Tải bản đầy đủ (.docx) (74 trang)

Đồ Án Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Thủy Sản_ AFASCO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (702.66 KB, 74 trang )

ĐỒ ÁN CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG

CBHD: TS NGUYỄN XUÂN HOÀNG

CHƯƠNG 1 :CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1.1Đặt vấn đề
Những năm gần đây, đồng bằng sông cửu long đang có bước tiến kinh tế vượt bậc, một
trong những ngành có thị trường lớn lớn mang lại kinh tế cho các doanh nghiệp ở đồng
bằng sông cửu long đó chính là chế biến thủy hải sản. Nhưng thực trạng không ai ngờ tới
là tình trạng ô nhiễm mà ngành công nghiệp này là rất lớn . Đó là nguyên nhân hình
thành đề tài “Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy đông lạnh AFASCO –An
Giang.”
1.2 Mục tiêu của đồ án
- Đưa ra phương án phù hợp để thiết kế hệ thống xử lý nước thải (sản xuất và sinh hoạt)
tương thích với điều kiện của Nhà máy chế biến thủy sản Hoàng Long. Đảm bảo sao cho
nước thải đầu ra đạt QCVN 11:2008/ BTNMT.
1.3 Phương pháp thực hiện
- Thu thập số liệu từ bài báo cáo đánh giá tác động môi trường của Nhà máy chế biến
thủy sản Hoàng Long.
- Đề xuất các phương án xử lý nước thải cho Nhà máy và đưa ra phương án tối ưu nhất.
- Tính toán cho hệ thống xử lý đã được lựa chọn, khái toán công trình.
- Vẽ sơ đồ công nghệ xử lý nước thải.
- Tham khảo các tài liệu có liên quan.
1.4 Cơ sở tính toán
+ TCVN 7957-2008 - Thoát nước - Mạng lưới và công trình bên ngoài - Tiêu chuẩn thiết
kế.
+ QCVN 11: 2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp chế
biến thủy sản.
+ QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
+ QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.



ĐỒ ÁN CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG

CBHD: TS NGUYỄN XUÂN HOÀNG

CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Công nghiệp chế biến thủy sản là một trong những ngành phát triển khá mạnh ở khu vực
phía Nam. Bên cạnh những lợi ích đạt được to lớn về kinh tế - xã hội, ngành công nghiệp
này cũng phát sinh nhiều vấn đề môi trường bức xúc cần phải giải quyết, trong đó ô
nhiễm do nước thải và xử lý nước thải công nghiệp là một trong những mối quan tâm
hàng đầu.Một cách tổng quát, nước thải công nghiệp chế biến thủy sản thường có các
thành phần ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn thải cho phép nhiều lần. Trong khi đó, lưu lượng
nước thải tính trên một đơn vị sản phẩm cũng khá lớn, thường từ 30 - 80 m 3 nước thải
cho một tấn sản phẩm thành phẩm. Đây là một trong nhiều ngành công nghiệp có tải
lượng ô nhiễm cao, cần phải có các biện pháp thích hợp để kiểm soát ô nhiễm nước thải,
trong đó xử lý nước thải là một trong những yêu cầu hết sức cần thiết.
2.1 Các đặc tính của nước thải
Theo Lê Hoàng Việt (2014), đặc tính của nước thải biến thiên theo nguồn sinh ra nó,
nồng độ của các chất có trong nước thải phụ thuộc vào lượng nước sử dụng. Nước thải có
các đặc tính lý học, hóa học và sinh học.
2.1.1 Các đặc tính lý học của nước thải
a. Chất rắn trong nước thải
* Tổng các chất rắn (TS)
Chất rắn trong nước thải bao gồm các chất rắn lơ lửng, chất rắn có khả năng lắng, các hạt
keo và các chất rắn hòa tan. Tổng các chất rắn (Total solid, TS) trong nước thải là thành
phần còn lại sau khi cho nước thải bay hơi hoàn toàn ở nhiệt độ từ 103 ÷ 105 0C. Các chất
bay hởi nhiệt độ này không được coi là chất rắn được biểu thị bằng đơn vị mg/l. Tổng các
chất rắn có thể chia ra làm hai thành phần: chất rắn lơ lửng (có thể lọc được) và chất rắn
hòa tan (không lọc được).

* Chất rắn lơ lửng (SS)
Chất rắn lơ lửng là các hạt nhỏ (hữu cơ hoặc vô cơ) trong nước thải. Khi vận tốc của
dòng chảy bị giảm xuống (do nó chảy vào các hố chứa lớn) phần lớn các chất rắn lơ lửng
sẽ bị lắng xuống đáy hồ; những hạt không lắng được sẽ tạo thành độ đục của nước. Các
chất lơ lửng hữu cơ hữu cơ sẽ tiêu thụ oxy để phân hủy làm giảm DO của nguồn nước.
Các cặn lắng sẽ làm đầy các bể chứa làm giảm thể tích hữu dụng của bể này.
* Chất rắn lắng được


