Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Chủ đề tích hợp dạy bài tác động của con người đến môi trường sinh học 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.43 MB, 13 trang )

Tích hợp liên môn: sinh học, công nghệ, địa lý, lịch sử
để dạy tốt bài tác động con người đến môi trường

PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN
- Sở Giáo dục và Đào tạo Kiên Giang
- Phòng Giáo dục và Đào tạo U Minh Thượng
- Trường THCS Thạnh Yên A
- Địa chỉ: Ấp Xẻo Lùng A - Thạnh Yên A - U Minh Thượng - Kiên Giang
- Số điện thoại: 0773 520 183
- Thông tin về giáo viên:
1. Họ tên: PHẠM THỊ TRANG
Ngày sinh: 05/07/1979
Số điên thoại:
Email:
2. Họ tên: TÔ NGOÁN
Ngày sinh: 25/12/1983
Số điên thoại: 0972563027
Email:

Trang 1


Tích hợp liên môn: sinh học, công nghệ, địa lý, lịch sử
để dạy tốt bài tác động con người đến môi trường

I. Tên dự án dạy học: tích hợp vật lý, hóa học, công nghệ,
địa lý, lịch sử vào giảng dạy bài 53 chương III “con người tác
động đến môi trường”
II. Mục tiêu dạy học:
- Môi trường là không gian sinh sống của con người và các
loài sinh vật. Nhưng cùng với sự phát triển nhanh về dân số, về


khoa học kỹ thuật. Con người đã tác động tới chính môi trường
sống của mình làm cho nó suy thoái và ô nhiễm. Để góp phần
vào hoạt động bảo vệ môi trường mà cả thế giới đang quan
tâm. Nhóm giáo viên chúng tôi đã đề ra biện pháp giúp các em
học sinh lớp 9 sau khi học xong chương III “con người tác động
đến môi trường” sẽ biết vận dụng kiến thức của các môn học
trong trường phổ thông để giải quyết tốt vấn đề ô nhiễm môi
trường ở địa phương. Cụ thể là:
* Về kiến thức:
- Giúp các em nắm được và hiểu rõ các tác động của con
người tới môi trường qua các thời kỳ xã hội đã làm cho môi
trường tự nhiên suy thoái và ô nhiễm môi trường.
- Giúp các em hiểu được khái niệm ô nhiễm môi trường,
nắm được các tác nhân gây ô nhiễm môi trường và nguồn gốc
phát sinh.
- Giúp các em nêu được các biện pháp hạn chế ô nhiễm
môi trường như:
+ Hạn chế ô nhiễm không khí
+ Hạn chế ô nhiễm nguồn nước
+ Hạn chế ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật
+ Hạn chế ô nhiễm do chất thải rắn
+ Hạn chế ô nhiễm do tiếng ồn…
* Về kỹ năng:
- Giúp các em rèn luyện tốt khả năng tư duy, thảo luận
nhóm, thu thập thông tin phân tích kênh hình, làm bài tập thực
hành, liên hệ thực tế
* Về thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cụ thể là bảo vệ chính
môi trường ở địa phương nơi các em đang sinh sống.
- Đồng thời trong chương này học sinh cần kết hợp kiến

thức của các môn học như: Lịch sử, Địa lí, Công nghệ… để giải
quyết vấn đề ô nhiễm môi trường và đề ra các biện pháp hạn
chế ô nhiễm môi trường ở địa phương
III. Đối tượng dạy học của dự án:
* Đối tượng dạy học của dự án là học sinh
- Số lượng học sinh: 31 em/ 1lớp
- Khối lớp: 9
Trang 2


Tích hợp liên môn: sinh học, công nghệ, địa lý, lịch sử
để dạy tốt bài tác động con người đến môi trường

+ Dự án mà nhóm chúng tôi thực hiện là một chương gồm
5 bài trong chương III của chương trình Sinh Học lớp 9 đồng thời
trực tiếp giảng dạy với các em học sinh lớp 9 nên có nhiều
thuận lợi trong quá trình thực hiện.
- Các em học sinh lớp 9 đã tiếp cận 4 năm học với kiến
thức chương trình bậc THCS. Không còn bỡ ngỡ, lạ lẫm với
những hình thức kiểm tra, đánh giá mà giáo viên đề ra.
- Đối với bộ môn Sinh học các em đã được học rất nhiều
bài từ lớp 6 có liên quan đến vấn đề môi trường và có tích hợp
giáo dục môi trường vào môn học. Đặc biệt Bài 46: “Thực vật
góp phần điều hòa khí hậu” và Bài 47: “Thực vật bảo vệ đất và
nguồn nước”. Trong chương trình Sinh học 7 và 8 cũng vậy. Ví
dụ: Bài 22: “Vệ sinh hệ hô hấp” trong chương trình Sinh học 8
các em đã được nghiên cứu rất kỹ về vấn đề môi trường đối với
sức khỏe con người.
- Đối với các môn học khác cũng vậy như môn Địa lý, lịch
sử… các em đã được tìm hiểu về kiến thức môi trường được tích

