Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

3. ĐẠI CƯƠNG KHÁNG SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.57 KB, 5 trang )

74

Đại cương kháng sinh

3. ĐẠI CƯƠNG KHÁNG SINH
Mục tiêu
- Trình bày được đònh nghóa của kháng sinh.
- Trình bày được tính chất chung của kháng sinh và cách sử dụng kháng sinh.
3.1. GIỚI THIỆU VỀ KHÁNG SINH
Kháng sinh là những chất chuyển hóa vi sinh vật hay chất tương đồng bán tổng hợp, tổng
hợp; hoặc chất tổng hợp không liên quan đến những chất thiên nhiên; ở liều nhỏ các chất
nầy ức chế sự phát triển và sống sót của vi sinh vật mà không có độc tính trầm trọng trên
ký chủ.
Độc tính chọn lọc là điểm quan trọng để phân biệt thuốc kháng sinh (antibiotic) với các
thuốc sát khuẩn (antiseptic).
Tác nhân kháng khuẩn tổng hợp hiệu quả thật sự đầu tiên xuất hiện từ giữa những năm
1930 (các sulfamid) và kháng sinh nguồn gốc vi sinh vật đầu tiên đưa vào sử dụng vào
những năm 1940 (các penicillin). Hiện có khoảng 100 kháng sinh sử dụng thực tế lâm
sàng, mặc dù hơn 20.000 kháng sinh thiên nhiên khác được mô tả trong y văn.
Sự khám phá ra kháng sinh đã góp phần quan trọng vào việc đẩy lùi những hiểm họa của
bệnh nhiễm trùng gây ra bởi các vi sinh vật (vi khuẩn, vi nấm…). Theo thống kê trong năm
2000 lượng kháng sinh sử dụng trên thế giới là nhiều tấn (hơn 10 tỷ USD) và khoảng một
nửa con số này liên quan đến các kháng sinh thuộc họ beta-lactam.
Sự xuất hiện những chủng vi sinh vật đề kháng kháng sinh, đặc biệt là những chủng đề
kháng đa kháng sinh trở thành mối đe dọa ngày càng gia tăng đối với sự thành công của
liệu pháp kháng sinh. Sự hiểu biết về hiện tượng này và việc tìm ra những biện pháp đáp
ứng thích hợp là một ưu tiên quan trọng trong nghiên cứu về kháng sinh hiện nay.
3.2. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA KHÁNG SINH
3.2.1. Thuật ngữ thông dụng
- Tên của các kháng sinh thay đổi theo thò hiếu của nhà phát minh, tuy vậy có vài quy ước
được sử dụng, thí dụ các penicillin được sản xuất bằng sự lên men nấm và tên của chúng


được tận cùng bằng tiếp vó ngữ cillin. Các cephalosporin cũng là sản phẩm từ nấm, tên
của những kháng sinh này bắt đầu bằng tiếp đầu ngữ cef (đôi khi là cepha…). Các
fluoroquinolon tổng hợp hầu như đều tận cùng bằng tiếp vó ngữ -floxacin. Đa số những
kháng sinh còn lại được sản xuất bằng cách lên men những mầm vi sinh trong đất thuộc
nhiều loài Streptomyces. Theo quy ước những chất nầy có tên với tiếp vó ngữ mycin, vài
kháng sinh sản xuất từ Micromonospora sp chúng có tên với tiếp vó ngữ micin.
- Kháng sinh phổ rộng: kháng sinh có khả năng ức chế một phạm vi rộng các thế hệ vi
khuẩn thuộc gram âm lẫn gram dương (thí dụ tetracyclin).
- Kháng sinh phổ hẹp: kháng sinh chỉ ức chế một vài họ vi khuẩn (thí dụ glycopeptid).


Đại cương kháng sinh

75

3.2.2. Tầm quan trọng của việc nhận ra tác nhân gây bệnh
- Điều trò dựa trên kinh nghiệm
Yếu tố căn bản của sự thành công trong liệu pháp kháng sinh là sự nhận ra loài vi khuẩn
đi kèm với bệnh nhiễm trùng và từ đó một kháng sinh thích hợp được lựa chọn để tiêu diệt
chúng. Thông thường điều này trong thực tế dựa theo kinh nghiệm. Thí dụ nhiễm trùng
đường tiểu mắc phải trong cộng đồng được gây ra thường nhất bởi E. coli có nguồn gốc từ
phân; nhọt ở da thì thường là kết quả của nhiễm trùng với Staphylococcus aureus.
- Điều trò dựa trên thực nghiệm
Bệnh phẩm nhiễm trùng từ bệnh nhân trước khi tiến hành điều trò bằng kháng sinh được
cấy trên môi trường phát triển thích hợp để nhận ra chủng và loài vi khuẩn gây bệnh. Vi
khuẩn nghi vấn sau đó được cho mọc dưới sự hiện diện của nhiều kháng sinh để xem
kháng sinh nào sẽ ức chế sự phát triển và sự sống sót của chúng và nồng độ nào là cần
thiết để có được kết quả trên. Điều này được diễn tả dưới đơn vò là nồng độ ức chế tối
thiểu (MIC). MIC là nồng độ ức chế # 99% vi khuẩn nghi vấn và thể hiện lượng tối thiểu
phải đạt đến vò trí nhiễm trùng.

