Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tuyệt chiêu trị căn bệnh mất tập trung khi học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.88 KB, 2 trang )

1. Tiếng ồn – “đầu mối” của mọi câu chuyện
Yến Trúc (sinh viên năm 3 – ĐH Kinh tế Luật TPHCM) chia sẻ: “Khu nhà trọ của mình ồn ào kinh
khủng, nhất là căn phòng đối diện. Mình không hiểu vì sao chị ấy có thể mở nhạc từ sáng đến tối mà
không thấy chán. Lúc “hứng” lên chị ấy còn hát hò khiến mình chẳng tài nào tập trung được”.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn mất tập trung khi học
Tips cho bạn:
- Thực ra, không quá khó để bạn có thể tránh khỏi tiếng ồn. Thư viện trường, phòng học trống hoặc các
phòng tự học trong kí túc xá (nếu bạn ở kí túc xá) sẽ là một lựa chọn tối ưu cho bạn. Nếu thích một không
gian yên tĩnh, thơ mộng và thỉnh thoảng muốn thư giãn, bạn có thể chọn một quán café sách hoặc quán
café yên tĩnh mát mẻ là được.
- Nếu là một người có khả năng nghe nhạc lúc học bài, đó chính là ưu điểm của bạn đấy. Tuy nhiên,
không phải vì thế mà bạn nghe các thể loại nhạc trẻ, nhạc rock ầm ĩ mà có thể tập trung đâu nhé. Loại
nhạc tốt nhất để nghe khi học bài chính là nhạc Ba – rốc (Baroque) cổ điển.
2. Có quá nhiều việc để làm
Dĩ nhiên, đây cũng là một nguyên nhân không kém phần “nan giải”. Khi có quá nhiều việc phải làm, việc
bạn học môn này suy nghĩ môn kia, học xong môn này rồi lại làm việc thêm khác, chắc chắn sẽ khiến bạn
lâm vào tình trạng “rối loạn”. Chưa kể là, thỉnh thoảng bạn lại có bài kiểm tra đột xuất, những deadline
“từ trên trời rơi xuống”. Vậy, bạn phải làm gì đây?

Đôi khi bạn cảm thấy bị tẩu hỏa nhập ma vì quá nhiều việc phải làm
Tips cho bạn:
- Đừng ghi hết tất cả những mục tiêu, những dự án trong tương lai vào… mục tiêu trong ngày. “Tích tiểu
thành đại” – chắc hẳn bạn cũng đã từng nghe câu tục ngữ ấy. Việc bạn cần làm là liệt kê ra những khoảng
thời gian mà bạn buộc phải sử dụng trong ngày: thời gian đi lại, đi học trên trường, đi làm thêm, tắm rửa,
ăn uống,… Sau đó, những khoảng thời gian còn lại sẽ là của bạn. Khi ấy, bạn hãy ghi ra tất cả những
công việc cần làm ưu tiên theo thứ tự, áp dụng theo nguyên tắc 80/20, để tập trung vào 20% số lượng
công việc quan trọng nhất. Chắc chắn, bạn sẽ giải quyết được mọi việc nhanh chóng thôi.
3. Vì quá mệt mỏi:
Thùy Dương (THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đồng Nai) thở dài:”Chẳng hiểu sao mình không thể tập trung
vào bài vở hơn quá một tiếng. Hễ cứ cầm sách lên là mình lại lăn ra ngủ mà không tài nào kiểm soát


được. Dù mới chỉ đi học một tuần thôi nhưng với tốc độ như thế này, mình thấy lo sợ cho năm học cuối
cấp này quá!”


Tips cho bạn:
Thực ra, đây cũng là tình trạng được gặp nhiều ở kha khá các bạn học sinh. Vấn đề là, hầu hết họ đều có
tư tưởng “cho qua” vì “thói quen mà, sao bỏ được!”.
- Học đúng giờ giấc: Trong cuốn sách “Tôi tài giỏi, bạn cũng thế!” của tác giả Adam Khoo. Anh đã
khuyên rằng bạn nên tập trung học trong vòng 2 giờ. Trong 2 giờ đó, bạn chia làm 4 khoảng, mỗi khoảng
chừng 25 phút, và thư giãn 5 phút sau mỗi lần học. Chính vì vậy, khả năng ghi nhớ của bạn sẽ cao hơn
thay vì “dùi mài kinh sử” liền tù tì từ 3-4 tiếng.
- Chọn thời điểm học: Mỗi người đều có khả năng tập trung học trong ngày không giống nhau. Bạn có thể
ngáp dài vào buổi sáng, “mắt sáng như sao” vào buổi trưa cũng không phải là chuyện lạ lẫm gì. Hãy tận
dụng khả năng của mình một cách thích hợp nhất nhé.
- Tránh ngủ trưa quá nhiều. Việc này dĩ nhiên sẽ khiến bạn ngủ tối ít hơn, thậm chí còn mất nguyên cả
một buổi tối vì trằn trọc những điều không đâu. Vì thế, sáng hôm sau mà bạn vẫn trong tư thế ngái ngủ
cũng không phải là quá khó hiểu.
4. Vì không có hứng thú
Tuấn (THPT Gia Định, TPHCM) kể: “Mình cực kì ngán mấy môn học thuộc lòng. Dù đã dặn lòng phải
học thuộc bài trước khi kiểm tra nhưng mình chẳng có chút động lực nào để học cả!”. Chính vì vậy, việc
Tuấn vừa học vừa online, vừa chat chit trên Facebook, vừa lướt web các trang báo mạng vèo vèo trong
lúc học khiến chính Tuấn cũng phát oải vì vẫn chẳng nhớ gì.

Mệt mỏi sẽ khiến bạn không muốn học nữa
Tips cho bạn:
- Tránh xa các thiết bị công nghệ: Khi đã không có hứng thú học tập, việc bạn ngó nghiêng vào điện
thoại, laptop… càng khiến bạn mất thời gian thêm đấy!
- Học nhóm: Với các môn học mà bạn cảm thấy khô khan và “khó nuốt”, nên tranh thủ học nhóm để tạo
hứng thú, giảng giải và khảo bài nhau. Tránh tuyệt đối việc “lợi dụng cơ hội” để có thời gian “tám” thêm
ở nơi học hành nhé!

- Liên hệ thầy cô: Nếu thực sự muốn học tốt môn học dù cho bạn không… hứng thú với môn học đó chút
nào, hãy liên hệ thầy cô bộ môn của bạn về cách học sao cho hiệu quả cao nhất.
Theo Tiin



×