Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ GIÁ VÀ LÃI SUẤT TRONG THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (702.5 KB, 38 trang )

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 2:
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

Họ và tên

Mã SV


MỤC LỤC
A-TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ TỚI THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ:...............3
1 TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI...........................................................................................................3
2 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ.........................................................................9
3 TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ:..............14
B. TÁC ĐỘNG CỦA LÃI SUẤT TỚI THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH.............................23
1 KHÁI NIỆM LÃI SUẤT.................................................................................................24
2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LÃI SUẤT........................................................24


3 TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ TỚI THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH:..................................28
C. MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ GIÁ VÀ LÃI SUẤT TRONG THỊ TRƯỜNG TÀI
CHÍNH QUỐC TẾ.............................................................................................................32
1 LÝ THUYẾT VỀ QUAN HỆ GIỮA TỶ GIÁ VÀ LÃI SUẤT....................................32
2 QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA LÃI SUẤT VÀ TỶ GIÁ TRONG NỀN KINH TẾ
.............................................................................................................................................. 36
3 HẠN CHẾ CỦA QUAN HỆ TỶ GIÁ VÀ LÃI SUẤT TRONG NỀN KINH TẾ........36
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................38

2


A-TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ TỚI THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ:
1

TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

1.1 Khái niệm:
Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về tỷ giá hối đoái, do cách tiếp cận vấn đề
khác nhau sẽ dẫn đến cách diễn đạt cũng khác nhau:
Tỷ giá hối đoái giữa hai nước là mức giá tại đó đồng tiền của một nước được biểu
hiện qua đồng tiền của nước khác.
Tỷ giá hối đoái là tương quan sức mua giữa đồng tiền nội tệ và đồng ngoại tệ.
Tỷ giá hối đoái, một mặt nó phản ánh sức mua của đồng nội tệ, mặt khác nó thể hiện
quan hệ cung cầu ngoại hối.
Ngoài ra, tỷ giá hối đoái còn được hiểu là giá của một đơn vị ngoại tệ tính theo đồng
tiền trong nước.
Ví dụ: USD\VND hay GBP\VND.
Đây chính là giá cả của ngoại tệ trên thị trường và được xác định dựa trên quan hệ
cung cầu về ngoại tệ. Được coi là mấu chốt trong quản lí kinh tế vĩ mô, tỷ giá hối đoái có

tác động ngược trở lại đến các mối quan hệ kinh tế, lên cán cân thanh toán quốc tế. lên giá
cả hàng hóa trong nước và lưu thông tiền tệ…
Ví dụ: Tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước công bố ngày 1\12\2011 là:1 USD =
20.803,00 VND
Ký hiệu đơn vị tiền tệ:
Vídụ: Dollar Mỹ USD
Dollar Úc AUS
Bảng Anh GBP
.....

1.2 Phương pháp biểu hiện tỷ giá
Để biểu hiện tương quan giá trị giữa hai đồng tiền, người ta có thể sử dụng một
trong hai phương pháp sau đây:
Phương pháp yết giá gián tiếp
Theo phương pháp này một đơn vị nội tệ được biểu hiện giá trị của nó thông qua một
lượng biến đổi ngọai tệ.
Ví dụ: tại thị trường Luân Đôn: 1GBP= 1.5016 USD.
Với phương pháp này chỉ có một ố ít đồng tiền sử dụng như England (GBP),
Autraylia (AUD), New zealand (NZD) và EUR sử dụng phương pháp gián tiếp, và USD là
đồng tiền định giá.
Phương pháp yết giá trực tiếp
Theo phương pháp này một đơn vị ngoại tệ được biểu hiện giá trị của nó thông qua
một lượng biến đổi nội tệ.
3


Ví dụ: tại thị trường Tokyo: 1CHF = 104.15 JPY
Hầu hết đồng tiền của các quốc gia trên thế giới đều sử dụng phương pháp biểu hiện
tỷ giá này


1.3 Các loại tỷ giá
1.3.1

Căn cứ theo nghiệp vụ kinh doanh

Tỷ giá mua vào ( bid rate hay buy rate ): là tỷ giá mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn
sàng mua vào đồng tiền yết giá.
Tỷ giá bán ra ( ask rate hay offer rate ): là tỷ giá mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng
bán ra đồng tiền yết giá.
Tỷ giá cơ sở / giao ngay ( spot exchange rate ): là tỷ giá được hình thành theo quan
hệ cung cầu trực tiếp trên thị trường ngoại hối, được thỏa thuận ngày hôm nay và sẽ thanh
toán sau hai ngày làm việc tiếp theo.
Tỷ giá kỳ hạn ( forward exchange rate ): là tỷ giá không được hình thành theo quan
hệ cung cầu trực tiếp trên thị trường ngoại hối, được thỏa thuận ngày hôm nay và việc thanh
toán xảy ra sau đó từ ba ngày làm việc trở lên.
Tỷ giá tiền mặt ( bank note rate ): tỷ giá tiền mặt áp dụng cho ngoại tệ tiền kim loại,
tiền giấy, séc du lịch và thẻ tín dụng.
Tỷ giá chuyển khoản ( transfer rate ): áp dụng cho các giao dịch mua bán ngoại tệ là
các khoản tiền gửi tại ngân hàng; tỷ giá mua chuyển khoản cao hơn và tỷ giá bán chuyển
khoản thấp hơn tỷ giá tiền mặt.
Tỷ giá mở cửa ( opening rate ): là tỷ giá áp dụng cho hợp đồng giao dịch đầu tiên
trong ngày.
Tỷ giá đóng cửa ( closing rate ): là tỷ giá áp dụng cho hợp đồng giao dịch cuối cùng
trong ngày. Tỷ giá đóng cửa hôm nay không nhất thiết là tỷ giá mở cửa hôm sau.
Tỷ giá chéo ( crossed rate ): là tỷ giá giữa hai đồng tiền được suy ra từ đồng tiền thứ
ba ( còn gọi là đồng tiền trung gian ).
1.3.2

Căn cứ theo cơ chế điều hành tỷ giá


Tỷ giá chính thức ( official rate ): là tỷ giá do NHTW công bố, áp dụng để tính thuế
xuất nhập khẩu và một số hoạt động khác liên quan đến tỷ giá chính thức.
Tỷ giá chợ đen ( black market rate ): là tỷ giá được hình thành ngoài hệ thống ngân
hàng, do quan hệ cung cầu trên thị trường chợ đen quy định.
Tỷ giá cố định ( fixed rate ): là tỷ giá do NHTW công bố cố định trong một biên độ
dao động hẹp.
Tỷ giá thả nổi hoàn toàn ( freely floating rate ): là tỷ giá được hình thành hoàn toàn
theo quan hệ cung cầu trên thị trường, NHTW không hề can thiệp.
Tỷ giá thả nổi có điều tiết ( managed floating rate ): là tỷ giá được tảh nổi nhưng
NHTW tiến hành can thiệp để tỷ giá biến động theo hướng có lợi cho nền kinh tế.
1.3.3

Căn cứ vào mức độ ảnh hưởng lên cán cân thương mại
4


Tỷ giá danh nghĩa song phương: Là tỷ giá của một đồng tiền được biểu thị thông qua
đồng tiền khác mà chưa đề cập đến tương quan sức mua hàng hóa giữa chúng. Vì vậy khi tỷ
giá danh nghĩa thay đổi không nhất thiết phải tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng
hóa.
Tỷ giá thực song phương (Bilateral real exchange Rate): Là tỷ giá được xác định trên
cơ sở tỷ giá danh nghĩa đã được điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát ở trong nước và ở nước ngoài,
do đó nó phản ánh tương quan sức mua giữa nội tệ và ngoại tệ.
Tỷ giá danh nghĩa trung bình (Nominal effective exchange Rate – NEER): NEER
phản ánh sự thay đổi giá trị của một đồng tiền đối với tất cả các đồng tiền còn lại hay một số
các đồng tiền.
Tỷ giá thực trung bình (Real effective exchange rate – REER): REER cho biết tương
quan sức mua giữa nội tệ với các đồng tiền còn lại. REER được xác định trên cơ sở tỷ giá
danh nghĩa đa biên đã được điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát ở tring nước và tất cả các nước
còn lại. Vì vậy nó phản ánh tương quan sức mua giữa nội tệ và tất cả các đồng tiền còn lại


1.4 Các yếu tố tác động tới tỷ giá
Trong dài hạn, tỷ giá hối đoái được quy định bởi những thay đổi trong mức giá ở hai
nước. Các yếu tố khác ảnh hưởng là thuế, hạn ngạch nhập khẩu, nhu cầu nhập khẩu, nhu cầu
xuất khảu, năng suất.
Trong ngắn hạn, tỷ giá hối đoái được quy định bởi : sự thay đổi mức lãi suất nội tệ,
thay đổi mức lãi suất ngoại tệ, thay đổi về tỷ giá kì vọng, các cú sốc về chính trị - kinh tế và
can thiệp của NHTW.
1.4.1

Các yếu tố tác động đên tỷ giá hối đoái trong ngắn hạn

Chênh lệch mức lãi suất giữa các nước giữa thị trường tài chính trong nước và quốc
tế
Lãi suất có vai trò quyết định đến tỷ thị trường ngoại hối. Đồng tiền đại diện cho nền
kinh tế có lãi suất cao có khuynh hướng mạnh hơn những đồng tiền có lãi suất thấp hơn.
Nhà đầu tư luôn tìm kiến những khoản lợi nhuận cao nhất có thể có, những nền kinh tế có
lãi suất cao hơn thường có lợi tức cao hơn.
Lãi suất cao hơn -> cầu đồng tiền đó cao hơn -> giá đồng tiền đó tăng.
Cán cân thanh toán quốc tế
Cán cân thương mại của một nước là chênh lệch giữa kim ngạch xuất khẩu và kim
ngạch nhập khẩu. Một nền kinh tế khi xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ sẽ thu được ngoại tệ.
Để tiếp tục công việc kinh doanh, các nhà xuất khẩu phải bán ngoại tệ lấy nội tệ, mua hàng
hoá dịch vụ trong nước xuất khẩu ra nước ngoài. Trên thị trường, cung ngoại tệ sẽ tăng, làm
tỷ giá hối đoái giảm. Ngược lại, khi nhập khẩu hàng hoá dịch vụ, các nhà nhập khẩu cần
ngoại tệ để thanh toán cho đối tác và đi mua ngoại tệ trên thị trường. Hành động này làm
cầu ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái tăng. Xuất khẩu và nhập khẩu có tác động ngược chiều đến
tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái cuối cùng sẽ tăng hay giảm phụ thuộc vào mức độ tác động
mạnh yếu của các nhân tố, đó chính là cán cân thương mại. Nếu một quốc gia có thặng dư
thương mại, cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ, tỷ giá hối đoái sẽ giảm, đồng nội tệ lên giá.