ĐỒ ÁN CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG

CBHD: TS NGUYỄN XUÂN HOÀNG

Để xác định hàm lượng các chất rắn có khả năng lắng người ta dùng một dụng cụ thủy
tinh gọi là nón Imhoff có chia vạch thể tích. Cho 1 lít nước thải vào nón imhoff để lắng
cho tự nhiên trong vòng 45 phút, sau đó khuấy nhẹ sát thành nón rồi để cho lắng tiếp
trong vòng 15 phút. Sau đó đọc thể tích chất lơ lửng lắng được bằng các vạch chia bên
ngoài. Hàm lượng chất rắn lắng được biểu thị bằng đơn vị mg/l. Chỉ tiêu chất rắn có khả
năng lắng biểu diễn gần đúng lượng bùn có thể loại bỏ được bằng bể lắng sơ cấp.
* Chất rắn nổi (Floating solid)
Ngoài các chất rắn lắng được, trong nước thải còn chứa các tạp chất nổi có trọng lượng
riêng nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước thải. Các chất này nổi lên bề mặt công trình.
* Chất rắn hòa tan
Các chất rắn hòa tan (không lọc được bao gồm các hạt keo và các chất hòa tan). Các hạt
keo có kích thước từ 0,001 ÷ 1 µm, các hạt keo này không thể loại bỏ bằng phương pháp
lắng cơ học. Các chất hòa tan có thể là phân tử hoặc ion của chất hữu cơ hay vô cơ.
* Chất rắn lơ lửng bay hơi
Để xác định hàm lượng hữu cơ của chất rắn lơ lửng người ta sử dụng chỉ tiêu VSS bằng
cách đem hóa tro các chất rắn ở 550 ± 50 0C trong 1 giờ. Phần bay hơi là các chất hữu cơ
(VSS). Phần còn lại sau khi hóa tro là các chất vô cơ FSS.

b. Nhiệt độ
Các nước thải từ nhà máy nhiệt điện và lò hơi của một số ngành công nghiệp có nhiệt độ
rất cao. Khi thải ra môi trường, nó làm tăng nhiệt độ của các thủy vực ảnh hưởng đến một
số thủy sinh vật và làm giảm oxy hòa tan trong nguồn nước
c. Trọng lượng riêng
Trọng lượng riêng của nước thải được ký hiệu là ρ w và diễn tả bằng đơn vị kg/m3. Trọng
lượng riêng của nước thải là một đặc điểm lý học quan trọng vì nó là nguyên nhân tạo
nên các dòng trọng lực trong bể lắng và các bẻ xử lý khác. Đối với nước thải sinh hoạt
không trộn lẫn nhiều với nước thải công nghiệp thì trọng lượng riêng của nó gần tương
đương với nước.
d. Màu
Nước thải vừa mới thải ra có màu xám nhạt, tuy nhiên khi nó di chuyển trong hệ thống
thu gom một thời gian và khi có điều kiện yếm khí hình thành trong hệ thống thu gom
màu nước sẽ sậm dần và cuối cùng chuyển thành màu đen. Màu đen của nước thải do sự
hình thành các sulfide kim loại trong quá yếm khí.
e. Độ đục


ĐỒ ÁN CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG

CBHD: TS NGUYỄN XUÂN HOÀNG

Độ đục là thước đo khả năng truyền ánh sáng của nước. Độ đục tạo nên do các hạt keo và
các chất lơ lửng còn sót lại trong nước thải (sau quá trình lọc) hấp thụ ánh sang. Do đặc
tính của các chất tạo nên độ đục của nước rất biến động, do đó để chuẩn hóa người ta
dùng SiO2 để làm chất tạo độ đục trong dung dịch chuẩn và qui ước như sau:
1 mg SiO2/L = 1 đơn vị độ đục
Ngoài ra độ đục còn được đo bằng đơn vị NTU
f. Mùi
Ở nồng độ thấp các mùi hôi có khuynh hướng gây nên tác động về tâm lý hơn là các tác

hại đến sức khỏe con người. Nó làm thức ăn mất ngon hơn, giảm sự tiêu thụ nước, ảnh
hưởng đến hô hấp, gây chóng mặt, ói mửa. Ở nồng độ cao nó làm giảm chất lượng cuộc
sống.
2.1.2 Các đặc tính sinh học của nước thải
Sơ lược về các quá trình vi sinh trong xử lý nước thải
-

Quá trình hiếu khí

+ Quá trình oxy hóa (hay dị hóa)
CO2 + NH4+ + sản phẩm khác + Q

(CHONS) + O2 + VK hiếu khí
+ Quá trình tổng hợp (đồng hóa)

(CHONS) + O2 + VK hiếu khí + năng lượng

C5H7O2N (tb vi khuẩn)

Khi hàm lượng chất hữu cơ thấp hơn nhu cầu của vi khuẩn, vi khuẩn sẽ trải qua quá trình
hô hấp nội bào hay là tự oxy hóa sử dụng nguyên sinh chất của bản thân chúng làm
nguyên liệu:
C5H7O2N + O2

5CO2 + NH4+ + 2H2O + năng lượng

Trong các phản ứng trên CO2 và NH4+ là chất dinh dưỡng với các loài tảo.
-

Quá trình yếm khí


Trong điều kiện yếm khí (không có oxy), vi khuẩn yếm khí sẽ phân hủy chất hữu cơ như
sau:
(CHONS) + VK yếm khí

CO2 + H2S + NH4+ + CH4 + các chất khác + Q

(CHONS) + VK yếm khí + năng lượng

C5H7O2N (tb vi khuẩn mới)

Quá trình yếm khí là một quá trình phức tạp, liên hệ đến hàng trăm phản ứng và chất
trung gian. Mỗi phản ứng sẽ được xúc tác bởi một loại enzyme hay chất xúc tác. Nói
chung quá trình yếm khí diễn ra qua các giai đoạn sau:


ĐỒ ÁN CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG

CBHD: TS NGUYỄN XUÂN HOÀNG

+ Thủy phân hay là quá trình cắt mạch các chất hữu cơ cao phân tử.
+ Tạo acid.
+ Sinh khí methane.
2.1.3

