Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Luận văn mô hình thực nghiệm nuôi cá rô đồng thương phẩm trong ao đất ở Vị Thuỷ Hậu Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (863.63 KB, 31 trang )

TÓM TẮT
Mô hình thực nghiệm nuôi cá rô đồng thương phẩm trong ao đất được thực hiện tại Vị Thuỷ
- Hậu Giang từ tháng 12/2010 đến 7/2011. Cá rô đồng được nuôi trong 2 ao với diện tích
2500 m2/ao mật độ thả 70 con/m2, sử dụng thức ăn công nghiệp (thức ăn UP)
Sau 2 tháng nuôi thương phẩm và khảo sát các yếu tố môi trường dao động trông khoãng
thích hợp (pH 7.28 ± 0.26 đến 7.36 ± 0.18; nhiệt độ 33.3 ± 1.2OC đến 33.7 ± 0.67OC; NH4
4.1 ± 2.01 mg/l đến 5.1 ± 3.36 mg/; PO4 0.37 ± 0.18 mg/l đến 0.47 ± 0.34 mg/l; Oxy 4.2 ±
0.45 mg/l đến 4 ± 0.0 mg/l) không gây ảnh hưởng bất lợi cho sự phát triển cá rô đồng trong
ao nuôi. Khối lượng trung bình của cá nuôi ao I (95.94 ± 38.45 g/con) nhỏ hơn cá nuôi ở ao
2 (96.21 ± 40.87 g/con). Tăng trọng trung bình của cá nuôi ở ao đạt 3.03 ± 1.44 g/ngày và
ao 2 là 2.89 ± 1.43 g /ngày. Tỉ lệ sống ở ao 1 (67%) thấp hơn ao 2 (87%). Sản lượng cá thu
hoạch ở ao 1 đạt 10236 kg thấp hơn ao 2 là 13 90kg. Lợi nhuận ao 1 đạt -41.324.200
đồng/ao với tỉ suất lợi nhuận -22.43% thấp so với cá nuôi ở ao 2 đạt 4.937.000 đồng/ao với
tỉ suất lợi nhuận là 1.97%
Mô hình nuôi cá rô đồng thương phẩm trong ao đất đạt năng suất và lợi nhuận khá cao nên
có thể mở rộng và ứng dụng cho các hộ có điều kiện nuôi cá rô đồng ở Vị Thuỷ- Hậu Giang
để góp phần cải thiện cuộc sống người dân


MỤC LỤC
PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu......................................................................................................................................
1
1.2 Mục tiêu đề tài..............................................................................................................................
1
1.3 Nội dung đề tài..............................................................................................................................
2
PHẦN II LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học cá rô đồng......................................................................................................
3
2.1.1 Phân loại.....................................................................................................................................


3
2.1.2 Đặc điểm hình thái.....................................................................................................................
3
2.1.3 Phân bố tự nhiên của cá rô đồng...............................................................................................
4
2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng................................................................................................................
5
2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng................................................................................................................
6
2.1.6 Đặc điểm sinh sản......................................................................................................................
7
2.2 Một số bệnh thường gặp và cách phòng trị trong nuôi cá rô đồng thương phẩm.......................
8
2.1.1 Bệnh nấm thuỷ mi......................................................................................................................
9
2.2.2 Bệnh lỡ loét................................................................................................................................
9
2.3.3 Bệnh trắng da (bệnh nhớt).........................................................................................................
10


2.3 Các chỉ tiêu môi trường................................................................................................................
11
2.3.1 Nhiệt độ......................................................................................................................................
12
1.3.2 pH nước......................................................................................................................................
12
2.3.3 Oxygen (dưỡng khí)...................................................................................................................
12
2.3.4 Nhu cầu Oxy hoá học (COD)....................................................................................................

12
2.3.5 Ammonia (NH3) và ammonium (N-NH4+)................................................................................
13
2.3.6 Nitrite (NO2-)..............................................................................................................................
13
2.3.7 Hydrogen sulfide (H2S).............................................................................................................
13
2.3.8 Phosphate (P- PO43- )...............................................................................................................
14
PHẦN III VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................
15
3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu................................................................................................
15
3.2 Vật liệu nghiên cứu.......................................................................................................................
16
3.3 Phương pháp nguyên cứu.............................................................................................................
17
3.3.1 Bố trí thực nghiệm nuôi.............................................................................................................
18
3.3.2 Cải tạo ao ương và nuôi.............................................................................................................
19
3.3.3 Kỹ thuật nuôi cá rô đồng thương phẩm.....................................................................................
20


3.4 Phương pháp thu mẫu...................................................................................................................
21
3.4.1 Các chỉ tiêu thuỷ lý....................................................................................................................
21
3.4.2 Các chỉ tiêu tăng trưởng.............................................................................................................

21
3.5 Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi...............................................................................................
21
3.6 Phương pháp xử lý số liệu............................................................................................................
22
PHẦN IV KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1 Một số yếu tố môi trường trong ao nuôi cá rô đồng....................................................................
22
4.1.1 Nhiệt độ (OC)............................................................................................................................
22
4.1.2 pH...............................................................................................................................................
23
4.1.3 Oxygen (mg/l)............................................................................................................................
23
4.1.4 N-NH4 + (mg/l).........................................................................................................................
23
4.1.5 Phosphate (P-PO43-).................................................................................................................
24
4.2 Sự tăng trưởng của cá rô đồng trong ao nuôi thâm canh.............................................................
24
4.2.1 Sự tăng trưởng về trọng lượng..................................................................................................
25
4.2.2 Sự tăng trưởng về chiều dài.......................................................................................................
25
4.3 Tỷ lệ sống, năng suất và hệ số tiêu tốn thức ăn cá rô đồng nuôi thâm canh trong ao đất...........
26
4.4 Hoạch toán kinh tế........................................................................................................................
26



PHẦN V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
5.1 Kết luận.........................................................................................................................................
27
5.2 Đề xuất..........................................................................................................................................
27
TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH SÁCH HÌNH
Hình 3.1: Hình dạng ao nuôi cá rô đồng............................................................................................
21
Hình 3.2: Hình chặt cá rô đồng...........................................................................................................
21
Hình 3.3: Trọng lượng và chiều dài cá rô đồng khi thu mẫu.............................................................
22


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 4.1: Biến động các yếu tố môi trường qua các đợt thu mẫu.....................................................
22
Bảng 4..2: Tăng trưởng trọng lượng (g/con)......................................................................................
23
Bảng 4.3: Tăng trưởng trọng lượng (g/con).......................................................................................
24
Bảng 4.4: Tăng trưởng chiều dài lượng (g/con)................................................................................
24.........................................................................................................................................................
Bảng 4.5: Tăng trưởng chiều dài lượng (g/con).................................................................................
25
Bảng 4.6: Tỷ lệ sống, năng suất và hệ số tiêu tốn thức ăn.................................................................
25
Bả



PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá đang phát triển mạnh ở Đồng bằng
sông Cửu Long. Năm 2000 là 445.300 ha với tổng sản lượng nuôi trồng là 365.141 tấn;
năm 2002 là 570.300 ha, sản lượng 518. 743 tấn; năm 2004 là 658.500 ha, sản lượng 773.
294 tấn; năm 2005 là 685.800ha với sản lượng khoãng 983. 384 tấn. Quy hoạch thuỷ sản
đến năm 2010 ở khu vực ĐBSCL đối với nuôi thuỷ sản nước mặn lợ là 649. 430 ha, nuôi
trồng thuỷ sản nước ngọt là 336.590ha cho thấy nuôi trồng thuỷ sản ngày càng chiếm vị trí
quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội khu vực ĐBSCL
Trong số các loài cá bản địa được đưa vào nuôi thì cá rô đồng đang được xem là đối
tượng nuôi có nhiều triển vọng vì khả năng thích nghi rất tốt với điều kiện môi trường, đặc
biệt là khả năng hô hấp khí trời qua cơ quan hấp phụ (Trương Phú Khoa và Trần Thị Thu
Hương, 1993). Do vậy mà có thể nuôi cá rô đồng ở bất cứ vùng miềm nào, từ miềm núi
đến trung du , đồng bằng… Tuy nhiên các tỉnh phía Nam, đặc biệt là ở khu vực DdBSCL,
do khí hậu quanh năm ấm áp, nguồn nước ngọt dồi dào, nguồn thức ăn phong phú nên
thích hợp nuôi cá rô đồng
Ngoài tự nhiên, cá sống được trong các loại hình thuỷ vực khác nhau như đồng ruộng,
kênh, sông, rạch… Trong điều kiện nuôi, cá rô đồng sống được tốt ở ao mương có diện
tích nhỏ và nuôi với mật độ cao nhờ cơ quan hô hấp trên mang sử dụng khí trời. Nuôi cá rô
đồng tương đối dễ, không đòi hỏi nhiều kỷ thuật. Chi phí đầu tư con giống và thức ăn
tương đối thấp so với nuôi các loài cá khác nhưng cho năng suất cao. Cá rô đồng là loài cá
có giá trị kinh tế cao, thịt thơm ngon, chế biến được nhiều món ăn đặc sắc, được người dân


ưa chuộng như canh chua cá rô đồng với bông điên điển, cá rô đồng kho tộ… Nhờ những
thuận lợi này mà cá rô đồng đã được chọn nuôi ở khắp tất cả các địa phương trong cả

nước, góp phần xoá đói giảm nghèo cho nhiều hộ gia đình, thậm chí nhiều người trở nên
khá giả
Những năm gần đây, qua hoạt động nghiên cứu cải tiến thành công quy trình kỷ thuật
sinh sản nhân tạo và ươn nuôi cá rô đồng , kết hợp việc quản lý môi trường nuôi tốt, sử
dụng thức ăn công nghiệp kết hợp với thức ăn tự chế biến thích hợp qua các giai đoạn phát
triển … đã góp phần cải thiện chất lượng hệ thống nuôi, nâng cao nâng suất, thu nhập cho
nông hộ, từng bước đáp ứng thật hiệu quả cho công tác chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng
và vật nuôi hiện nay ở các địa phương vùng ĐBSCL
1.2 Mục tiêu đề tài
Theo dõi một số đặc điểm môi trường nước, sinh trưởng, tỷ lệ sống và năng suất cá
nuôi làm cơ sở hoàn thiện qui trình nuôi thương phẩm cá rô đồng cho vùng Đồng bằng
sông Cửu Long

1.3 Nội dung đề tài
• Theo dõi các chỉ tiêu môi trường ao nuôi cá rô đồng thương phẩm trong ao đất
• Theo dõi sự tăng trọng, tỷ lệ sống và năng suất của cá rô đồng trong thời gian


nuôi
Phân tích hiệu quả lợi nhuận mang lại từ mô hình


CHƯƠNG II
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học cá rô đồng
2.1.1 Phân loại
Theo Mai Đình Yên và ctv (1992), cá rô đồng thuộc loại
Lớp cá xương
Osteichthyes
Bột cá vượt

Perciformes
Bộ phụ
Anabantoidei
Họ
Anabantidae
Giống
Anabas
Loài
Anabas testudineus (Boch,1972)
Tên địa phương
Cá rô đồng
Tên tiếng anh
Climbing perch
2.1.2 Đặc điểm hình thái
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), cá rô đồng có hình bầu dục,
dẹp bên, cứng chắc. Đầu lớn, mõm ngắn. Miệng hơi trên, rộng vừa, rạch miệng xiên kéo
dài đến đường thẳng đứng kẻ qua giữa mắt. Răng nhỏ nhọn. Mỗi bên đầu có hai lỗ mũi, lỗ
phía trước mở ra bằng một ống ngắn. Mắt to tròn nằm lệnh về nữa trên của đầu và gần chót
mõm hơn gắn điểm cuối nắp mang
Phần trán giữa mắt công lòi tương đương 1.5 đường kín. Cạnh dưới xương lệ, xương
giữa nắp mang, xương dưới nắp mang và cạnh sau xương nắp có nhiều rai nhỏ nhọn, tạo
thành răng cưa. Lỗ mang rộng, màng mang hai bên dính nhau và có phù vẩy. Trên đầu có
nhiều lỗ cảm giác
Vậy lược phủ toàn thân, đầu và một gốc vi lưng, vi hậu môn và vi đuôi, vây phủ lên
các vi nhỏ hơn vây ở thân và đầu. Gốc vi bụng có một vay nách hình mũi mác
Đường bên nằm ngang và chia làm hai đoạn: Đoạn trên từ bờ trên lỗ mang đến
ngang các vi lưng cuối cùng. Đoạn dưới từ ngang các gai vi lưng cuối cùng đến giữa gốc vi
đuôi, hai đoạn này cách nhau một hàng vây
Gốc vi lưng rất dài, phần gai gần bằng bốn lần phần tia miềm. Khởi điểm vi lưng ở
trên vây đường bên thứ ba và kéo dài đến gốc vi đuôi. Khởi điểm vi hậu môn ngang vây

đường bên thứ 14- 15, gần điểm giữ gốc vị đuôi hơn gần chốt mõm và chạy dài đến gốc vi
đuôi. Vi đuôi tròn, không chẻ đôi. Gai vi lưng, vi hậu môn, vi bụng cứng nhọn


