Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề thi thử vào lớp 10 môn ngữ văn đề số 24

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.16 KB, 5 trang )

I. Văn – Tiếng Việt: 2 điểm.
Câu 1: 0,5 điểm.
- Phân số thập phân là phân số mà mẫu là lũy thừa của 10.
- Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy.
Những từ ngữ nào trong hai câu trên là thuật ngữ ?
Câu 2: 1,5 điểm.
“Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ
bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình. Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu
chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích”.
- Ý nghĩa đoạn văn trên nói về điều gì của ai ?
- Trích trong bài nào đã học ? Họ tên tác giả ?
- Những từ nào trong đoạn trên mang yếu tố tình thái ?
II. Làm văn: 8 điểm.
Câu 1: 3 điểm.
Trong cuốn Đắc nhân tâm của Dale Carnegie có viết: “Người nào chỉ nói về mình đều chỉ nghĩ về
mình”.
Phát biểu suy nghĩ của em về câu nói trên để làm rõ hai ý:
- Khi giao tiếp với người khác mà chỉ nói về mình.
- Những kẻ chỉ nghĩ về mình.
Những người đó là loại người như thế nào ?
(Bài làm không quá 01 trang giấy thi).
Câu 2: 5 điểm.
Nêu cảm nhận hai khổ thơ sau:
[…] Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
[…] Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
(Trích Đồng chí – Chính Hữu, theo Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục – 2005)



_____________________ Hết ___________________
Lưu ý : – Thí sinh không chép đề vào giấy thi.
– Giám thị không giải thích gì thêm.

Biểu điểm
A. Văn – Tiếng Việt: 2 điểm.
Câu 1: 0,5 điểm.
Thuật ngữ là những từ:
- Phân số thập phân: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 0,25 điểm.
- Thụ phấn: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 0,25 điểm.
Câu 2: 1,5 điểm.
Chỉ yêu cầu học sinh nêu được:
- Ý nghĩa đoạn văn là nói về vẻ đẹp giản dị mà thanh cao trong cách sống . . . 0,5 điểm.
- của Chủ tịch Hồ Chí Minh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 0,25 điểm.
- Trích trong bài “Phong cách Hồ Chí Minh…” . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . 0,25 điểm.
- của Lê Anh Trà . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 0,25 điểm.
- Từ có lẽ, quả như là những từ mang yếu tố tình thái . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 0,5 điểm.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
B. Làm văn:
I. Yêu cầu chung:
Trong quá trình làm bài, học sinh có thể cảm nhận và trình bày sáng tạo theo cách riêng của bản thân,
nhưng phải đạt được những nội dung cơ bản về kiến thức ở phần yêu cầu cụ thể.
II. Yêu cầu cụ thể:
Caâu 1 : 3 ñieåm.
1. Về kiến thức:
Đề yêu cầu học sinh nói về quan hệ trong giao tiếp, về kỹ năng sống, là vấn đề khá rộng, nhưng đối với
học sinh thi tuyển sinh vào lớp 10, chỉ cần làm rõ được các ý cơ bản sau:
a. Trong thực tế, tùy hoàn cảnh, trong giao tiếp cũng rất cần thiết khi phải nói về mình, như để giải bày
một vấn đề nào đó cho người khác khỏi hiểu nhầm, hoặc trình bày những việc mà mình đã làm được, …

(Nhưng ở đây cần lưu ý cụm từ: chỉ nói về mình).


b. Trong khi nói chuyện với người khác (cũng có thể trước nhiều người) mà chỉ nói về mình, đó là:
b1. Những kẻ không cần biết, không quan tâm đến đối tượng mình đang giao tiếp, chỉ say mê về sự quan
trọng của bản thân, luôn muốn khoe khoang cái tôi cá nhân của mình.
b2. Những kẻ như thế là tự phụ, kiêu căng, thiếu khiêm tốn, mất lịch sự trong quan hệ giao tiếp, dễ làm
cho người nghe khó chịu, chán ngán.
b3. Theo Dale Carnegie thì hệ quả là: “Người nào chỉ nói về mình đều chỉ nghĩ về mình”. (Ở đây lưu ý
cụm từ chỉ nghĩ về mình).
c. Những kẻ chỉ nghĩ về mình, nghĩa là không bao giờ nghĩ đến người khác.
c1. Chỉ biết lo cho lợi ích bản thân, như thế là ích kỷ, hẹp hòi, cá nhân chủ nghĩa.
c2. Không quan tâm đến người khác là không có lòng nhân ái, không có tình đồng loại.
c3. Những kẻ chỉ nghĩ về mình thường sẵn sàng dùng bất cứ thủ đoạn nào (dù xấu xa, tàn nhẫn), miễn sao
để đem lại được ích cho bản thân. Sống như thế là nguy hại cho xã hội.
d. Khi nói chuyện với ai, cần phải biết lắng nghe, biết quan tâm đến hoàn cảnh, biết sẻ chia cả niềm vui,
nỗi buồn với họ, biết tương trợ, giúp đỡ cho nhau trong quan hệ tình người (đồng loại) cao đẹp; tránh nói
nhiều về bản thân mình. Như thế mới là con người có văn hóa, thể hiện phép lịch sự, tạo được mối thân
thiện trong giao tiếp.
2. Về kĩ năng :
- Bố cục bài viết rõ ràng, trình bày vấn đề mạch lạc.
- Văn viết trôi chảy, lập luận chặt chẽ, lý luận sắc sảo.
- Ít mắc lỗi chính tả và diễn đạt.
BIỂU ĐIỂM
– Điểm 3 :
+ Bài làm đáp ứng được các yêu cầu ở đáp án.
+ Biết liên hệ thực tế một cách sát hợp, sinh động.
+ Ít mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt.
– Điểm 2 :
+ Chỉ yêu cầu nêu được nội dung ở b1, b2 trong b; 01 trong 3 nội dung của c và nội dung d. Hoặc nói

được 2/3 số ý trong nội dung a, b, c, d nhưng trình bày chưa sâu sắc.
+ Có liên hệ thực tế nhưng không được sắc sảo.
+ Mắc khoảng ba, bốn lỗi chính tả và lỗi diễn đạt thông thường.
– Điểm 1 :
+ Hiểu vấn đề còn hời hợt, nhưng không lạc đề. Chữ viết cẩu thả.