Ngược lại, khi thâm hụt thương mại, tỷ giá hối đoái sẽ tăng, đồng nội tệ giảm giá.
5


Đầu tư ra nước ngoài
Đầu tư ra nước ngoài có nghĩa là người dân trong nước dùng tiền mua tài sản ở nước
ngoài, có thể là đầu tư trực tiếp (xây dựng nhà máy, thành lập các doang nghiệp...) hay đầu
tư gián tiếp (mua cổ phiếu, trái phiếu...). Những nhà đầu tư này muốn thực hiện hoạt động
kinh doanh trên cần phải có ngoại tệ. Họ mua ngoại tệ trên thị trường, luồng vốn ngoại tệ
chảy ra nước ngoài, tỷ giá hối đoái sẽ tăng. Ngược lại một nước nhận đầu tư từ nước ngoài,
luồng vốn ngoại tệ chảy vào trong nước, làm cho cung ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái giảm.
Đầu tư ra nước ngoài ròng là hiệu số giữa luồng vốn chảy ra và luồng vốn chảy vào một
nước. Khi đầu tư ra nước ngoài ròng dương, luồng vốn chảy vào trong nước nhỏ hơn dòng
vốn chảy ra nước ngoài,tỷ giá hối đoái tăng. Tỷ giá hối đoái sẽ giảm trong trường hợp
ngược lại, đầu tư ra nước ngoài ròng âm. Theo quy luật tối ưu hoá, luồng vốn sẽ chảy đến
nơi nào có lợi nhất, tức là hiệu suất sinh lời cao nhất. Một nền kinh tế sẽ thu hút được các
luồng vốn đến đầu tư nhiều hơn khi nó có môi trường đầu tư thuận lợi, nền chính trị ổn
định, các đầu vào sẵn có với giá rẻ, nguồn lao động dồi dào có tay nghề, thị trường tiêu thụ
rộng lớn, lãi suất cao và sự thông thoáng trong chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của
Chính phủ.
Lạm phát
Khi một nước có lạm phát, sức mua đồng nội tệ giảm, với tỷ giá hối đoái không đổi,
hàng hoá dịch vụ trong nước đắt hơn trên thị trường nước ngoài trong khi hàng hoá dịch vụ
nước ngoài rẻ hơn trên thị trường trong nước. Theo quy luật cung cầu, người dân trong nước
sẽ chuyển sang dùng hàng ngoại nhiều hơn vì giá rẻ hơn, nhập khẩu tăng, cầu ngoại tệ tăng,
tỷ giá hối đoái tăng. Tương tự vì tăng giá, cư dân nước ngoài sẽ dùng ít hàng nhập khẩu
hơn. Hoạt động xuất khẩu giảm sút, cung ngoại tệ trên thị trường giảm, tỷ giá hối đoái tăng.
Như vậy lạm phát ảnh hưởng đến cả cung và cầu ngoại tệ theo hướng tăng giá ngoại tệ, tác
động cộng gộp làm cho tỷ giá hối đoái tăng nhanh hơn. Trên thị trưòng tiền tệ, lạm phát làm
đồng tiền mất giá, người dân sẽ chuyển sang nắm giữ các tài sản nước ngoài nhiều hơn, cầu

ngoại tệ gia tăng đẩy tỷ giá hối đoái tăng. Trong trường hợp các quốc gia đều có lạm phát
thì những tác động trên sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ lạm phát tương đối giữa các quốc gia. Quốc
gia nào có tỷ lệ lạm phát cao hơn, đồng nội tệ quốc gia đó sẽ mất giá một cách tương đối và
tỷ giá hối đoái tăng.
Tâm lý số đông
Người dân, các nhà đầu cơ, các ngân hàng và các tổ chức kinh doanh ngoại tệ là các
tác nhân trực tiếp giao dịch trên thị trường ngoại hối. Hoạt động mua bán của họ tạo nên
cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Các hoạt động đó lại bị chi phối bởi yếu tố tâm lý, các tin
đồn cũng như các kỳ vọng vào tương lai. Điều này giải thích tại sao, giá ngoại tệ hiện tại lại
phản ánh các kỳ vọng của dân chúng trong tương lai. Nếu mọi ngưòi kỳ vọng rằng tỷ giá hối
đoái sẽ tăng trong tương lai, mọi người đổ xô đi mua ngoại tệ thì tỷ giá sẽ tăng ngay trong
hiện tại. Mặt khác, giá ngoại tệ rất nhạy cảm với thông tin cũng như các chính sách của
chính phủ. Nếu có tin đồn rằng Chính phủ sẽ hỗ trợ xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu để giảm
thâm hụt thương mại, mọi người sẽ đồng loạt bán ngoại tệ và tỷ giá hối đoái sẽ giảm nhanh
chóng.
Trong thực tế, tỷ giá hối đoái bị chi phối đồng thời bởi tất cả các yếu tố trên với mức
độ mạnh yếu khác nhau của từng nhân tố, tuỳ vào thời gian và hoàn cảnh nhất định.
1.4.2

Các yếu tố tác động đên tỷ giá hối đoái trong dài hạn
6


Mức giá tương đối
Sự gia tăng trong mức giá của một nước (tương đối so với mức giá ở nước ngoài)
làm cho đồng tiền của nó xuống giá. Và sự giảm sút trong mức giá làm đồng tiền của nó lên
giá.
Ví dụ: Khi giá hàng hóa Mỹ tăng, giá hàng ngoại khồng đổi , dẫn đến cầu hàng hóa
Mỹ giảm, dẫn đến đồng đô-la giảm giá sao cho hàng hóa Mỹ tiêu thụ tốt.
Hàng rào thương mại

Hàng rào thương mại làm cản trở thương mại tự do như thuế nhập khẩu và hạn
ngạch. Sự gia tăng hàng rào thương mại sẽ làm cho đồng tiền của nước đótăng lên trong dài
hạn.
Ví dụ: Việt Nam tăng thuế nhập khẩu hoắc đặt hạn ngạch thấp hơn đối với thép của
Nhật, điều này làm cho cầu thép của Việt Nam tăng và đồng Việt Nam lên giá.
Sở thích về hàng nội và hàng ngoại
Mức cầu cao hơn về hàng xuất khẩu của một nước làm đồng tiền của nó lên giá trong
dài hạn và ngược lại.
Ví dụ: Mức cầu cao hơn về hàng nhập khẩu của một nước làm đồng tiền nội tệ xuống
giá trong dài hạn.
Người Mỹ thích ô tô Nhật hơn ô tô Mỹ, làm cho mức cầu hàng hóa Nhật cao hơn,
dẫn đến đồng đô-la giảm giá, đồng yên Nhật tăng giá.
Năng suất
Một nước có năng suất cao hơn các nước khác, làm cho các doanh nghiệp nước đó có
thể giảm giá hàng nội tệ so với hàng ngoại mà vẫn có lợi nhuận, dẫn đến cầu hàng nội tăng,
làm cho đồng nội tệ có xu hướng lên giá.

