Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

bài tập lớn hành chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.96 KB, 6 trang )

MỞ ĐẦU
Trong khoa học pháp lí, quan hệ pháp luật hành chính được xác định là một
dạng cụ thể của quan hệ pháp luật, là kết quả của sự tác động của quy phạm pháp
luật hành chính theo phương pháp mệnh lệnh – đơn phương tới các quan hệ hành
chính nhà nước. Do tính chất đặc thù của hoạt động quản lí nhà nước nên trong quan
hệ pháp luật hành chính cũng mang những nét đặc trưng riêng biệt. Tiêu biểu đó là
“Sự bất bình đẳng về ý chí giữa các chủ thể trong quan hệ pháp luật hành chính”. Để
đi tìm lời giải đáp đối với vấn đề trên, bài tiểu luận dưới đây của sinh viên sẽ phân
tích một cách khái quát nguyên nhân, biểu hiện và một số ví dụ về sự bất bình đẳng
đó.
NỘI DUNG
I.

LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÍ VỀ SỰ BẤT BÌNH ĐẲNG VỀ Ý CHÍ GIỮA
CÁC CHỦ THỂ

Sự bất bình đẳng được chúng ta nhắc đến như một khái niệm của xã hội học .
Đó là sự không bình đẳng, sự không bằng nhau về các cơ hội hoặc lợi ích đối với
những cá nhân khác nhau trong một nhóm hoặc nhiều nhóm trong xã hội. Đối với
luật hành chính, sự bất bình đẳng về ý chí là sự không bằng nhau về quyền lợi được
phép áp đặt ý muốn của mình lên quan hệ pháp luật hành chính giữa các chủ thể khi
chủ thể đó tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính. Sự bất bình đẳng đấy được
thể hiện chủ yếu qua phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính.
Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là phương pháp mệnh lệnh được
hình thành từ quan hệ “ quyền lực-phục tùng” Phương pháp đó có cội nguồn từ bản
chất của quản lí, bởi vì muốn quản lí thì phải có “quyền uy”. Theo P.Ăng ghen thì:
“quyền uy nói ở đây, có nghĩa là ý chí của người khác mà người ta buộc chúng ta

1



phải tiếp thu, mặt khác quyền uy lấy sự phục tùng làm tiền đề” [1] . Khác với luật dân
sự với đặc trưng là sự bình đẳng về ý chí giữa các bên tham gia thì trong quan hệ
pháp luật hành chính hình thành mối quan hệ “ quyền lực phục tùng” giữa một bên
có quyền nhân danh nhà nước ra những mệnh lệnh bắt buộc đối với bên kia là cơ
quan tổ chức hoặc cá nhân có nghĩa vụ phục tùng các mệnh lệnh đó. Chính mối quan
hệ đó thể hiện sự không bình đẳng về ý chí giữa các bên tham gia quản lí hành chính
nhà nước. Cơ sở pháp lí của sự bất bình đẳng này được thể hiện rõ nét qua một số
các văn bản pháp luật Hành chính
II.

BIỂU HIỆN CỦA SỰ BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG QUAN HỆ PHÁP LUẬT
HÀNH CHÍNH VÀ CÁC VÍ DỤ MINH HỌA

1.

Chủ thể quản lí có quyền nhân danh nhà nước để áp đặt ý chí của mình lên
đối tượng quản lí.
Chủ thể quản lí hành chính nhà nước là các cơ quan tổ chức cá nhân được nhà

nước trao quyền lực áp đặt ý chí của mình lên đối tượng quản lí phù hợp với quy
định của pháp luật. quan hệ giữa chủ thể quản lí và đối tượng quản lí rất đa dạng nên
việc áp đặ ý chí cảu chủ thể lên đối tượng trong những trường hợp khác nhau được
thực hiện dưới những hình thức khác nhau :
- Hoặc một bên có quyền ra các mệnh lệnh cụ thể hay đặt ra các quyết định
bắt buộc đối với bên kia và kiểm tra việc thực hiện chúng. Phía bên kia có
nghĩa vụ thực hiện các quy định mệnh lệnh của cơ quan có thẩm quyền. Ví
dụ điển hình cho trường hợp này là quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới,
giữa thủ trưởng với nhân viên
Ví dụ: Trong quan hệ giữa Chính phủ, thủ tướng chính phủ đối với Bộ Tài
chính: Bộ tài chính có nhiệm vụ “ Trình chính phủ, thủ tướng chính phủ các dự án