Mặt lưng của đầu và thân có màu xám đen hoặc xám xanh và lọt dần xuống bụng, ở
một số cá thể ứng lên màu vàng nhạt. Cạnh sau xương nắp mang có một màng da nhỏ màu
đen. Có một đóm đen đậm: giữa gốc vi đuôi ngoài ra còn có một số đặc điểm đen mực nằm
rải rác trên thân
2.1.3 Phân bố tự nhiên của cá rô đồng
Cá rô đồng là loại cá nước ngọt, phân bố khá rộng trên thế giới. từ Nam Trung Quốc,
Đông Nam Á đến Ấn Độ và các quần đảo giữa Ấn Độ và Châu Úc ( Trương Thủ Khoa và
Trần Thị Thu Hương, 1993)
Ở Đông Nam Á chúng phân bố ở Việt Nam, Lào, Thái Lan, Camphuchia, Myanma.
Cá rô thường thích sống ở những nơi có mực nước tương đối nông và tĩnh (0.5- 1.5mm),
nhiều cây có thuỷ sinh và chất đáy giàu mùn bã hữu cơ
Ở ĐBSCL cá rô phân bố nhiều ở những khu vực trũng, nước ngập quanh năm như
nông trường Phương Ninh (Cần Thơ), rừng U Minh Hạ (Cà Mau), U Minh Thượng
(Kiêng Giang) hoặc vùng tứ giác Long Xuyên, cũng thường gặp chúng ở kênh mương thuỷ
lợi, ao, hồ,..(Dương Nhựt Long)
Cá rô đồng có khả năng chụi đựng điều kiện môi trường khắc nghiệt: thiếu oxy, pH
thấp do có cơ quan hô hấp phụ trên mang, có thể sử dụng oxy từ khí trời, đây là ưu điểm
trong việc nuôi và vận chuyển cá. Cá thích nghi với khí hậu nhiệt đới, lúc khô hạn cá vùi
mình dưới bùn suốt mấy tháng. Với sự giúp đỡ của nắp mang cá vây và cuống đuôi cá có
thể di chuyển được một quãng đường tương đối xa để tìm nơi thích hợp sinh sống (Mai
Đình Yên và ctv, 1992)
2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá bắt đầu ăn ngoài từ ngày thứ ba, thức ăn ưa thích của cá là những giống loài động
vật phù du cỡ nhỏ trong ao như bọn giáp xác râu ngành, thậm chí chúng ăn cả ấu trầu tôm

Khi trưởng thành cá có thể sử dụng nhiều loại thức ăn, nhưng thức ăn ưa thích của cá

là động vật đáy như giun ít tơ, ấu trùng côn trùng, mầm non thuỳ thực vật. Ngoài ra cá rô
cũng có khả năng sử dụng thức ăn chế biến và phụ phẩm nông nghiệp rất tốt (Trương Thủ
Khoa và Trần Thi Thu Hương, 1993)
2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng
Trứng cá có màu vàng hoặc trắng, đường kín trứng là 0.8 mm, trứng nổi lên mặt
nước khoãng 18-24 giờ thì nở. Nhiệt độ tối ưu cho chúng nở là 28- 290C ()
Các phase của tế bào trứng trong noãn sao cá rô đồng không hoàn toàn đồng nhất
đây là đặc điểm của cá đẻ nhiều lần trong năm. Cá có khả năng đẻ 4 lần trong năm (Phạm
Văn Khánh và ctv, 2002 trích dẫn bởi Hồ Mỹ Hạnh, 2003)
Theo Dương Nhựt Long (2003)trứng cá rô thành thục có màu trắng ngà hoặc màu
trắng hơi ngà, đường kính trứng sau khi trương nước dao động từ 1.1- 1.2 mm và trứng cá
rô thuộc trứng nổi. Sức sinh sản của cá cao đạt khoảng 300.000 đến 700.000 trứng/kg cá
cái
Các giai đoạn phát triển của cá rô đồng:
Trứng sau khi thụ tinh 10 phút, noãn hoàng tách khỏi trứng
Sau 12 giờ 30 phút, hình thành đốt cơ, phôi cử động liên tục
Sau 17 giờ 20 phút, cá nỡ, cơ thể có nhiều sắc tố, noãn hoàng to, ống tiêu hoá thẳng,
có đốt cơ


60 giờ sau khi nở cá ăn được phiêu sinh động vật (Moina) và thức ăn nhân tạo
Ngày thứ 8 trở đi cá rượt đuổi những loài nhỏ hơn để ăn thịt
Tính ăn động của cá thể hiện 8- 10 ngày tuổi. Do đó ương cá rô đồng muốn có tỉ lệ
sống cao phải cung cấp thức ăn đầy đủ, đặc biệt là thức ăn phải ở dạng lơ lững trong nước
vì cá không có tập tính sục đấy bể tìm thức ăn và cá giống khi ương nuôi phải hạn chế sự
chênh lệch độ lớn về kích thước nhằm tránh cá ăn thịt lẫn nhau
Ngày 10 cá dài 0.57- 0.76 cm
Ngày 17 cá dài 0.96- 1.2 cm
Ngày 30 cá dài 1.9- 2.43 cm
Đến 20 ngày tuổi, cá rô đồng đã ngoi lên khỏi mặt nước đớp khí trời, điều đó chứng

tỏ cơ quan hô hấp trên mang đã hình thành . Tốc độ tăng trưởng của cá rô dồng phụ thuộc
vào thành phần và số lượng thức ăn cung cấp
2.1.6 Đặc điểm sinh sản
Trong tự nhiên, cá thành thục sau một năm tuổi, chiều dài khoãng 12cm (Mai Đình
Yên, 1993). Tuy nhiên theo Nguyễn Thành Trung (1998) cho rằng cá thành thục lần đầu
sau 8- 10 tháng tuổi
Cá rô đồng từ khi nở đến lức phát dục 7.5-8 tháng tuổi. Trọng lượng cá bình quân
khoãng 50- 70g/ con. Cá sẽ mang trứng vào khoãng tháng 11 âm lịch (với cá nuôi ao, khi
trời trở lạnh) và tháng 4- tháng 5 Âm lịch (với cá tự nhiên). Phân biệt đực- cái: cá đực có
thân hình thon dài hơn so với cá cái. Cá đực phát dục có tinh dịch màu trắng, dùng tay vuốt
nhẹ dưới ổ bụng từ vây ngực đến vây hậu môn, tinh dịch thoát ra có màu trắng sữa. Đây là
chính muồi của sự thành thục, cá đã sẵn sàng cho việc sinh sản. Với cá cái, khi mang
trứng, bụng sẽ phìn to, mềm. Nếu dùng tay vuốt nhẹ, trứng sẽ vọt ra ngoài báo hiệu cá
đang sẵn sàng cho việc sinh sản
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) mùa sinh sản bắt đầu từ
tháng 5- 6 cá rô có tập tính đi từng đàn lớn ở các kênh rạch
Ở ĐBSCL cá rô đồng sinh sản vào mùa mưa, nhưng tập chung nhất từ tháng 6-7
dương lịch (Dương Nhật Long, 2003)
Cá thường đẻ tập chung sau những trận mưa lớn. Khi đi đẻ cá thường tìm tới những
nơi có dòng nước mát, chảy chậm, chính dòng chảy là yếu tố kích thích quá trình hưng
phấn và đẻ trứng của cá rô đồng. Mực nước thích hợp cho quá trình sinh sản của cá rô
đồng khoãng 0.3-0.4 m (Dương Nhựt Long, 2003)
2.2 Một số bệnh thường gặp và cách phòng trị bệnh trong nuôi cá rô đồng thương
phẩm
2.1.2 Bệnh do nấm thuỷ mi
Nguyên nhân
Bệnh nấm thuỷ mi gây tác hại lớn đối với nhiều loại cá nuôi ở giai đoạn cá con, cá
thịt và trứng cá. Bệnh xảy ra vào mùa mưa và thời tiết lạnh khi nhiệt độ xuống thấp (1820OC) đặc biệt khi cá bị xây xát (do đánh bắt hoặc vận chuyển ) hoặc do viên nhiễm ngoài