7


1.5 Một số cơ chế tỷ giá phân loại theo IMF

8


2

THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

2.1 Khái quát chung về Thị trường tài chính quốc tế

2.1.1
2.1.1.1

Sự hình thành và vai trò của Thị trường tài chính quốc tế

Cơ sở hình thành các quan hệ TCQT

Các quan hệ quốc tế giữa các quốc gia về kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, quân sự,
ngoại giao…đòi hỏi phải có và xuất hiện các quan hệ TCQT.
Cùng với sự phát triển của tiền tệ và các vật trao đổi trung gian, tiền tệ dần dần đã có
đủ chức năng trong trao đổi, trong thanh toán, trong dự trữ và chức năng tiền tệ thế giới.
Chính chức năng trao đổi và thanh toán quốc tế của tiền làm cơ sở hình thành và thực hiện
các quan hệ TCQT.
Các quan hệ trao đổi hàng hóa lúc ban đầu chỉ bó hẹp trong phạm vi các bộ tộc, quốc
gia, ở các vùng biên giới và chủ yếu là trao đổi hàng hóa ( không có quan hệ TCQT ). Dần
dần các vật trung gian và tiền đứng ra đo lường giá trị của hàng hóa trong quan hệ trao đổi.
Tuy nhiên trong quan hệ thương mại quốc tế thì tiền phải thực sự thực hiện chức năng tiền
tệ quốc tế. Trong thời gian dài của lịch sử thương mại quốc tế thì tiền tệ đó chỉ có thể là
vàng. Cùng với sự mở rộng của các thương mại quốc tế, sự phát triển của phương tiện thông
tin, vận tải và sự phát triển của hệ thống tiền tệ quốc tế nên ngày nay thanh toán quốc tế
trong các hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, đầu tư…người ta thường dùng các
đồng tiền của một số quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh, có thể đảm bảo sự ổn định
tương đối của tiền tệ làm thước đo tính toán.
Trong điều kiện khoa học công nghệ và xu thế hội nhập quốc tế, hợp tác lao động
quốc tế ngày càng mở rộng, phương tiện giao thông ngày càng phát triển,… làm cho hoạt
động TCQT thêm nhộn nhịp. Trong đó, yếu tố quan hệ quốc tế giữa các quốc gia về kinh tế,
chính trị, xã hội…có vị trí như điều kiện cần tạo nên cơ sở hình thành và phát triển TCQT;
yếu tố tiền tệ có chức năng tiền tệ thế giới có vai trò như điều kiện đủ để TCQT vận hành
thông suốt.
2.1.1.2


Vai trò của tài chính quốc tế:

Thứ nhất, nó là công cụ quan trọng khai thác các nguồn lưc ngoài nước phục vụ cho
sự phát triển kinh tế - xã hội trong nước:
Thông qua các hoạt động của TCQT, các nguồn lực tài chính, công nghệ, kỹ thuật,
lao động,…được phân phối lại trên phạm vi thế giới. Mỗi quốc gia phải cân nhắc khai thác
sử dụng nguồn lực của quốc gia khác và sử dụng nguồn lực của mình để tham gia hợp tác
quốc tế một cách có hiệu quả.
Đặc biệt, với các quốc gia nghèo và chậm phát triển thì vấn đề tranh thủ nguồn vốn
nước ngoài cần được coi trọng. Bằng việc mở ra các quan hệ TCQT thông qua các hình
thức: vay nợ quốc tế, viện trợ quốc tế, đầu tư quốc tế, tham gia vào thị trường vốn quốc tế…
Thứ hai, thúc đẩy nền kinh tế quốc gia nhanh chóng hội nhập vào nền kinh tế thế
giới:
Việc mở rộng các hình thức tín dụng quốc tế, đầu tư quốc tế, tham gia vào thị trường
vốn, thị trường tiền tệ, thị trường hối đoái quốc tê, mở rộng thương mại và dịch vự quốc
9


tế… vừa góp phần phát triển kinh tế trong nước vừa thúc đẩy hoàn thiện chính sách vừa
thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế theo yêu cầu của các tổ chức quốc tế và khu vực.
Đối với các tổ chức kinh tế - tài chính khu vực và quốc tế, nguyên tắc hàng đầu là đôi
xử bình đẳng với mọi đối tác thành viên theo quy chế của Tối huệ quốc và quy chế Đãi ngộ
quốc gia. Điều đó đòi hỏi hệ thống pháp lý phải được hoàn thiện theo thông lệ quốc tế và
tương đối ổn định. Đây là công việc khó khăn với các nước đang phát triển.
TCQT vừa là yếu tố vừa là tiền đề tác động thúc đẩy các quốc gia hội nhập nền kinh
tế Thế giới.
Thứ ba, tạo cơ hội nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính:
Sự mở rộng và phát triển TCQT cho phép các nguồn tài chính có khả năng lưu động
dễ dàng, thuận lợi và mạnh mẽ giữa các quốc gia đã tạo điều kiện cho các chủ thể ở mỗi

quốc gia có cơ hội giải quyết những khó khăn tạm thời về nguồn tài chính và nâng cao hiệu
quả của các nguồn lực tài chính được đưa vào sử dụng cả trên vị trí nhà đầu tư và người cần
vốn.

2.2

Thị trường tiền tệ quốc tế
2.2.1

2.2.1.1

Thị trường ngoại hối

Khái quát về thị trường ngoại hối

Khái niệm
Thị trường tiền tệ quốc tế hay còn được gọi là thị trường ngoại hối (FOREX) : Là
những nơi chuyển giao những khoản vốn có thời hạn ngắn, thanh khoản cao đáp ứng nhu
cầu về khả năng thanh toán và cũng là nơi diễn ra các hoạt động mua và bán ngoại tệ và vốn
bằng ngoại tệ.
Các đặc điểm của thị trường ngoại hối ( Forex)
Là thị trường mang tính toàn cầu phục vụ việc mua bán, giao dịch ngoại tệ.
Là thị trường hoạt động liên tục 24/24 giờ.
Những người tham gia thị trường có trình độ chuyên môn sâu, am hiểu thị trường, xử
lý kịp thời các diễn biến trên thị trường.
Ngôn ngữ sử dụng ngắn gọn, mang tính quy ước nghiệp vụ.
Doanh số hoạt động rất lớn.
Các chủ thể tham gia hoạt động của thị trường ngoại hối
Các đối tượng khách hàng : cá nhân, tổ chức có nhu cầu về ngoại tệ
Các trung gian tài chính: Các sàn giao dịch, các ngân hàng thương mại và thể chế

trung gian tài chính khác
Các cơ quan quản lý của nhà nước
Các nhà môi giới tự do
Các nhà đầu cơ ngoại tệ
2.2.1.2

Các nghiệp vụ kinh doanh trên thị trường ngoại hối

10


Các nghiệp vụ trên thị trường giao ngay (Spot transactions)
Nghiệp vụ mua bán giao ngay
Nghiệp vụ mua bán khống
Nghiệp vụ Ac-bit (Arbitrages)
Nghiệp vụ kinh doanh khác
Các nghiệp vụ phái sinh ngoại hối (Spot transactions)
Nghiệp vụ mua bán theo hợp đồng kỳ hạn (Forwards contracts)
Nghiệp vụ mua bán theo hợp đồng tương lai (Futures contracts)
Nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ (Swaps)
Nghiệp vụ mua bán theo hợp đồng quyền chọn (Options).
2.2.2
2.2.2.1

Thị trường tiền tệ châu Âu

Khái quát về thị trường tiền tệ Châu Âu

Khái niệm
Thị trường tiền tệ châu Âu (European Currencies): là nơi gặp gỡ của các NHTW,


NHTM và các công ty lớn toàn cầu, một cách đúng nghĩa thì nó là cầu nối “chợ tài
chính” giữa nội địa Châu Âu và thế giới. Điển hình là các khoản tiền gửi bằng USD
tại Mỹ, luân chuyển nhanh chóng qua London và từ London phân bổ đi khắp nơi có
nhu cầu tại Châu Âu hoặc từ Châu Âu đi nơi khác. Thực chất nó là thị trường ngoại hối
song bao gồm cả hoạt động tiền gửi và cho vay, do vậy hình thành nên cơ chế tạo tiền.
Cơ sở hình thành và phát triển: sự hình thành các ngân hàng Eurobanks và European
Dollars

Eurodollars là khoản tiền gửi bằng Đô la Mỹ trên tài khoản ngân hàng nằm
ngoài nước Mỹ (những ngân hàng nhận Eurodollars gọi là Eurobanks hay Offshore
Banks). Các ngân hàng của Mỹ có thể vay tiền gửi ở các ngân hàng khác hoặc ở các
chi nhánh nước ngoài của họ khi họ cần vốn. Với tư cách là một công cụ thị trường
tiền tệ, đôla Châu Âu được kinh doanh khắp thế giới, tạo ra thị trường dollar Châu
Âu- với trung tâm là London, Hongkong, Singapore, Paris, New York, Tokyo..
Eurobanks là những ngân hàng nhận tiền gửi và cho vay ngắn hạn đồng tiền
của một quốc gia bất kỳ, nhưng không chịu sự chi phối các qui định của Ngân hàng
Trung ương (NHTW) phát hành đồng tiền này. Do đó, các Eurobanks chính là các
ngân hàng nước ngoài (hay ngân hàng hải ngoại), kinh doanh đồng tiền của một nước
nhất định.
Những đặc trưng cơ bản:
Luôn gắn với các trung tâm tài chính lớn
Lãi suất thả nổi và cơ sở quan trọng nhất là lãi suất LIBOR
Hoạt động với những lợi thế đặc biệt của các Eurobanks
11


Là thị trường quốc tế lớn, NHTW các nước rất ít có khả năng điều tiết các hoạt động
của thị trường này.
Lãi suất cho vay theo tiền tệ Euro thường thấp hơn lãi suất của khoản cho vay tương

ứng của thị trường trong nước.
Là thị trường bán buôn, chủ yếu là thị trường Liên ngân hàng. Quy mô giao dịch vốn
thường rất lớn, uy tín của các thành viên trên thị trường rất cao.
Là nơi tích trữ các khoản thặng dư có tính thanh khoản cao.
Thị trường này có tính thanh khoản cao, bởi kỳ hạn gửi tiền phần lớn là ngắn hạn
Các chủ thể tham gia hoạt động của thị trường
Các Eurobanks hoạt động độc lập với các qui chế của Chính phủ
Các công ty đa quốc gia tham gia với tư cách là khách hang vay vốn,gửi tiền..
Các tổ chức tài chính quốc tế
Các NHTW,NHTM trong nước
2.2.2.2

Các nghiệp vụ cơ bản của thị trường tiền tệ Châu Âu:

