Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Địa lý tỉnh Tây Ninh năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.81 KB, 4 trang )

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT MÔN ĐỊA NĂM 2014 TỈNH TÂY NINH
I. PHẦN CHUNG DÀNH CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm)
Câu I: (3,0 điểm)
1. Trình bày đặc điểm thiên nhiên phần lãnh thổ phía Nam nước ta. Nguyên nhân làm cho thiên nhiên
nước ta phân hóa theo chiều Bắc – Nam?
2. Vì sao nước ta phải thực hiện phân bố lại dân cư cho hợp lí ?
Câu II: (2,0 điểm)
Cho bảng số liệu sau:
Cơ cấu khách quốc tế vào Việt Nam theo phương tiện đến
(Đơn vị %)
Phương tiện đến

Tổng số

Đường hàng không

Đường thủy

Đường bộ

2000

100,0

52

12

36

2010



100,0

80,4

1

18,6

1. Vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu khách quốc tế vào Việt Nam phân theo phương tiện đến năm 2000 và
năm 2010.
2. Nhận xét biểu đồ trên.
Câu III: (3,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
1. Xác định một số tỉnh, thành phố ở nước ta đang phát triển mạnh kinh tế biển. Tại sao kinh tế biển có
vai trò ngày càng cao trong nền kinh tế của nước ta?
2. Trình bày những hạn chế về mặt tự nhiên đối với việc phát triển nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu
Long.
II. PHẦN RIÊNG-PHẦN TỰ CHỌN (2,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần A. hoặc phần B.). Nếu làm cả hai phần (A/. và B/.) sẽ
không được tính điểm phần riêng.
Câu IV. a. Theo chương trình Chuẩn (2,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, trình bày sự phân bố cây công nghiệp lâu năm ở nước


ta.
Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (2,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nhận xét về sự phân hóa công nghiệp theo lãnh thổ ở
nước ta.
---------------------Hết----------------------


ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT MÔN ĐỊA NĂM 2014 TỈNH TÂY
NINH
I. PHẦN CHUNG DÀNH CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (8,0 điểm)
Câu I:
1.Trình bày đặc điểm thiên nhiên phần lãnh thổ phía Nam nước ta. Nguyên nhân làm
cho thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc - Nam.
- Đặc điểm thiên nhiên phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào)
+ Thiên nhiên mang sắc thái của vùng khí hậu cận xích đạo gió mùa.
+ Nền nhiệt thiên về khí hậu xích đạo, quanh năm nóng, nhiệt độ trung bình năm trên
+ Trong năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
+ Cảnh quan tiêu biểu là đới rừng cận xích đạo gió mùa.
- Nguyên nhân:
+ Từ Bắc vào Nam, nhiệt độ gia tăng do góc nhập xạ tăng và do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc làm
giảm nhiệt độ miền Bắc vào mùa Đông.
+ Sự khác nhau về nền nhiệt và biên độ nhiệt độ làm khí hậu và thiên nhiên nước ta có sự khác nhau giữa
Bắc và Nam.
2. Nước ta phải thực hiện phân bố lại dân cư cho hợp lí vì:
- Sự phân bố dân cư nước ta hiện nay chưa hợp lí.
- Sự phân bố đó làm ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng lao động và khai thác

tài nguyên.

+ Nơi giàu tài nguyên thì thiếu lao động làm hạn chế việc phát huy các thế mạnh.
+ Nơi đất hẹp thì người đông gây khó khăn trong việc giải quyết việc làm, bảo vệ môi trường.
Câu II
1. Vẽ biểu đồ
- Vẽ biểu đồ tròn, mỗi năm một hình tròn, biểu đồ khác không cho điểm.



- Có chú giải, tên biểu đồ, chính xác về số liệu trên biểu đồ.
- Sai hoặc thiếu mỗi yếu tố trừ 0,25 điểm.
2. Nhận xét
- Cơ cấu khách có sự thay đổi :
+ Tăng tỉ trọng khách vào Việt Nam bằng đường hàng không (dẫn chứng)
+ Giảm tỉ trọng khách vào Việt Nam bằng đường bộ và đường thủy (dẫn chứng)
Câu III .1. Xác định một số tỉnh, thành phố ở nước ta đang phát triển mạnh kinh tế biển. Tại sao kinh tế
biển có vai trò ngày càng cao trong nền kinh tế của nước ta?
- Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Ninh, TP. Hải Phòng, TP. Đà Nẵng, Khánh Hòa (đặc biệt là TP. Nha Trang),
Bình Thuận, Cà Mau, Kiên Giang.
- Kinh tế biển có vai trò ngày càng cao trong nền kinh tế của nước ta vì phát triển kinh tế biển sẽ:
+ Tăng tiềm lực về kinh tế cho đất nước.
+ Giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân.
+ Góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng trên biển.
+ Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, kinh tế biển có ý nghĩa rất quan trọng.
2. Trình bày những hạn chế về mặt tự nhiên đối với việc phát triển nông nghiệp ở
đồng bằng sông Cửu Long
- Mùa khô kéo dài, nước mặn xâm nhập vào đất liền.
- Diện tích đất phèn và đất mặn rộng.
- Việc cải tạo đất gặp khó khăn do thiếu nước vào mùa khô.
- Thiên tai
II. PHẦN RIÊNG - PHẦN TỰ CHỌN
Câu IV.a.Trình bày sự phân bố cây công nghiệp lâu năm ở nước ta.
- Cà phê: Tây Nguyên là vùng chuyên canh cà phê lớn nhất nước, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ (chủ yếu
ở Nghệ An, Quảng Trị)
- Cao su: Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây cao su lớn nhất nước, Tây Nguyên và một số tỉnh ở
duyên hải miền Trung.
- Chè: Trung Du và Miền Núi Bắc Bộ, Tây nguyên (nhiều nhất ở tỉnh Lâm Đồng)
- Dừa: tập trung nhiều nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long, ngoài ra còn có ở duyên hải Nam Trung Bộ,
Đông Nam Bộ.

- Hồ tiêu: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, duyên hải miền Trung.


- Điều: trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ.
Câu IV.b Nhận xét về sự phân hóa công nghiệp theo lãnh thổ ở nước ta.
- Nước ta có sự phân hóa về lãnh thổ công nghiệp, hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu ở một số khu
vực:
+ Các khu vực tập trung cao:
* Bắc Bộ: Đồng bằng sông Hồng và các vùng phụ cận
* Nam Bộ: nổi lên một số trung tâm lớn như TP Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một.
+ Dọc duyên hải miền Trung:
* Đà Nẵng là trung tâm quan trọng nhất.
* Một số trung tâm nằm ven biển: Vinh, Qui Nhơn, Nha Trang…
- Các khu vực Tây Bắc và Tây Nguyên có mức độ phân bố công nghiệp rất thấp, chỉ có điểm công
nghiệp.
- Các trung tâm công nghiệp lớn là: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội….
Tuyensinh247 sẽ tiếp tục cập nhật các đề thi thử tốt nghiệp môn Địa cho các em tham khảo, các em
chú ý theo dõi đừng bỏ lỡ nhé!
Nguồn Dethi.Violet



×