3.2.3. Sự diệt khuẩn và kìm khuẩn
Những kháng sinh có khả năng diệt khuẩn in vitro, có nghóa chúng sẽ giết vi khuẩn nếu
nồng độ hay liều đủ cao. Khi những liều như thế có thể dùng ở bệnh nhân, các kháng sinh
này là kháng sinh diệt khuẩn lâm sàng. Ở những nồng độ hơi thấp hơn, dù vi khuẩn vẫn
còn sống nhưng sự nhân đôi vi khuẩn bò ngăn cản, gọi là sự kìm khuẩn.
Nồng độ thấp nhất ngăn cản sự phát triển có thể nhìn thấy được là MIC. Ranh giới giữa
liều kìm khuẩn và liều diệt khuẩn đặc trưng tùy kháng sinh. Thí dụ với gentamicin phải
tăng liều gấp đôi hoặc gấp 4 để có tác động từ kìm sang diệt khuẩn; những liều như thế thì
thường có thể thực hiện được trong lâm sàng. Trong khi đó sự khác nhau giữa liều kìm
khuẩn và diệt khuẩn ở tetracyclin là 40 lần. Không thể thực hiện những liều như thế ở
bệnh nhân, vì vậy tetracyclin được dùng như những kháng sinh kìm khuẩn.
3.2.4. Tính nhạy cảm của vi khuẩn
- Sự đề kháng là vi khuẩn không bò tiêu diệt, không bò ức chế bởi sự điều trò kháng khuẩn.
Sự đề kháng có thể là tự nhiên (hiện diện trước khi tiếp xúc với thuốc) hoặc mắc phải
(phát triển sau khi tiếp xúc với thuốc). Đó là do sự biến đổi sinh hóa của khóm vi khuẩn
làm cho mục tiêu phân tử của kháng sinh trở nên ít nhạy cảm hơn hoặc là dẫn đến sự hấp
thu kháng sinh vào trong tế bào bò giảm. Điều này được bảo tồn trong gen và truyền đến
thế hệ kế tiếp bằng sự sinh sản nhò phân. Sự đề kháng loại này thường được biểu hiện đối
với những kháng sinh có cùng một cách tác động, thí dụ tetracyclin đề kháng chéo với
những kháng sinh khác trong họ tetracyclin.
Trong lâm sàng sự đề kháng thông thường hơn xảy ra bởi cơ chế yếu tố đề kháng (R) kèm
với việc các enzym được sản sinh tấn công và làm bất hoạt kháng sinh.
Trong nhiều trường hợp một vi khuẩn đề kháng vẫn có thể được kiểm soát bởi những liều
cao hơn.


76

Đại cương kháng sinh


- Tác động hậu kháng sinh: vài kháng sinh thể hiện độc tính đáng kể trên một vài vi
khuẩn mà độc tính này vẫn kéo dài trong một thời gian sau khi ngưng kháng sinh. Hiện
tượng hậu kháng sinh này có thể được lợi dụng để giảm tần số và thời gian điều trò, tuy
vậy nó cũng dẫn đến đề kháng thuốc và nên được dùng một cách dè dặt.
3.2.5. Liều kháng khuẩn
- Phối hợp kháng sinh: thông thường có thể kết hợp thành công hai kháng sinh diệt khuẩn,
đặc biệt nếu chúng có cơ chế tác động khác nhau. Một thí dụ thường gặp là kết hợp một
kháng sinh beta-lactam với một kháng sinh aminosid trong ngày đầu tiên để trấn áp sự
nhiễm trùng không rõ nguyên nhân . Việc điều trò theo lối kinh nghiệm này được thay thế
bằng đơn trò liệu đặc hiệu thích hợp ngay khi có kháng sinh đồ.
Cũng thường sử dụng kết hợp hai kháng sinh kìm khuẩn cho những mục đích đặc hiệu, thí
dụ một macrolid và một sulfamid, kết hợp này được dùng để điều trò nhiễm trùng đường
hô hấp trên bởi Haemophilus influenzae (sự kết hợp giữa một chất ức chế sinh tổng hợp
protein vi khuẩn với một chất ức chế sinh tổng hợp ADN ít đưa đến tái phát bệnh hơn là
việc dùng đơn trò).
Khơng nên kết hợp một chất kìm khuẩn như tetracyclin và một chất diệt khuẩn như beta
lactam. Kháng sinh beta-lactam hiệu quả hơn trên vi khuẩn đang phát triển và một kháng
sinh kìm khuẩn can thiệp vào sự phát triển của vi khuẩn. Vì vậy sự phối hợp như trên sẽ
gây tác động đối kháng.
Bất lợi kèm theo việc sử dụng phối hợp kháng sinh là giá cao, có nhiều khả năng xảy ra
tác dụng phụ hơn và khó thể hiện sự đồng vận ở người. Tuy nhiên xu hướng đề kháng
kháng sinh gia tăng làm cho việc phối hợp kháng sinh trở nên phổ biến hơn.
- Ảnh hưởng của việc thuốc kết hợp protein huyết thanh: một kháng sinh kết hợp với
protein huyết thanh nhiều và mạnh nói chung không là một lựa chọn tốt trong trường
hợp nhiễm trùng máu và nhiễm trùng trong mô sâu, ngay cả khi vi khuẩn liên quan
nhạy cảm với kháng sinh trong những thử nghiệm in vitro. Tuy vậy nếu những kháng
sinh này được phóng thích nhanh chóng thì sự kết hợp này xem như là một nguồn dự
trữ thuốc. Trong khi đó một kháng sinh gắn với protein nhiều và mạnh có thể thỏa
mãn cho những trường hợp nhiễm trùng đường tiểu nhẹ.
3.2.6. Cách sử dụng kháng sinh