Nghiệp vụ nhận tiền gửi : nhận tiền gửi Euro có kì hạn và phát hành chứng chỉ tiền
gửi khả nhượng
Nghiệp vụ tạo tiền của Eurocurrency market : giống như các NHTM khác.
Eurobanks có khả năng tạo tiền ghi sổ thông qua các hoạt động tín dụng và thanh toán
Tín dụng tiền tệ Châu Âu (Eurocredit) : là khoản vay bằng tiền tệ Euro ngắn hạn mà
các Eurobank cấp cho các doanh nghiệp, ngân hàng, chính phủ và các tổ chức quốc tế

2.3 Thị trường vốn:
Là nơi thực hiện chuyển giao hay mua bán vốn với thời hạn trên một năm giữa
những người cư trú và không cư trú Với mục đích đầu tư sinh lợi dài hạn. TT vốn bao gồm
tt trái phiếu và cổ phiếu. Hoạt động chủ yếu diễn ra tại các trung tâm tài chính lớn trên thế
giời từ 1 số quốc gia có vị thế đặc biệt về kinh tế, chính trị.
Thị trường vốn bao gồm thị trường trái phiếu quôc tế và thị trường cổ phiếu quốc tế
2.3.1

Thị trường trái phiếu quốc tế:


Thị trường trái phiếu quốc tế gồm có thị trường trái phiếu nước ngoài (Foreign bond
market) và thị trường trái phiếu Châu Âu (Eurobond Market). Thị trường trái phiếu quốc tế
là nơi mà các chủ thể phát hành và chủ thể đầu tư đến từ nhiều quốc gia khác nhau
Phân loại:
Thị trường trái phiếu nước ngoài
Là thị trường mua bán trái phiếu do người không cư trú (chính phủ, các công ty nước
ngoài) phát hành tại một nước ghi bằng đồng tiền nước đó để thu hút vốn từ các nhà đầu tư
nội địa.
Đặc điểm:
12


Ở Thị trường chào bán công khai, kênh rất quan trọng để cung cấp vốn trung – dài
hạn cho các chủ thể không cư trú có nhu cầu sử dụng vốn, Trái phiếu được đăng ký và giao
dịch tại sở giao dịch chứng khoán - phải thoả mãn các điều kiện nhất định (chất lượng hay
tín nhiệm, bảo lãnh, v.v…)
Ở Thị trường chào bán không công khai, Quy mô nhỏ và số lượng các nhà đầu tư
tham gia cũng ít hơn - Nhà phát hành trái phiếu không cần phải đăng ký với sở giao dịch và
có thể được bán trực tiếp cho nhà đầu tư.
Thị trường trái phiếu châu Âu
Là thị trường mua bán trái phiếu do người không cư trú (công ty, ngân hàng, chính
phủ và các tổ chức quốc tế) phát hành vào 1 quốc gia, ghi bằng đồng không phải là nội tệ
của quốc gia đó
Đặc điểm:
Đây là thị trường trái phiếu quốc tế lớn nhất và phổ biến nhất trên thế giới và được
phát hành ở nhiều trung tâm tài chính quốc tế và chủ yếu được ghi bằng USD. Mặc dù trung
tâm thị trường trái phiếu Châu Âu là ở Châu Âu, nhưng nó không có ranh giới quốc gia
Thu nhập từ thị trường này phần lớn không phải chịu thuế và việc phát hành chứng
khoán mang tính linh hoạt hơn so với thị trường nội địa

Yêu cầu là Chủ thể phát hành phải có hệ số tín nhiệm cao
Thời hạn dài, do vậy là kênh rất quan trọng cung cấp vốn dài hạn cho các chủ thể
phát hành.
2.3.2

Thị trường cổ phiếu quốc tế:

Là Những nơi mua bán cổ phiếu được phát hành bởi các công ty nước ngoài , nhờ
việc phát hành cổ phiếu quốc tế các công ty phát hành có thể đa dạng hóa cổ đông, tránh
được việc biến động giá cổ phiếu khi 1 lượng cổ đông lớn bán cổ phần.
Ưu thế khi tham gia thị trường cổ phiếu quốc tế:
Tăng khả năng gọi vốn đầu cho các công ty ở các nước khác nhau, do vậy tận dụng
lợi thế về cổ đông, quy mô đồng thời hạn chế rủi ro
Đa dạng hoá quyền sở hữu, nâng cao vị thế và uy tín cho các công ty
Cơ cấu:
Thị trường sơ cấp: Thị trường sơ cấp là thị trường mua bán các cổ phiếu mới phát
hành. Trên thị trường này, vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua
việc nhà đầu tư mua các cổ phiếu mới phát hành.
Thị trường thứ cấp: Thị trường thứ cấp là nơi giao dịch các cổ phiếu đã được phát
hành trên thị trường sơ cấp, đảm bảo tính thanh khoản cho các cổ phiếu đã phát hành.
Đặc trưng:
Thị trường cổ phiếu quốc tế có mức độ thanh khoản cao.
Ngày càng có nhiều cổ phiếu được đăng kí trên sở giao dịch, phản ánh tốc độ phát
triển của kinh tế thế giới.
13


Thị trường quốc gia càng ít tập trung vào một số loại cổ phiếu thì càng có nhiều cơ
hội cho các nhà đâu tư quốc tế đa dạng hóa danh mục đầu tư quốc tế.
Hoạt động của thị trường cổ phiếu quốc tế:

Trên thị trường tài chính quốc tế, nhà đầu tư có thể thực hiện việc mua bán số cổ
phiếu theo 2 cách:
Có thể mua để lợi giá lên nữa (nếu giá cổ phiếu vượt qua mức hòa vốn), hoặc mua và
chờ giá lên (giá cổ phiếu chưa đến điểm hòa vốn) khi đến hạn.
Thực hiện mua, bán ngay bằng cách thông báo cho môi giới “đang kết thúc việc mua
bán”. Việc chuyển nhượng được thực hiện ngay và nhà đầu tư không phải trả khoản chi phí
mua cổ phiếu theo giá thực hiện, được hưởng lợi mọi lợi tức (giá cổ phiếu vượt qua điểm
hòa vốn) hoặc chịu mọi khoản lỗ (giá cổ phiếu chưa đến điểm hòa vốn).
Nếu mua quyền chọn bán cổ phiếu thì ngược lại.
3

TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ:

3.1 Tác động của tỷ giá đến thị trường ngoại hối
3.1.1

Sự hình thành đường cung ngoại tệ:

Cung ngoại tệ trên thị trường ngoại hối chính là tổng số ngoại tệ cần bán trên thị
trường ngoại hối. Cung ngoại tệ phát sinh từ nhu cầu bán ngoại tệ của các tổ chức, cá nhân
bao giồm các nhà xuất khẩu, nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng,… nhằm phục vụ cho các mục
đích thanh toán, đầu cơ và phòng ngừa rủi ro tỷ giá, và của ngân hàng Nhà nước nhằm mục
đích can thiệp để bình ổn tỷ giá.
3.1.2

Sự hình thành đường cầu ngoại tệ:

Cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối chính là tổng số ngoại tệ cần mua trên thị
trường ngoại hối. Cầu ngoại tệ phát sinh từ nhu cầu mua ngoại tệ của các tổ chức , cá nhân
bao giồm các nhà xuất khẩu, nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng,… nhằm phục vụ cho các mục

đích thanh toán, đầu cơ và phòng ngừa rủi ro tỷ giá, và của ngân hàng Nhà nước nhằm mục
đích can thiệp để bình ổn tỷ giá.

14


(b) Đầu tư nước ngoài ròng

Lãi
thực
Cung

Cầu

Lượng vốn vay

Cân bằng trên thị trường vốn

Cung

và thị trường ngoại hối

Cầu

Theo cách tiếp cận này, tỉ giá được quyết định bởi sự cân bằng giữa giá trị xuất khẩu
(c) Thị trường ngoại hối
và nhập khẩu. Như thường thấy, thay đổi tỷ giá danh nghĩa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các
nhà xuất khẩu biên (marginal exporters) hoặc các nhà sản xuất hàng thay thế hàng xuất
khẩu, các nhóm lợi ích này có thể sẽ gây áp lực buộc Chính phủ phải gia tăng bảo hộ đối với
ngành nghề của họ. Tuy nhiên, đây chỉ là một phần nhỏ của câu chuyện vì bản thân Chính

phủ cũng có thể nghiêng về hướng gia tăng bảo hộ thương mại, vì cả tỷ giá danh nghĩa lẫn
các biện pháp kỹ thuật hạn chế nhập khẩu hiện hữu có thể chưa đủ để đảm bảo cân bằng tài
khoản vãng lai. Lý do chính là vì tài khoản vãng lai không chịu ảnh hưởng bởi tỷ giá danh
nghĩa mà là tỷ giá thực hiệu quả (RER) khi tỷ giá thực hiệu quả được dùng để xác định giá
tương đối của hàng hóa và dịch vụ có thể trao đổi thương mại (tradable goods) với các hàng
hóa và dịch vụ sản xuất và tiêu thụ trong nước và không dễ thay thế bằng hàng nhập khẩu
hoặc xuất sang nước khác (non-tradable goods). Khi nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ giá đến
xuất nhập khẩu, cần xem xét hai biến số cơ bản là hệ số co dãn của xuất nhập khẩu với tỷ
giá và tỷ giá thực. 1 số tính chất của tỷ giá hối đoái thực ta cần nắm bắt:
15


