Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Bài tập mẫu lập trình c chương 4 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.35 KB, 2 trang )

BÀI TẬP CHƯƠNG 4
Bài 1. Thực hiện lại các ví dụ và làm các bài tập trong slide của chương 4.
Bài 2. Nếu các đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa mảng ký tự và xâu ký tự.
Bài 3. Tại sao trong ví dụ 3 trong slide chương 4, phần lệnh while ta có thể thay bằng
while ( s1[i] == s2[i] && s1[i] != '\0' )

mà kết quả vẫn như cũ.
Bài 4. Nếu sự khác nhau của các cặp câu lệnh nhập và in xâu ký tự: scanf()/gets() và printf()/puts()
Bài 5. Viết chương trình đếm và in ra màn hình số lượng từ trong một xâu ký tự được nhập từ bàn phím. Để
cho đơn giản thì ta coi mỗi từ là được bắt đầu bằng một chữ cái và được ngăn cách nhau bằng dấu cách
trống.
Ví dụ. “one two there 23 great 2ala” gồm có 4 từ là one, two, there, và great.
Bài 6. Viết chương trình in ra màn hình nội dung một xâu ký tự nhập từ bàn phím nhưng theo cách đảo
ngược giữa chữ hoa và thường.
Ví dụ. “Hello World 123!” thì in ra sẽ là “hELLO wORLD 123!”
Bài 7. Viết chương trình tạo ra một xâu mới bằng cách lấy một phần của xâu ký tự ban đầu.
Ví dụ. xâu ban đầu “Hello world!” nếu lấy từ vị trí 7 và số lượng ký tự lấy là 5 thì ta có xâu mới là “world”
Chú ý: vị trí cộng số lượng ký tự bị lấy có thể vượt quá độ dài của xâu ban đầu!
Bài 8. Không dùng máy tính, hãy cho biết chương trình sau in ra màn hình gì
#include <stdio.h>
#include <stdlib.h>
int main (void)
{
char words[] = { "programming C is fun!" };
char ch1='f',ch2='r';
int i, j=0;
i=0;
while(words[i]!='\0')
{
if(words[i]==ch1 || words[i]==ch2){
printf("%i ",i);


j++;
}
i++;
}
printf("\nTotal: %d\n",j);
return 0;
}
Bài 9. Viết chương trình tìm xem xâu s2 có xuất hiện trong xâu s1 hay không, nếu có thì in ra vị trí xuất hiện
đầu tiên của s2. Nội dung hai xâu s1 và s2 được nhập vào từ bàn phím.
Ví dụ. s1=”Hello world” và s2=”wo” thì sẽ in ra màn hình là 7
Chú ý: không sử dụng hàm có sẵn trong thư viện string.h
Bài 10 : Viết chương trình nhóm và in ra màn hình bộ 3 số của một số nguyên bất kỳ.
Ví dụ. số là 1234563 thì ta sẽ in ra màn hình xâu :”1,234,563”


Bài 11: Viết chương trình nhập vào một xâu ký tự bất kì, và một ký tự muốn xóa. Thực hiện xóa tất cả
những ký tự đó trong xâu. In ra màn hình xâu kết quả.
Bài 12 : Viết chương trình nhập hai xâu ký s1 và s2. Thực hiện xóa tất cả những ký tự trong xâu s2 mà có
xuất hiện trong s1. In ra màn hình xâu s1 kết quả.
Bài 13 : Viết chương trình tạo ra một xâu mới bằng cách xóa một số ký tự tại một vị trí trong xâu ký tự ban
đầu. Nội dung xâu ban đầu, vị trí xóa và số lượng ký tự bị xóa được nhập vào từ bàn phím.
Ví dụ. Xâu ban đầu “Hello world1234!” vị trí xóa là 12, số lượng ký tự bị xóa là 4 thì ta được xâu mới là
“Hello world!”
Bài 14 : Viết chương trình tạo ra một xâu mới bằng cách chèn một xâu s2 vào một vị trí cho trước trong xâu
s1 ban đầu. nội dung xâu s1, s2 và vị trí chèn được nhập từ bàn phím.
Ví dụ. s1=”Hello,” , s2=”Jim” và vị trí chèn là 6 thì ta có xâu mới là “Hello,Jim”
Bài 15 : Viết chương trình tạo xâu mới bằng cách thay thế các ký tự trong xâu cũ bằng ký tự mới.
Ví dụ. Xâu cũ ”hello world!”, ký tự cần thay thế „l‟ ký tự thay thế „x‟ thì ta được xâu mới là “hexxo worxd!”
Bài 16: Viết chương trình tạo xâu mới bằng cách thay thế các xâu con trong xâu cũ bằng xâu mới.
Ví dụ. Xâu cũ ”bla haha bla ”, xâu cần thay thế “bla”, xâu thay thế “hihi” thì ta được xâu mới là

“hihi haha hihi”
Bài 17: Viết chương trình chuyển đổi một xâu ký tự biểu diễn một số nguyên thành một số nguyên.
Ví dụ. Xâu “-1234” thì ta sẽ có số nguyên -1234
Chú ý. Không sử dụng hàm có sẵn trong thư viện ctype.h



×