen có các vân chấm đen. Dọc thân có hai hàng


5
chấm đen. Gốc vây lưng cũng có một hàng chấm đen lớn. Ở đầu có một vạch đen
gẫy khúc chạy từ dưới ổ mắt đến gốc vây ngực. Trên các vây lưng, vây hậu môn
và vây đuôi có nhiều chấm đen nhỏ xếp thành hàng.
1.1.3. Đặc điểm phân bố
Ở nước ta cá Chuối hoa phân bố ở các tỉnh miền Bắc, giới hạn thấp nhất là
Thanh Hóa. Trên thế giới cá còn phân bố ở Trung Quốc [9].
Cá sống ở ao hồ, đầm lầy có nhiều thực vật thủy sinh. Chúng có thể sống
được ở các vùng nước có nồng độ oxy thấp nhờ có cơ quan hô hấp phụ. Thích
sống ở vùng nước đục, thường nằm phục ở dưới đáy vùng nước nông có nhiều
rong cỏ. Tính thích nghi với môi trường xung quanh rất mạnh [29].
1.1.4. Đặc điểm sinh sản
Đến mùa sinh sản cá thường ghép đôi làm tổ ở gần bờ ao, đầm, ruộng
nước [9]. Cá từ 1 năm tuổi trở lên đã có khả năng sinh sản. Mùa sinh sản là từ
tháng 4 - 8 hàng năm. Cá thường đẻ vào sáng sớm sau những trận mưa rào một
hai ngày nơi có thực vật thủy sinh [29]. Chúng dọn sạch cây thủy sinh, tạo thành
mặt thoáng để đẻ trứng vào đó. Cá bố mẹ thường quanh quẩn bên tổ để bảo vệ
trứng và cá con. Chúng sống ở nước ngọt nhưng cũng có thể sống ở nước lợ, nơi
có nồng độ muối thấp [9].
1.1.5. Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng
Cá sinh trưởng tương đối nhanh. Con lớn nhất đến 5kg, nhìn chung cá 1
tuổi thân dài 19 - 39 cm nặng 95 - 760g; cá 2 tuổi thân dài 38,5 - 40 cm, nặng
625 - 1.395g; cá 3 tuổi thân dài 45 - 59cm, nặng 1.467 - 2.031g (con đực và cái
chênh lệch lớn); khi nhiệt độ trên 20oC sinh trưởng nhanh, dưới 150C sinh trưởng
chậm [29].
Cá lóc thuộc loại cá dữ, thức ăn chủ yếu là cá, ếch, rắn, côn trùng, giun
đất, nòng nọc, và giáp xác [22]. Khi bắt đầu ăn thức ăn ngoài, cá lóc ăn phiêu

sinh động vật và thức ăn ưa thích của chúng là nhóm giáp xác, nhóm Rotifer
cũng xuất hiện nhiều trong dạ dày. Theo (Victor 1992) cũng nhận thấy khi được
nuôi đơn trong điều kiện dinh dưỡng thấp (tỉ lệ dạ dày rỗng cao 75%), thức ăn