RER là tỷ lệ mà tại đó 1 người có thể trao đổi hàng lấy hàng hóa và dịch vụ của mỗi
quốc gia khác.
RER so sánh giá cả của hàng hóa nội địa và hàng hóa nước ngoài trong nền kinh tế
nội địa.
RER phụ thuộc vào tỉ giá hối đoái danh nghĩa và giá của hàng hóa của 2 quốc gia
tính bằng đồng nội tệ của họ.
RER là yếu tố then chốt quyết định một quốc gia sẽ xuất khẩu hoặc nhập khẩu bao
nhiêu.
Ta sẽ đi sâu vào phân tích ảnh hưởng của biến động tỷ giá (tỷ giá thực) tới hoạt
động xuất nhập khẩu ở phần sau.
3.1.3
3.1.3.1

Ảnh hưởng của biến động tỷ giá tới hoạt động xuất nhập khẩu:

Khi tỷ giá biến động tăng, đồng bản tệ giảm giá - Khi tỷ giá biến động giảm, đồng bản tệ lên giá:

Tỉ giá hối đoái là nhân tố chính tác động tới xuất nhập khẩu. Một cách dễ hiểu, một

sự mất giá (giảm) trong tỷ giá hối đoái thực có nghĩa rằng giá hàng hóa nội địa trở nên rẻ
tương đối so với hàng hóa nước ngoài. Điều này sẽ khuyến khích người tiêu dùng cả ở nội
địa và nước ngoài mua nhiều hàng hóa nội địa hơn và mua ít hàng hóa từ nước ngoài. Do
đó, xuất khẩu của nội địa sẽ tăng lên và nhập khẩu giảm xuống và cả điều này làm cho xuất
khẩu ròng của nội địa tăng lên.
Ngược lại, một sự tăng giá của tỷ giá hối đoái thực của đồng nội địa có nghĩa là hàng
hóa sẽ đắt hơn so với hàng hóa nước ngoài và xuất khẩu ròng giảm xuống.
3.1.3.2

Định lượng tác động của điều chỉnh tỷ giá đến xuất nhập khẩu và cán cân thương mại

Để định lượng tác động của việc điều chỉnh tỷ giá đến cán cân thương mại, các
chuyên gia đã sử dụng các mô hình VECM (Vector Autoregressive Error Correction Model)
và VAR (Vector Autoregressive) với các biến số như tỷ giá thực, giá trị xuất khẩu, giá trị
nhập khẩu, tỷ lệ xuất khẩu/nhập khẩu, giá trị sản xuất công nghiệp Việt Nam (đại diện cho
biến sản lượng nội địa), giá trị sản lượng công nghiệp Mỹ (đại diện cho biến sản lượng thế
giới)…,thu thập theo tháng từ tháng 1/2000 đến tháng 1/2011.
Kết quả đầu tiên của các mô hình là ước lượng phần trăm thay đổi gộp của giá trị
xuất khẩu và nhập khẩu theo 1% thay đổi của tỷ giá (hệ số co giãn) ở các tháng sau khi tỷ
giá được điều chỉnh tăng (Hình minh hoạ)
Theo lý thuyết, khi phá giá đồng nội tệ, giá hàng nhập khẩu sẽ giảm tính cạnh tranh
dẫn đến “ảnh hưởng sản lượng” (volume effect) – số lượng hàng nhập khẩu sẽ giảm xuống.
Tuy nhiên, phá giá còn dẫn đến “ảnh hưởng giá hàng nhập khẩu” (import value effect) - giá
mỗi đơn vị hàng nhập khẩu sẽ gia tăng.

16


Hình: Tác động gộp của điều chỉnh 1% tỷ giá đến xuất nhập khẩu


Nguồn: Kết quả các mô hình của TVSC

Hình vẽ cho thấy khi tỷ giá bị điều chỉnh tăng 1%, nhập khẩu trong tháng đầu tiên
giảm không đáng kể (-0.04%), và quá trình giảm sẽ kết thúc trong vòng 8 tháng – khoảng
thời gian “ảnh hưởng sản lượng” chiếm ưu thế so với “ảnh hưởng giá hàng nhập khẩu”.
Tuy nhiên, từ tháng thứ 9, nhập khẩu bắt đầu tăng do tác động của tỷ giá, và tính gộp
sau 1 năm, giá trị nhập khẩu được ước lượng tăng 0.06%. Điều này cho thấy, “ảnh hưởng
giá hàng nhập khẩu” cuối cùng đã dần trung hòa và lấn át “ảnh hưởng sản lượng”. Và vì
vậy, riêng với việc điều chỉnh 9,3% tỷ giá lần này, nhập khẩu trong năm 2011 có thể sẽ tăng
nhẹ 0.6% chứ không giảm như kỳ vọng.

Kim ngạch nhập khẩu không giảm sau khi điều chỉnh tỷ giá được giải thích bởi
đặc điểm cơ cấu hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam. Phần lớn hàng nhập khẩu là máy
móc thiết bị và nguyên nhiên vật liệu, chiếm đến khoảng 85-90% giá trị nhập hàng
năm trong suốt giai đoạn 1995-2010, để phục vụ cho quá trinh sản xuất trong nước.
Nếu ở giai đoạn đầu phát triển kinh tế thì cơ cấu này có thể được cho là hợp lý,
nhưng việc cơ cấu này không thay đổi và duy trì quá lâu lại bộc lộ yếu điểm quan
trọng là Việt Nam không phát triển được các ngành công nghiệp phụ trợ. Vì vậy, nền
kinh tế vẫn bị lệ thuộc quá nhiều vào nhóm hàng đầu vào nhập khẩu, dễ tổn thương
trước những cú sốc bên ngoài, và khiến nhập khẩu khó giảm.
Giá trị xuất khẩu, theo mô hình, cũng sẽ không được cải thiện sau khi điều
chỉnh tăng tỷ giá. Theo lý thuyết, tỷ giá tăng có thể khiến giá hàng hóa Việt Nam
cạnh tranh hơn và vì thế tăng được xuất khẩu. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng ở 3 tháng
đầu tiên, tác động tiêu cực của điều chỉnh tỷ giá bắt đầu thể hiện từ tháng thứ 4 và các
tháng tiếp theo.

17


Sau 1 năm điều chỉnh tăng tỷ giá 1%, giá trị xuất khẩu được ước lượng sẽ giảm

0,15%, do đó, tác động của riêng đợt điều chỉnh tỷ giá lần này là kim ngạch xuất
khẩu năm 2011 có thể giảm 1,4%.
Xuất khẩu không tăng như kỳ vọng được giải thích bởi phần lớn hàng hóa xuất
khẩu chính của Việt Nam đều sử dụng tỷ trọng các yếu tố đầu vào nhập khẩu lớn (ví
dụ các ngành lương thực – nhập khẩu phân bón, thuốc trừ sâu; dệt may – nhập khẩu
bông vải sợi, ngành điện tử - nhập khẩu máy móc và linh kiện, ….).
Sau khi “ảnh hưởng giá hàng nhập khẩu” lấn át, chi phí đầu vào của các ngành
sản xuất hàng xuất khẩu sẽ gia tăng, giá đầu ra tăng theo và trung hòa lại tác động của
giá hàng hóa nội địa cạnh tranh hơn lúc ban đầu.
Tóm lại: Về nguyên lý, tỷ giá hối đoái thay đổi sẽ làm thay đổi mức giá tương đối
của hàng hoá và dịch vụ bằng đồng tiền trong nước và đồng tiền nước ngoài, nên tỷ giá sẽ
có ảnh hưởng nhất định đến xuất nhập khẩu tác động đến cán cân thương mại. Tuy nhiên, có
nhiều nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá như: lạm phát, lãi suất, sự can thiệp của chính phủ hay
ngân hàng trung ương,…nên việc hiều và phân tích tỷ giá rất quan trọng vì nó giúp chúng ta
dự báo và hình thành kỳ vọng hợp lý về tỷ giá để từ đó có cơ sở ra quyết liên quan đến các
hoạt động tài chính.
Ở phần tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu thực tiễn trong việc sử dụng chính sách tỷ giá
nhằm tác động đến xuất nhập khẩu, cải thiện cán cân thương mại để rút ra được những bài
học kinh nghiệm.
3.1.4

Thực tiễn quốc tế: Venezuela

Động thái phá giá đồng tiền Venezuela phản ánh những thách thức tài chính mà
Venezuela phải đối mặt từ khi giá dầu thô – mặt hàng xuất khẩu chính của Venezuela – sụt
giảm mạnh từ mức đỉnh năm 2008 do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu năm
2008
Venezuela công bố chế độ hai tỷ giá. Theo đó, Mức tỷ giá 4,3 Bolivar đổi 1 USD, so
với mức 2,15 Bolivar tương đương 1 USD trước khi phá giá - được áp dụng cho việc nhập
khẩu hầu hết các mặt hàng từ xe hơi tới vật liệu xây dựng. Trong khi đó, mức tỷ giá 2,6

Bolivar tương đương với 1 USD sẽ được áp dụng cho việc nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu
như thực phẩm, thiết bị y tế và máy móc.
Trong năm 2009 vừa qua, do ảnh hưởng của khủng hoảng và suy thoái toàn cầu, nền
kinh tế Venezuela đã suy giảm 2,9%, gây ra những áp lực về tài chính buộc Venezuela phải
đi tới quyết định phá giá đồng nội tệ.
Sự sa sút của ngành công nghiệp dầu lửa do giá dầu thô giảm, cộng với những vụ
quốc hữu hóa khiến giới doanh nghiệp mất niềm tin, nền kinh tế Venezuela được dự báo là
sẽ còn trì trệ trong năm 2010, trong khi các nền kinh tế lớn khác ở khu vực Mỹ Latin đang
có những dấu hiệu tăng trưởng mạnh.
Venezuela duy trì chế độ kiểm soát tiền tệ, trong đó tỷ giá đồng Bolivar sẽ được neo
buộc vào tỷ giá USD.
Việc phá giá đồng Bolivar nhằm mục đích giúp các mặt hàng xuất khẩu của
Venezuela như cà phê và cacao tăng sức cạnh tranh. Các chuyên gia kinh tế độc lập thì cho
18


rằng, động thái này cũng sẽ giúp tăng kim ngạch xuất khẩu dầu thô tính bằng đồng nội tệ
cho Venezuela.
Tuy nhiên, việc phá giá đồng tiền có khả năng khiến lạm phát tại Venezuela leo
thang mạnh hơn, vì sẽ làm giá các mặt hàng xuất khẩu trở nên đắt đỏ hơn. Thêm vào đó,
chính sách hai tỷ giá có thể tạo cơ hội cho giới đầu cơ tiền tệ trục lợi.
Tỷ lệ lạm phát tại Venezuela năm 2009 là mức cao nhất trong khu vực Mỹ Latin, lên
tới 25%.