da (do bệnh ghẻ lở hoặc do ký sinh trùng ký sinh). Nguyên nhân gây bệnh là do 2 giống
nấm Saprolegnia và Achlya
Bệnh tích
Khi cá bị bệnh nấm thuỷ mi ký sinh, trên da cá xuất hiện vùng trắng xám tua tủa
những sợi nấm nhỏ, mềm tạo thành những búi trắng như bông có thể nhìn thấy bằng mắt
thường (để cá bệnh dưới nước dễ quan sát hơn)
Phòng bệnh
Để phòng bệnh nấm thuỷ mi, ao ương nuôi phải được tẩy dọn kỹ sau mỗi vụ nuôi.
Khi cá bị xây xát cần tắm muối trước khi thả nuôi
Điều trị
Dùng xanh Malachite liều lượng 1- 2 g/m3 nước tắm cho cá trong thời gian 30 phút
hoặc liều lượng 0.1- 0.2 g/m3 nước tắm cho cá trong 24 giờ. Cá bệnh được tắm liên tục
trong 3-5 ngày
2.2.2 Bệnh lỡ lét
Nguyên nhân
Do vi khuẩn Aeromonas sp gây ra trên cá tra, basa, rô phi, cá lóc, cá rô đồng, cá trê,
lươn,..và một số loài cá biển như cá măng, cá mú, cá đối, cá chẽm,… Bệnh xảy ra quanh
năm nhưng tập chung vào tháng 3-7 hàng năm
Bệnh tích
Những dấu hiệu đầu tiên là cá ít ăn hoặc bỏ ăn, hoạt động lờ đờ, bơi nhô đầu lên mặt
nước, da cá xẫm lại, có vết mòn màu xám hoặc các đóm đỏ phát triển ở đầu, thân, các vây
và đuôi. Những vết loét dần dần lan rộng thành những vết loét rộng, vẩy rung, xuất huyết và
viên. Những con cá bệnh nặng các vết loét lõm sâu tới xương. Giải phẩu cơ quan nội tạng
hầu như không biến đổi
Phòng bệnh
Quản lý tốt chất lượng nước
Nuôi với mật độ thích hợp
Bổ sung vitamin C, khoáng chất vào thức ăn khi thời tiết, môi trường nước thay đổi hoặc
có dịch bệnh xảy ra trong khu vực
Điều trị

Dùng vôi tạt xuống ao với liều lượng 2kg /100 m3, 2 tuần 1 lần
Hoặc dùng muối ăn với liều lượng 2- 3% tắm cho cá 5-15 phút


Hoặc dùng thuốc tím với liều lượng 10/m3 tắm cho cá trong thời gian 10- 30 phút
Dùng kháng sinh có chứa Oxytetracyline, trộn vào thức ăn cho cá ăn liên tục 5 ngày 2.
2.2.3 Bệnh trắng da (bệnh mất nhớt)
Nguyên nhân
Bệnh dễ xuất hiện khi cá bị xây xát hoặc bị sốc do đánh bắt, vận chuyển hay nhiệt độ thay
đổi đột ngột
Bệnh tích
Cá nhiễm bệnh thường bỏ ăn, yếu dần, gốc vây lưng thường xuất hiện màu trắng, lan dần và
toàn thân. Bệnh nặng xuất hiện các vết loét ăn sâu vào cơ cá bơi hơi yếu dần và chết
Phòng bệnh
Giữ mưc nước (1.5- 2 m) tốt để ổn định nhiệt độ
Vận chuyển cá giống thưa, tránh đánh bắt xây xát cá
Cá giống vận chuyển về, xuống ao nuôi cần tắm muối 3- 5%o trong 5-10 phút
Điều trị
Dùng cyprocan 4g/kg thức ăn, ngày cho ăn 2 lần trong 5 ngày liên tục. Hoặc dùng
Mizuphor định kỳ 10ml/1003 nước 10- 15 ngày/lần
2.3 Các chỉ tiêu môi trường
2.3.1 Nhiệt độ
Cá là loài biến nhiệt, nhiệt độ cơ thể cá thay đổi theo nhiệt độ nước. Khi nhiệt độ quá
lạnh hay quá nóng, cá bị sốc, ít ăn và chậm lớn. Nhiệt độ thích hợp cho cá tôm vùng nhiệt
đới nằm trong khoãng 25- 32OC . Tuy nhiên cá có thể chụi đựng được nhiệt độ trong
khoãng 20- 35OC
Có thể đo nhiệt độ bằng nhiệt kế thuỷ ngân (màu ánh bạc) hoặc kế rượu (màu đỏ).
Nhúng bầu rượu hay thuỷ ngân của nhiệt kế vào trong nước, cột màu trong nhiệt kế sẽ dân
lên nếu nhiệt độ cao và hạ xuống nếu nhiệt độ thấp. So cột màu với mức chia số trên thân
nhiệt kế để xác định chỉ số nhiệt độ của nước (không lấy nhiệt kế ra khổi nước khi đo nhiệt

độ ) . Khi đo nhiệt độ cần chú ý thường nhiệt độ tầng mặt và tầng đáy chênh lệnh nhau
khoảng 5OC, nếu đo tầng mặt sẽ không thể hiện đúng nhiệt độ của nước ( Trương Phú Quốc
2003)
Nhiệt độ của nước ao có thể duy trì trong khoảng thích hợp bằng cách giữ mức nước
trong ao tù 1 – 1.5 m. Nếu vùng có nhiệt độ quá thấp vào mùa đông và quá cao vào màu hè
nên giữ mức nước ao sâu hơn 2m


2.2.3 pH nước
Nếu xây dụng ao trên vùng đất phèn, nước có thể bị nhiễm phèn vào mùa mưa khi
nước mưa rữa trôi phèn từ trên bờ xuống ao. Nước phèn có độ pH thấp (nhỏ hơn 7), thường
rất trong và rất ít loài sinh vật có thể sống trong nước phèn
Tránh đào lớp đất phèn lên khi xây dựng ao. Trên vùng đất phèn, tốt nhất là xây
dựng ao nổi. Nếu phải đào lớp đất phèn trong quá trình xây dựng ao thì cần phải cải tạo ao
đến khi nước có độ pH thích hợp mới thả cá
Nếu nước bị phèn, dùng vôi nông nghiệp hoặc đá vôi den (Dolomit) với liều lượng
0.5- 1kg/ 1000m2 ao hoặc bờ. Vôi nông nghiệp và đá vôi đen chỉ có tác dụng hạ phèn từ từ,
do đó nên phải bón 2-3 ngày một lần đến khi nước có độ pH thích hợp. Tuyệt đối không
được bón vôi sống (vôi nung) khi đang nuôi cá, vì bón vôi sống sẽ làm chết cá
Khi nước ao có màu xanh, độ pH thường cao vào ban ngày. Nếu độ pH quá cao sẽ
làm gia tăng độc tính của khí độc (NH3 ), có hại cho tôm cá nuôi
Có thể dùng giấy quỳ, hộp dung dịch (bộ tex- kit đo pH) hay máy để đo độ pH .Nếu
đo bằng giấy quỳ, nhúng giấy quỳ vào bước ao giấy sẽ đổi sang màu cam nếu nước bị phèn,
giấy đổi sang màu xanh nếu bị kiềm. Sau đó đem so giấy quỳ với bảng màu chuẩn trên nắp
hộp, nếu giầy quỳ trùng với màu nào trên bảng màu chuẩn thì số ghi trên màu chuản đó là
giá trị pH của nước đã đo.Nếu dùng dung dịch hay máy đo, đọc kỹ hướng dẫn kèm theo để
biết cách sử dụng . Có thể sử dụng máy đo pH cầm tay, khi đo nhúng đầu điện cực vào
nước, mở máy(bật công tắc), dọc số đo trên mặt số chính là giá trị pH của nước ( Trương
Quốc Phú, 2003)
2.2.3 Oxygen (dưỡng khí)