Các đặc tính hóa học của nước thải

Theo Lê Hoàng Việt (2014), nước thải có các đặc tính hóa học sau:
-


Các chất hữu cơ có thể phân hủy sinh học

Trong nước thải có mức ô nhiễm trung bình, khoảng 70% SS và 40% chất rắn lọc là chất
hữu cơ. Trong các chất hữu cơ có trong nước thải, protein chiếm 40 – 60%; carbonhydrat
chiếm 25 – 50%; dầu, mỡ chiếm 10%. Đôi khi nó còn chứa các chất hữu cơ tổng hợp như
các chất tạo bọt, chất hữu cơ bay hơi, các loại thuốc trừ sâu…đa số các chất này phân hủy
bằng con đường sinh học rất chậm.
Mức độ ô nhiễm chất hữu cơ được biểu thị bằng các thông số nhu cầu oxy sinh hóa, nhu
cầu oxy hóa học, tổng carbon hữu cơ.
-

Các chất tạo bọt

Các nước thải từ nhà máy dệt, giấy, các nhà máy hóa chất có chứa các chất tạo bọt, đây là
một dạng ô nhiễm dễ phát hiện và gây phản ứng mạnh của cộng đồng lân cận.
-

pH của nước thải

pH của nước thải có một ý nghĩa quan trọng quá trình xử lý. Các công trình xử lý nước
thải áp dụng các quá trình sinh học làm việc tốt khi pH nằm trong giới hạn từ 7 ÷ 7,6.
Như chúng ta biết môi trường thuận lợi nhất cho vi khuẩn phát triển là từ 7 ÷ 8.
-

Các dưỡng chất

Nitơ là một nguyên tố cần thiết cho sự phát triển của các sinh vật do nó là một nguyên tố
để tạo nên các protein và acid nucleic. Do đó, các số liệu về ni tơ rất cần thiết để đánh giá
xem nước thải đó có thể xử lý được bằng các biện pháp sinh học hay không. Nếu nước
thải thiếu ni tơ ta phải bổ sung để có thể xử lý bằng biện pháp sinh học. Nếu trong nước

thải có quá nhiều ni tơ ta cần loại bỏ ni tơ ra nước thải để khống chế sự phát triển của tảo
ở các nguồn tiếp nhận.
Trong nước thải có thể các dạng ni tơ sau: ni tơ trong các hợp chất hữu cơ, ni tơ trong amôn, trong ni-trít và trong ni-trát.
Phốt pho: phốt pho rất cần thiết cho sự sinh trưởng của tảo và một số sinh vật khác. Do
đó để khống chế hiện tượng tảo nở hoa ta phải loại bỏ phốt pho ra khỏi nước thải.
-

Các kim loại độc và các chất hữu cơ


ĐỒ ÁN CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG

CBHD: TS NGUYỄN XUÂN HOÀNG

Nước chảy tràn ở khu vực sản xuất nông nghiệp có chứa dư lượng thuốc trừ sâu và thuốc
trừ cỏ, trong khi nước chảy tràn ở các khu đô thị chứa chì và kẽm (chì từ khói xe ô tô,
kẽm từ việc bào mòn các lớp xe). Nhiều ngành công nghiệp thải ra các kim loại và chất
hữu cơ độc khác. Các chất này có khả năng tích tụ và khuếch đại trong chuỗi thức ăn , do
đó cần phải được quản lý tốt.
Hàm lượng chloride 4000 ppm gây độc cho cá nước ngọt, ở nồng độ 5 ppm Cr 6+ gây độc
cho các. Đồng ở hàm lượng 0,1 ÷ 0,5% gây độc cho vi khuẩn và một số vi sinh vật khác.
P2O5 ở nồng độ 0,5 ppm gây trở ngại cho quá trình tạo bong cặn và lắng trong các nhà
máy nước. Phenol ở nồng độ 1ppb gây nên vấn đề cho các nguồn nước.
2.2 Các thành phần gây ô nhiễm khác trong nước thải
Theo Lê Hoàng Việt (2014), các chất gây trở ngại cho quá trình xử lý:
Long vũ làm tắt nghẽn đường ống, dầu bơm.
Các mãnh vỡ nhỏ làm nghẹt các dầu bơm.
Các rác làm nghẹt các dầu bơm.
Các chất khí độc gây nguy hại trực tiếp đến công nhân vận hành.
Các chất có khả năng gây cháy nổ.

2.2.1 Nhu cầu oxy sinh hóa (Biochemical Oxygen Demand, BOD)
Theo Lê Hoàng Việt (2014), nhu cầu oxy sinh hóa là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật
oxy hóa các chất hữu cơ trong một khoảng thời gian xác định và được ký hiệu bằng BOD
được tính bằng mg/L. Chỉ tiêu BOD phản ánh mức độ ô nhiễm hữu cơ của nước thải.
BOD càng lớn thì nước thải (hoặc nước nguồn) bị ô nhiễm càng cao và ngược lại.
Thời gian cần thiết để các vi sinh vật oxy hóa hoàn toàn các chất hữu cơ có thể kéo dài
đến vài chục ngày tùy thuôc vào tính chất của nước thải, nhiệt độ và khả năng phân hủy
các chất hữu cơ của các hệ vi sinh vật trong nước thải. Để chuẩn hóa các số liệu người ta
thường báo cáo kết quả dưới dạng BOD5 (BOD trong 5 ngày ở 200C). Mức độ oxy hóa
các chất hữu cơ không đều theo thời gian. Thời gian đầu, quá trình oxy hóa xảy ra với
cường độ mạnh hơn và sau đó giảm dần.
Đối với nước thải sinh hoạt và nước thải củ một số ngành công nghiệp có thành phần gần
giống nước thải sinh hoạt thì lượng oxy tiêu hao để oxy hóa các chất hữu cơ trong vài
ngày đầu chiếm 21%, qua 5 ngày đem chiếm 87% và qua 20 ngày đêm chiếm 99%. Để
kiểm tra khả năng làm việc của các công trình xử lý nước thải người ta thường dùng chỉ
tiêu BOD5 có thể tính gần đúng BOD20 bằng cách chia hệ số biến đổi 0,68
BOD20 = BOD5 : 0,68