6
cho cá cung cấp không thích hợp, cá phụ thuộc vào thức ăn tự nhiên và lúc này
chúng thể hiện tính ăn lẫn nhau rất lớn[7].
Theo (Nguyễn Anh Tuấn và ctv,(2004) [21], cá lóc có miệng cận trên và
to, nhờ vậy cá có thể ăn được mồi có kích thước lớn. Răng hàm, răng lá mía và
răng khẩu cái khá to, bén. Hàm dưới có răng chó cho thấy cá lóc thuộc nhóm cá
ăn động vật kích thước lớn và bắt được mồi sống. Ngoài tự nhiên cá lóc trưởng
thành là loài cá dữ và lúc trưởng thành thường ăn với khối lượng thức ăn lớn là
các loại cá con, cá tạp.
Cá mới nở còn sử dụng dinh dưỡng từ khối noãn hoàng. Từ ngày thứ 4-5
khi noãn hoàng đã hết, cá bắt đầu ăn thức ăn bên ngoài. lúc này cá bột ăn được
các loài động vật phù du vừa cỡ miệng chúng như luân trùng, trứng nước.
Khi cá dài cỡ 5 - 6 cm chúng có thể rượt bắt các loại tép và cá có kích
thước nhỏ hơn chúng. Khi cơ thể đạt chiều dài trên 10cm, cá đã có tập tính ăn
như cá trưởng thành.
Cá lóc là loài cá dữ ăn động vật điển hình. Lược mang dạng hình núm.
Thực quản ngắn, vách dầy, bên trong thực quản có nhiều nếp nhăn. Dạ dày to
hình chử Y. Quan sát ống tiêu hóa của cá cho thấy cá chiếm 63.01%, tép 35.94%,
ếch nhái 1.03% và 0.02% là bọ gạo, côn trùng và mùn vã hữu cơ [21].
1.2. Tình hình nghiên cứu về dinh dưỡng trong nuôi cá lóc (cá chuối) hiện
nay
1.2.1. Sơ lược nhu cầu dinh dưỡng của cá lóc
1.2.1.1. Nhu cầu protein
Protein là vật chất hữu cơ chủ yếu xây dựng lên các tổ chức mô của cá
cũng như của động vật, protein chiếm khoảng 60 - 75% tổng số vật chất khô của

cơ thể. Cá sử dụng protein để đáp ứng nhu cầu amino acid. Protein sau khi được
các enzyme protease thực hiện quá trình tiêu hóa hóa học giải phóng các amino
acid tự do. Các amino acid này sẽ được hấp thu qua thành ống tiêu hóa đi vào
máu, được máu vận chuyển đến các cơ quan, các tổ chức mô khác nhau, ở đó
chúng sẽ tham gia vào quá trình tổng hợp protein mới.


7
Người ta chia nhu cầu protein của cá làm hai loại: nhu cầu duy trì và nhu
cầu sản xuất. Nhu cầu protein phụ thuộc vào việc sử dụng các amino acid để xây
dựng nên các protein mới hoặc thay thế các protein già cũ. Thức ăn thiếu protein
se làm tốc độ sinh trưởng của cá cũng như của động vật giảm vì chúng phải huy
động các nguồn protein từ các tổ chức trong cơ thể để đáp ứngnhu cầu amino
acid. Ngược lại thức ăn quá dư thừa protein thì chỉ một phần từ protein thức ăn sẽ
được sử dụng để tổng hợp nên các protein mới trong cơ thể, phần còn lại sẽ được
chuyển hóa thành năng lượng hoặc bài tiết ra ngoài. Protein là thành phần có giá
thành cao nhất trong thức ăn vì vậy, nếu hàm lượng protein trong thức ăn quá cao
sẽ gây ra lãng phí làm giảm hiệu quả nuôi [8], [13], [15].
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu chất đạm của cá bao gồm loài,
kích cỡ cá, nhiệt độ nước, mật độ cá thả, khẩu phần ăn, năng lượng không phải từ
chất đạm trong thức ăn và chất lượng chất đạm trong thức ăn… [13], [15], [39].
Mohanty và Samantaray (1996) đã sử dụng 6 nghiệm thức thức ăn nuôi thí
nghiệm cá lóc đen (Channa striata Bloch, 1793) giai đoạn có cùng mức năng
lượng dựa trên bột cá và bánh dầu đậu phộng và chứa 350 - 600g đạm/kg thức ăn
(mỗi mức cách nhau 50kg đạm/kg thức ăn) cho ăn với khẩu phần ăn 10% khối
lượng thân/ngày trong điều kiện phòng thí nghiệm để xác định ảnh hưởng của
các mức chất đạm trong thức ăn khác nhau lên tăng trưởng của cá. Trên cơ sở
tăng trưởng, sự tích lũy chất đạm trong mô hàng ngày thì nhu cầu chất đạm trong
thức ăn của cá bột được xác định khoảng 35% protein thức ăn khi bột cá được sử
dụng như nguồn đạm chính. Có sự tăng đáng kể chất đạm trong cơ thể cá khi

