Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Đề thi thử vào lớp 10 chuyên sinh đề số 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.85 KB, 6 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
BÌNH THUẬN TRƯỜNG THPT CHUYÊN TRẦN HƯNG ĐẠO
Năm học: 2011-2012.
Môn thi: Sinh học (Hệ số 2)
ĐỀ CHÍNH THỨC

Thời gian :

150 phút

(Đề này có 01 trang) (Không kể thời gian phát đề).

Câu 1: 1.5 điểm
Ở cà chua, tính trạng quả đỏ (gen A) là trội hoàn toàn so với quả vàng (gen a).
a. Viết sơ đồ lai giữa cây cà chua quả đỏ thuần chủng với cà chua quả vàng, tính tỉ lệ kiểu gen kiểu hình ở
F2.
b. Trình bày phương pháp lai để chọn được giống cà chua quả đỏ thuần chủng.
Câu 2: 2.0 điểm
a. Đối với quá trình di truyền tính trạng, nhiễm sắc thể có vai trò như thế nào?
b.Thế nào là cặp nhiễm sắc thể tương đồng?
Cho biết ý nghĩa của hiện tượng nhân đôi nhiễm sắc thể.
c. Trong cơ quan sinh sản cái của một loài động vật, một tế bào mầm có nhân chứa 20 nhiễm sắc thể. Khi
ở vùng sinh sản, tế bào này thực hiện 2 lần phân bào kế tiếp nhau. Hãy cho biết số tế bào con được hình
thành và tổng số nhiễm sắc thể trong các tế bào con là bao nhiêu?
Câu 3: 2.0 điểm
a. Tính chất đặc trưng của ADN ở mỗi loài sinh vật được thể hiện như thế nào?
b. Một đoạn phân tử ADN có chiều dài là 4080 ăngtron (A0) sẽ chứa bao nhiêu nuclêôtit ?
(Biết 1 nuclêôtit dài 3,4 A0)
c. Điền vào chỗ trống 1,2,3,4,5 các thuật ngữ thích hợp:
Các thao tác cơ bản của kỹ thuật gen được thực hiện 3 bước cơ bản theo trình tự là :
– Bước 1 : tách ADN trên …(1)… của tế bào cho, tách phân tử … (2) … làm thể truyền từ vi khuẩn.


– Bước 2 : tạo ADN …(3)… bằng cách :
+ cắt ADN tách được từ tế bào cho (để lấy được đoạn ADN mã hóa loại sản phẩm ta cần có) và cắt ADN
làm thể truyền ở vị trí xác định nhờ … (4)… cắt chuyên biệt.
+ nối đoạn ADN cắt được vào ADN thể truyền nhờ enzim nối để tạo ADN lai.


– Bước 3 : chuyển ADN tái tổ hợp vào… (5)… để tạo được dòng tế bào mang gen mà ta đã cấy vào.
Câu 4 : 1.5 điểm
a. Môi trường sống là gì?
b.Trình bày các biệp pháp cần thực hiện để bảo vệ môi trường sống tự nhiên.
Câu 5: 1.5 điểm
a. Thú vùng lạnh thích nghi với điều kiện nhiệt độ thấp và kéo dài như thế nào?
b. Nhân tố nào trong các nhân tố: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm là có ảnh hưởng quan trọng hơn cả đối với
môi trường sống của sinh vật?
Câu 6: 1.5 điểm
Hệ sinh thái đang có các loài sinh vật: cỏ, chuột, hươu, sư tử, cây hoa màu, rắn, cây gỗ lớn, sinh vật phân
giải.Hãy:
a. Cho biết vai trò dinh dưỡng của sinh vật sản xuất trong hệ sinh thái.
b. Viết 1 chuỗi thức ăn có 3 bậc dinh dưỡng.
c. Phân tích mối quan hệ số lượng giữa chuột và rắn trong chuỗi thức ăn:
Cây hoa màuchuộtrắn.
*********** HẾT **********
Họ và tên thí sinh : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Số báo danh : . . . . . . . . . . . . . . .
(Giám thị coi thi không giải thích gì thêm)

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
BÌNH THUẬN TRƯỜNG THPT CHUYÊN TRẦN HƯNG ĐẠO
Năm học: 2011 - 2012
Môn thi : Sinh học (Hệ số 2)
Thời gian : 150 phút

ĐỀ CHÍNH THỨC

HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1: 1.5 điểm


Ở cà chua, tính trạng quả đỏ (gen A) là trội hoàn toàn so với quả vàng (gen a).
a. Viết sơ đồ lai cây cà chua quả đỏ thuần chủng với cà chua quả vàng, tính tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình
ở F2.