+ Mắc nhiều lỗi chính tả và lỗi diễn đạt thơng thường.
– Điểm 0:
+ Bài làm hồn tồn lạc đề.
Câu 2 : 5 điểm.
1. Về kiến thức:
Trên cơ sở hiểu biết về tác giả, hồn cảnh sáng tác, học sinh phải nắêm được một cách khái qt về
nội dung bài thơ, từ đó cảm nhận về hai khổ thơ. Cụ thể nêu được những ý cơ bản sau:
a. Về cảnh ngộ của người lính:
- Cuộc sống ở q nhà nghèo khó, vật chất chẳng có gì, cơng việc đồng án gửi lại bạn thân, lên đường
đánh giặc khơng hề vướng bận.
- Nhưng sự ra đi đã để lại biết bao tình cảm nhớ thương cho người ở lại (phân tích ý nghĩa ẩn dụ nhân hóa
hình ảnh giếng nước gốc đa để nói lên tình cảm của người ở lại đối với người ra đi).
b. Hình ảnh người lính trong đêm phục kích giặc:
- Khung cảnh thời tiết khắc nghiệt, những người lính sát cánh bên nhau, trong tư thế sẵn sàng chờ giặc
tới. Tư thế làm chủ trận địa.
- Hình ảnh đầu súng trăng treo: Trăng và súng là hình ảnh thực. Nhưng trăng treo ở đầu súng lại là sự
kết hợp giữa tính hiện thực và cảm hứng lãng mạn. Đó là sự hài hòa trong tâm hồn của một chiến sĩ và
một nhà thơ.
Lưu ý: Khi cảm nhận, phân tích, học sinh phải biết bám sát vào từ ngữ, chi tiết hình ảnh để làm sáng tỏ
nội dung của ý thơ.
2. Về kĩ năng :
- Bố cục bài viết rõ ràng, trình bày vấn đề mạch lạc.
- Văn viết trơi chảy, lập luận chặt chẽ, lý luận sắc sảo.

- Ít mắc lỗi chính tả và diễn đạt.
BIỂU ĐIỂM
- Điểm 5 :
+ Bài làm đáp ứng được các u cầu ở đáp án.
+ Cách trình bày, đặt vấn đề hợp lý.
+ Văn viết có hình ảnh và cảm xúc.
+ Mắc vài lỗi chính tả và lỗi diễn đạt thơng thường.
- Điểm 3 :
+ Bài làm xác định được u cầu đề, hiểu được nội dung ý thơ, nhưng cách trình bày, lập luận chưa


thấu đáo. Những bài chưa biết bám vào từ ngữ, hình ảnh để cảm nhận, phân tích, còn rơi vào diễn xi
ý thơ, khơng cho đến 3 điểm.
+ Văn viết rõ ý.
+ Mắc khỏang 3, 4 lỗi chính tả và lỗi diễn đạt thơng thường.
- Điểm 1 :
+ Bài viết chỉ nêu lên những nội dung rất chung chung về người lính, cảm nhận thơ nhiều
chỗ chưa chính xác.
+ Hành văn chưa mạch lạc, nhiều chỗ còn rối.
+ Mắc nhiều lỗi chính tả và lỗi diễn đạt thơng thường.
- Điểm 0 :
- Bài viết hồn tồn lạc đề.
- Hoặc chỉ viết được đơi ba câu nhập đề.
***
Lưu ý về bài làm văn: Cho cả câu 1 và câu 2.
– Đáp án và biểu điểm đã cân nhắc để đánh giá u cầu tuyển sinh, nên giám khảo khơng được tự ý thay
đổi. Nghĩa là giám khảo khơng được tự ý u cầu cao hơn hoặc hạ thấp hơn so với đáp án và biểu điểm.
– Bài làm của học sinh khơng u cầu phải viết dài, chỉ u cầu căn cứ vào sự chính xác và đầy đủ những
nội dung cơ bản ở đáp án để cho điểm.
– Những bài có nội dung chưa thật đầy đủ theo u cầu ở từng mốc điểm, nhưng văn viết trong sáng, diễn

đạt trơi chảy, mạch lạc, dùng từ chính xác, chữ viết sạch đẹp, giám khảo cần xem xét kỹ để cho con điểm
hợp lý nhất. Những bài viết đủ ý so với từng mốc điểm, nhưng chữ viết cẩu thả, mắc q nhiều lỗi chính
tả, lỗi diễn đạt, giám khảo cần xem xét cho con điểm ở giới hạn thấp hơn mốc điểm.
– Điểm lẻ của bài Làm văn là 0,25.
– Khi cộng điểm tồn bài, điểm lẻ khơng làm tròn số.
Ví dụ : 5,25 vẫn giữ ngun 5,25.



×