LASER NỘI TĨNH MẠCH DÙNG
TRONG MỘT SỐ BỆNH TIM
MẠCH
Nội dung chính
• Giải thích laser nội tĩnh mạch là gì?
• Cơ chế điều trị.
• Một số bệnh tim mạch dùng laser nội tĩnh
mạch điều trị.
A. Laser nội tĩnh mạch:
Định nghĩa: Laser nội tĩnh mạch là phương
pháp can thiệp vào trong lòng tĩnh mạch
thông qua cơ chế chuyển hóa và hiệu ứng
quang học nhằm tối ưu hóa các chức
năng của cơ thể, đặc biệt là hệ tim mạch
và hệ thần kinh.
- Chiếu tia Laser vào nội mạch. Phương
thức điều trị này được gọi là Laser nội tĩnh
mạch.
B. Cơ chế tác dụng của Laser.
1. Cơ chế tác dụng sơ cấp của laser nội
mạch:
- Laser nội mạch có cơ chế sơ cấp đặc biệt, đó
là tính gián tiếp khi các lượng tử năng lượng
của laser chuyển trạng thái phân tử oxy lên
trạng thái kích thích, các phân tử oxy này tác
động đến cấu hình của các đại phân tử sinh
học dẫn đến sự thay đổi chuyển hóa tế bào và
dẫn đến hiệu ứng kích thích sinh học.
B. Cơ chế tác dụng của Laser.
• Ở trạng thái cân bằng, bề mặt tế bào luôn tồn tại
một lớp nước có cấu trúc fractal bội ba ổn định
về mặt động học, dày khoảng 10-9 m. Cấu trúc
này ảnh hưởng tới dung dịch nước xung quanh
với khoảng cách 10-6 m. Mặc khác, khi photon
của laser được hấp thụ bởi oxy để tạo ra trạng
thái singlet có hoạt tính sinh học cao và không
bền ( thời gian sống 10-6 s). Khi chuyển về
trạng thái cơ bản, oxy singlet nhường phần
năng lượng hấp thụ cho hệ “đơn vị sinh học cơ
chất nước” dẫn đến sự thay đối cấu trúc nước
và cấu hình các đại phân tử sinh học.
B. Cơ chế tác dụng của Laser.
• Hệ thống mạch máu của con người theo
định luật Hayflic đều có tính xơ cứng theo
năm tháng do rối loạn chuyển hóa và xâm
nhập tổn thương thứ phát ở thành mạch.
Do đó tốc độ dòng máu chậm, độ nhớt
máu tăng, hồng cầu ít biến dạng. Đây
chính là nguyên nhân tạo ra những tắc
nghẽn ở các cơ quan trọng yếu của cơ thể
như não, tim, mắt…
B. Cơ chế tác dụng của Laser.
• Laser nội tĩnh mạch có đặc điểm là chỉ
kích thích và đặt nguồn phát ở một vị trí
nhưng hiệu ứng đi khắp cơ thể vì năng
lượng hoạt hóa lan theo dòng máu tác
động lên tất cả các thành phần hữu hình
(hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu…) và dịch
thể, không phụ thuộc vào khoảng cách xa
hay gần.
B. Cơ chế tác dụng của Laser.
• Một kim luồn đưa hiệu ứng năng lượng
này vào trong lòng mạch máu sẽ làm hồng
cầu linh động hơn, vi mạch máu giãn ra
nhanh hơn gấp 2 lần thuốc thông thường,
tạo điều kiện phục hồi và khắc phục phần
lớn các rối loạn trên.
• Hệ thống enzyme được kích hoạt cải
thiện trao đổi chất, tăng cường miễn dịch,
chu trình hô hấp của tế bào được thúc đẩy
tạo điều kiện cho mỗi tế bào trong cơ thể
hoạt động một cách hữu hiệu nhất, tự đề
kháng lại với tác nhân bệnh lý từ ngoài
xâm nhập hoặc chính từ bên trong cơ thể
tạo nên, ngăn cản phần lớn các gốc tự do
là nguyên nhân phá hủy màng sinh học tế
bào.
2. Tác dụng sinh học của laser
nội mạch:
a. Điều chỉnh miễn dịch đặc hiệu và không
đặc hiệu: Dưới tác dụng của laser nội
mạch, hoạt động của bạch cầu, đại thực
bào và các tế bào miễn dịch trong máu
tăng lên rõ rệt nên làm giãm sự viêm
nhiễm ở các mao mạch. Ngoài ra, nó còn
nâng cao chức năng họat động của limpho
B, limpho T trong đáp ứng miễn dịch. Việc
này được thể hiện dưới bảng sau:
• Cũng do tác dụng điều chỉnh hệ miễn dịch
mà laser nội mạch được dùng trong nhiễm
trùng ngoại khoa nhằm giảm mức độ
nhiễm độc nội sinh và tăng cường chức
năng miễn dịch.
b. Tăng cường hoạt tính kháng oxi hóa:
Hoạt tính kháng oxy hóa do một loạt các
enzyme đảm nhận, trong đó nổi bật là
superoxide dismutase và catalase.