P:

quả đỏ AA

GP:

A

F1:

X
X
Aa

a

(0.1)

(0.1)


F1 :

quả đỏ Aa

X

GF1:

A, a

X

F2:

quả vàng aa (0.1)

quả đỏ Aa
A, a

(0.1)

AA, Aa, Aa, aa (0.1)

Kiểu hình: 3/4 quả đỏ, 1/4 quả vàng.
Kiểu gen:

(0.1)

1AA: 2Aa :1aa


(0.1)
(0.1)

b. Trình bày phương pháp lai để chọn được giống cà chua quả đỏ thuần chủng.
Cho lai phân tích (0.2): lấy cây cà chua quả đỏ lai với cây quả vàng (0.1), nếu thu được:
* Đời con Fb đồng tính cây quả đỏ là thuần chủng (AA)

(0.2)

* Đời con Fb phân tính cây quả đỏ là không thuần chủng (Aa) (0.2)

Câu 2: 2.0 điểm

a. Đối với quá trình di truyền tính trạng, nhiễm sắc thể có vai trò: NST mang gen (ADN) quy định
tính trạng (0.2), chính nhờ sự tự nhân đôi của ADN NST nhân đôi (0.2), thông qua đó các gen quy định
các tính trạng được di truyền (0.2) qua các thế hệ tế bào, cơ thể.
b. Thế nào là cặp nhiễm sắc thể tương đồng?
Cặp NST tương đồng gồm 2 chiếc giống hệt nhau về hình dạng (0.1), kích thước (0.1) và trình tự gen
trên NST (0.1), trong đó 1 có nguồn gốc từ bố và 1 có nguồn gốc từ mẹ. (0.1)
Ý nghĩa của hiện tượng nhân đôi NST: Tạo cơ sở vật chất (0.1) chuẩn bị cho sự phân bào diễn ra.(0.1)

c. Tế bào sinh dục mầm có nhân chứa 20 nhiễm sắc thể. Khi ở vùng sinh sản, tế bào trên thực hiện


2 lần phân bào kế tiếp nhau. Hãy cho biết số tế bào con được hình thành và tổng số nhiễm sắc thể
trong các tế bào con là bao nhiêu?
Khi ở vùng sinh sản, tế bào sinh dục mầm thực hiện phân bào nguyên nhiễm (nguyên phân) (0.1).
Trong nguyên phân, 1 tế bào nguyên phân 1 lần tạo 2 tế bào con có số NST bằng nhau và bằng với tế bào
ban đầu. (0.1)
Vậy:


+ 1 tế bào nguyên phân 2 lần sẽ tạo 22 tế bào con = 4 tế bào con. (0.3)

+ tổng số NST trong 4 tế bào con là:

4 x

20

=

80 (NST)

(0.3)

Câu 3: 2.0 điểm

a. Tính chất đặc trưng của ADN ở mỗi loài sinh vật được thể hiện:
– Hàm lượng của ADN trong nhân tế bào.(0.2)
- Số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các nuclêôtit trên mạch polynuclêôtit cấu tạo nên ADN. (0.2)
- Tỉ lệ giữa (0.2)
b. Một đoạn phân tử ADN có chiều dài là 4080 ăngtron (A0) sẽ chứa bao nhiêu nuclêôtit ?
(Biết 1 nuclêôtit dài 3,4 A0.)
Chiều dài của gen là chiều dài một mạch đơn = Số nu trên một mạch x 3,4 A0
Số nu trên một mạch là : 4080 : 3,4 = 1.200.
(0.1)
Vì gen có 2 mạch nên số nu của gen là: 1200 X 2 = 2.400 (0.3)
c. Điền vào chỗ trống 1, 2, 3, 4, 5 các thuật ngữ thích hợp:
Các thao tác cơ bản của kỹ thuật gen được thực hiện 3 bước cơ bản theo trình tự là :
– Bước 1 : tách ADN trên …(1)… của tế bào cho, tách phân tử … (2) … làm thể truyền từ vi khuẩn.