hợp trong các bài học. Vì vậy nên khi cần thiết kết hợp kiến thức
của một môn học nào đó vào bộ môn Sinh học để giải quyết
một vấn đề trong bài học, các em sẽ không cảm thấy lạ lẫm.
IV. Ý nghĩa, vai trò của dự án
- Học sinh huy động được kiến thức liên môn từ nhiều môn học khác
nhau để giải quyết các tình huống trong thực tế đời sống.
- Gắn kết kiến thức, kĩ năng, thái độ các môn học với nhau, với thực tiễn
đời sống xã hội, làm cho học sinh yêu thích môn học hơn và yêu cuộc sống.
- Học sinh nhận thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của các môn học
và thấy được vai trò của các môn học trong thực tế.
- Môn sinh học – công nghệ giúp học sinh nắm được cách trồng cây gây
rừng để tạo ra môi trường trong sạch đối với con người
Môn sinh học – địa lí giúp học sinh nắm được diện tích rừng tự nhiên
trong thiên nhiên bị giảm sút dưới tác dụng của con người tạo nên những khu
công nghiệp, nhà máy làm biến đổi khí hậu trong không khí gây đến ô nhiễm
môi trường
Trong thực tế chúng tôi thấy khi bài soạn có tích hợp với kiến thức của
các môn học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những
vấn đề đặt ra trong SGK. Từ đó bài học trở nên sinh động hơn, học sinh có hứng
thú bài học, được tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ sáng tạo
hơn đồng thời vận dụng vào thực tế tốt hơn.
V. Thiết bị dạy học
Giáo viên chuẩn bị
+ Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy: Trình chiếu một số
tranh ảnh về môi trường tự nhiên, tranh ảnh các nhà máy xí nghiệp thải vào môi
trường chất khí thải, các hoạt động chặt phá rừng và hậu quả của việc chặt phá
rừng…, một số nội dung liên hệ thực tế cũng như giáo dục học sinh
Trang 3



Tích hợp liên môn: sinh học, công nghệ, địa lý, lịch sử
để dạy tốt bài tác động con người đến môi trường

+ Kiến thức lịch sử về sự phát triển của loài người
+ Tổng hợp kiến thức các môn: sinh học, địa lí, lịch sử, công nghệ, giáo
dục dân số.
VI. Hoạt động dạy và tiến trình dạy học
- Do thời gian hạn chế sau đây chúng tôi chỉ giới thiệu sản phẩm nhóm
đã thiết kế đó là: Mô tả hoạt động dạy và học qua giáo án sinh 9 tiết: 58 bài 53
Tác động của con người đối với môi trường. Để dạy học theo chủ đề tích hợp
các môn học, đối với chủ đề tác động của con người đối với môi trường, thì
ngoài tranh ảnh trong SGK đã nêu ra, cần đưa thêm một số tranh ảnh có liên
quan đến các môn học khác như môn địa lí, giáo dục dân số, công nghệ. Để giải
quyết được vấn đề nêu trên học sinh cần nắm được các kiến thức liên môn nói
trên.
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
+ Học sinh chỉ ra được các hoạt động của con người làm thay đổi thiên
nhiên
+ Nêu được vai trò của con người trong việc cải tạo và bảo vệ môi
trường tự nhiên
2. Kỹ năng:
+ Rèn luyện kỹ năng thu thập thông tin từ sách báo
+ Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm, khái quát hoá kiến thức
3. Thái độ:
+ Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
+ Tư liệu về môi trường.
+ Tranh ảnh hoạt động của con người tác động tới môi trường

+ Bảng phụ
2. Học sinh:
- Chuẩn bị kiến thức liên môn
- Đọc trước nội dung bài học
C.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
1. Phương pháp chủ đạo: Nêu và giải quyết vấn đề, trực quan, thảo
luận nhóm
2. Phương pháp bổ trợ: Gợi mở, thuyết trình
D. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Ổn định lớp: ( 1’)
- Kiểm tra sỉ số, kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
2. Kiểm tra bài cũ: ( 3’)
- Thu bài thu hoạch của học sinh
- Nhận xét bài làm của học sinh và phê bình những bạn không nộp bài
3. Bài mới: ( 35’)
Hoạt động 1: TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI TỚI MÔI TRƯỜNG
QUA CÁC THỜI KỲ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI (10’)
Trang 4


Tích hợp liên môn: sinh học, công nghệ, địa lý, lịch sử
để dạy tốt bài tác động con người đến môi trường

- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin, quan sát tranh H53.1-3 SGK.
Thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi:
+ Trong thời kỳ nguyên thuỷ, con người đã tác động tới môi trường như
thế nào?
HS: Hái lượm, săn bắt thú, đốt rừng ...
+ Trong xã hội nông nghiệp, con người đã tác động tới môi trường như
thế nào?