ĐỒ ÁN CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG

CBHD: TS NGUYỄN XUÂN HOÀNG

2.2.2. Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand, COD)
Theo Lê Hoàng Việt (2014), chỉ tiêu BOD5 không phản ánh đầy đủ về lượng tổng các
chất hữu cơ có trong nước thải, vì chưa tính đến các chất hữu cơ không bị oxy hóa bằng
phương pháp sinh hóa và cũng chưa tính đến một phần chất hữu cơ tiêu hao để tạo nên tế
bào vi khuẩn mới. Do đó, để đánh giá một cách đầy đủ lượng oxy cần thiết để oxy hóa tất
cả các chất hữu cơ trong nước thải người ta sử dụng chỉ tiêu nhu cầu oxy hóa học. Để xác
định chỉ tiêu này, người ta thường dùng potassium dichoromate (K 2Cr2O7) để oxy hóa

hoàn toàn các chất hữu cơ, sau đó dùng phương pháp phân tích định lượng và công thức
để xác định hàm lượng COD.
Một phép thử COD chỉ mất khoảng 3 tiếng đồng hồ, trong khi đó một phép thử BOD 5
phải mất đến 5 ngày. Do đó, khi đã thiết lập được phương trình tương quan giữa BOD 5 và
COD của một loại nước thải nào đó, ta có thể dùng phép thử COD để kiểm soát, hiệu
chỉnh và vận hành hệ thống xử lý nước thải.
Khi thiết kế các công tình xử lý nước thải công nghiệp hoặc hỗn hợp nước thải sinh hoạt
và công nghiệp cần phải xác đinh BOD và COD.
2.2.3 TOC (tổng carbon hữu cơ)
Theo Lê Hoàng Việt (2003), đây là phép thử dùng cho các loại nước thải có hàm lượng
chất hữu cơ thấp. Phép thử được tiến hành bằng cách cho một lượng mẫu vào lò nung
nhiệt độ cao hay môi trường có chất oxy hóa. Carbon trong hợp chất hữu cơ sẽ bị oxy hóa
tạo thành CO2 và người ta đo CO2 bằng bức xạ hồng ngoại. Do trong nước thải có thể
chứa các hợp chất carbon vô cơ, do đó phải acid hóa nước thải và sục khí cho nó để loại
bỏ hợp chất trước
Do có một số chất hữu cơ không bị oxy hóa do đó,TOC đo được thường thấp hơn thực tế
một ít.
Nồng độ các chất gây ô nhiễm
Theo Lê Hoàng Việt (2003), nồng độ các chất gây ô nhiễm được xác định bằng công
thức:

Trong đó:
C: nồng độ chất gây ô nhiễm (mg/L)
TP: tổng lượng chất gây ô nhiễm (mg/ngày)


ĐỒ ÁN CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG

CBHD: TS NGUYỄN XUÂN HOÀNG


Q: lượng nước tiêu thụ (L/ngày)
Nhiều khi nước thải sinh hoạt được trộn lẫn với nước thải công nghiệp, do đó, ảnh hưởng
đến thành phần của nước thải. Trong trường hợp đó, cần xác định nồng độ chất gây ô
nhiễm của hỗn hợp nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp. Nồng độ chất gây ô
nhiễm của hỗn hợp nước thải sinh hoạt và công gnhieejp được tính theo công thức sau:

Trong đó:
Chh: nồng độ chất gây ô nhiễm của hỗn hợp nước thải (mg/L)
Csh và Qsh: nồng độ và lưu lượng của nước thải sinh hoạt
Ccn và Qcn: nồng độ và lưu lượng của nước thải công nghiệp.
2.3 Các hạng mục trong công trình xử lý nước thải
2.3.1 Song chắn rác
- Song chắn rác dùng để giữ lại các chất thải có kích thước lớn trong nước thải để đảm
bảo cho bơm, van và các đường ống không bị nghẽn bởi rác. Kích thước tối thiểu của rác
được giữ lại tùy thuộc vào khoảng cách giữa các thanh kim loại của song chắn rác. Để
tránh ứ đọng và gây tổn thất áp lực của dòng chảy, người ta phải thường xuyên làm sạch
song chắn rác bằng cách cào rác thủ công hay cơ giới.
- Song chắn rác được đặt ở kênh trước khi nước thải vào trạm xử lý. Hai bên tường kênh
phải chừa một khe hở đủ để dễ dàng lắp đặt và thay thế song chắn rác. Khi mở rộng hay
thu hẹp kênh nơi đặt song chắn rác thì phải mở rộng dần với góc
chảy rối trong kênh.

=200 để tránh tạo

2.3.2 Bể lắng cát
- Bể lắng cát nhằm loại bỏ cát, sỏi, đá dăm, các loại xỉ khỏi nước thải. Trong nước thải,
bản thân cát không độc hại nhưng sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của các công
trình và thiết bị trong hệ thống như ma sát làm mòn các thiết bị cơ khí, lắng cặn trong các
kênh hoặc đường ống dẫn, làm giảm thể tích hữu dụng của các bể xử lý trong hệ thống và
làm tăng tần số làm sạch các bể này. Vì vậy, trong trạm xử lý nhất thiết phải có bể lắng

cát.


