Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Đề thi học kì 1 lớp 11 môn ngữ Văn năm 2013 (Phần 2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.49 KB, 6 trang )

Cập nhật Đề thi học kì 1 lớp 11 môn ngữ văn năm 2013 phần 2 gồm 2 đề (đề số 3 và đề số 4) ngày
2/12/2013

Đề thi học kì 1 lớp 11 môn ngữ văn - đề số 3
(Thời gian làm bài: 90 phút)
Câu 1 (3,0 điểm): Em hãy nêu xuất xứ và chủ đề của đoạn trích Đất Nước trích trường ca Mặt đường
khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm.
Câu 2 (7,0 điểm): Phân tích đoạn thơ sau trong bài “Sóng” của Xuân Quỳnh.
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể

Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ…”.
(Trích “Sóng” – Xuân Quỳnh, Văn học 12, tập một, NXB Giáo dục)

Đáp án đề thi học kì 1 lớp 11 môn ngữ văn - đề số 3
Câu
1

Nội dung

Điểm

Em hãy nêu xuất xứ và chủ đề của đoạn trích Đất nước trích mặt đường khát vọng
của Nguyễn Khoa Điềm.

3,0điểm



1. Xuất xứ: Đoạn trích Đất Nước nằm ở phần đầu chương V của trường ca Mặt đường
khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm. Đây là một trong những đoạn thơ hay về đề tài đất
nước trong thơ ViệtNam hiện đại.

1,5đ


2. Chủ đề : Đoạn trích đã thể hiện một cái nhìn mới mẽ về đất nước :Đất Nước là sự hội 1,5đ
tụ và kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân dân. Nhân dân là người làm ra đất
nước.
2

Phân tích đoạn thơ sau trong bài “Sóng” của Xuân Quỳnh:

7,0điểm

“ Dữ dội và dịu êm
…Bồi hồi trong ngực trẻ…”.
a. Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận về bài thơ, đoạn thơ
Có luận điểm, luận cứ rõ ràng
Bố cục chặt chẽ, diễn đạt rõ ràng , không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp
b. Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở những kiến thức đoạn thơ Sóng của Xuân Quỳnh. Học sinh có thể trình bày
theo nhiều cách nhưng cơ bản phải đảm bảo được các ý cơ bản như sau:
1. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ

0,5đ


- Nêu được vấn đề cần nghị luận.
- Từ việc khám phá những trạng thái khác nhau của sóng, tác giả diễn tả các cung bậc tình
cảm của người phụ nữ đang yêu và thể hiện một quan niệm mới về tình yêu.
2. Thân bài:
Khổ 1: Bản chất của sóng và tình yêu
- Sự thống nhất giữa các mặt đối lập, giữa những trạng thái phức tạp của sóng và những
trạng thái tâm lí phức tạp đầy biến động của tình yêu:
Dữ dội và dịu ... và lặng lẽ
bằng các biện pháp nghệ thuật đối lập và ẩn dụ, nhân hóa, qua hình tượng sóng, Xuân
Quỳnh đã diễn tả vừa cụ thể vừa sinh động nhiều trạng thái phức tạp của tình cảm trong
trái tim người con gái đang yêu, nó cũng là tương đồng với sự phức tạp của sóng.
Tình yêu cũng như sóng không chấp nhận sự tầm thường nhỏ hẹp mà luôn vươn tới cái
lớn lao, đồng cảm, đồng điệu với mình và trường tồn mãi với thời gian. Vì thế mà "sông"
mới tìm ra "tận bể"

3,0đ


2,0đ
- Nghệ thuật:

1,0đ

- Thể thơ năm chữ được dùng một cách sáng tạo, thể hiện nhịp của sóng bể, nhịp của
lòng thi sĩ.
- Các biện pháp điệp từ, điệp cú pháp góp phần tạo nên nhịp điệu nồng nàn, say
đắm, thích hợp cho việc diễn tả cảm xúc mãnh liệt.
- Thể thơ năm chữ, âm điệu sâu lắng, dạt dào.
3. Kết bài: Đánh giá chung về đoạn thơ.


0,5đ

- Trong đoạn thơ, Xuân Quỳnh đã thể hiện rất gợi cảm và sinh động những trạng
thái cảm xúc, những khao khát mãnh liệt của một người phụ nữ đang yêu.
- Mượn hiện tượng thiên nhiên để bất tử hóa cảm xúc, trường cửu hóa tình yêu và
khát vọng yêu thương.
Lưu ý:
- Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
Phân tích đoạn thơ trong bài Sóng của Xuân Quỳnh.
a. Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt
lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở những hiểu biết về nhà thơ Xuân Quỳnh và bài thơ Sóng, thí sinh có thể trình bày theo nhiều
cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau:
- Nêu được vấn đề cần nghị luận.
- Từ việc khám phá những trạng thái khác nhau của sóng, tác giả diễn tả các
cung bậc tình cảm của người phụ nữ đang yêu và thể hiện một quan niệm mới về
tình yêu – yêu là tự nhận thức, là vươn tới cái cao rộng, lớn lao.
- Mượn quy luật muôn đời của sóng, tác giả khẳng định khát vọng tình yêu thường trực trong trái tim tuổi
trẻ.
- Nghệ thuật: Thể thơ năm chữ, âm điệu sâu lắng, dạt dào; nghệ thuật nhân hoá,
ẩn dụ, đối lập,...
- Đánh giá chung về đoạn thơ.