chất đạm trong thức ăn tăng dần. Cá ăn thức ăn chất đạm cao thì hàm lượng chất
béo trong thịt có khuynh hướng thấp hơn và độ ẩm cao hơn [ 15].
Trần Thị Thanh Hiền và cộng sự nghiên cứu nhu cầu đạm của cá Lóc
bông (Channa micropeltes) giống nhỏ (2,6 g/con) và giống lớn (6,07 g/con) được
thực hiện trên hệ thống 20 bể nhựa với nước tuần hoàn và có sục khí. Cá được
cho ăn 5 loại thức ăn có hàm lượng đạm từ 14% đến 54% (năng lượng 4,2 kcal/g)
trong 50 ngày. Kết quả phân tích đường cong bậc hai cho thấy hàm lượng đạm
cho tăng trưởng tối đa ở cá giống nhỏ là 50,8% và giống lớn là 46,5%. Hàm


8
lượng đạm từ 30,7 - 36,8% (giống nhỏ) và 27,8 - 32,8% (giống lớn) là khoảng
thích hợp cho sự tăng trọng của cá và giảm giá thành sản xuất [10].
1.2.1.2. Nhu cầu năng lượng
Dos Santos và Jobling (1988) cho rằng năng lượng trong thức ăn có ảnh
hưởng đến tăng trưởng của cá. Daniels và Robinson (1986), Prather và Lovell
(1974) cũng cho rằng nếu năng lượng trong thức ăn quá cao sẽ làm giảm tăng
trưởng, đặc biệt là ở thức ăn có hàm lượng đạm cao [15].
Theo Cruz (1975), Smith (1976) và Popma (1982) thì cả chất đạm và
chất béo là những nguồn năng lượng cao có sẵn cho cá, còn chất bột đường
được xem như là nguồn năng lượng rẻ tiền có giá trị khác nhau giữa các loài.
Cá ăn tạp (rô phi, cá nheo) tiêu hóa hơn 70% năng lượng thô ở tinh bột chưa
nấu chín, trong khi cá hồi lưng đỏ (một loài cá ôn đới ăn động vật) có thể tiêu
hóa ít hơn 50% [15].
Khi nghiên cứu tỷ lệ P/E thì thấy khả năng sinh trưởng của cá lóc đen
giống (Channa striata) cao nhất thu được khi cho ăn thức ăn chứa 40% đạm với
tỷ lệ P/E là 90,9mg đạm/kcal. Hiệu quả sử dụng chất đạm (PER) bị ảnh hưởng
bởi việc tăng năng lượng 400 đến 480kcal/100g (thức ăn) ở tất cả các mức đạm,
ngoại trừ 40% (khẩu phần với năng lượng 440kcal/100g cho thấy PER cao nhất).
Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) thấp nhất thu được ở tỷ lệ P/E là 90,9mg

đạm/kcal (Samantaray và Mohanty, 1997) [13], [15].
1.2.1.3. Nhu cầu chất bột đường
Theo nghiên cứu của một số tác giả thì khi chất bột đường vượt quá nhu
cầu có thể làm giảm tiêu thụ thức ăn hoặc làm giảm việc sử dụng tối ưu các thành
phần khác trong thức ăn (Lovell, 1989; Wilson, 1994) [15].
Theo Shimeno (1974) thì cá chép ăn chứa 3 - 47% tinh bột và 28 - 63%
đạm thì khả năng tiêu hóa chất bột đường và chất đạm trong thức ăn hầu như
không đổi (lần lượt là 87 - 91% và 88 - 89%). Khả năng tiêu hóa CH-10 trong
thức ăn chứa 9% tinh bột chỉ đạt 57% và có khuynh hướng giảm khi tăng chất
bột đường trong thức ăn. Khi cá ăn thức ăn chứa 10 - 20% chất bột đường là
dextrin và tinh bột thì việc tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn có khuynh