3.2 Tác động của tỷ giá đến thị trường vốn quốc tế:
Cùng với những tiến bộ khoa học - công nghệ, đặc biệt là trong công nghệ thông tin
và quá trình toàn cầu hoá, các chi phí giao dịch trên thị trường giảm, thế giới rộng lớn trở
nên nhỏ bé và được nối liền thành một thị trường thống nhất. Thị trường trái phiếu, thị
trường cổ phiếu, thị trường ngoại hối…hoạt động liên tục 24h trên phạm vi toàn cầu làm
cho cung - cầu vốn trở nên dễ dàng, càng góp phần hạ thấp chi phí sử dụng vốn, tạo sức

cạnh tranh giữa các trung tâm tài chính và các định chế tài chính trên thị trường quốc tế. Do
đó, tỷ giá hối đoái trở nên quan trọng trong việc thực hiện các giao dịch trên thị trường này.
Tuy nhiên do tác động của nhiều nhân tố khác nhau mà tỷ giá hối đoái luôn có sự biến động
và có ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của các chủ thể tham gia thị trường trong các lĩnh vực
ngoại thương, đầu tư, tín dụng, thanh toán, cán cân thanh toán…Trong thị trường tài chính
quốc tế, các vấn đề về cơ chế xác lập tỷ giá và sự tác động trở lại tỷ giá đến các lĩnh vực của
thị trường thường rất được quan tâm nghiên cứu. Trong phần này nhóm sẽ tập trung vào thị
trường vốn, chính xác hơn là thị trường trái phiếu và thị trường cổ phiếu.
3.2.1

Thị trường Trái phiếu.

Tác động của tỷ giá đến thị trường trái phiếu quốc tế:
Khác với thị trường trái phiếu nội địa, một khi gia nhập thị trường trái phiếu quốc tế,
các giao dịch đều quy đổi sang ngoại tệ. do đó mà biến động tỷ giá sẽ có tác động rất lớn
đến các khoản đầu tư cũng như khoản vay của các chủ thể tham gia thị trường.
Trong phần nghiên cứu sau đây, ta sẽ nói về tỷ giá theo cách niêm yết trực tiếp, nghĩa
là xem ngoại tệ như là hàng hóa và bản tệ là đồng tiền định giá. Đồng thời, khi nói tỷ giá
tăng nghĩa là ngoại tệ tăng giá và nội tệ giảm giá.
Ví dụ 1: Khi nói tỷ giá giữa USD và VND là USD1 = VND21.000 thì sẽ hiểu rằng
USD đang là ngoại tệ và VND là nội tệ.
Thị trường sơ cấp:
Đây là thị trường mua bán các loại trái phiếu mới phát hành. Trên thị trường này vốn
từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua việc nhà đầu tư mua các trái
phiếu mới phát hành. Đây là nơi duy nhất mà các trái phiếu đem lại vốn cho nhà phát hành
và cũng đồng thời là nơi tạo ra “hàng hóa” cho thị trường thứ cấp. Chính vì vậy mà mặc dù
chỉ được tổ chức một lần cho một loại trái phiếu nhất định, trong thời gian nhất định (giao
dịch không sôi nổi như là thị trường thứ cấp) nhưng thị trường này lại có vai trò rất quan
trọng. Đối với thị trường này có một số ưu điểm nổi bật khi vay vốn là:
- Có thể huy động được nguồn vốn ngoại tệ lớn (thay vì vay trong nước bằng nội tệ)

thuận lợi cho doanh nghiệp có nhu cầu ngoại tệ.
19


- Nếu phát hành thành công sẽ khẳng định được vị thế của doanh nghiệp trên trường
quốc tế.
Tuy có ưu điểm là vậy, nhưng sự thành công trong phát hành trái phiếu quốc tế phụ
thuộc rất nhiều vào tình hình thị trường, lãi suất trên thị trường quốc tế, hệ số tín nhiệm của
quốc gia phát hành… Với tổ chức phát hành trái phiếu quốc tế thì còn một yếu tố rủi ro
không thể không kể đến, chính là rủi ro do biến động tỷ giá. Tỷ giá cũng góp phần không
nhỏ đến sự thành bại khi chính phủ hay DN của một quốc gia phát hành trái phiếu ra thị
trường quốc tế.
Khi tỷ giá tăng cao và có những diễn biến bất thường:
Nếu bạn là một tổ chức có ý định đầu tư vào Trái phiếu quốc tế, giả sử các yếu tố tín
nhiệm hay lãi suất đều tốt thì nếu tỷ giá tăng (bản tệ của bạn đang giảm giá so với đồng tiền
của quốc gia phát hành) dĩ nhiên cũng sẽ ảnh hưởng đến quyết định đầu tư (vì khi tỷ giá quá
cao, bạn phải bỏ ra nhiều tiền hơn để mua một số lượng trái phiếu mà mình mong muốn. Do
đó theo tâm lý chung bạn sẽ không chuộng Trái phiếu này)
Ví dụ 2: Giả sử Việt Nam là chủ thể phát hành trái phiếu, chấp nhận phát hành trái
phiếu mệnh giá 100.000 USD, lãi suất 6%/năm, tỷ giá giữa USD và VND tại thời điểm phát
hành là USD1 = VND19.000 (khá cao và biến động khá mạnh so với tháng trước là 17.800).
Vậy thì ngay tại thời điểm phát hành, tổ chức phát hành sẽ có lợi vì lượng ngoại tệ đó đổi
được nhiều nội tệ hơn. Thế nhưng đến kỳ trả lãi, nếu tỷ giá biến động 1 USD = 20.000 VND
thì lúc này đơn vị phát hành thay vì phải trả một khoản lãi là 114.000.000VND thì nay phải
trả thêm 12.000.000VND cho mỗi trái phiếu; còn vào thời điểm 1 tháng trước thì chỉ phải
trả 106.800.000VND. Lúc này gánh nặng nợ gia tăng khá lớn là khó xác định vì tình hình
lãi suất vẫn biến động khó lường.
Ta có thể dễ dàng nhận thấy được khoản lợi trước mắt mà tỷ giá mang lại cho tổ
chức phát hành. Tuy nhiên vì bản chất “khoản nợ dài hạn” của Trái phiếu mà rủi ro về lâu
dài trong tương lai là không thể lường trước được, nhất là khi thị trường có nhiều biến động

bất thường như hiện nay.
Lựa chọn lúc này, tùy theo đánh giá của từng tổ chức về tình hình sắp tới mà họ sẽ
quyết định tiếp tục phát hành hay tạm hoãn lại và chờ đợi tình hình thị trường ổn định hơn.
(Ví dụ trường hợp VietinBank dự định hoãn lại việc phát hành Trái phiếu quốc tế do tình
hình thị trường bất ổn)
Khi tỷ giá biến động bất thường và đang có xu hướng tăng thì cả nhà đầu tư và chủ
thể vay vốn đều có “tâm lý e ngại” khi tham gia thị trường. Do đó mà hoạt động trên thị
trường sơ cấp (phát hành Trái phiếu mới) sẽ có phần trầm lắng.
Khi tỷ giá giảm:
Ngược lại, khi tỷ giá giảm xuống (bản tệ tăng giá so với ngoại tệ) nghĩa là cùng một
lượng tiền đó, họ có thể mua được nhiều Trái phiếu hơn thì Trái phiếu đó sẽ hấp dẫn hơn
những Trái phiếu cùng đặc tính.
Ví dụ 3: Lấy lại trường hợp ở ví dụ 2, Việt Nam phát hành trái phiếu với điều kiện
ban đầu không đổi. Tuy nhiên tại thời điểm thanh toán trái tức, tỷ giá giữa USD và VND
giảm xuống còn USD1 = VND17.500 thì lúc này tiền lãi thanh toán cho 1 Trái phiếu sẽ chỉ
còn 105.000.000VND thay vì 114.000.000VND tại mức lãi suất lúc phát hành.
20


Tuy nhiên, một yếu điểm không thể bỏ qua đó là nguồn vốn huy động về nếu đổi
sang VND sẽ giảm xuống rõ rệt.
Thị trường thứ cấp:
Là nơi giao dịch các trái phiếu đã được phát hành trên thị trường sơ cấp. Là nơi
chuyển nhượng quyền sở hữu trái phiếu. Thị trường thứ cấp là nơi đảm bảo tính thanh
khoản cho trái phiếu đã phát hành. Thị trường thứ cấp chính là nơi đảm bảo thanh khoản
cho các trái phiếu được phát hành trên thị trường sơ cấp. Thị trường thứ cấp có hoạt động
tốt (tạo ra tính thanh khoản cho trái phiếu) thì mới thuyết phục được nhà đầu tư mua trái
phiếu trên thị trường sơ cấp.
Một khi trái phiếu đã được phát hành ra thị trường sơ cấp thì việc lưu hành nó trên
thị trường thứ cấp sẽ không mang lại bất kỳ khoản tiền nào cho tổ chức phát hành mà nó chỉ

