Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Hướng dẫn đề cương chi tiết chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.37 KB, 4 trang )

HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ:
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP K54
Mục đích:
- Kế thừa từ khung tổng quát của đề cương sơ bộ, xây dựng một “khung” kết cấu lô-gíc và chi tiết hơn,
trong đó cụ thể hoá nội dung các phần lớn thành các tiểu mục và nêu rõ ý đồ triển khai trong tác tiểu mục
đó.
- Buộc người phải hình dung khá đầy đủ các ý chính cần phân tích hoặc minh chứng, làm cơ sở để viết
bản thảo chuyên đề. Lưu ý: Đề cương chi tiết càng chi tiết thì khi viết bản thảo càng dễ dàng.
*** Hãy hình dung như khi ta định xây một ngôi nhà, sau khi đã có phác thảo chung về bộ khung của ngôi
nhà (đề cương sơ bộ), thì đề cương chi tiết chính là bản thiết kế chi tiết trước khi thi công.
Yêu cầu:
1. Về hình thức :
- Bản đề cương chi tiết có thể được đánh máy hoặc viết tay, với dung lượng tối thiểu là 10 trang
giấy A4.
- Mức độ chi tiết: Đến tên từng tiểu mục (I, 1, 1.1, 1.1.1, a, b, c…). Trong từng tiểu mục, cần nêu rõ
kết luận chính mà tiểu mục đó rút ra (chưa cần chứng minh).
- Dự kiến tên, khung của các bảng, hình sẽ đưa vào chuyên đề và vị trí đặt các bảng, hình đó trong
chuyên đề (xem cụ thể trong phần hướng dẫn bên dưới).
2. Về nội dung:
Đề cương chi tiết cần dự kiến được kết cấu của đề tài (bao gồm các chương), nội dung các chương (bao
gồm các mục), nội dung các tiểu mục trong chương và nội dung triển khai của các tiểu mục. Ví dụ1 :
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
(DỰ THẢO LẦN THỨ..., NGÀY NỘP...)
Họ và tên sinh viên:
Lớp:
Tên đề tài: Đánh giá tác động của chính sách giao đất giao rừng tại huyện X
Lời mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
2. Tổng quan các tài liệu nghiên cứu (nếu có)
3. Mục tiêu nghiên cứu
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu


5. Phương pháp nghiên cứu
6. Bố cục chuyên đề
Chương I: Cơ sở lý luận về đánh giá tác động chính sách
I. Lý thuyết về tắc nghẽn giao thông …
1

Lưu ý: Ví dụ này chỉ mang tính chất minh hoạ, không được coi là một mô hình mẫu.


1.1. Khái niệm, phân loại chính sách...
1.1.1.Khái niệm về chính sách và đánh giá tác động chính sách
Theo ông …, chính sách là ……
Đánh giá tác động chính sách được phân tích dưới nhiều góc độ khác nhau.
Theo viện nghiên cứu …, đánh giá tác động chính sách là … OECD thì cho rằng… Thống nhất
với cách tiếp cận của OECD, WB cũng chỉ rõ… nhưng có bổ sung thêm một khía cạnh khác là…
Các khái niệm trên có ưu nhược điểm sau…
Vì thế, trong chuyên đề này, đánh giá tác động chính sách được hiểu là…
1.1.2. Phân loại đánh giá tác động chính sách:
Khi nêu các dạng đánh giá tác động chính sách, cần nêu theo một trình tự giống nhau, ví dụ: nó là
gì, có được thực hiện ở thời điểm nào, mục tiêu của nó là gì (nó nhằm trả lời câu hỏi gì), kết quả
đánh giá của nó giúp ích gì…
Sau đó, giới hạn lại trong phạm vi chuyên đề này thì đánh giá tác động chính sách chỉ nói đến
những loại nào.
1.1.3. Đặc điểm của chính sách giao đất giao rừng
Mục này sẽ nêu những đặc điểm riêng của chính sách này khác với các chính sách xã hội khác,
đồng thời liên hệ những đặc điểm đó yêu cầu việc đánh giá tác động chính sách cần có những điểm
nhấn khác biệt nào.
1.2. Khung lý thuyết về đánh giá tác động chính sách ...
Không phải chuyên đề nào cũng dùng chung một tiêu đề giống nhau là khung lý thuyết. Tùy theo
tên chuyên đề, người ta có thể dùng các tên gọi khác như “Nội dung đánh giá tác động chính sách”