9
hướng thấp hơn một ít so với thức ăn đối chứng là chất bột đường tự do (CH-O).
Thức ăn chứa 40% chất bột đường làm giảm sự chịu đựng đường, hoạt động của
một số men và khả năng tiêu hóa chất bột đường và chất đạm và kết quả làm
chậm sinh trưởng.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu về sử dụng thức ăn trong nuôi cá lóc
Thức ăn nuôi cá lóc hiện nay, các hộ sử dụng chủ yếu là nguồn cá tạp
(Trần Thị Thanh Hiền, 2009) [11] ngoài ra người nuôi còn sử dụng thêm các loại
thức ăn tươi sống khác như ốc bưu vàng, cua đồng vào mùa lũ và nhất là các phụ
phẩm của các nhà máy chế biến thủy sản như đầu cá tra, ba sa vào mùa khô do
giá cá tạp cao và ngày càng khan hiếm, nên một số ít hộ chuyển sang cho ăn xen
kẽ thức ăn tự chế biến, thức ăn công nghiệp và cá tạp trong quá trình nuôi.
Hiện nay, đã có nhiều nghiên cứu đóng góp đáng kể trong việc thay thế
thức ăn cá tạp của cá lóc nuôi bằng thức ăn chế biến, phụ phẩm nhà máy, hạn chế
việc sử dụng cá tạp trong nuôi trồng thủy sản, góp phần bảo vệ nguồn thủy sản là
điều rất cần thiết. Các nghiên cứu về thức ăn chế biến, ngoài việc tìm ra những
công thức thức ăn phù hợp tính ăn, nhu cầu dinh dưỡng cho cá lóc, mà từng bước

tìm ra thay thế các nguồn nguyên liệu khác nhau dể tìm, giá thành hạ như sử
dụng bột đậu nành, cám gạo có bổ sung các vitamin, chất tạo mùi để thay thế bột
cá, với tỷ lệ thay thế phù hợp, vẫn đảm bảo tỷ lệ sống và tốc độ tăng tưởng cá lóc
nuôi so với nuôi bằng thức ăn là cá tạp (Trần Thị Thanh Hiền và ctv, 2009) [11].
Trong chế biến thức ăn thủy sản, bột cá được xem là nguồn protein tốt
nhất. Tuy nhiên, sản lượng bột cá ngày càng khan hiếm, giá thành ngày càng tăng
nên giá thành thức ăn cũng tăng cao, làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của
người nuôi. Kết quả nghiên cứu chi thấy khi sử dụng bột đậu nành hoặc kết hợp
bột đậu nành với các nguồn protein khác có thể thay thế bột cá dao động từ 30 75% khi làm thức ăn cho một số loài cá. Đối với cá lóc giống (Channa striata)
khi thay thế protein bột cá bằng protein bột đậu nành trong công thức thức ăn thì
khả năng thay thế đạt 30% [15].
1.3. Tình hình sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá Lóc ở Việt Nam


10
1.3.1. Tình hình sản xuất và ương nuôi cá giống
Ở Việt Nam, nghề nuôi cá Lóc ở các tỉnh miền Nam phát triển rất mạnh
và đem lại hiệu quả khá cao cho người nuôi. Chính vì vậy từ lâu đã có nhiều
nghiên cứu về loài cá này, trong đó đáng chú ý là những nghiên cứu của Đại Học
Cần Thơ.
Giống như các nước Đông Nam Á khác, ở Việt Nam cũng có rất nhiều các
nghiên cứu về cá Lóc trong mối quan hệ của chúng với nền nông nghiệp lúa
nước. Nguyễn Văn Công, Dương Thị Kiều Ngân và Nguyễn Thanh Phương
nghiên cứu về tính nhạy cảm của cá Lóc (Channa striata) mới nở với thuốc trừ
sâu chứa hoạt chất Diazinon. Qua nghiên cứu cho thấy khi cá đẻ trên ruộng, giai
đoạn bắt đầu đớp khí trời có nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi phun
Diazinon [6].
Nguyễn Văn Công và cộng sự nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ
(24,3oC và 34oC) và DO (DO < 2, DO > 5mg/L) lên khả năng ức chế hoạt tính
Cholinesterase (ChE) của Basudin 50EC (diazinon) ở cá Lóc giống (Channa