HS: Phá rừng làm nương rẫy, chăn thả gia súc, làm cho nhiều vùng bị
khô cằn suy thoái mất diện tích đất trồng, thay đổi đất và tầng nước mặt
+ Trong xã hội công nghiệp, con người đã tác động tới môi trường như
thế nào?
HS: Phá rừng làm khu dân, làm đường xây dựng các khu công nghiệp,
cá nhà máy làm diện tích rừng bị thay đổi, số lượng rác thải các chất độc hại thải
ra nhiều
GV: vậy những tác động của con người qua các thời kỳ phát triển của
XH là gì?
- HS: Phá rừng, săn bắt thú, phá rừng xây dựng các khu công nghiệp các
nhà máy, đường giao thông
- Đưa một số hình ảnh về các hạt động của con người qua các thời kì
Tích hợp môn lịch sử
THỜI KỲ NGUYÊN THỦY

THỜI KỲ NÔNG NGHIỆP

Trang 5


Tích hợp liên môn: sinh học, công nghệ, địa lý, lịch sử
để dạy tốt bài tác động con người đến môi trường

THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP

Hoạt động 2: TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI LÀM SUY THOÁI MÔI
TRƯỜNG TỰ NHIÊN (12’)
- GV cho hs quan sát một số hình ảnh về những hành động của con
người lên thiên nhiên?


Trang 6


Tích hợp liên môn: sinh học, công nghệ, địa lý, lịch sử
để dạy tốt bài tác động con người đến môi trường

- Hs quan sát và thảo luận nhóm hoàn thành bảng
- Đại diện nhóm trình bày nhóm khác nhận xét và bổ sung để hoàn thiện
bảng
- GV thông báo đáp án đúng
GV: Ngoài những hoạt động của con người như trong bảng 53.1. Em
hãy cho biết còn những hoạt động nào của con người gây suy thoái môi trường?
HS: Phá rừng làm đường, làm nhà máy thủy điện, …… phá rừng làm
nương rẫy
GV: Vậy những hành động của con người đã ảnh hưởng như thế nào đối
với thiên nhiên?
Tích hợp môn địa lí
GV: Phá rừng có ảnh hưởng gì đến khí hậu của trái đất?
HS: Làm biến đổi khí hậu

Trang 7


Tích hợp liên môn: sinh học, công nghệ, địa lý, lịch sử
để dạy tốt bài tác động con người đến môi trường

Tích hợp môn sinh học lớp 6
+ Nêu hậu quả của việc phá rừng?
HS: gây hạn hán, lũ lụt, mất cân bằng sinh thái.


Trang 8


Tích hợp liên môn: sinh học, công nghệ, địa lý, lịch sử
để dạy tốt bài tác động con người đến môi trường

Hoạt động 3: VAI TRÒ CỦA CON NGƯỜI TRONG VIỆC CẢI
TẠO VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN (13’)
- GV: cho hs nghiên cứu thông tin sgk và trả lời câu hỏi
+ Con người đã làm gì để cải tạo và bảo vệ môi trường?
HS: Tích cực trồng lại rừng , khai thác rừng có kế hoạch, trồng rừng và
bảo vệ rừng.
Tích hợp môn công nghệ: Cách trồng cây rừng như thế nào?
HS có các bước trồng rừng: Đào hố có độ sâu lớn hơn cây con giống,
rạch bỏ vỏ bầu, đặt bầu vào hố, lấp và nén đất lại.

Trang 9


Tích hợp liên môn: sinh học, công nghệ, địa lý, lịch sử
để dạy tốt bài tác động con người đến môi trường

Tích hợp môn sinh lớp 6:
+ Tại sao ta phải trồng rừng? + Lợi ích của việc trồng rừng?
( tạo độ che phủ cho đất, chống xói mòn, sạt lỡ đất, bảo vệ nguồn nước
ngầm, cân bằng hàm lượng khí CO2 và khí O2 …..)