Theo Trương Quốc Phú 2003, trừ các loài cá đồng thở khí trời như cá Lóc, cá
Rô,..tất cả các loài cá khác đều thở khí oxy hoà tan trong nước qua mang. Ngoài thức ăn,
oxy cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của cá. Thiếu oxy cá sẽ bỏ ăn và vị vậy
mà chúng chậm lớn . Lượng oxy trong nước thay đổi liên tục. Vào ban ngày, lượng ozy
trong nước cao do có ánh sáng giúp tảo quang hợp và tạo ra nhiều oxy trong nước. Ban
không có ánh sáng tảo không quang hợp được nên không tạo ra oxy. Hơn nữa ban đêm tảo
thở nhiều nên lượng oxy giảm thấp nhất vào sáng sớm (5-6 giờ sáng). Có thể do hàm lượng
oxy trong nước bằng hộp dung dịch (bộ tex – kit Oxygen ) hoặc máy đo. Cần đọc kỹ hướng
dẫn kèm theo để biết cách sử dụng. Nên đo lượng oxy trong nước trước khi mặt trời mọc.
Hàm lượng oxy tốt nhất cho ao nuôi tôm cá khoãng 3-4 mg/l váo sáng sớm
Một vài nhân tố ảnh hưởng đến lượng oxy trong nước gồm:
Mật độ rong (tảo)


Phân bón hoá học và hữu cơ
Ánh sáng
Màu nước
2.3.4 Nhu cầu oxy hoá học (COD)
Vật chất hữu cơ trong thuỷ vực bao gồm mùn bã hữu cơ, các chất thải (phân, rác, nước
thải…) và các sinh vật trong thuỷ vực chết đi bi phân huỷ thành. Vật chất hữu cơ trong
thuỷ vực là nguồn thức ăn của một số loài thuỷ sinh vật, phần còn lại lắng dưới nền đáy tạo
thành lớp bùn đấy. Lớp bùn đáy này bị các vi sinh vật phân huỷ tạo thành các muối vô cơ
hoà tan cung cấp dinh dưỡng cho thực vật. Khi vật chất hữu cơ trong thuỷ vực nhiều, quá
trình phân huỷ của chúng làm tiêu tốn oxy của môi trường gây nên hiện tượng nhiễm bẩn
cho thuỷ vực, nhưng vật chất hữu cơ quá ít thì thuỷ vực nghèo dinh dưỡng COD thích hợp
cho ao nuôi cá từ 15- 30 ppm, giới hạn cho phép là 15- 40ppm (Trương Quốc Phú,2003)
2.3.5 Amonia (NH3) và ammonium (N- NH4+)
Khi cho ăn dưa thừa và bón phân quá liều chất thải sẽ tích tụ ở đấy ao sinh ra nhiều
khí độc. Nước có mùi hôi thối, nhiều bọt khí và lớp bùn đen dày ở đáy ao cho biết trong ao
có nhiều khí độc, đặc biệt là khí metan (mùi rác mục) và khí H2S có mùi trứng thối

Chất độc NH3 (có mùi khai nước tiểu) và Nitrite sinh ra từ quá trình phân huỷ các
chất hữu cơ trong nước. Hàm lượng NH3 thấp thì có tác dụng tốt giống như phân bón nhưng
nếu hàm lượng NH3 cao sẽ gây độc cho cá
Theo Colt và Armstrong, 1979 trích dẫn bởi Trương Quốc Phú, 2003 tác dụng động
hại của NH3 khi nồng độ của nó trong nước cao, NH 3 khó bài tiết từ máu ra môi trường
ngoài làm pH máu tăng dẫn đến rối loạn những phản ứng xúc tác của enzym và độ bền
vững của màng tế bào, làm thay đổi độ thẩm thấu của màng tế bào đưa đến cá chết vì không
điều kiển được quá trình trao đổi muối giữa cơ thể và môi trường ngoài
Thay 20- 30 % nước ao có thể làm giảm bớt lượng chất độc trong ao trong trường
hợp chất độc tích tụ ít. Nếu chất độc tích tụ nhiều, tốt nhất là thu hoạch cá và cải tạo ao lại
nuôi vụ tiếp theo. Không cho ăn dư thừa, bón phân hữu cơ quá liều và cải tạo ao tốt trước
khi thả cá có thể tránh được chất độc tích tụ trong ao (Trương Quốc Phú 2003)
2.3.6 Nitrite (NO2- )
NO2- có trong ao nuôi là sản phẩm của quá trình nitrate hoá hay phản nitrate hoá là
dạng đạm độc đối với thuỷ sinh vật. Tác dụng độc của NO 2- đối với cá là nó kết hợp với
hemoglobine của máu hình thành Methemoglobine ngăn cản việc oxy kết hợp Hemoglobine
hình thành Oxyhemoglobine, làm cá chết ngạt. Tính độc của Nitrite giảm khi nhiệt độ và
oxy hoà tan cao vì nó dễ oxy hoá thành dạng (NO 3- ) không độc. Hàm lượng Nitrite thích
hợp trong ao nuôi cá phải nhỏ hơn 0,1ppm (Trương Quốc Phú, 2003)


2.3.7 Hydrogen sulfide (H2S)
Khí H2S có trong thuỷ vực chủ yếu là do quá trình phân huỷ các hợp chất hữu cơ
chứa lưu huỳnh hay quá trình sulfate hoá với sự tham gia của các vi khuẩn yếm khí. Đây là
một chất khí cực độc, tác dụng độc hại của nó liên quan đến sắt trong trong thành phần
hemoglobine, không có sắt thì Hemoglobine không có khả năng vận chuyển oxy cung cấp
cho tế bào, cá chết vì thiếu oxy. Hàm lượng H 2S trong nước cao sẽ tốn nhiều oxy cho quá
trình phân huỷ hoà toàn, làm tăng ngưỡng oxy của cá, cá chậm lớn và tỉ lệ sống giảm.
Ngoài ra H2S tồn tại trong môi trường sẽ hạn chế sự phát triển thức ăn tự nhiên. Tính độc
H2S phụ thuộc vào pH và nhiệt độ, tính độc tăng khi nhiệt độ tăng và pH giảm (Trương