hay “Qui trình, phương pháp đánh giá tác động chính sách”.
Ở ĐCSB, khung lý thuyết này chưa cần chi tiết nhưng đến ĐCCT, sinh viên đã phải làm rất rõ em
định đánh giá chính sách giao đất giao rừng ở huyện X theo trình tự nào? Qui trình đánh giá, trong
qui trình ở mỗi bước sẽ nêu nội dung và phương pháp đánh giá. Phương pháp đánh giá sẽ dựa vào
các tiêu chí cụ thể gì để biết chính sách đó đã được thực hiện tốt hay không? Một khi đã có dàn ý
cụ thể cho việc đánh giá ở mục này (đánh giá chính sách giao đất giao rừng nói chung, không chỉ
riêng huyện X) thì chương 2 bắt buộc phải bám theo dàn ý đó để đánh giá cụ thể cho huyện X.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tác động chính sách
Có nhiều cách phân chia nhân tố tác động như khách quan-chủ quan; kinh tế, xã hội, chính trị; bên
trong-bên ngoài; chia theo các đối tượng liên quan v.v…). Tuy nhiên cần lưu ý: Các nhân tố phải
toàn diện, đầy đủ, việc đánh giá nhân tố quan trọng không kém gì đánh giá thực trạng. Do đó, cũng
cần làm rõ nó tác động như thế nào đến đối tượng nghiên cứu (tác động chính sách). Tránh trường
hợp nhiều sinh viên cứ nêu chung chung là nhân tố kinh tế, nhân tố xã hội… nhưng không thấy nó
gắn như thế nào đến đối tượng nghiên cứu của chuyên đề (nó giúp đối tượng nghiên cứu thuận lợi
hơn hay bị hạn chế nhiều hơn).
1.4. Kinh nghiệm về thực hiện chính sách giao đất giao rừng ở các địa phương khác
Cần làm rõ sử dụng kinh nghiệm của ai, vì sao sử dụng, bài học rút ra từ kinh nghiệm đó là gì.
những bài học này bắt buộc phải được nhắc đến khi nêu giải pháp ở chương 3.
Chương II : Thực trạng thực hiện chính sách giao đất gia rừng ở huyện X, giai đoạn…
2.1. Khái quát chung về việc triển khai chính sách giao đất giao rừng ở huyện X
(Thông thường, mục này bắt đầu bằng việc giới thiệu chung về huyện, đặc điểm KTXH của huyện và lịch
sử triển khai chính sách tại huyện)
2.2. Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách giao đất giao rừng tại huyện X, giai đoạn…


(mục này đánh giá tình hình triển khai thực hiện theo các tiêu chí ở mục 1.2 chương 1, kết quả của việc
thực hiện chính sách đó. Kết thúc mục này phải nêu được chính sách ở huyện X được ở đâu, chưa được ở
chỗ nào)
Khi sử dụng bảng số liệu, cần thiết kế sẵn mẫu đưa số liệu vào như dưới đây. Đặc biệt lưu ý phải có số thứ
tự bảng, tên bảng, đơn vị tính, nguồn thông tin.

Bảng X: Diện tích đất rừng đã được giao, chia theo xã, giai đoạn 2012-2014
Đơn vị tính: ha

Chỉ tiêu

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Nguồn:

Hình Y: Cơ cấu giao đất rừng cho các hộ dân, giai đoạn 2012-2014
Nguồn:

Ở ĐCCT, chưa yêu cầu phân tích chi tiết như bản thảo, nhưng kết luận chính mà sinh viên được đưa ra sau
mỗi nội dung phân tich (cái được, cái chưa được) thì nên đề cập đến. Nếu ĐCCT quá sơ sài thì thầy cũng
không biết góp ý như thế nào được.
2.3. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách giao đất giao rừng tại huyện X
(Mục này cần phân tích theo các yếu tố tác động đã nêu trong mục 1.3 Chương I).
Ở ĐCCT, chưa yêu cầu phân tích chi tiết như bản thảo, nhưng kết luận chính mà sinh viên được đưa ra sau
mỗi nội dung đánh giá (nhân tố nào tác động tích cực/tiêu cực, tác động đó như thế nào) thì nên đề cập
đến. Nếu ĐCCT quá sơ sài thì thầy cũng không biết góp ý như thế nào được.
Chương III: Giải pháp hoàn thiện việc thực hiện chính sách giao đất giao rừng tại huyện X giai đoạn ...
3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp (tùy từng đề tài mà mục này có tên gọi khác nhau, như cơ hội thách thức tron
tương lai, định hướng mục tiêu phát triển, dự báo về thị trường… Mục đích chính là xác định được định
hướng của đối tượng nghiên cứu trong tương lai, bởi lẽ các giải pháp nêu ra không chỉ để giải quyết những
tồn tại ở chương 2 mà còn phải góp phần đón bắt cơ hội và thực hiện các mục tiêu đã đề ra cho tương lai
nữa). Lưu ý: vì mục này nói về tương lai nên giai đoạn nghiên cứu ở đây khác gidoandoanj nghiên cứu ở

chương 2 (nói về hiện tại)
3.3. Giải pháp nhằm thực hiện chính sách giao đất giao rừng tại huyện X giai đoạn…
Các giải pháp đề ra phải nhằm giải quyết với các nguyên nhân ở mục 2.2 Chương 2, kế thừa các kinh
nghiệm đã rút ra được ở mục 1.4 chương 1 và đón bắt các cơ hội/định hướng trong mục 3.1 chương 3. Ở
thời điểm viết ĐCSB chưa cần nêu giải pháp chi tiết (vì SV chưa nghiên cứu đến đó), nhưng sang ĐC chi
tiết thì cần phác thảo ra một số nét chính.
Trong ĐCCT chưa cần nên cụ thể nội dung các giải pháp, nhưng nếu vạch ra được một số ý chính giải
pháp đó sẽ đi theo hướng nào, nhằm khắc phục hoặc thúc đẩy nhân tố nào thì sẽ rất tốt.
Kết luận.
Danh mục tài liệu tham khảo (bổ sung thêm các TLTK mà giáo viên đã góp ý trong ĐCSB)


c. Về thời hạn : theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn (xem kế hoạch thực tập)
d. Về cách thức thực hiện.
-

-

Trước hết sinh viên cần khẳng định lại đề tài với người hướng dẫn (giáo viên của Khoa, cán bộ của cơ
quan thực tế) để chuẩn bị triển khai viết đề cương chi tiết.
Soạn thảo và nộp bản đề cương đúng hạn. Quy ước chung là tất cả các biểu bảng đều gọi tên chung là
Bảng, các hình vẽ, sơ đồ gọi chung là Hình. Mọi Hình, Bảng phải có đơn vị tính ở trên và nguồn số
liệu ở dưới. Một số đề tài còn có thể có thêm Hộp để trình bày các ví dụ minh họa. Việc sử dụng hộp
cũng đánh số thứ tự và ghi nguồn giống Bảng.
Lưu ý: Đề cương trên đây mới chỉ phác thảo cách viết đề cương chi tiết, chưa đưa ra các nhận định
chính trong từng tiểu mục. Khi sinh viên viết ĐCCT cần đi sâu hơn đề cương này: chi tiết hoá các tiểu
mục đến mức nhỏ nhất; nêu rõ các kết luận chính trong từng phần; nêu rõ các bảng biểu hình vẽ được
đưa vào. đặc biệt cần chú ý xây dựng thật rõ ràng khung lý thuyết định sử dụng (trong chương I). Ví
dụ, nếu đánh giá về hiệu quả của vấn đề, cần xác định rõ tiêu chính đánh giá tính hiệu quả mà chuyên
đề sử dụng là gì. Nếu đánh giá về khai thác thị trường thì Chương I cần chỉ rõ thị trường được tác giả

hiểu bao gồm những khía cạnh nào, và khai thác thị trường về lý thuyết là phải làm những gì. Sau đó,
chương II phải phân tích theo đúng khung lý thuyết đã xây dựng trong chương I và chương III đề xuất
giải pháp phải căn cứ theo các tồn tại đã phát hiện được trong chương II. Có như vậy, giữa các chương
mới logic.
GV hướng dẫn:
Vũ Cương



×