– Bước 2 : tạo ADN …(3)… bằng cách :
+ cắt ADN tách được từ tế bào cho (để lấy được đoạn ADN mã hóa loại sản phẩm ta cần có) và cắt
ADN làm thể truyền ở vị trí xác định nhờ … (4)… cắt chuyên biệt.
+ nối đoạn ADN cắt được vào ADN thể truyền nhờ enzim nối để tạo ADN lai.
– Bước 3 : chuyển ADN tái tổ hợp vào … (5) … để tạo được dòng tế bào mang gen mà ta đã cấy vào.
(1) : nhiễm sắc thể
(4) : enzim

(2) : ADN

(3) : tái tổ hợp (hoặc lai)
(5) : tế bào nhận.


Mỗi chú thích 0.2đ 5 chú thích x 0.2đ = 1.00đ

Câu 4 : 1.5 điểm

a. Môi trường sống là gì?
Nêu khái niệm môi trường. (0.2)
b.Trình bày các biệp pháp cần thực hiện để bảo vệ môi trường sống tự nhiên.
+ Hạn chế sự tăng dân số quá nhanh (0.2) giảm tốc độ mất rừng, mất đất nông nghiệp, (0.1) giảm tốc độ
cạn kiệt tài nguyên, (0.1)giảm lượng chất thải vào môi trường. (0.1)
+ Sử dụng tiết kiệm (0.1) và có hiệu quả tài nguyên không tái sinh, (0.1) khai thác hợp lý (0.1) và có kế
hoạch tái phục hồi tài nguyên tái sinh .(0.1)
+ Đấu tranh chống vũ khí hạt nhân, (0.1) vũ khí hóa học.(0.1)
+ Bảo vệ các loài sinh vật, (0.1) bảo vệ đa dạng sinh học.(0.1)

Câu 5: 1.5 điểm
a. Thú vùng lạnh thích nghi với điều kiện nhiệt độ thấp và kéo dài:

+ Kích thước cơ thể lớn (0.1) tỉ lệ diện tích cơ thể so với thể tích cơ thể nhỏ (0.2) hạn chế sự toả nhiệt
vào môi trường. (0.2)
+ Kích thước cơ thể lớn tích lũy được nhiều dinh dưỡng (0.1) đặc biệt là lớp mỡ dưới da nhiều (0.2) đủ
sống qua mùa đông kéo dài. (0.1)
b. Nhân tố nào trong các nhân tố: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm là có ảnh hưởng quan trọng hơn cả
đối với sự sống của sinh vật?
Ánh sáng quan trọng hơn cả (0.2) vì ánh sáng chi phối làm thay đổi 2 nhân tố còn lại (0.2): cường độ ánh
sáng tăng thì nhiệt độ môi trường tăng, (0.1) độ ẩm giảm (0.1) và cường độ ánh sáng yếu thì nhiệt độ môi
trường giảm, độ ẩm tăng.
Câu 6: 1.5 điểm
Hệ sinh thái đang có các loài sinh vật sau: cỏ, chuột, hươu, sư tử, cây hoa màu, rắn, cây gỗ lớn,
sinh vật phân giải.
a. Cho biết vai trò dinh dưỡng của sinh vật sản xuất trong hệ sinh thái.
Sinh vật sản xuất (cỏ, cây hoa màu, cây thân gỗ) quang hợp, (0.1) chuyển hóa chất vô cơ thành chất hữu
cơ (0.1) chuyển quang năng thành hóa năng (0.1) tích lũy trong các chất hữu cơ cung cấp thức ăn cho
sinh vật tiêu thụ bậc I (0.1).


b. Viết 1 chuỗi thức ăn có 3 bậc dinh dưỡng.
Cây gỗ lớn hươu sư tử. (0.2)
(Thí sinh có thể viết các chuỗi khác)
c. Phân tích mối quan hệ số lượng giữa chuột và rắn trong chuỗi thức ăn : cây hoa màu chuột rắn.
Vào mùa, cây hoa màu đã có sản phẩm nguồn thức ăn của chuột dồi dào chuột tăng nhanh số
lượng (0.1) nguồn thức ăn của rắn tăng rắn tăng số lượng (0.2) chuột bị tiêu diệt nhiều, đồng thời cây
hoa màu đã được thu hoạch (thức ăn của chuột khan hiếm) nên chuột giảm số lượng thức ăn của rắn thiếu
rắn giảm số lượng. (0.2)
Kết quả : số lượng của quần thể rắn và chuột trong hệ sinh thái được khống chế (0.2) cho phù hợp với
nguồn sống (0.2) trong môi trường.
*****************************




×