Quốc Phú, 2003)
Hàm lượng H2S thích hợp trong các ao nuôi cá phải nhỏ hơn 1 ppm (Dương Nhựt
Long, 2003)
2.3.8 Phosphate (P- PO43-)
Môi trường ao nuôi cũng cần có lân (PO 43-). Lân được cung cấp từ quá trình bón
phân hữu cơ, vô cơ và quá trình thay nước, nó là nguyên tố dinh dưỡng cho sự phát triển
rong tảo, thúc đẩy quá trình sinh trưởng, sinh sản và phát triển của cá. Trong thuỷ vực hàm
lượng muối hoà tan của phosphate thường rất thấp, ít khi vượt quá 1ppm. Nhưng hàm
lượng phosphate thích hợp cho ao nuôi cá 1-3 ppm (Trương Quốc Phú, 2003)


PHẦN III
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm: huyện Vị Thuỷ tỉnh Hậu Giang
Thời gian: từ tháng 12/2010 đến tháng 7/2011
3.2 Vật liệu nghiên cứu
Nguồn cá đồng được ương và nuôi trong ao đất
Cá giống rô đồng cỡ 190- 200 con/kg
Ao nuôi cá rô đồng có diện tích 2500m2
Máy bơm nước
Các dụng cụ và trang thiết bị dùng trong thu mẫu: bộ Test, nhiệt kế, cân, chài, thước đo…
Thuốc hoá chất: Vitamin C, men tiêu hoá, thuốc tím (KmnO4), BKC..
3.3 Phương pháp nguyên cứu
3.3.1 Bố trí thực nghiệm nuôi
Đề tài được thực hiện nuôi trong 2 ao đất với diện tích 2500m 2/ ao., độ sâu mức nước
từ 1,8 m, có bờ cao, được đầm nén chắn chắn. Xung quanh bờ ao thoáng, không có bóng
cây, ao nuôi cá chủ động được nguồn nước cấp và nguồn nước thải không ảnh hưởng đến
các hộ nuôi xung quanh cũng như sinh hoạt của người dân
3.3.2 Cải tạo ao ương và nuôi

Cải tạo hệ thống ao nuôi ở đầu vụ theo các bước sau: Dọn cỏ, dọn vệ sinh cả trong
và ngoài bờ ao. Tát cạn và sên vét sạch lớp bùn đáy ao. Phơi đáy ao 2-3 ngày (chú ý: nếu ao
xây dựng trên vùng đất phèn không được phơi lâu). Bón vôi nông nghiệp hay vôi sống với
liều lượng 10- 15kg/ 100m2 để cải tạo phèn (có thể sử dụng thuốc cá) với liều lượng 3g/m2
mặt ao để diệt trừ cá tạp. Cấp nước vào ao khoãng 20- 30 cm, nước cấp phải lọc qua lưới
dày để tránh cá tạp vào ao. Đăng lưới bảo vệ định hại xâm nhập từ bên ngoài vào hệ thống
ao nuôi. Bón phân hữu cơ (phân heo đã ủ hoai muc), với liều lượng 20- 30kg/100m2 ao, giữ
4-5 ngày. Cấp đầy nước qua lưới lọc đạt độ sâu 1,2- 1,8 m. Sau đó có thể thả cá nuôi


Hình 3.1: Hình dạng ao nuôi cá rô đồng
3.3.3 Kỹ thuật nuôi cá rô đồng thương phẩm
Sau khi ương được 75 ngày tiến hành chặt lòng 12 để chọn những con có kích cở
đồng đều nhau để thả nuôi cá thịt. Số cá giống thu được: ao 1 (420kg cá trên lồng và 84 kg
dưới lồng ), ao 2 (920kg cá trên lồng và 110,4 kg cá dưới lồng). Trước khi thả cá xuống ao,
cá được tấm bằng dung dịch: muối ăn và Tetracilin
Ao 1 thả: 838 kg cá giống (200 con/kg) gồm 420 kg cá tại ao và 418 kg cá mua thêm
Ao 2 thả: 920 kg cá giống (190kg/con)
Mật độ thả: được bố trí với mật độ 70 con/m2

Hình 3.2: Hình chặt lồng cá rô đồng
Cho ăn


Cá rô đồng nuôi cho ăn hằng ngày 2 lần: sáng từ 8-9 giờ, chiều 14-15 giờ
Thức ăn cho cá rô đồng là thức ăn công nghiệp ( thức ăn UP): Có độ đạm từ 30- 28
tuỳ giai đoạn cá nuôi mà cho thức ăn có độ đạm khác nhau
Cá giai đoạn mới thả đến 1 tháng tuổi : cho ăn thức ăn có 30 độ đạm, thức ăn được
rãi đều khắp ao và cho ăn theo nhu cầu của cá
Giai đoạn 1 tháng đến thu hoạch: Cho ăn 28 độ đạm, thức được rãi đều khắp ao và

cho ăn theo nhu cầu của cá
Trong quá trình nuôi 2 ao cá thường xuyên bị bệnh nên hằng ngày phải trộn thêm
thuốc và kháng sinh vào thức ăn để làm giảm lượng cá chết trong ao nuôi
Chăm sóc và quản lý
Quản lý thức ăn tốt: tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết, sức khẻo và khả năng ăn mồi
của cá mà tăng hay giảm lượng thức ăn cho phù hợp. Tránh thức ăn thừa vừa làm tăng chi
phí nuôi vừa gây ôi nhiễm nguồn nước. Không cho ăn đói vì cá chậm phát triển làm giảm
hiệu quả quá trình nuôi
Bổ sung thêm men tiêu hoá, vitamin ( đặc biệt là VitaminC)… để tăng khả năng tiêu
hoá, tăng sức đề kháng giúp cá tăng trưởng nhanh và chống chụi tốt với các điều kiện bất
lợi cảu môi trường
Cách bổ sung như sau: Trộn các chất cần bổ sung với lượng nước vừa đủ, phun trộn
đều lên thức ăn cần cho ăn, để thuốc ngấm trong 10-15 phút sau đó cho cá ăn
Trường hợp bổ sung thêm thuốc đặc trị bệnh vào thức ăn: hoà tan lượng thuốc vào
nước rồi phun trộn đều với lượng thức ăn cần cho ăn, để thuốc ngấm vào thức ăn khoảng
10- 15 phút rồi đem cho cá ăn
Chú ý: Khi trộn thuốc hay men tiêu hoá vào thức ăn phải giảm ít hơn lượng thức ăn
khi cá không bệnh
Định kỳ 15 ngày, sát khuẩn nguồn nước ao nuôi bằng các loại thuốc diệt khuẩn như: thuốc
tím, Iod,…hoặc các loại thuốc sát khuẩn nguồn nước khác theo hướng dẫn nhà sản xuất
Trong ao nuôi cá rô đồng thì tảo rất phát triển cần thường xuyên thay nước và sử dụng các
chế phẩm sinh học có khả năng diệt tảo để cắt tảo
Bổ sung thêm chế phẩm sinh học cải thiện nguồn nước và đáy ao nhằm làm giảm nguy cơ ô
nhiễm đáy ao có thể gây bệnh cho cá trong điều kiện thời tiết chuyển màu hoặc ao quá dơ.
Bón vôi nông nghiệp sau khi thay nước, mưa lớn…để ổn định pH của nước
Một số bệnh thường xuất hiện trong quá nuôi: bệnh nấm nhớt, bệnh xuất huyết và bệnh gan
thận mù


Một số thuốc và hoá chất dùng trong quá trình nuôi: Max- Hepatic, Max- Llactic, Choliver,