ĐỒ ÁN CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG

CBHD: TS NGUYỄN XUÂN HOÀNG

- Trong bể lắng cát, các thành phần cần loại bỏ lắng xuống nhờ trọng lượng bản thân của
chúng. Ở đây phải tính toán thế nào để cho các hạt cát và các hạt vô cơ cần giữ lại sẽ lắng
xuống còn các chất lơ lửng hữu cơ khác trôi đi.
- Có 3 loại bể lắng cát chính: Bể lắng cát theo chiều chuyển động dọc của dòng chảy, bể
lắng cát có sục khí và bể lắng cát có dòng chảy xoáy.
2.3.3 Bể điều lưu
- Ta thấy nước thải được thải ra từ nhà máy với lưu lượng không đồng đều tại các thời
điểm khác nhau (biến đổi theo giờ, thời vụ sản xuất, mùa). Trong khi đó, các hệ thống xử
lý sinh học phía sau phải được cung cấp nước thải đều đặn về thể tích cũng như các chất
cần xử lý 24/24 giờ. Do đó, sự hiện diện của một bể điều lưu là hết sức cần thiết.
- Các lợi ích của bể điều lưu:
+ Hạn chế hiện tượng “shock” của hệ thống xử lý sinh học.
+ Pha loãng chất ức chế, trung hòa.
+ Cải thiện chất lượng của nước thải và cô đặc bùn ở bể lắng thứ cấp.
+ Diện tích bề mặt hệ thống lọc nước thải giảm xuống và hiệu suất lọc được cải thiện,
chu kỳ làm sạch bề mặt các thiết bị lọc cũng ổn định hơn.
- Các loại bể điều lưu có thể đảm nhận mộ hay nhiều nhiệm vụ sau:
+ Điều hòa lưu lượng nước.
+ Điều hòa lưu lượng chất hữu cơ.
+ Cân bằng dưỡng chất.
+ Điều chỉnh pH.
- Đầu ra của bể điều lưu có thể có một trong những đặc điểm sau:
+ Lưu lượng ổn định theo thời gian, nồng độ các chất ô nhiễm thay đổi.

+ Lưu lượng thay đổi theo thời gian, nồng độ các chất ô nhiễm ổn định.
+ Lưu lượng ổn định theo thời gian, nồng độ các chất ô nhiễm ổn định.
2.3.4 Bể tuyển nổi
- Bể tuyển nổi được sử dụng để loại bỏ các hạt rắn hoặc lỏng ra khỏi hỗn hợp nước thải
và cô đặc bùn sinh học. Lợi điểm chủ yếu của bể tuyển nổi là nó có thể loại các hạt chất
rắn nhỏ, có vận tốc lắng chậm trong một thời gian ngắn
- Bể tuyển nổi gồm có các loại:


ĐỒ ÁN CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG

CBHD: TS NGUYỄN XUÂN HOÀNG

+ Bể tuyển nổi theo trọng lượng riêng.
+ Bể tuyển nổi bằng phương pháp điện phân.
+ Bể tuyển nổi bằng cách hoà tan không khí ở áp suất cao.
+ Bể tuyển nổi bằng cách sục khí.
+ Bể tuyển nổi theo kiểu tạo chân không.
- Trong hệ thống ta thiết kế bể tuyển nổi bằng cách hoà tan không khí ở áp suất cao. Theo
cách này không khí được hoà tan vào nước thải ở áp suất cao vài atm, sau đó nước thải
được đưa trở lại áp suất thường của khí quyển. Lúc này không khí trong nước thải sẽ
phóng thích trở lại vào khí quyển dưới dạng các bọt khí nhỏ. Các bọt khí này sẽ bám vào
các hạt chất rắn tạo lực nâng các hạt chất rắn này nổi lên bề mặt của bể, sau đó các chất
rắn này được loại bỏ bằng các thanh gạt.
2.3.5 Bể bùn hoạt tính
- Bể bùn hoạt tính tạo ra sinh khối có khả năng hoạt động cố định các chất hữu cơ. Hiện
nay có nhiều phiên bản khác nhau của loại bể này, tuy nhiên các nguyên lý cơ bản vẫn
giống nhau.
- Tại bể bùn hoạt tính diễn ra quá trình phân hủy hiếu khí theo các phản ứng sau:
+ Quá trình oxy hóa (dị hóa):

(CHONS) + O2 + Vi khuẩn hiếu khí

CO2 + NH4+ + sản phẩm khác + Q

(4.1)
+ Quá trình tổng hợp (đồng hóa):
(CHONS) + O2 + Vi khuẩn hiếu khí + Q

C5H7O2N (4.2)

- Nước thải từ bể tuyển nổi được đưa vào bể bùn hoạt tính, bể này được cung cấp đủ oxy
cần thiết cho quá trình phân hủy hiếu khí, lượng khí cung cấp cho bể phải đồng nhất ở tất
cả mọi điểm trên đường đi của nước thải. Tại đây, các phản ứng diễn ra như phương trình
(4.1) và (4.2). Sau đó nước thải được đưa sang bể lắng thứ cấp, tại bể lắng thứ cấp, các tế
bào vi khuẩn sẽ lắng xuống đáy để tạo thành bùn, một phần bùn ở đáy bể lắng sẽ được
hoàn lưu về bể bùn hoạt tính để tăng mật độ vi khuẩn trong bể này nhằm thúc đẩy tốc độ
các phản ứng xảy ra ở đây.
2.3.6 Bể lắng thứ cấp
- Sau các bể xử lý sinh học thường là bể lắng thứ cấp nhằm loại bỏ các tế bào vi khuẩn
nằm ở dạng các bông cặn. Bể lắng thứ cấp có hình dạng cấu tạo gần giống với bể lắng sơ
cấp hình trụ tròn, tuy nhiên thông số thiết kế về lưu lượng nạp nước thải trên một đơn vị


ĐỒ ÁN CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG

CBHD: TS NGUYỄN XUÂN HOÀNG

diện tích bề mặt của bể khác rất nhiều. Tại bể lắng thứ cấp một phần bùn được hoàn lưu
về bể bùn hoạt tính và phần còn lại được đưa ra sân phơi bùn.
2.3.7 Bể khử trùng