striata) có trọng lượng 18,47 ± 2,49g. Kết quả cho thấy cá Lóc có nhiều nguy cơ
bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi việc sử dụng Basudin dưới điều kiện môi trường
trên đồng ruộng [5].
Nguyễn Văn Công và cộng sự (2006) nghiên cứu ảnh hưởng của diazinon
lên hoạt tính enzyme cholinesterase (ChE) và tăng trọng tương đối - Specific
Growth Rate (SGR) của cá Lóc (Channa striata) được đánh giá ở ba mức nồng
độ diazinon 0,016 mg/L, 0,079 mg/L và 0,35 mg/L pha từ Basudin 50EC bố trí
hoàn toàn ngẫu nhiên trong thời gian 60 ngày trong hệ thống bể composite có sục
khí liên tục. Kết quả cho thấy việc xác định hoạt tính ChE có thể dùng làm chỉ thị
để phát hiện ra sinh vật bị ảnh hưởng bởi diazinon. Hoạt chất này rất độc và đã
làm giảm sinh trưởng cá trong điều kiện phòng thí nghiệm [4].
Về sinh sản của cá Lóc, Bùi Minh Tâm và cộng sự (2008) đã nghiên cứu
về ảnh hưởng của liều lượng và phương pháp tiêm HCG ở cá Lóc bông
(Channa micropeltes) với 2 thí nghiệm: Thí nghiệm 1 được thực hiện theo cách
truyền thống với liều lượng HCG 1.000 và 1.500 IU/kg cá cái. Thí nghiệm thứ


11
2, cá đực được tiêm 1.000, 2.000 và 3.000 IU/kg chia ra làm 24, 48 và 72 giờ
trước khi tiêm cá cái 500 IU/kg. Kết quả cho thấy để kích thích Channa
micropeltes sinh sản, kích dục tố HCG được tiêm 2.000 - 3.000 IU/kg cho cá
đực và 500 IU/kg cho cá cái và tiêm cá đực trước khi tiêm cá cái [19].
Nguyễn Huấn và Dương Nhựt Long (tiến hành khảo sát hiện trạng sản
xuất giống trong dân gian và nghiên cứu kỹ thuật kích thích sinh sản cá Lóc bông
(Channa micropeltes) tại 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp [12].
Trong thời gian gần đây Nguyễn Văn Việt, Nguyễn Hồng Hải (2006),
Trường Cao Đẳng Thủy Sản IV đã hoàn thiện quy trình sản xuất giống cá Chuối
hoa (Channa maculatus) ở miền Bắc với tỷ lệ đẻ, tỷ lệ thụ tinh đạt rất cao, trên
80% [26].
1.3.2. Tình hình nuôi thương phẩm cá Lóc

Cá Lóc có thịt thơm ngon nên rất được ưa chuộng. Nghề nuôi cá Lóc đã
có truyền thống nhiều năm ở Nam Bộ, phổ biến ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp,
Cần Thơ, Kiên Giang, Đồng Nai. Nuôi cá Lóc thâm canh trong ao hoặc trong bè
đều đạt được năng xuất khá cao (trong bè thường đạt từ 40 - 110 kg/m 3 bè nuôi).
Tỉnh An Giang, năm 2003 sản lượng nuôi các loài cá Lóc đã đạt 5.294 tấn, trong
đó riêng cá Lóc đen chiếm khoảng 30%. Năm 2006, ở tỉnh Khánh Hoà sau 5
tháng nuôi cá Lóc trên cát, đàn cá có khoảng 2.000 con, trong đó hơn 1.000 con
đạt khoảng 700 g/con [12].
1.4. Tiềm năng phát triển nghề nuôi cá lóc ở Nghệ An
Nghề nuôi cá nước ngọt ở Nghệ An hiện nay chủ yếu theo quy mô nhỏ hộ
gia đình, với đối tượng nuôi chủ yếu là các loài cá truyền thống, nên năng suất và
sản lượng chưa cao. Tuy nhiên, trong những năm gần đây nghề nuôi cá nước
ngọt đang trên đà phát triển cả về quy mô và sản lượng do quá trình để đa dạng
hóa đối tượng nuôi và du nhập một số đối tượng nuôi mới có giá trị, trong đó có
loài cá lóc.
Với diện tích mặt nước ngọt khoảng 19.000/50.000 ha; Tổng chiều dài
sông suối trên địa bàn tỉnh khoảng 9.828 km. Sông lớn nhất là sông Lam (sông


