Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề thi học kì 1 lớp 10 môn ngữ văn năm 2013 (P1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.48 KB, 4 trang )

Cập nhật Đề thi học kì 1 lớp 10 môn ngữ văn năm 2013 phần 1 gồm 2 đề (đề số 1 và đề số 2) ngày
25/11/2013

Đề thi học kì 1 lớp 10 môn ngữ văn - đề số 1
(Thời gian làm bài: 90 phút)
Câu 1 (2 điểm): Hãy xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông dường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu về đâu…
(Xuân Quỳnh)
Câu 2 (3 điểm): Từ số phận của Tiểu Thanh (qua bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du), em có suy
nghĩ gì về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến? Hãy viết một văn bản ngắn để trình bày.
Câu 3 (5 điểm): Hãy hoá thân vào nhân vật An Dương Vương để kể lại câu chuyện An Dương Vương và
Mị Châu- Trọng Thủy.

Đáp án đề thi học kì 1 lớp 10 môn ngữ văn - đề số 1
Câu 1:
-Xác định biện pháp tu từ: Ẩn dụ (0,5 điểm)
-Phân tích tác dụng: Thuyền là hình ảnh ẩn dụ chỉ người con trai, biển là hình ảnh ẩn dụ chỉ người con
gái. Quan hệ giữa thuyền và biển có nét tương đồng với quan hệ của người con trai và người con gái.
Mượn hình ảnh thuyền và biển, Xuân Quỳnh muốn nói đến sự gắn bó, khăng khít của đôi lứa yêu nhau.
Biện pháp ẩn dụ ở đây khiến cho sự diễn đạt của nhà thơ trở nên tế nhị, duyên dáng hơn, nhằm tăng sức
gợi hình, gợi cảm(1,5 điểm).
Câu 2:
- Về hình thức: bài làm có bố cục 3 phần(1điểm).
-Về nội dung: (2 điểm)
+ Tiểu Thanh là một người con gái có nhan sắc và có tài năng nhưng nàng phải chịu cảnh lẻ mọn. Vợ cả
ghen, bắt nàng ra sống biệt lập ở núi Côn Sơn, cạnh Tây Hồ. Vì thế,
Tiểu Thanh đau buồn mà chết lúc mới mười tám tuổi. Tập thơ mà nàng để lại cũng bị vợ cả đem đốt, chỉ



còn sót lại một vài bài, gọi là phần “dư cảo”(phần còn sót lại sau khi đốt): Son phấn co thần chôn vẫn
hận
Văn chương không mệnh đốt còn vương (1 điểm).
+ Qua số phận của Tiểu Thanh, chúng ta thấy được thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến: Họ
không được coi trọng, phải phụ thuộc vào người khác, phải sống cuộc đời lẻ mọn, có số mệnh bạc bẽo:
“hồng nhan bạc mệnh”, “tài mệnh tương đố”.(1 điểm).
* Lưu ý: Cho điểm trên cơ sở kết hợp với kĩ năng diễn đạt, dùng từ, chính tả.
Câu 3:
*Yêu cầu về kĩ năng:
- Thể loại : Văn tự sự
- Nội dung: Kể lại truyện An Dương Vương và Mị Châu-Trọng Thủy bằng ngôi thứ nhất.
- Tư liệu: Truyện: An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy.
*Yêu cầu về kiến thức:
- Về nội dung:
+ Kể lại đầy đủ cốt truyện, các nhân vật, các sự kiện ở trong truyện.
+ Thể hiện sự tưởng tượng với những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật nhập vai.
- Về phương pháp:
+ Dựa vào cốt truyện trong văn bản.
+ Thêm dựa vào những sự kiện, chi tiết tưởng tượng sáng tạo.
+ Kể theo ngôi thứ nhất.
+ Bài viết trình bày đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
*Biểu điểm:
- Điểm 5: Kể chuyện một cách sinh động, đầy đủ các chi tiết, có tưởng tượng sáng tạo, đúng ngôi kể. Bố
cục chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, trong sáng truyền cảm. Trình bày bài làm sạch đẹp.
- Điểm 3-4: Đúng ngôi kể, khá đầy đủ chi tiết. Bố cục tương đối chặt chẽ. Sai vài lỗi chính tả, diễn đạt.
- Điểm 1-2: Kể một cách sơ sài. Phạm nhiều lỗi diễn đạt, bài làm cẩu thả.
- Điểm 0: Lạc đề.