- Để hoàn thành công đoạn xử lý nước thải dùng chlorine và dung dịch chlor (phân phối
qua ống châm lỗ hoặc suốt chiều ngang của bể trộn) được cho vào bể trộn, trang bị một
máy khuấy vận tốc cao, thời gian lưu tồn của nước thải và dung dịch chlorine trong bể
trộn không ngắn hơn 30 giây. Sau đó nước thải đã trộn lẫn với dung dịch chlorine được
cho chảy qua bể tiếp xúc được chia thành những kênh dài và hẹp theo đường gấp khúc.
- Thời gian tiếp xúc giữa chlorine và nước thải từ 15 – 45 phút, ít nhất phải giữ được 15
phút ở tải đỉnh. Bể tiếp xúc chclorine thường được thiết kế theo kiểu plug - flow. Tỷ lệ
dài : rộng từ 10:1 đến 40:1. Vận tốc tối thiểu của nước thải từ 2 – 4,5 m/phút để tránh
lắng bùn trong bể.
2.3.8 Sân phơi bùn
- Bùn thải ra từ bể lắng thứ cấp và váng, bọt, các chất hữu cơ bị tuyển nổi từ bể tuyển nổi
được đưa ra sân phơi bùn. Sân phơi bùn được coi là một công đoạn làm khô bùn, làm
giảm ẩm độ bùn xuống còn khoảng 70 ÷ 80%.
- Sân phơi bùn chiếm diện tích khá lớn, do đó, công đoạn này chỉ thích ứng với nơi có
diện tích rộng. Nước rỉ ra từ bùn có thể làm ô nhiễm nước ngầm, do đó nên xây sân phơi
bùn ở những nơi có mức nước ngầm thấp hơn mặt đất khoảng 1 m trở lên.
- Sân phơi bùn thường chia làm nhiều ô nhỏ hoạt động luân phiên, diện tích một ô phụ
thuộc vào lượng bùn xả vào ô hàng ngày.
2.4 Các giai đoạn vận hành trong hệ thống xử lý nước thải
- Có 3 giai đoạn trong vận hành một hệ thống xử lý nước thải.
+ Chạy thử.
+ Vận hành hằng ngày.
+ Các sự cố và biện pháp khắc phục.
2.4.1 Chạy thử hệ thống.
Khi bắt đầu vận hành một hệ thống xử lý nước thải mới hay khởi động hệ thống cũ sau
khi bị hỏng cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:
Cần tăng dần tải lượng của hệ thống xử lý nước thải. Khi xây 1 hệ thống mới thì chỉ
cần cho 1 phần nước thải vào bể sục khí để vi sinh vật dần thích nghi.



ĐỒ ÁN CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG

CBHD: TS NGUYỄN XUÂN HOÀNG

Lượng DO ( oxy hòa tan) cần giữ ở mức 2- 4mg/L và không sục khí quá nhiều (cần
điều chỉnh dòng khí mỗi ngày).
Kiểm tra lượng DO và SVI trong bể sục khí. Thể tích bùn sẽ tăng, khả năng tạo bông
và lắng của bùn sẽ tăng dần trong giai đoạn thích nghi.
2.4.2

Vận hành hệ thống.

* Vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh học hàng ngày cần phải đảm bảo các yếu tố
sau:
- Kiểm tra độ pH, độ bùn và chất hoạt động bề mặt.
- Giữ lượng DO trong bể sục khí ổn định (từ 2- 4 mg/L).
- Điều chỉnh lượng bùn dư bằng cách chỉnh dòng bùn tuần hoàn để giữ thể tích
bùn ở mức ổn định.
- Làm sạch máng tràn.
- Lấy rác ở song chắn rác.
- Vớt vật nổi trên bề mặt của bể lắng.
- Kiểm tra chất lượng nước sau khi xử lý có đạt quy chuẩn chưa.
- Kiểm tra nguồn điện và tất cả các tủ điện điều khiển trong hệ thống.
- Kiểm tra các trạng thái đóng mở các van có phù hợp chưa.
- Ghi thông số, nhật ký vận hành.
* Sau khi vận hành:
- Thường xuyên theo dõi tình trạng hoạt động của quy trình xử lý nước thải.
- Vệ sinh sạch sẽ các tủ điện, hệ thống dèn, các bơm.
- Tiến hành bảo trì hệ thống theo định kỳ.
2.4.3 Các sự cố và biện pháp khắc phục

Một số sự cố thường gặp khi vận hành hệ thống xử lý nước thải và biện pháp xử
lý:
- Các công trình bị quá tải: phải có tài liệu về sơ đồ công nghệ của hệ thống xử lý
và cấu tạo của từng công trình, trong đó ngoài các số liệu kỹ thuật cần ghi rõ lưu lựơng
thiết kế của công trình.
- Nguồn điện bị ngắt khi trạm đang hoạt động: có nguồn điện dự phòng kịp thời
khi xảy ra sự cố mất điện ( dùng máy phát điện).


ĐỒ ÁN CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG

CBHD: TS NGUYỄN XUÂN HOÀNG

- Các thiết bị không kịp thời sửa chữa: các thiết bị như máy nén khí hoặc bơm đều
phải có thiết bị dự phòng để hệ thống được hoạt động liên tục
- Vận hành không tuân theo quy tắc quản lý kỹ thuật: phải nắm rõ quy tắc vận
hành của hệ thống.
- Song chắn rác: có mùi hoặc bị nghẹt nguyên nhân là do nước thải bị lắng trước
khi tới song chắn rác. Cần làm vệ sinh liên tục.
- Bể điều hòa: chất rắn lắng trong bể có thể gây nghẹt đường ống dẫn khí. Cần
tăng cường sục khí liên tục và tăng tốc độ sục khí.
- Bể sục khí: bọt trắng nổi lên trên bề mặt là do thể tích bùn thấp; vì vậy, phải tăng
hàm lượng bùn hoạt tính. Bùn có màu đen là do hàm lượng oxy hòa tan trong bể thấp,
tăng cường thổi khí. Có bọt khí ở một số chỗ là do thiết bị phân phối khí bị hư hoặc
đường ống bị nứt, cần thay thế thiết bị phân phối khí và hàn lại đường ống; tuy nhiên, đây
là công việc khó khăn do hệ thống hoạt động liên tục vì vậy khi xây dựng và vận hành
chúng ta phải kiểm tra kỹ.
- Bể lắng: bùn đen nổi trên mặt là do thời gian tồn lưu quá lâu, cần loại bỏ bùn
thường xuyên. Nước thải không trong là do khả năng lắng của bùn kém, cần tằn hàm
lượng bùn trong bể sục khí,…