12
Cả) có chiều dài là 532 km (trên đất Nghệ An là 361 km). Hơn 620 hồ đập lớn
nhỏ với tổng diện tích mặt thoáng trung bình 6.823 ha[3].
Tiềm năng về mặt nước nuôi trồng thủy sản của tỉnh Nghệ An tương đối
lớn. Theo số liệu điều tra của ngành thủy sản tổng diện tích nuôi nước ngọt
56.669 h, trong đó diện tích có thể đưa vào nuôi trồng thủy sản năm 2013 ước đạt
19.000 ha, đạt 3,35% diện tích tiềm năng [3].
Ngoài ra, theo quy hoạch một loạt các hồ thủy điện, hồ chứa lớn nhỏ với
hàng nghìn ha diện tích mặt nước đang được xây dựng (Bản Vẽ, Khe Bố, Bản
Mồng, Nhạn Hạc, Khe Bu, Thác Muối, Khe Là,...) sẽ tạo nên một tiềm năng lớn
cho phát triển nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là tận dụng được diện tich mặt nước

trên các con sông, ao hồ lớn nhỏ, các đập, hồ thủy điện để xây dựng mô hình
nuôi cá lóc thương phẩm với quy mô công nghiệp bằng hình thức nuôi trên các
lồng bè. Ở miền núi, dọc các con sông lớn, cư dân nông nghiệp đã dựa vào nguồn
nước dồi dào phát triển nghề nuôi cá lồng, bè. Tính đến năm 2012, tổng số lồng
nuôi cá trên sông hiện có là 535 lồng. Với nhu cầu về sử dụng thịt cá lóc làm
thực phẩm coi là một tiềm năng lớn để nghề nuôi cá lóc phát triển, nâng cao về
mặt chất lượng cũng như sản lượng.
1.5. Tình hình sử dụng thức ăn trong nuôi cá lóc hiện nay
Thức ăn nuôi cá lóc hiện nay, các hộ sử dụng chủ yếu là nguồn cá tạp (Trần
Thị Thanh Hiền, 2009)[11] ngoài ra người nuôi còn sử dụng thêm các loại thức ăn
tươi sống khác như ốc bưu vàng, cua đồng vào mùa lũ và nhất là các phụ phẩm của
các nhà máy chế biến thủy sản như đầu cá tra, ba sa vào mùa khô do giá cá tạp cao
và ngày càng khan hiếm, nên một số ít hộ chuyển sang cho ăn xen kẽ thức ăn tự chế
biến, thức ăn công nghiệp và cá tạp trong quá trình nuôi.
Hiện nay, đã có nhiều nghiên cứu đóng góp đáng kể trong việc thay thế
thức ăn cá tạp của cá lóc nuôi bằng thức ăn chế biến, phụ phẩm nhà máy, hạn chế
việc sử dụng cá tạp trong nuôi trồng thủy sản, góp phần bảo vệ nguồn thủy sản là
điều rất cần thiết. Các nghiên cứu về thức ăn chế biến, ngoài việc tìm ra những
công thức thức ăn phù hợp tính ăn, nhu cầu dinh dưỡng cho cá lóc, mà từng bước
tìm ra thay thế các nguồn nguyên liệu khác nhau dể tìm, giá thành hạ như sử