Đề thi học kì 1 lớp 10 môn ngữ văn - đề số 2

(Thời gian làm bài: 90 phút)


I. Tiếng Việt:(2điểm)
Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? Nêu các nhân tố trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn
ngữ?
II. Tập làm văn: (8 điểm):
Cảm nhận của em về nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bài thơ “Nhàn”

Đáp án đề thi học kì 1 lớp 10 môn ngữ văn - đề số 2
I. Tiếng Việt:(2điểm):
- Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội được tiến hành chủ yếu
bằng phương tiện ngôn ngữ nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, tình cảm, hành động (1điểm)
- Có 5 nhân tố: (1điểm): + Nhân vật giao tiếp
+ Hoàn cảnh giao tiếp
+ Nội dung giao tiếp
+ Mục đích giao tiếp
+ Phương tiện và cách thức giao tiếp
II. Tập làm văn: (8 điểm):
1. Yêu cầu về nội dung:
Nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm biểu hiện ở:
- Thái độ dửng dưng trước những gì mà người đời đang bon chen, hăm hở tìm đến sự thanh cao, thư thái
trong tâm hồn( Thơ thẩn dầu ai vui thú nào)
- Quan niệm dại- khôn: Thể hiện sự thanh thản và cái nhìn sâu sắc, tỉnh táo của của nhà thơ trước cuộc
đời. Nhà thơ muốn tìm “nơi vắng vẻ”-nơi tĩnh tại của thiên nhiên và nơi thảnh thơi của tâm hồn- để gắn
bó với thiên nhiên, sống hoà thuận với tự nhiên tránh chốn lao xao bon chen, giành giật
- Quan niệm công danh, phú quí: “Phú quí là chiêm bao”: Ngắn ngủi, tạm bợ, hư ảo->Trí tuệ sắc sảo.
Nguyễn Bỉnh Khiêm là một con người có trí tuệ sáng suốt, một nhân cách cao cả
- Quan niệm nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm:
Nhàn không phải là không vất vả, cực nhọc, không quan tâm tới xã hội. Nhàn là xa lánh chốn quyền quí

để giữ cốt cách thanh cao, là trở về với thiên nhiên, hoà hợp với thiên nhiên
=> Nguyễn Bỉnh Khiêm là một con người có trí tuệ, có bản lĩnh, có chí hướng riêng. Một con người nhàn
thân mà không nhàn tâm
2. Yêu cầu về phương pháp
- Biết cách làm một bài văn kiểu đề cảm nghĩ


- Bố cục bài viết rõ ràng, đầy đủ 3 phần
- Hành văn trôi chảy, súc tích, chặt chẽ, giàu cảm xúc
3. Thang điểm:
- Điểm 7-8: Đáp ứng đầy đủ các nội dung theo yêu cầu. Văn viết súc tích, chặt chẽ, giàu cảm xúc. Không
mắc lỗi chính tả
- Điểm 5-6: Đáp ứng tương đối đầy đủ các nội dung theo yêu cầu. Văn viết có cảm xúc. Sai vài lỗi chính
tả
- Điểm 3-4: Đáp ứng một nửa yêu cầu. Văn viết có cảm xúc. Sai vài lỗi chính tả
- Điểm 1-2: Đáp ứng 1/3 yêu cầu. Văn viết còn lủng củng, lan man. Sai nhiều lỗi chính tả
- Điểm 0: Bài thi bỏ giấy trắng
Trên đây là tổng hợp 2 đề thi môn ngữ văn lớp 10 phần 1, Tuyensinh247 đã cập nhật phần 2 các
em theo dõi tại đây:



×