4. Củng cố: ( 3’)
+ Nêu những hành động của con người tác động lên môi trường?
- Khai phá rừng làm nương rẫy, làm khu đô thị, khu công nghiệp, ……

+ Những hành động đó có ảnh hưởng gì đến môi trường?
Trang 10


Tích hợp liên môn: sinh học, công nghệ, địa lý, lịch sử
để dạy tốt bài tác động con người đến môi trường

- Cây bị chặt đặc biệt là thực vật rừng, xói mòn đất, hàm lượng khí trong
môi trường không được ổn định
+ Con người phải làm gì để bảo vệ môi trường?
- Trồng rừng và bảo vệ rừng
- Phủ xanh đồi trọc
- Sử dụng hợp lí các tài nguyên thiên nhiên
- Hạn chế sự phát triển dân số .....
5. Dặn dò: ( 1’)
- Học bài và chuẩn bị bài sau, làm bài tập sgk
- Sưu tầm tranh ảnh về ô nhiễm môi trường
- Trong quá trình làm bài tập cần liên hệ các kiến thức của các môn học
khác.
VII. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
* Nội dung
1.Về kiến thức: Đánh giá ở 3 cấp độ :
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng (Cấp độ thấp, cấp độ cao)
2. Về kĩ năng: Đánh giá:
- Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu thông tin
- Kĩ năng vận dụng kiến thức liên môn để giải bài tập
3. Về thái độ học sinh : Ý thức , tinh thần tham gia học tập; Tình cảm của
học sinh đối với môn học và các môn học khác có liên quan.

Câu hỏi và bài tập kiểm tra:
Câu 1 (5đ): Kể tên những việc làm của con người ảnh hưởng xấu đến môi
trường và nêu lên những hậu quả từ những hành động nêu trên?
Câu 2 ( 5đ): Hãy kể những hành động của con người cần thiết để khắc phục
những hậu quả nêu trên?
Đáp án:
Câu
hỏi

Đáp án

Thang
điểm

Phá rừng, đốt rừng, thiên tai, săn bắn động vật hoang
1

dã, xây dựng các khu công nghiệp, khai thác khoáng



sản...
- Trồng rừng và bảo vệ rừng



Trang 11


Tích hợp liên môn: sinh học, công nghệ, địa lý, lịch sử

để dạy tốt bài tác động con người đến môi trường

- Phủ xanh đồi trọc
2

- Sử dụng hợp lí các tài nguyên thiên nhiên
- Hạn chế sự phát triển dân số .....

*Cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập , sản phẩm của học sinh.
- GV đánh giá kết quả, sản phẩm của học sinh.
- HS tự đánh giá kết quả, sản phẩm lẫn nhau (các nhóm, tổ)
VIII/ Các sản phẩm của học sinh, minh chứng kết quả của học sinh:
Các sản phẩm của học sinh
- Hệ thống kiến thức về môi trường, nguyên nhân gây ra ô nhiểm môi trường
và hậu quả của ô nhiễm môi trường từ các kiến thức các môn đã học.
Minh chứng kết quả của học sinh:
- Sau khi được học bài: Tác động của con người đối với thiên nhiên thông
qua việc tích hợp liên môn, đa số các em học sinh lớp 9 đã thấy hứng thú hơn
khi học nội dung này.
- Quá trình chấm bài kiểm tra chúng tôi thấy 100% học sinh đã biết và hiểu
được nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường và hậu quả của việc ô nhiễm
môi trường đối với con người. Đa số học sinh biết vận dụng kiến thức môn
sinh học, môn địa lí, …giải quyết các bài tập, trả lời được câu hỏi nêu ra.
Kết quả đối chiếu:

Trước khi áp dụng
Sau khi áp dụng

SL
31

31

Kém
6,5%
0%

Yếu
TB
9,7% 54,8%
6,5% 57 %

Khá
19,3%
22,6%

Giỏi
9,7%
12,9%

KẾT LUẬN
Từ kết quả học tập của các em chúng tôi nhận thấy việc tích hợp kiến thức
liên môn là việc làm hết sức cần thiết, có hiệu quả rõ rệt đối với học sinh. Cụ thể
chúng tôi đã thực hiện thử nghiệm đối với bộ môn sinh học 9 năm học 20142015 đã đạt kết quả rất khả quan. Việc tích hợp kiến thức liên môn giúp các em
học sinh không chỉ giỏi một môn mà cần biết kết hợp kiến thức các môn học lại
với nhau để trở thành một con người phát triển toàn diện. Đồng thời việc thực
Trang 12


Tích hợp liên môn: sinh học, công nghệ, địa lý, lịch sử
để dạy tốt bài tác động con người đến môi trường


hiện những sản phẩm này sẽ giúp người giáo viên không ngừng trau dồi kiến
thức của các môn học khác để dạy bộ môn mình tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
Thạnh Yên A, ngày 19 tháng 11 năm 2015
TM. Nhóm giáo viên thực hiện

Trang 13



×