Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Bài tập mẫu lập trình c chương 2 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (514.82 KB, 3 trang )

BÀI TẬP CHƯƠNG 2.2
Bài 1. Thực hiện lại các ví dụ trong chương 2.2
Bài 2. Nêu quy tắc đặt định danh (tên biến, hằng, hàm …) trong C.
Bài 3. Nên đặt tên biến như thế nào? Cho ví dụ minh họa.
Bài 4. Các định danh nào sau đây là hợp lệ? Tại sao?
Int
Calloc
floating
ReInitialize

char
Xx
_1312
_

6_05
alpha_beta_routine
z
A$

Bài 5. Những biểu tượng nào không phải là hằng số? Tại sao?
123.456
0x10.5
0X0G1
0001
0xFFFF
123L
0Xab05
0L
-597.25
123.5e2


.0001
+12
98.6F
98.7U
17777s
0996
-12E-12
07777
1234uL
1.2Fe-7
15,000
1.234L
197u
100U
0XABCDEFL
0xabcu
+123
Bài 6. Có các kiểu dữ liệu cơ bản nào trong C.
Bài 7. Biểu thức hằng là gì? Cho ví dụ minh họa.
Bài 8. Trong C có những cách hiển thị số nguyên nào? Cho ví dụ.
Bài 9. Sự khác biệt giữa số nguyên có dấu và số nguyên không dấu? Cách khai báo chúng
trong C.
Bài 10. Có những cách hiển thị số thực nào trong C? Cho ví dụ minh họa.
Bài 11. Viết chương trình chuyển đổi 27° từ thang đo độ Fahrenheit (F) sang thang đo độ
Celsius (C) sử dụng công thức sau:

C = (F - 32) / 1.8
Bài 12. Tóm tắt một số xâu định dạng để in ra các giá trị nguyên, thực và ký tự thông dụng
trong C.
Bài 13. Thực hiện lại ví dụ Example 2.2.1 trong slide. Kích thước của các kiểu dữ liệu cơ bản

là ?


Bài 14. Chương trình sau sẽ in ra màn hình gì?
#include <stdio.h>
int main (void)
{
char c, d;
c = 'd';
d = c;
printf ("d = %c\n", d);
return 0;
}
Bài 15. Viết chương trình tính giá trị đa thức sau:

3x3 - 5x2 + 6
Với x = 2.55.
Bài 16. Tại sao nên dùng hằng dưới dạng biểu tượng thay vì hằng dưới dạng giá trị? Có
những cách khai báo hằng nào trong C. Cho ví dụ minh họa.
Bài 17. Xác định lỗi cú pháp trong chương trình sau và sửa lại. Ghi lại các thông báo lỗi của
chương trình dịch.
/* Exercise 2.2.17*/
1: #include <stdio.h>
2: #include <stdlib.h> //cho ham pause
3: #define lai_xuat 0.017;
4: int main(void)
5: {
6: const int so_thang = 7.5
7: long tien_vay = 100e 6;
8: printf("Tien tra lai hang thang : %g\n", tien_vay*lai_xuat);

9: printf("Tien tra lai ca ky : %f\n", tien_vay*lai_xuat*so_thang);
10 : system("pause");
11 : return 0;
12 : }
Bài 18. Viết chương trình tính giá trị biểu thức sau và hiển thị kết quả ra màn hình

(3.31 x 10-8 x 2.01 x 10-7) / (7.16 x 10-6 + 2.01 x 10-8)
Bài 19. Để làm tròn một giá trị nguyên i tới giá trị chẵn lớn nhất với số lần nhân của một số
nguyên j ta sử dụng công thức sau:
Next_multiple = i + j - i % j
Ví dụ để làm tròn 256 tới giá trị lớn nhất của số chia hết cho 7 ( i = 256 và j = 7) ta tính như
sau


Next_multiple = 256 + 7 - 256 % 7
= 256 + 7 - 4
= 259
Viết chương trình tìm số chẵn lớn nhất của các cặp giá trị i và j:
i
j
365
7
12258
23
996
4
Bài 20. Thực hiện chương trình sau, ghi kết quả
#include <stdio.h>
int main (void)
{

int a = 35, b = 6, c = 10, d = 4;
printf ("a %% b = %i\n", a % b);
printf ("a %% c = %i\n", a % c);
printf ("a %% d = %i\n", a % d);
printf ("a / d * d + a %% d = %i\n",
a / d * d + a % d);
return 0;
}
Chú ý: để xem kết quả chương trình bạn có thể chạy chương trình từ cửa sổ dòng lệnh
(command line). Hoặc thêm các lệnh để dừng màn hình (thêm vào trước lệnh return 0;):



Thêm system(“pause”); trong Dev-C (cần khai báo thêm #include <stdlib.h>)
Thêm getch(); trong Turbo C++ 3.0 (cần khai báo thêm #include <conio.h>)

Bài 21. Trình bày sự khác biệt giữa các câu lệnh sau
a)
b)
c)
d)

30.5/5
int(30.5)/5
int(30.5/5)
30.5/int(5)

Bài 22. Tính giá trị của các biểu thức sau
a)
b)

c)
d)
e)

5 && (7>8)
!3 || (2<7)
!(4==5)&&(3>7)
3+2%5>10 && (7/3 >10 || 8%3==2)
4+2*3^2-4 > 10 && (1+2^2-8/4 > 6 && (2<6 || 10>11))



×