Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Bài tập mẫu lập trình c chương 2 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1017.03 KB, 2 trang )

BÀI TẬP CHƯƠNG 2.3
Bài 1. Làm các bài tập trong phần ví dụ của chương 2.3
Bài 2. Đoạn chương trình sau có những lỗi gì? Sửa lỗi và thực hiện chương trình, ghi lại kết
quả được in ra màn hình của chương trình theo phương án sửa của bạn.
#include <stdio.h>
int main(void)
{
int a = 3; b =7;
float x=5, y==9;
3=a+b;
a= 3 + 2.5;
printf("a = %f\n",a);
printf("x = %i\n",y);
printf("Tong = %d\n", a+b);
printf("Tich = %d\n", x*y);
return 0;
}
Bài 3. Viết chương trình tính
trong đó a là số nguyên (a>0) và x là một số thực. Giá trị
của a và x đều được nhập vào từ bàn phím
Bài 4. Viết chương trình tính giá trị các góc của tam giác ABC (theo đơn vị độ) khi biết độ dài
3 cạnh của tam giác là a, b, c. Giá trị của a, b, c là kiểu thực và được nhập vào từ bàn phím
(giả sử là khi nhập giá trị của a, b, c luôn thỏa mãn là độ dài 3 cạnh tam giác).
Gợi ý: sử dụng hàm acos để tính góc (giá trị góc trả về theo đơn vị đo rad)
Bài 5. Xác định giá trị của các biến, và kết quả hiển thị ra màn hình sau khi thực hiện các câu
lệnh sau
int a = 3,b =7;
float x=5,y=9;
printf("a = %i\n",a++);
printf("x = %f\n",++y);
printf("Tong = %d\n", a+b--);


printf("Tich = %f\n", ++x*y--);
Bài 6. Viết chương trình tính chu vi và diện tích của tam giác ABC (theo đơn vị độ) khi biết độ
dài 3 cạnh của tam giác là a, b, c. Giá trị của a, b, c là kiểu thực và được nhập vào từ bàn
phím (giả sử là khi nhập giá trị của a, b, c luôn thỏa mãn là độ dài 3 cạnh tam giác).


Bài 7. Viết chương trình đổi x giây ra giờ, phút, giây. Giá trị của x là số nguyên không dấu
được nhập vào từ bàn phím.
Ví dụ.
x= 73400 ta có 20 giờ 23 phút và 20 giây
Bài 8. Xác định kết quả hiển thị ra màn hình khi thực hiện đoạn chương trình sau
#include <stdio.h>
int main(void)
{
int a = 3,b =7;
float x=5,y=9;
printf("a = %2i\n",a++);
printf("x = %0.2f\n",y--);
printf("Tong = %5d\n", a+--b);
printf("Tich = %5.2f\n", x*++y);
return 0;
}
Chú ý: để xem kết quả chương trình bạn có thể chạy chương trình từ cửa sổ dòng lệnh
(command line). Hoặc thêm các lệnh để dừng màn hình (thêm vào trước lệnh return 0;):



Thêm system(“pause”); trong Dev-C (cần khai báo thêm #include <stdlib.h>)
Thêm getch(); trong Turbo C++ 3.0 (cần khai báo thêm #include <conio.h>)




×