Chương 3: GIỚI THIỆU SƠ LƯƠC VỀ NHÀ MÁY ĐÔNG LẠNH THỦY SẢN
AFASCO
3.1 Tổng thể về nhà máy
3.1.1 Tên dự án

Nhà máy đông lạnh thủy sản AFASCO – An Giang thuộc công ty CP xuất nhập khẩu
AFASCO.
3.1.2 Vị trí địa lý của nhà máy


ĐỒ ÁN CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG

CBHD: TS NGUYỄN XUÂN HOÀNG

Địa điểm của nhà máy nằm trên địa bàn thuộc khóm An Hưng, phường Mỹ Thới, TP.
Long Xuyên có cá hướng tiếp giáp như sau:
Phía Đông Bắc giáp sông Hậu,
Phía Tây Bắc giáp nhà máy bêtong ly tâm An Giang,
Phía Tây Nam giáp đường ra Quốc lộ 91 và khu dân cư,
Phía Nam giáp khu dân cư
Tổng diện tích mặt bằng: 40.390 m2.
3.1.3 Qui mô nhà máy
− Tổng diện tích của nhà máy: 36.888 m2. Trong đó:
+ Diên tích cho khối nhà máy 18.376 m2,
2
+ Diện
Vận chuyển sống,
bằng tích
ghe cho khối phục vụ: 13.792 m ,

Tươi sống
Nguyên
+ Diện tích cho khối
phụ liệu
trợ:` 5.720 m2,
Không dịch bệnh
+ Diện tích giao thông nôi bộ: 334 m2.
3.2 Hoạt động sản xuất của nhà máy
Kiểm tra, phân loại, cân
Nước thải chứa nhớt,
chất, mộtliệu
phần Xử
vsvlý nguyên liệu
3.2.1tạpNguyên
− Mặt hàng sản xuất: các mặt hàng đông lạnh từ cá tra, cá basa.
− Công suất: 90 tấn nguyên liệu/ ngày, tương đương 9000 tấn thành phẩm/ năm.
Thao tác thủ công
Cắt tiết
SơvàđồChlorine
quy trình công
nghệ sản xuất
Nước thải chứa 3.2.2
mỡ máu





Fillet


Thao tác thủ công
Dao chuyên dùng

Lạng da

Máy lạng da

Sữa cá

Thao tác thủ công

Nước thải chứa tạp chất, máu, vsv

 Quy trình chế biến
Kiểm tra, Cân

Cấp đông

hát sinh chất thải rắn (bao bì hỏng, giấy bọc, găng tay…)

Mạ băng

Loại cá không đạt chất lượng

Từ - 350C - 400C

T0 < 40C

Bao gói


Bảo quản

Vận chuyển

Bảo quản T0: -180C

Có hệ thống lạnh


ĐỒ ÁN CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG

CBHD: TS NGUYỄN XUÂN HOÀNG

 Thuyết minh quy trình:

Cá được mua từ ác hầm, bè được vận chuyển về nhà máy bắng ghe đục để giữ cá
luôn tươi sống. KCS sẽ kiểm tra cảm quan (cá vẫn sống, không có dấu hiêu bị
bệnh,…) kiểm tra tờ khai xuất xứ nguyên liệu, tờ cam kết về thuốc kháng sinh,…
nguyên liệu không đạt yêu cầu sẽ được chứa riêng và vận chuyển trở ra ngoài. Đây
là khâu vào đầu tiên của dây chuyền nhưng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
rất nhiều nên cần phải thực hiện chính xác và nhanh chóng.
Sauk hi KCS kiểm tra, cá được đưa lên bàn cân bằng phi mũ màu xanh để xác
định khối lượng nguyên liệu đầu vào, là cơ sở để tính định mức sản phẩm.. Sau đó
qua khâu cắt tiết: Dùng dao bén bằng thép không gỉ cắt động mạch chủ của cá
bằng cách tay phải cầm dao, quay đầu cá về phía tay phải, bụng cá quay vào người
công nhân, tay trái giữ đuôi cá, tay phải ấn mũi dao vào phía trên mang cá, đẩy
nhẹ dao xuống mang cá phía dưới, máu sẽ chảy ra rồi cho cá vào bể.


ĐỒ ÁN CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG


CBHD: TS NGUYỄN XUÂN HOÀNG

Sau khi cắt tiết, cho cá vào bể chứa nước, ngâm rửa trong khoảng 10 ÷ 15 phút.
Sau đó dùng rổ vớt cá ra, cho vào thau và đưa lên bàn fillet bề mặt miếng cá phải
nhẵn, không có vế trầy xước, không làm rách thịt hoặc phạm thịt, không để xót thịt
quá nhiều. Cá được chuyển qua các khâu sữa cá, quay tăng trọng sau đó vào cấp
đông và thành phẩm.