13
dụng bột đậu nành, cám gạo có bổ sung các vitamin, chất tạo mùi để thay thế bột
cá, với tỷ lệ thay thế phù hợp, vẫn đảm bảo tỷ lệ sống và tốc độ tăng tưởng cá lóc
nuôi so với nuôi bằng thức ăn là cá tạp (Trần Thị Thanh Hiền và ctv, 2009)[11].
1.6. Ảnh hưởng của mật độ đến tốc độ sinh trưởng của cá
Mật độ thả cá là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến năng suất ao và
việc sử dụng thức ăn. Năng suất ao cao nhất có thể đạt được với mật độ thích
hợp, mật độ nuôi thay đổi sẽ ảnh hưởng đến năng suất cá nuôi. Nếu mật độ quá

thấp thì sẽ gây lãng phí diện tích và thức ăn trong ao. Nếu mật độ quá cao sẽ cho
năng suất thấp vì cá chậm lớn (Gecking, 1987). Năng suất cá nuôi đạt mức cao
nhất với một mật độ nào đó. Tuy nhiên, mật độ thả cá ban đầu cũng phải tính đến
để đảm bảo sự sinh trưởng bình thường của cá khi cá lớn. Mặt khác, hiệu quả
kinh tế trong nuôi cá ao cũng cần phải tính toán ở mức năng suất nào đó cho hiệu
quả cao nhất. Để giải quyết vấn đề này, biện pháp nuôi cá với mật độ thả thay đổi
theo từng giai đoạn có thể được áp dụng. Khi cá nhỏ nuôi mật độ cao và khi cá
lớn thì được nuôi với mật độ thưa. Phương pháp này giúp ta sử dụng diện tích ao
nuôi hợp lý.


14
Chương 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Nội dung nghiên cứu
- Ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ sống của cá chuối hoa giai đoạn cá
giống.
- Ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ sinh trưởng của cá chuối hoa
giai đoạn cá giống.
- Ảnh hưởng của mật độ đến tỷ lệ sống của cá chuối hoa giai đoạn cá
giống.
- Ảnh hưởng của mật độ đến tốc độ sinh trưởng của cá chuối hoa giai đoạn
cá giống.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là loài cá Chuối hoa Channa maculata Lacépède,
1801 giai đoạn cá giống.

Hình 2.1. Cá Chuối hoa giai đoạn ương



15

2.3. Vật liệu nghiên cứu
2.3.1. Cá thí nghiệm
Cá Chuối hoa (Channa maculata Lacépède, 1801) giống từ nguồn sinh
sản nhân tạo tại Công ty Cổ Phần Giống Nuôi Trồng Thủy Sản Nghệ An.
2.3.2. Thức ăn và các dụng cụ, thiết bị thí nghiệm
- Thức ăn thí nghiệm: Thức ăn sử dụng trong quá trình thí nghiệm gồm
ba loại:
+ Giun quế
+ Cá tạp
+ Thức ăn tự chế (50% bột cá nhạt, 50% bột khô đậu nành)
- Các dụng cụ thí nghiệm: Cân, thước đo, các thiết bị đo môi trường,
xô, vợt.
- Giai thí nghiệm:
Giai có kích thước: Dài x rộng x cao: 2m x 1,5m x 1,2m.
Giai được mắc cách đáy ao 20 cm, cao hơn mặt nước 30cm, dưới có cột
gạch để cố định giai.

Hình 2.2. Hệ thống giai thí nghiệm


16
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
2.4.1.1. Thí nghiệm xác định loại thức ăn phù hợp cho cá chuối hoa giai đoạn
cá giống
Sơ đồ khối nghiên cứu:
Cá thí nghiệm


TA1

G1

G4

TA 2

G9

G2

G5

TA 3

G8

G3 G6

G7

Quản lý và chăm
sóc giai ương

Thu thập số liệu
15ngày/lần

Kết luận và đề

xuất ý kiến

Kết quả nghiên
cứu và thảo luận

Hình 2.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của thức ăn
Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp ngẫu nhiên hoàn toàn với 3
công thức thí nghiệm tương ứng 3 loại thức ăn khác nhau, trong đó:
Mỗi công thức được lặp lại 3 lần.
TA1

TA2

Giun quế

Cá tạp

TA3
Thức ăn tự chế (50% bột cá nhạt,
50% bột khô đậu nành)

Điều kiện thí nghiệm:
Cá chuối hoa giống được ương trong giai cước mịn có thể tích 2.7m 3
Mật độ thả cá là 30 con/m3. Mỗi giai thả 91 con/giai.
- Chế độ cho ăn: Cho cá ăn hàng ngày, mỗi ngày cho ăn vào lúc 7 giờ và
16 giờ. Lượng cho ăn bằng 10 ÷ 12% trọng lượng cơ thể/ngày.