luật pháp lệnh và dự thảo các văn bản pháp luật khác về lĩnh vực tài chính-ngân
sách, hải quan, kế toán, kiểm toán độc lập và giá cả” [2] Như vậy thủ tướng chính phủ
[1] C.Mác , Ph. Ăng ghen. Tuyển tập, T. IV. NXB Sự thật, 1983, tr. 335
[2] khoản 1, điều 2. Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/7/2003

2


đã đưa ra ý chí yêu cầu bắt buộc bộ tài chính phải thực hiện nghĩa vụ của mình,bên
cạnh đó chính phủ và thủ tướng chính phủ sẽ tiến hành xem xét kiểm tra việc thực
hiện chúng của bộ tài chính.
Nhân viên công chức phải phục tùng mệnh lệnh của thủ trưởng về việc điều
động cán bộ, thuyên chuyển công tác nếu quyết định đó phù hợp với thực tế và pháp
luật thực định.
- Hoặc một bên có quyền đưa ra yêu cầu, kiến nghị còn bên kia có quyền
xem xét, giải quyết và có thể đáp ứng hay bác bỏ yêu cầu kiến nghi đó
Ví dụ : Trong quan hệ giữa Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh và
chính phủ: Ủy ban nhân dân có nhiệm vụ “ Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế-xã hội , phát triển ngành, phát triển đô thị và nông thôn trong phạm vi quản
lí; xây dựng kế hoạch dài hạn và hàng năm về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
trình Hội đồng Nhân dân thông qua để trình Chính phủ phê duyệt” [3] Như vậy Ủy
ban Nhân dân có quyền đưa ra các kiến nghị về phát triển kinh tế-xã hội cho Hội
đồng Nhân dân tỉnh và Chính phủ xem xét, nhưng đồng thời Hội đồng Nhân dân và
Chính phủ có quyền bác bỏ yêu cầu đó nếu thấy không khả thi hoặc trái với luật
định.
Công dân có quyền yêu cầu ( cùng với những giấy tờ quy định) công an xã, thị
trấn về việc cấp lại sổ hộ khẩu. Công an xã thị trấn xem xét và có thể chấp nhận yêu
cẩu( nếu hồ sơ và lí do của công dân đó là hợp lệ) hoặc không chấp nhận ( nếu hồ sơ
không đầy đủ hợp lệ và lí do không chính đáng).
- Hoặc cả hai bên đều có quyền hạn nhất định nhưng bên này quyết định

điều gì phải được bên kia cho phép phê chuẩn hoặc cùng phối hợp quyết
định.
Ví dụ: Quan hệ giữa bộ Tài chính và các bộ khác về việc quyết định kinh phí
hoạt động. Việc các bộ khác quyết định kinh phí hoạt động phải được Bộ tài chính
cho phép hay phê chuẩn. Đồng nghĩa với việc giữa bộ Tài chính với các bộ khác
[3] Khoản 1, Điều 82. Luật tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân ngày 26/11/2004

3


phải kết hợp, phối hợp quyết định thì mới có thể cho ra một quyết định hành chính
đúng với mục địch và quy định của pháp luật.
2. Một bên có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế buộc đối tượng quản lí
phải thực hiện mệnh lệnh của mình
Biểu hiện thứ hai của sự không bình đẳng thể hiện ở chỗ một bên có thể áp
dụng các biện pháp cưỡng chế nhằm buộc đối tượng quản lý phải thực hiện mệnh
lệnh của mình. Các trường hợp này được pháp luật quy định cụ thể nội dung và giới
hạn
Sự không bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ quản lí hành chính nhà
nước luôn thể hiện rõ nét, xuất phát từ quy định của pháp luật hoàn toàn không phụ
thuộc vào ý chí chủ quan của các bên tham gia quan hệ đó.
Sự không bình đẳng giữa các bên là các cơ quan trong bộ máy nhà nước bắt
nguồn từ quan hệ cấp trên và cấp dưới trong tổ chức của bộ máy nhà nước. sự không
bình đẳng giữa các cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức xã hội, đơn vị kinh
tế, các tổ chức và cá nhân khác không bắt nguồn từ quan hệ tổ chức mà từ quan hệ “
quyền lực, phục tùng”. Trong các quan hệ đó, cơ quan hành chính nhà nước nhân
danh nhà nước để thực hiện chức năng chấp hành- điều hành trong lĩnh vực được
phân công phụ trách. Do vậy các đối tượng kể trên phải phục tùng ý chí của nhà
nước mà người đại diện là cơ quan hành chính nhà nước.
Ví dụ : Trong quan hệ giữa thẩm phán chủ tọa phiên tòa với cá nhân có hành

vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác trong lúc diễn ra phiên
tòa khi thẩm phán ra quyết định “ áp dụng biện pháp ngăn chặn và đảm bảo xử lí vi
phạm luật hành chính” giam giữ đối tượng gây rối trong 12 giờ. Quyết định này
đồng nghĩa với việc thẩm phán chủ tọa phiên tòa đã áp dụng biện pháp cưỡng chế
buộc đối tượng quản lí phải thực hiện mệnh lệnh của mình.
4


3.

Tính đơn phương và bắt buộc của các quyết định hành chính
Sự không bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ quản lí hành chính nhà

nước còn thể hiện rõ nét trong tính chất đơn phương và bắt buộc của các quyết định
hành chính
Ví dụ: Quyết định của Thủ tướng chính phủ về việc “ Bổ nhiệm, miễn nhiệm,
cách chức Thứ trưởng và chức vụ tương đương; phê chuẩn việc bầu cử các thành
viên Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; miễn nhiệm, điều động,
cách chức Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương; phê chuẩn việc miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên khác của Uỷ ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương”[4]
Các cơ quan hành chính nhà nước và các chủ thể quản lí hành chính khác, dựa
vào thẩm quyền của mình, trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình có quyền ra
những mệnh lệnh hoặc đề ra các biện pháp quản lí thích hợp đối với từng đối tượng
cụ thể. Những quyết định ấy có tính chất đơn phương vì chúng thể hiện ý chí của
chủ thể quản lí hành chính nhà nước trên cơ sở đã được pháp luật quy định.
Trong thực tiễn quản lí có những trường hợp cơ quan hành chính nhà nước ra
quyết định do yêu cầu của cơ quan cấp dưới, đơn vị trực thuộc hay của cá nhân,
cũng có nhiều trường hợp trước khi ra quyết định các chủ thể quản lí hành chính nhà
nước tổ chức trao đổi, thảo luận về nội dung quyết định với sự tham gia của đại diện

cho cơ quan cấp dưới hoặc những đối tượng có liên quan. Ngay cả trong những
trường hợp này quyết định của cơ quan có thẩm quyền vẫn có tính chất đơn phương
bởi vì yêu cầu của các đối tượng có liên quan , của cấp dưới hoặc ý kiến đóng góp
trong các cuộc thảo luận không có tính chất quyết định mà chỉ là những ý kiến để

[4] Khoản 5, Điều 20, Luật tổ chức Chính phủ 32/2001/QH10

5


chủ thể quản lí hành chính nhà nước, nghiên cứu, xem xét, tham khảo trước khi ra
quyết định.
Ví dụ: + Quyết định của Bộ tài chính về việc công bố công khai số liệu ngân
sách nhà nước năm 2008 số 3857/QĐ-BTC.
+ Quyết định về mua tạm trữ thóc gạo vụ đông xuân năm 2012-2013 số
311 QD/TTg
KẾT LUẬN
Những quyết định hành chính đơn phương đều mang tính chất bắt buộc đối
với các đối tượng quản lí. Tính chất bắt buộc thi hành của các quyết định hành chính
được bảo đảm bằng các biện pháp cưỡng chế nhà nước. Tuy nhiên, các quyết định
hành chính đơn phương không phải bao giờ cũng được thực hiện trên cơ sở cưỡng
chế mà được thực hiện chủ yếu thông qua phương pháp thuyết phục.

6



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×