đơn giản là được các nhà đầu tư mua đi bán lại mà thôi.
Trên thị trường thứ cấp ta cũng xem xét trong 2 trường hợp: khi tỷ giá và khi tỷ giá
giảm xuống.
Khi tỷ giá tăng:
Nếu là nhà đầu tư đang nắm giữ một số lượng Trái phiếu quốc tế do quốc gia khác
phát hành, khi thấy tỷ giá tăng (nội tệ của bạn đang giảm giá so với ngoại tệ mà bạn đang
giữ) thì đó là dấu hiệu khoản đầu tư của bạn đang mang lại hiệu quả tốt.
Khi đó, trái tức bằng ngoại tệ mà bạn nhận được sẽ “đổi” được nhiều bản tệ hơn cho
bạn. Điều này cũng sẽ sớm được các nhà đầu tư trong nước của bạn nhận ra và họ sẽ có nhu
cầu nắm giữ những loại Trái phiếu như bạn vậy. Lúc này cầu Trái phiếu của bạn tăng lên, dĩ
nhiên giá Trái phiếu cũng tăng theo tương ứng
=> thị trường giao dịch Trái phiếu này “sôi động” hơn, thu hút nhiều nhà đầu tư hơn.
Lúc này, diễn biến trên thị trường (mua bán bao nhiêu, giá cả như thế nào…) là tùy thuộc
vào kỳ vọng cũng như phán đoán của nhà đầu tư vào tình hình thị trường trong tương lai.
Ví dụ 4: Nhà đầu tư Việt Nam mua Trái phiếu Hàn Quốc tại thời điểm tỷ giá giao
dịch giữa KRW và VND là KRW1 = VND16,75 lãi suất 7,5%/năm; mệnh giá
1.000.000KRW thì khi tỷ giá tăng lên KRW1 = VND18,25 tại thời điểm trả trái tức thì nhà
đầu tư sẽ nhận được 1.368.750VND thay vì 1.256.250VND nếu tỷ giá giữ nguyên như tại
thời điểm phát hành.
Khi tỷ giá giảm và thất thường:
Nếu không phải là một nhà đầu tư may mắn, bạn dễ dàng rơi vào tình huống nhận lại
khoản trái tức quá ít do rủi ro tỷ giá gây nên. Lúc này, không chỉ bạn mà hầu hết các nhà
đầu tư như bạn sẽ có nhu cầu “thanh lý” số Trái phiếu này và tìm một loại khác hấp dẫn hơn
để đầu tư. Hành động bán gần như đồng loạt của các nhà đầu tư sẽ làm cho lượng cung Trái
phiếu đó trở nên “dồi dào” trong khi cầu giảm một lượng tương ứng và cũng không ai “mặn
mà” với việc mua thêm Trái phiếu này. Do đó mà giá Trái phiếu này sụt giảm mạnh.
Ví dụ 5: Lấy lại những điều kiện phát hành Trái phiếu như ở Ví dụ 7, nếu tại thời
điểm trả trái tức, tỷ giá giảm xuống chỉ còn KRW1 = VND15 thì nhà đầu tư sẽ chỉ nhận
được 1.125.000VND (ít hơn 131.250VND so với tỷ giá tại thời điểm phát hành)


21


Nhu cầu “thay đổi danh mục đầu tư” như trên sẽ thúc đẩy nhà đầu tư tìm tới Trái
phiếu khác đang hấp dẫn tại thời điểm đó. điều này làm dòng vốn đầu tư dịch chuyển giữa
thị trường các quốc gia.
3.2.2

Thị trường cổ phiếu

Ngày nay, chính nhờ vào việc hình thành nên thị trường tài chính thống nhất toàn cầu
mà đã tạo cơ hội cho các nhà đầu tư từ các quốc gia đầu tư dễ dàng hơn vào thị trường cổ
phiếu của các quốc gia khác.Ví dụ như: Nếu các nhà đầu tư nhận thấy thị trường cổ phiếu
Mỹ đang hoạt động hiệu quả thì họ sẽ nhanh chóng chuyển qua mua cổ phiếu Mỹ, nếu họ
thấy cổ phiếu ở Nhật Bản đang hoạt động tốt hơn ở Châu Âu, các nhà đầu tư sẽ rút tiền của
họ ra khỏi thị trường Châu Âu để đầu tư vào thị trường Nhật Bản
Thị trường sơ cấp:
Cũng như Trái phiếu, thị trường này cũng nơi mà vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển
sang nhà phát hành thông qua việc nhà đầu tư mua các cổ phiếu mới phát hành. Và là nơi
duy nhất mà các cổ phiếu đem lại vốn cho nhà phát hành đồng thời là nơi tạo ra “hàng hóa”
cho thị trường thứ cấp. Vì thế thị trường này đóng vai trò rất quan trọng. Thế nhưng cũng có
sự khác biệt giữa phát hành cổ phiếu và trái phiếu trên thị trường này. Ngoài các nhân tố thị
trường tác động đến quyết định phát hành thì khi phát hành trái phiếu, tỷ giá tác động nhiều
đến quyết định của họ. Thế nhưng với cổ phiếu thì khác:
- Bởi khi phát hành cổ phiếu, các nhà phát hành khi trả cổ tức thì chỉ chi trả bằng tiền
bản tệ chứ không phải ngoại tệ.
- Thêm vào đó, thời hạn của cổ phiếu có thể coi như là vô hạn (chỉ hoàn trả khi công
ty không còn kinh doanh nữa), cho nên sự biến động tỷ giá có thể không tác động nhiều đến
tâm lý của nhà phát hành.
Còn đối với các nhà đầu tư cá nhân trên thế giới thì họ thường theo dõi thị trường cổ

phiếu sát sao hơn các thị trường khác. Bởi cổ phiếu vốn hấp dẫn, và chúng tồn tại đã lâu.
Mặc khác cổ phiếu còn giúp cho các nhà đầu tư có mối liên hệ chặt chẽ đến công ty mà họ
sở hữu cổ phần. Vì thế mà đối với nhà đầu tư:
- Khi mua cổ phiếu nhằm mục đích sở hữu công ty thì tỷ giá không ảnh hưởng đến
quyết định đầu tư.
- Khi mua cổ phiếu nhằm mục đích đầu tư kiếm chênh lệch khi giao dịch trên thị
trường thứ cấp thì tỷ giá mới có “cơ hội” tác động đến quyết định của họ. Vì vậy họ sẻ có
những biện pháp để dự báo tỷ giá nhằm chọn được hướng đầu tư tốt.
Thị trường thứ cấp:
Là nơi giao dịch các cổ phiếu đã được phát hành trên thị trường sơ cấp. Cổ phiếu
cũng là một công cụ có tính thanh khoản cao, dễ dàng mua đi bán lại trên thị trường thứ cấp
nên các nhà đầu tư xem đây như một phương tiện kiếm lợi từ đầu tư tiền tệ, một trong
những cách là dựa vào biến động tỷ giá. Khi được dự báo giá trị đồng tiền của nước có cổ
phiếu sẽ tăng trong tương lai, các nhà đầu tư sẽ mua cổ phiếu đó với mong muốn sẽ được
đồng tiền sẽ tăng giá và giá cổ phiếu sẽ tăng theo. Ví dụ cụ thể với cổ phiếu của các công ty
Mỹ: các nhà đầu tư nước ngoài có thể cố gắng mua cổ phiếu Mỹ khi đồng đô la yếu và rồi
bán cổ phiếu khi đồng đô la mạnh. Như vậy, mức cầu của nước ngoài đối với bất kỳ của
22


một cổ phiếu nào đó của Mỹ sẽ cao hơn khi mà đồng đôla được dự kiến tăng giá (trong điều
kiện các yếu tố khác không đổi).
Thường thì ta thấy khi tỷ lệ lạm phát cao, dẫn đến làm cho người dân mất lòng tin
vào đồng nội tệ (tỷ giá tăng), thay vào đó họ găm giữ vàng và ngoại tệ. Điều này khiến các
nhà đầu tư ngại ngần khi tham gia vào thị trường cổ phiếu của nước này. Ngược lại, khi tỷ
lệ lạm phát giảm thì tỷ giá cũng giảm. Đồng nghĩa với việc giá trị đồng tiền nội tệ tăng, thể
hiện nội lực kinh tế của nước đó mạnh khiến các nhà đầu tư kỳ vọng vào lợi nhuận khi đầu
tư vào thị trường này, từ đó khiến cho giá cả cồ phiếu tăng. Ví dụ, tỷ giá Ấn độ và đồng đô
Mỹ: từ 45,02Rs/USD trong tháng 10/2006 còn 39Rs/USD trong 1/2007, giai đoạn này giá
thị trường cổ phiếu Ấn Độ tăng giá.