Đề thi học kì 1 lớp 11 môn ngữ văn - đề số 4
(Thời gian làm bài: 90 phút)
Câu 1: (2 điểm)
a). (1 điểm) Nối một điển cố với ý nghĩa tương ứng của nó trong cột ý nghĩa.

Điển cố

Ý nghĩa

A. Chém rắn
đuổi hươu

1. Hạ Hầu Ấn lúc leo núi hay lội nước vẫn cứ nhắm mắt ngủ say, người đi bên cạnh
nghe thấy tiếng ngáy mà ông vẫn bước đều không trượt.

B. Ba thu

2. Gồm: sinh, cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve), súc (nuôi nấng), trưởng (nuôi cho lớn), cố
(trông nom), dục (dạy dỗ), phục (tùy tính mà dạy), phúc (che chở): chỉ ơn đức của cha
mẹ như trời bể.

C. Ông tiên ngủ
3. Tích Lưu Bang (Hán Cao Tổ) chém rắn dựng cờ nghĩa, tiêu diệt nhà Tần bạo ngược.

4. Nguyễn Tịch đời Tấn khi tiếp người mình ưa thì nhìn bằng thanh nhãn, khi tiếp
người mình ghét thì nhìn bằng mắt trắng dã.

D. Chín chữ

5. Nghĩa là ba mùa, ba năm, mượn kinh thi “Nhất nhật bất kiến như tam thu hề”.
b). (1 điểm) Cho hai thành ngữ sau:
- Năm nắng mười mưa
- Bảy nổi ba chìm
Giải nghĩa và đặt câu cho mỗi thành ngữ.
Câu 2:(2 điểm). Trình bày quan điểm nghệ thuật của nhà văn Nam Cao.

Câu 3:(6 điểm). Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn
Nam Cao, từ buổi sáng sau khi gặp Thị Nở đến khi kết thúc cuộc đời, để thấy rõ bi kịch của nhân vật này.

Đáp án đề thi học kì 1 lớp 11 môn ngữ văn - đề số 4
Câu

Ý

1)

Yêu cầu cần đạt

Điểm

A

3

0,25

B

5

0,25

C

1


0,25

D

2

0,25

a

b

Năm nắng mười mưa - Ý nói lên sự vất vả gian truân của người lao động.

0,25


- Đặt câu đúng.
0,25

Bảy nổi ba chìm

- Số phận truân chuyên, không làm chủ được cuộc đời
mình.
- Đặt câu đúng.

2)

0,25


0,25

- Khi mới cầm bút Nam Cao chịu ảnh hưởng của văn học lãng mạn đương thời, sau
đó ông nhận ra thứ văn chương ấy xa lạ với đời sống lầm than của nhân dân, ông
đoạn tuyệt với nó để đến với con đường nghệ thuật chủ nghĩa.

0,25

- Quan niệm về một tác phẩm có giá trị: phải có giá trị nhân đạo.

0,25

- Người viết văn, nghề viết văn: phải luôn tìm tòi, sáng tạo.

0,25

- Sau cách mạng: văn nghệ phục vụ kháng chiến.

0,25

3)

- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.

0,25

- Nêu vấn đề nghị luận.

0,25


-

Sự thức tỉnh: Tỉnh rượu và tỉnh ngộ.

2,0

-

Niềm hy vọng.

1,0

-

Thất vọng và đau đớn.

1,0

Mở bài

Thân bài

Kết luận

- Phẫn uất và tuyệt vọng.

1,0

Bi kịch của Chí Phèo và sự cảm thông sâu sắc của tác giả.


0,5

Chú ý:
1. Diễn biến tâm lí của Chí Phèo rất phức tạp, học sinh có thể phân tích theo nhiều cách khác nhau. Có
thể phân tích theo một trong hai cách sau:
-

Theo mạch truyện để phân tích.

-

Khái quát thành những trạng thái nổi bật của tâm trạng rồi phân tích.

2. Học sinh có thể nêu khái niệm “bi kịch” và phân tích các khía cạnh nghệ thuật hoặc không. Nếu có, bài
làm được đánh giá cao hơn.
Trên đây là tổng hợp 2 đề thi môn ngữ văn lớp 11 phần 2, Tuyensinh247 sẽ tiếp tục cập nhật phần
3 các em thường xuyên theo dõi tại đây:




×