17
- Cách chăm sóc và quản lý: Trong thời gian thí nghiệm thường xuyên vệ

sinh giai nuôi 7 ngày/lần.
2.4.1.2. Thí nghiệm xác định mật độ phù hợp trong ương nuôi cá chuối hoa
giai đoạn cá giống
Sơ đồ bố trí thí nghiệm:
Trong đó
Mật độ ương
MĐ1
40 con/m3

MĐ2
50 con/m3

MĐ3
60 con/m3

Thí nghiệm xác định ảnh hưởng của mật độ đến tốc độ tăng trưởng và tỷ
lệ sống của cá chuối hoa giống được tiến hành ngẫu nhiên với 3 công thức mật
độ khác nhau, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần theo sơ đồ sau:
Cá thí nghiệm

MĐ 1

G2

G3

MĐ 3

MĐ 2


G5

G1 G4

G7

G6 G8

Quản lý và chăm sóc
giai ương

Thu thập số liệu 15
ngày/ lần

Kết quả nghiên cứu và
thảo luận

Kết luận và đề xuất
Hình 2.4. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của mật độ

G9


18
Cá được nuôi trong giai có kích thước 2.7m 3 với các mật độ khác nhau,
cùng sử dụng thức ăn như nhau là cá tạp lấy tại trại Nam Giang thuộc công ty
Giống thủy sản Nghệ An.
* Quản lý và chăm sóc
- Chuẩn bị thức ăn cho cá thí nghiệm
+ Đối với cá tạp thì ta nấu lên sau đó bằm nhỏ rồi bỏ vào vợt rồi cho

cá ăn.
+ Đậu nành được làm thành bột mịn bằng máy nghiền.
+ Bột cá nhạt thì ta xay cá khô lên bằng máy xay chuyên dùng.
- Quản lý môi trường giai ương
Trong thời gian ương nuôi thường xuyên vệ sinh giai 7 ngày/lần, đảm bảo
giai sạch sẽ, nước lưu thông dễ dàng.
- Khẩu phần cho ăn bằng 10% khối lượng cá có trong giai.
- Định kỳ 15 ngày cân, đo một lần và kiểm tra tỷ lệ sống của cá ở các giai
thí nghiệm.
2.4.2. Phương pháp thu mẫu và các chỉ tiêu đánh giá thí nghiệm
- Phương pháp thu mẫu: Mẫu giống cá chuối hoa được thu hoàn toàn ngẫu
nhiên từ các giai ương trước thời điểm cho cá ăn, số lượng mẫu 30 con/ giai.
- Trước khi bố trí thí nghiệm, cá được xác định khối lượng trung bình ban
đầu bằng cách cân tổng lượng cá và cân từng con (30 con) để tính trung bình
khối lượng cá ở mỗi giai.
- Các chỉ tiêu đánh giá mẫu thí nghiệm
+ Tỷ lệ sống: Tỷ lệ sống của cá được xác định bằng cách đếm số cá còn
lại sau mỗi lần đo sau so số cá ban đầu.
+ Tăng trưởng: Xác định tốc độ tăng trưởng trung bình, tăng trưởng tương
đối và tăng trưởng tuyệt đối của chiều dài, khối lượng toàn phần.
2.4.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu
2.4.3.1. Xác định các chỉ tiêu môi trường
+ Nhiệt độ: Dùng nhiệt kế thủy ngân. Đo 2 lần/ngày vào lúc 6 giờ và 14
giờ.


×