Tỷ giá ảnh hưởng rõ nét nhất đến cổ phiếu của các công ty hoạt động xuất nhập khẩu.
Khi tỷ giá tăng mức giá xuất khẩu sẽ tăng, công ty xuất khẩu sẽ được hưởng lợi, từ đó giá cổ
phiếu của công ty này sẽ tăng. Và khi đó việc tỷ giá tăng sẽ có tác động ngược đối với giá
cổ phiếu của công ty nhập khẩu. Còn trong trường hợp tỷ giá giảm, thì sẽ có tác động ngược
với khi tỷ giá tăng đã phân tích ở trên. Lợi dụng đặc điểm này nên nhiều nước đã áp dụng để
kích thích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, điển hình là tại Việt Nam. Trong các ngành thủy
sản, sản phẩm nông nghiệp được hưởng lợi khi các khoản thu ngoại tệ được ghi nhận bằng
VND. Doanh nghiệp phát triển làm cho giá cổ phiếu của công ty trên thị trường chứng
khoán tăng. Nhưng không phải lúc nào tỷ giá tăng cũng làm giá cổ phiếu của doanh nghiệp
tăng. Đối với các doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu đầu vào từ nhập khẩu thì sẽ tăng chi
phí nguyên vật liệu rất cao, làm doanh nghiệp gặp khó khăn. Chính vì thế, tùy vào hình thức
kinh doanh của doanh nghiệp mà từ đó ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư trong việc
mở ra cơ hội hay thách thức cho họ. Và từ đó làm biến động giá cả trên thị trường cổ phiếu.
Mặt khác lợi nhuận từ việc đầu tư vào các cổ phiếu thường bằng đồng tiền nước sở
tại. Do đó, nhà đầu tư phải chuyển đổi ngoại tệ này thành đồng nội tệ và đối diện với rủi ro
tỷ giá. Sự biến động của tỷ giá sẽ làm ảnh hưởng tới tổng lợi nhuận của khoản đầu tư này,
khiến các nhà đầu tư phải “gánh thêm” một khoản thiệt hại hoặc một khoản lời về tỷ giá. Đi
kèm với đó là, đối với các doanh nghiệp có tỷ lệ vay nợ bằng USD cao thì sẽ phải “chịu
thêm” những khoản “từ trên trời rơi xuống”. Điều này lại tác động lên lợi nhuận và tăng
trưởng kì vọng của các nhà đầu tư với công ty trên, từ đó cũng ảnh hưởng đến quyết định
đầu tư vào thị trường cổ phiếu.
Đối với công ty đa quốc gia, sự biến động của tỷ giá ảnh hưởng đến bản báo cáo tài
chính, thu nhập của các công ty con được hợp nhất lại và chuyển sang đồng bản tệ của công
ty mẹ. Nếu giá trị đồng bản tệ tăng so với đồng các loại đồng tiền tại quốc gia công ty con
kinh doanh, doanh thu của công ty con khi được ghi nhận đồng bản tệ của công ty mẹ sẽ
giảm đi. Từ đó ảnh hưởng đến bản báo cáo tài chính của công ty này công bố trên thị trường
chứng khoán. Điều này có thể làm giảm cầu cổ phiếu của công ty này và dẫn đến giá cổ
phiếu giảm. Tuy nhiên cũng có một số ý kiến đối lập cho rằng, biến động tỷ giá không ảnh
hưởng đến các biến động tỷ giá hối đoái đối với báo cáo tài chính là không liên quan (với
giá cổ phiếu) trừ khi các lưu lượng tiền tệ cũng bị thay đổi.

Qua phân tích ở trên, ta có thể nhận ra được một điều: dù đầu tư ở bất kì thị trường
nào trên thế giới, các nhà đầu tư không những phải chịu các rủi ro thường thấy khi đầu tư ở
thị trường trong nước mà còn phải chịu một rủi ro khác nữa, đó là: rủi ro biến động tỷ giá.
B. TÁC ĐỘNG CỦA LÃI SUẤT TỚI THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

23


1

KHÁI NIỆM LÃI SUẤT

Lãi suất là tỷ lệ phần trăm phản ánh tiền lãi phải trả tính trên tổng số vốn vay trong
một thời gian nhất định.
Lãi suất là lợi tức người cho vay có được đối với việc trì hoãn chi tiêu và là giá mà
người vay phải trả để được sử dụng tiền không thuộc sở hữu của họ.
2

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LÃI SUẤT

2.1 Nhân tố trực tiếp
Trong thực tế có rất nhiều cách tiếp cận để tìm hiểu những biến đổi về lãi suất, trong
đó có một cách được những nhà chuyên môn áp dụng rộng rãi để giải thích và dự báo các
thay đổi về lãi suất – đó là dựa vào lý thuyết quỹ cho vay. Theo phương pháp này, người ta
chú trọng đến những lưu lượng tài chính từ các tkhu vực khác nhau của nền kinh tế, tìm
cách giải thích những thay đổi của lãi suất bằng cách xem xét sự tổng hợp cung cầu của
doanh nghiệp, hộ gia đình và các khu vực Nhà nước.
2.1.1

Cầu quỹ cho vay


Cầu quỹ cho vay bao gồm nhiêu thành phần và bắt nguồn từ tất cả các khu vực của
nền kinh tế, trong đó mỗi khu vực có như cầu về quỹ cho vay xuất phát từ những động lực
khác nhau:
Cầu của doanh nghiệp: khu vực doanh nghiệp là khác hàng chính tạo nên cầu quỹ
cho vay. Những nhu cầu về quỹ cho vay của doanh nghiệp chủ yếu xuất phát từ nhu cầu đầu
tư: mua sắm các tài sản thực như nhà máy, thiết bị và hàng tồn kho.
Cầu của chính quyền: khu vực chủ yếu khác lien quan đến cầu quỹ cho vay trong các
thị trường tài chính là chính quyền địa phương và trung ương. Nhu cầu về quỹ cho vay của
cơ quan địa phương chủ yếu được phát sinh vào việc xây dựng tiện ích cho giáo dục và
những dịch vụ công quyền khác, nhu cầu này được quyết định trước hết do tỷ lệ gia tăng
dân số, các thay đổi về vị trí địa dư, sự tăng tuổi thọ và dân số… Nhu cầu về quỹ cho vay
của chính phủ trung ương phát sinh chủ yếu từ chính sách tài chính quốc gia (thu nhập và
chi tiêu Ngân sách quốc gia).
Cầu của người tiêu dùng: chủ yếu là các cá nhân, hộ gia đình cần tiền để mua sắm
hàng tiêu dùng, trong đó hàng tiêu dùng lâu bền như: xe hơi, nhà ở và các hàng xa xỉ, rất
nhạy bén với sự thay đổi lãi suất, còn những mặt hàng nhu yếu phẩm như: thực phẩm , quần
áo, và chi phí về y tế… thì phần lớn không nhạy cảm với lãi suất.
Trong các yếu tố của cầu quỹ cho vay, cầu của doanh nghiệp và cầu của các chính
quyền là nguồn cầu ròng chính yếu của quỹ cho vay.
2.1.2

Cung quỹ cho vay

Cung quỹ cho vay phản ánh khối lượng quỹ có thể cung cấp cho vay, bao gồm khối
lượng tiết kiệm và số lượng tiền mới được tạo ra.
Tiết kiệm
Tiết kiệm có nghĩa là trì hoãn việc tiêu dùng hiện tại. Tiết kiệm có tính chất quan
trọng vì nó tạo ra nguồn để phát triển năng lực sản xuất của nền kinh tế. Bao gồm:
Tiết kiệm của các cá nhân, hộ gia đình.

24


Tiết kiệm của doanh nghiệp.
Nguồn thặng dư của ngân sách nhà nước.
Dòng tiết kiệm nước ngoài.
Tiền
Một nguồn bổ sung vào quỹ cho vay là việc cung ứng tiền. Khối lượng của nó chịu
tác động bởi khả năng tạo bút tệ của các ngân hàng thương mại và việc phát hành tiền mặt
của ngân hàng trung ương.
Trong các yếu tổ của cung quỹ cho vay, tiết kiệm của cá nhân và hộ gia đình là
nguồn cung cấp quỹ chủ yếu.
2.1.3

Lãi suất cân bằng

Trong thị trường tài chính, lãi suất cân bằng đạt được khi lượng cầu quỹ cho vay
bằng lượng cung quỹ cho vay. Lãi suất tương ứng với điểm cân bằng cung cầu quỹ cho vay
được gọi là lãi suất cân bằng hay lãi suất thanh toán thị trường.

Khái niệm lãi suất cân bằng là một khái niệm hữu ích bởi vì nó chỉ ra vị trí mà thị
trường sẽ ổn định. Hình trên cho thấy ứng với điểm cân bằng O của cung và cầu quỹ cho
vay là lãi suất cân bằng i1. Nếu lãi suất được xác định cao hơn lãi suất cân bằng i thì cung
quỹ cho vay sẽ lớn hơn cầu quỹ cho vay do đó lãi suất sẽ giảm cho đến khi lãi suất đạt lãi
suất cân bằng tại đó loại bỏ cung vượt quá cầu.
Chúng ta cũng có thể xem xét tương tự như vậy trong trường hợp ngược lại khi lãi
suất ở dưới mức cân bằng. Xuất hiện tình trạng lượng cầu vượt quá cung. Do đó lãi suất sẽ
tăng cho đến khi đạt mức lãi suất cân bằng.
Một sự dịch chuyển của đường cầu (hoặc cung) xãy ra khi lượng cầu (hoặc lượng
cung) thay đổi ở một mức lãi suất cho trước để đáp ứng lại một sự thay đổi của một yếu tố

khác nào đó ngoài lãi suất sẽ dẫn đến sự thay đổi lãi suất cân bằng, xuất hiện một giá trị cân
bằng mới cho lãi suất.

25


×