Superoxide dismutase là một enzyme bảo
vệ, có tác dụng kháng các gốc tự do, đặc
biệt là O2. Laser nội mạch có tác dụng
hoạt hóa superoxide dismutase và
catalase, do đó chúng có khả năng kích
hoạt tính kháng oxy hóa.
c. Tăng khả năng kết hợp oxi với hồng cầu, tăng
khả năng vận chuyển oxi trong máu: áp lực
riêng phần của oxy tăng và CO2 giảm, cụ thể là
hiệu áp lực giữa động mạch và tĩnh mạch tăng
một phần là do áp lực tĩnh mạch giãm. Trong đó
sự giãm áp lực tĩnh mạch là kết quả của việc
tăng ái lực hemoglobin trong máu. Mặt khác, nó
còn làm hiệu độ bão hòa oxy ở động mạch và
tĩnh mạch tăng. Tất cả đã góp phần nâng cao
tính lỏng, hoạt hóa chức năng vận chuyển của
máu, tránh được tình trạng giãm oxy huyết và
bình thường hóa sự trao đổi chất.
d. Giảm kết dính hồng cầu, hoạt hóa hệ tiêu sợi
huyết: laser nội mạch có ưu điểm rõ rệt. Do có
có tính hệ thống, hạn chế tăng lipid trong máu,
hạn chế xơ vữa và hạn chế tình trạng hình
thành cục máu đông ở các hệ vi mạch mà laser
ngoài khó có thể đạt được.
- Ngoài ra, laser nội mạch còn có tác dụng giãm
cholesterin trong máu, giãm chỉ số xơ vữa và
mức fibrinogen
e. Chống rung, chống loạn nhịp, điều chỉnh
huyết áp: Do có khả năng tác động đến
cấu trúc hydrat, nên laser nội mạch tăng
cường hoạt tính các ion quan trọng trong
việc hình thành và dẫn truyền điện thế
hoạt động của màng tế bào. Vì vậy dẫn tới
việc chúng có thể điều hòa thần kinh tim,
cải thiện sức co bóp cơ tim và do đó có
tác dụng chống lọan nhịp tim, chống rung
tim.
g. Tác động tới cấu trúc và tính thấm màng,
chuyển hóa và điều hòa tế bào, sự tổng hợp
ATP và các polymer sinh học: Laser nội mạch
có khả năng làm tăng quá trình sinh tổng hợp
ATP, ADN, ARN, các đại phân tử sinh học và
các enzyme; trong đó tác dụng sinh tổng hơp
ATP giúp hình thành năng lượng của tế bào là
quan trọng, do đó các quá trình tái sinh, phục
hồi mô mềm và mô liên kết cũng tăng theo. Như
vậy, có thể nói laser nội mạch có tác dụng ở
mức tế bào và mức dưới tế bào.
• Tóm lại: laser nội mạch có tất cả những tác
dụng như laser chiếu ngoài. Tuy nhiên, do đặc
tính của phương pháp nên mức độ thể hiện
mạnh mẽ và rõ rệt hơn. Mặt khác, nhờ dòng
máu tuần hòan nên nó có tác động đồng bộ và
nhanh chóng tới nhiều hệ chức năng và nhiều
hoạt động sống của cơ thể. Phản chỉ định cũng
được rút xuống đến mức tối thiểu, chỉ còn bệnh
máu khó đông và tuân thủ tuyệt đối qua trình
điều trị nhằm tránh nguy cơ nhiễm trùng, cũng
như các bệnh lây lan qua đuờng máu.
C. Một số bệnh tim mạch dùng
laser nội tĩnh mạch điều trị.
• Laser nội tĩnh mạch có những ưu điểm
như trên nên những bệnh về tim mạch,
thần kinh, miễn dịch, bệnh ngoài da, tiết
niệu, hô hấp… được lựa chọn hàng đầu.
• Các bệnh được điều trị bằng máy laser nội
mạch được chia làm 2 nhóm:
C. Một số bệnh tim mạch dùng
laser nội tĩnh mạch điều trị.
• . Nhóm 1: các bệnh nên điều trị định kỳ 6
tháng một đợt, mỗi đợt 10 ngày như hội
chứng chuyển hóa (bao gồm tăng huyết
áp, nhiễm mỡ máu, nhiễm mỡ gan, gout,
tiểu đường), thiếu máu cơ tim, vữa xơ
động mạch, thiếu máu não, di chứng tai
biến mạch máu não.
C. Một số bệnh tim mạch dùng
laser nội tĩnh mạch điều trị.
• Nhóm 2: các bệnh cần điều trị theo phác
đồ riêng như viêm tắc động tĩnh mạch, suy
nhược thần kinh, nhức đầu mãn tính và di
chứng chấn thương sọ não; bệnh da liễu
nặng (tổ đỉa, chàm, vẩy nến, mụn trứng cá
nặng); tăng sức đề kháng cho bệnh nhân
ung thư...
I. Điều trị di chứng liệt nửa người
do tai biến mạch máu não bằng
bức xạ laser Heli-Neon chiếu nội
mạch.
• Giới thiệu chung về laser He-Ne:
- Laser khí He-Ne làm việc ở bước sóng
632,8nm với công suất phát xạ cố định, có
thể 2mW hay 5mW hoặc 7mW
- Bộ phận định thời phục vụ cho việc điều
trị.
- Một đoạn sợi quang học mềm, một đầu
nối trực tiếp với đầu ra của laser, đầu thứ
hai nối trực tiếp với bộ phận đưa chùm tia
laser khí He-Ne vào nội tĩnh mạch.
• Bộ phận dẫn chùm tia laser vào nội tĩnh
mạch bao gồm 1 đầu nối giữa thiết bị phát
tia laser với sợi quang học, sợi quang học,
bộ phận nối giữa sợi quang học với kim
luồn tĩnh mạch, kim luồn tĩnh mạch( loại
dùng 1 lần). Tia laser sẽ đi qua bộ phận
nối, theo sơi quang học, tiếp tục qua bộ
phận nối với kim và cuối cùng qua kim đi
thẳng vào trong tĩnh mạch đang hoạt
động.