Vì vi khuẩn nhân đôi nhanh chóng, dân số vi khuẩn thường gấp đôi trong 2-3 giờ. Vì vậy
kháng sinh cần được sử dụng ngay khi có thể. Để ngăn cản tái phát, bệnh nhân phải được
hướng dẫn không bỏ liều và sử dụng tất cả những liều được chỉ đònh ngay cả khi hết
những triệu chứng (thí dụ tiêu chảy, sốt) trước khi toàn bộ thuốc được sử dụng. Điều trò
thất bại và sản sinh việc đề kháng thường là do không tuân thủ điều trò hoặc ngừng điều
trò sớm.
3.2.7. Kháng sinh dự phòng


Đại cương kháng sinh

77

Kháng sinh cũng được dùng dự phòng, thí dụ làm vệ sinh ruột trước khi phẫu thuật và
uống trong trường hợp viêm họng do virus.
Ngừa một bệnh rõ rệt cho tập thể (ngừa viêm màng não cho y bác só trong bệnh viện).
Ngừa trong phẫu thuật và hậu phẫu nhất là trong phẫu thuật dơ .
Trong các trường hợp bội nhiễm. Thí dụ trong bệnh sởi do virus ở trẻ em, bệnh nhân bò
hôn mê không hỏi được và có sốt.
3.2.8. Sử dụng kháng sinh trong nông nghiệp
Việc sử dụng kháng sinh để điều trò nhiễm trùng ở thú và thực vật thì không cấm cản miễn
là dư lượng thuốc trong điều trò không nhiễm vào thực phẩm. Khi để nhiễm vào thực
phẩm, những vấn đề như là dò ứng penicillin hay nhiễm trùng tiếp theo bởi vi khuẩn đề
kháng có thể xảy ra.
Để sử dụng cho mục đích nầy tốt hơn nên dùng những kháng sinh không có hấp thu toàn
thân và không gây đề kháng chéo với những kháng sinh khác được sử dụng thực tế lâm
sàng ở người.
Tóm lại khi kháng sinh được dùng một cách thông minh chúng tạo hiệu quả đáng kể.
Ngược lại nếu dùng cẩu thả chúng có thể đưa đến những vấn đề sinh thái phức tạp như sự
nhiễm trùng với vi khuẩn đa đề kháng. Tình trạng này ngày một gia tăng làm cho người ta

có những dự đoán bi quan là nhân loại có thể sẽ trở lại thời kỳ không kiểm soát được bệnh
nhiễm trùng như là thời kỳ trước kháng sinh.
CÂU HỎI TỰ LƯNG GIÁ
1. Kháng sinh là những chất:
A. Có nguồn gốc vi sinh vật. B. Có nguồn gốc tổng hợp và bán tổng hợp.
C. Không gây độc tính trầm trọng trên ký chủ ở liều diệt khuẩn.
D. Khơng bao gồm những tác nhân kháng nấm.
E. A, B, C đúng
2. Để có được sự điều trò nhiễm trùng hiệu quả, nên phối hợp:
A. Một kháng sinh kìm khuẩn và một kháng sinh diệt khuẩn
B. Một kháng sinh diệt khuẩn với một kháng sinh diệt khuẩn cùng cơ chế tác động
C. Một kháng sinh diệt khuẩn với một kháng sinh diệt khuẩn khác cơ chế tác động
D. A và B đúng
E. A và C đúng
3. Cách sử dụng kháng sinh hợp lý:
A. Dừng kháng sinh ngay khi hết triệu chứng nhiễm trùng.
B. Sử dụng tất cả những liều được chỉ đònh ngay cả khi hết triệu chứng.
C. Chỉ sử dụng kháng sinh sau khi có kết quả kháng sinh đồ
D. Liều kháng sinh tăng dần theo thời gian
E. Liều kháng sinh giảm dần theo thời gian.

beta-lactam................................................................................................................................
thuốc sát khuẩn..........................................................
thuốc kháng sinh....................................................................................................................


78

Ñaïi cöông khaùng sinh




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×