Contrimxazon, Amoxicilna, Multitamin và Enteric…
Phòng và trị bệnh
Hằng ngày theo dõi khả năng bắt mồi, hoạt động bơi lội của cá để điều chỉnh lượng thức ăn
cho phù hợp tránh tình trạng dư hoặc thừa thức ăn cũng như phát hiện bệnh sớm để có biện
pháp xử lý kịp thời. Đình kỳ bổ sung Vitamin C vào cho cá 2 lần/ ngày, bổ sung men tiêu
hoá vào thức ăn mỗi ngày vào buổi chiều để nâng cao sức đề kháng và giúp cá tiêu hoá tốt
hơn
Thu hoạch cá thương phẩm
Khi kiểm tra khối lượng cá nuôi đạt trọng lượng (từ 10-12 con/kg) và so với giá cá trên thị
trường nếu thích hợp thì tiến hành thu cá toàn bộ trong ao nuôi. Khi thu hoạch, tiến hành
rút bớt nước ao nuôi còn từ 0.8- 1.0 m, sau đó tiến hành dùng lưới kéo để thu cá
3.4 Phương pháp thu mẫu
3.4.1 Các chỉ tiêu thuỷ lý hoá
Định kỳ 15 ngày tiến hành thu mẫu một lần, thời gian mẫu 8- 10 giờ sáng
• Nhiệt độ: Được đo bằng nhiệt kế thuỷ ngăn

Cách làm: Đặt nhiệt kế thuỷ ngân, vào ao nuôi để yên vài phút sau đó ghi lại kết quả
• pH: Được đo bằng sera Test kit

Cách làm: Rửa lọ thật sạch, lấy 10ml nước mẫu sau đó nhỏ vào 2 giọt dung dịch thuốc thử
và lắc đều, để yên và chờ 5 phút sau đó dùng bảng màu để so màu và ghi nhận kết quả
• Oxy: Được đo bằng sera Test kit

Cách làm: Rửa lọ thật sạch, lấy mẫu nước đầy lọ sao cho không còn bọt khí là được sau đó
nhỏ vào 6 giọt dung dịch thuốc thử lọ số 1 và tiếp tục nhỏ 6 giọt dung dịch thuốc thử số 2,
đậy nắp lại lắc đều và để yên 5 phút sau dùng bảng màu để so và ghi nhận kết quả
• NH4+: Được xác định bằng sera Test kit

Cách làm: Rửa lọ thật sạch, lấy 5ml nước sau đó nhỏ vào 3 giọt dung dịch thuốc thử lọ số 1
lắc đều , tiếp tục nhỏ 3 giọt dung dịch thuốc thử số 2 lắc đều và nhỏ thêm 3 giọt dung dịch

thuốc thử số 3 lắc đều, đên yên 5 phút sau dùng bảng màu để so và ghi nhận kết quả
PO43- : Được xác định bằng sera Test kit
Cách làm: Rửa lọ thật sạch, lấy 10ml nước mẫu sau đó nhỏ vào 6 giọt dung dịch thuốc thử
số 1 lắc đều, tiếp tục nhỏ vào 6 giọt dung dịch thuốc thử lọ số 2 lắc đều và cho thêm 1


muỗng bột thử, đậy nắp lại lắc đều và để yên 5 phút sau dùng bảng màu để so và ghi nhận
kết quả lại
3.4.2 Các chỉ tiêu tăng trưởng
Định kỳ 15 ngày thu mẫu một lần với số lượng 30 con. Thu bằng cách chài ngẫu nhiên
trong ao, rồi chọn ngẫu nhiên 30 con tiến hành cân, đo cá và ghi nhận số liệu
Tăng trưởng tương đối về khối lượng (g/con)
W= WT- W0
Tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng (g/ngày)
W1- W0
DWG (g/ngày)=
▲T
Trong đó:
W1 là khối lượng cuối (g)
Wo là khối lượng ban đầu (g)
▲t thời gian giữa 2 lần cân (ngày)
Tăng trưởng tương đối về chiều dài (cm/ngày)
L1- L0
DLG=
▲t
Trong đó:
L1: chiều dài cuối (cm)
L0: chiều dài ban đầu (cm)
▲t: thời gian giữa 2 lần cân (ngày)



Hình 3.3: Trọng lượng và chiều dài của cá rô đồng khi thu mẫu
3.5 Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi
Tỷ lệ sống:
Số cá còn sống tại thời điểm thu hoạch
TLS (%)=

x 100
Tổng số cá thả ban đầu

Năng suất nuôi:
Năng suất (tấn/ha)= tổng khối lượng cá thu hoạch/ diện tích nuôi
Hệ số tiêu tốn thức ăn (HSTTTA)
HSTTTA= Thức ăn sử dụng cho cá/ khối lượng cá gia tăng
Tổng chi phí:
Chi phí con giống
Chi phí vận chuyển con giống
Chi phí thức ăn
Thuốc và hoá chất
Nhiên liệu
Chi phí thu hoạch cá thương phẩm
Các khoản chi khác
Tổng thu nhập = sản lượng cá thu hoạch (kg) x Giá (đồng/kg)
Lợi nhuận (ngàn đồng/ao) = tổng thu nhập- tổng chi phí


Tỷ suất lợi nhuận = (Lợi nhuận/ Tổng vốn đầu tư) x 100
3.6 Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thực nghiệm nuôi cá rỏ đồng được thu nhập và phân tích bằng phần mềm Excel


PHẦN IV
KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1 Một số yếu tố môi trường trong ao nuôi cá rô đồng
Bảng 4.1: Biến động các yếu tố môi trường qua các đợt thu mẫu
Ao 1
Ao 2

Nhiệt độ (oC)
33.3 ± 1.2 OC
33.7 ± 0.67OC

pH
7.63 ± 0.18
7.28 ± 0.26

Oxy (mg/l)
4.2 ± 0.45
4±0

NH4+ (mg/l)
5.1± 3.36
4.1 ± 2.01

PO430.37 ± 0.18
0.47 ± 0.34

4.1.1 Nhiệt độ (OC)
Theo Trương Quốc Phú, 2006. Cá là loài động vật biến nhiệt, nhiệt độ cơ thể cá thay
đổi theo nhiệt độ nước. Nhìn chung đối với các loài cá thuộc vùng nhiệt đới thì nhiệt độ



thích hợp thường là 28- 30 OC, khi nhiệt độ dưới 25 OC thì cá phát triển chậm. Nhiệt độ là
nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đối với các hoạt động sống của động
vật thuỷ sản như: quá trình trao đổi chất, sinh trưởng, dinh dưỡng, sinh sản và di cư của
thuỷ sinh vật. Theo Niconski (1951), nhiệt độ thích hợp cho đa số các loài cá nuôi là từ 2030OC. Theo Dương Nhựt Long (2004) nhiệt độ thích hợp cho cá rô đồng là 27-29.8 OC
Qua số liệu thu được thì nhiệt độ trong ao 1 dao động khoãng 32- 34.5 OC, bình quân
33.3 ± 1.2 OC thấp hơn nhiệt độ ao 2 với giá trị dao động 33- 34.5 OC, bình quân 33.7 ±
0.67OC. Do cá rô đồng có khả năng thích nghi rất tốt với điều môi trường, đặc biệt là khả
năng hô hấp khí trời qua cơ quan hô hấp phụ (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương,
1993), chính vì vậy mà cá rô đồng có thể sống được ở nhiệt độ cao
4.1.2 pH
Theo Trương Quốc Phú (2006), pH thích hợp cho nuôi thuỷ sản từ 6.5- 9 thấp hơn
hay cao hơn điều không có lợi tôm cá. Theo Nguyễn Văn Kiễm và Phạm Minh Thành
(2009) khả năng thích ứng của cá đối với các giá trị pH khác nhau tuỳ theo loài. Theo
Nguyễn Thành Hồ (2005) pH dao động từ 6.11± 7.12 cũng thích hợp cho sự sinh trưởng và
phát triển của cá rô đồng
Theo kết quả khảo sát được ở bảng 4.1 thì nồng độ pH ở 2 ao nuôi dao động trong
khoảng 7.0- 7.6 thì thích hợp cho sự tăng trưởng và phát triển của cá rô đồng. Trong đó ao 1
pH trung bình 7.36 ± 0.18 cao hơn ao 2 pH trung bình 7.28 ± 0.26
4.1.3 Oxygen (mg/l)
Kết quả khảo sát (Bảng 4.1) cho thấy hàm lượng oxy (mg/l) trong các ao nuôi ít có
sự biến động, ao 1 dao động từ 4-5 mg/l, bình quân 4.2 ± 0.45 mg/l cao hơn hàm lượng oxy
ở ao 2 với giá trị dao động 4 mg/l, bình quân đạt 4 ± 0 mg/l. Tuy nhiên, theo Nguyễn Văn
Kiễm (2000) thì hàm lượng oxy hoà tan thích hợp cho hầu hết các loài cá nuôi là lớn hơn
3mg/l. Theo, Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) cá rô đồng là loài cá có thể
hô hấp bằng khí trời nhờ cơ quan hô hấp phụ, nên có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện
môi trường bất lợi ở ngoài tự nhiên. Có thể thấy rằng hàm lượng oxy hoà tan trong các ao
nuôi thực nghiệm đều có giá trị nằm trong giới hạn điều kiện môi trường nước thích hợp
cho sự phát triển của cá rô đồng
Do ao nuôi cá thường xuyên thay nước nên hàm lượng oxy trong ao ít có sự thay đổi

nhiều khoảng 4-5 mg/l. Riêng ao 1 ( đợt 3) do mẫu tai thời điểm ao đang thay nước nên
hàm lượng oxy tăng lên 5mg/l
4.1.4 N-NH4+
Hàm lượng N- NH4+ (Bảng 4.1) trong ao 1 dao động từ 0.25- 10 mg/l, trung bình 5.1
± 3.36 mg/l cao hơn hàm lượng N- NH4+ ở ao 2 dao động từ 0.25- 5 mg/l, trung bình 4.1 ±
2.01 mg/l. Hàm lượng N-NH4+ tăng dần về cuối vụ nuôi lúc cá mới thả N- NH4+ ở 2 ao là
0.25 mg/l dần về cuối vụ tăng lên 5mg/l


Theo Trương Quốc Phú (2006) hàm lượng N-NH4+ thích hợp cho ao nuôi thuỷ sản là
0,2 – 2mg/l. N-NH4+ có trong ao là do quá trình bài tiết của cá, là sản phẩm của quá trình
phân huỷ vật chất hữu cơ hoặc thức ăn thừa. Trong điều kiện bình thường thì N-NH 4+ không
trực tiếp gây độc cho cá nhưng khi pH tăng và nhiệt độ tăng thì N- NH 4+ chuyển thành NH3
gây hại cho thuỷ sinh vật và cá nuôi
4.1.5 Phosphate (P-PO43-)
Hàm lượng PO43- trong hai ao nuôi cá rô đồng có giá tri khá cao. Ao 1 dao động từ
0,1 – 0,5 mg/l, trung bình 0,37 ± 0,18 mg/l. Ao 2 dao động từ 0,1- 1 mg/l, trung bình 0.47 ±
0.34 mg/l (Bảng 4.1). Theo Trương Quốc Phú (2006) hàm lượng PO 43- thích hợp trong ao
nuôi cá dao động từ 0,1- 0,3 mg/l, do vậy với giá trị thể hiện ở các ao nuôi cho thấy, 2 ao
nuôi thực nghiệm có hàm lượng lân khá phù hợp cho quá trình phát triển của cá rô đồng
thương phẩm
4.2 Sự tăng trưởng của cá rô đồng trong ao nuôi thâm canh
4.2.1 Sự tăng trưởng về trọng lượng
Bảng 4.2: Tăng trưởng về khối lượng (g/con) của cá rô đồng trong các đợt thu mẫu
Tăng trưởng (g/con)
Lúc thả (g/con)
Sau 15 ngày (g/con)
Sau 30 ngày (g/con)
Sau 45 ngày (g/con)
Sau 60 ngày (g/con)


Ao 1
4.85
9.35 ± 3.49
25.72 ± 12.11
50.54 ± 16.79
95.94 ± 38.45

Ao 2
6.98
29.92 ± 7.73
32.53 ± 15.74
52.83 ± 19.36
96.21 ± 40.87

Dựa vào bảng 4.2 ta thấy khối lượng trung bình của cá rô đồng tăng liên tục qua các
đợt thu mẫu. Do cá giống ở ao 1 (4.85g/ con) nhỏ hơn ao 2 (6.98 g/con) nên tốc độ tăng
trưởng chậm hơn ở ao 2. Nguyên nhân có thể là do ao cá 1 cá bị bệnh và bỏ ăn nên tốc độ
tăng trưởng chậm hơn ao 2. Nhưng từ ngày thứ 15 trở về sau do cá giảm bệnh nên khả năng
bắt mồi tăng và tốc độ tăng trọng cũng tăng theo sau 15 ngày là 9.35 ± 3.49 g/con đến 30
ngày sau tăng lên 25.72 ± 12.11 g/con đến 45 ngày sau tăng lên 50.54 ± 16. 79 g/con đến 60
ngày tăng 95.94 ± 38.45 g/con
Còn ở ao 2 sau 15 ngày 29.92 ± 7.73 g/con đến 30 ngày sau tăng lên 32.53 ± 15.74
g/con đến 45 ngày sau tăng lên 52.83 ± 19.36 g/con đến 60 ngày tăng lên 96.21± 40.87
g/con
Sau 2 tháng nuôi thì sự tăng trưởng về khối lượng cá nuôi đạt trung bình từ 95.94 ±
38.45 g/con đến 96.21 ± 40.87 g/con (mật độ 70 con/m 2). Kết quả nuôi thực nghiệm này
cho thấy tốc độ tăng trưởng của 2 ao nuôi đều cao hơn so với kết quả của Nguyễn Thanh
Hồ (2005) sau 5 tháng nuôi cá rô đồng thương phẩm trọng lượng trung bình cá nuôi chỉ đạt
44.4 ± 9.96 g/con đến 47.3 ± 6.17 g/con (mật độ 30 con/m2)



×