Cấp đông:
Hạ thấp nhiệt độ sản phẩm một cách nhanh chóng để làm chậm sự hư hỏng của
sản phẩm, đảm bảo chất lượng cho sản phẩm.
Nhiệt độ tủ cấp đông : -40 ÷ -450C.
Nhiệt độ trung tâm sản phẩm: <-180C.
Thời gian cấp đông: 2 ÷ 2h30.
Đối với cấp băng bằng dây chuyền thẳng: Sau khi rửa xong, cá được đưa thẳng
đến băng chuyền phẳng (bel) và xếp lên bel. Nhiệt độ bell trước khi cho cá vào đạt
-30 ÷ -400C tùy theo size cá. Tốc độ bell có thể điều chỉnh cho phù hợp với nhiệt
độ size cá. Các miếng cá không được xếp dính vào nhau để tận dụng hết diện tích
bell. Thời gian cấp đông khoảng 15-30 phút tùy theo kích cỡ của miếng cá, nhiệt
độ trung tâm sản phaamr phải đạt ≤ -180C.
Công nhân vận hành máy phải kết hợp với KCS điều chỉnh tốc độ băng chuyền và
nhiệt độ sau cho sản phẩm đầu ra đạt ≤ -180C đồng thời không để cá bị cháy lạnh
do nhiệt độ quá thấp hay băng chuyền chạy quá chậm.
Đối với sản phẩm đông IQF sau khi cấp đông sản phẩm được mạ băng tùy theo
loại hàng. Nhiệt độ nước mạ băng < 40C, sau đó lại tái đông .




Mạ băng
Tách khuôn: Lật ngược khuôn lại, đưa vào thiết bị tách khuôn là có thể tách khối
cá ra. Nếu cá đông rời thì sau khi tách khuôn ta lấy các tấm PE ra, cho vào dụng
cụ chứa đựng riêng rồi tách rời từng miếng cá ra.
Mạ băng: Được thực hiện trong bể inox, cho nước và nước đá tinh khiết loại nhỏ
vào bể. Nhiệt độ nước trong bể là t<40C. Cân trọng lượng theo quy định rồi cho
vào rổ, nhúng rổ cá từ 2 ÷ 3 lần trong thời gian từ 3 ÷ 4 giây . Khi nhúng phải cho
nước ngập toàn bộ mặt cá trong rổ.


ĐỒ ÁN CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG

CBHD: TS NGUYỄN XUÂN HOÀNG

Đối với đông IQF, cá sau cấp đông được bel tải qua bồn nước mạ băng và sau đó
mới cân định lượng.
Mục đích: Bảo vệ sản phẩm, ngăn cản sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với không khí
trong kho lạnh, tránh sự oxy hóa, làm đẹp bề mặt sản phẩm, hạn chế dự thăng hoa
tinh thể nước đá, hạn chế sự hao hụt khối lượng sản phẩm trong quá trình bảo
quản.
Yêu cầu: Phải thực hiện đúng kỹ thuật để tạo lớp băng đầy đủ và đồng đều trên bề
mặt sản phẩm.


Bao gói: Tùy theo yêu cầu của khách hàng. Nếu là đông rời IQF thì có thể cho
5,10 hoặc 15 kg/túi PE có cùng cỡ, loại cho vào một thùng carton cho đủ số lượng
yêu cầu. Nếu là đông block thì cho hai block cá có cùng cỡ loại vào một thùng
carton.
Trước khi hàn kín miệng túi PE, cần xem lại tạp chất trên bề mặt miếng cá, nếu có
thì lấy ra. Mặt tronng cảu thùng carton có tráng một lớp sáp chống thấm. Bên

ngoài ghi đầy đủ các thông tin cần thiết và phù hợp với sản phẩm bên trong: Nước
sản xuất, Code EU, dạng chế biến, cỡ, loại, cách bảo quản, ngày sản xuất, hạn sử
dụng,.. Sau đó đậy nắp thùng lại, dùng máy đai nẹp 2 dây ngang, 2 dây dọc, cuối
cùng chuyển vào kho. Thời gian bao gói không quá 30 phút.
Kiểm kim loại: Đây là bước rất quan trọng. Cá có thể bị các mảnh kim loại nhỏ
bám vào hay xuyên vào trong. Thực phẩm nhiễm kim loại gây tác hịa sức khỏe
người tiêu dùng. Vì vậy, việc kiểm kim loại là đều bắt buộc không thể thiếu. Quá
trình kiểm kim loại bằng máy dò kim loại và tuân thủ theo thủ tục của hệ thống
HACCP của quy trình sản xuất,
Bảo quản: Saen phẩm khi xếp vào kho bảo quản phải áp dụng theo nguyên tắc “
Vào trước, ra trước”, nhiệt độ kho bảo quản t = -18 ± 20C. Sản phẩm sắp xếp trong
kho bảo quản phải đúng quy định và đảm bảo cho không khí lạnh lưu thông tốt.
Mục đích: Duy trì thành phẩm đông lạnh, giữ nguyên trạng thái và chất lượng cho
đến khi sản phẩm được phân phối đén tay người tiêu dùng.

3.3 Các nguồn ô nhiễm nguồn nước trong quá trình hoạt động của nhà máy

Nước thải nhà máy phát sinh chủ yếu gồm chủ yếu 2 nguồn chính: Nước thải sản
xuất, nước thải sinh hoạt.
3.3.1 Nước thải sinh hoạt


ĐỒ ÁN CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG

CBHD: TS NGUYỄN XUÂN HOÀNG

Nước thải sinh hoạt theo ĐTM đối với 1000 người thì lượng nước thải sinh hoạt
là: 1000 × 100 lít/ngày = 100000 lít/ ngày = 100 m3/ ngày.
Bảng 3.1 Kết quả phân tích mẫu nước thải sinh hoạt của nhà máy
ST

T
1
2
3
4
5
6
7

Các chỉ tiêu

pH
SS
COD
BOD5
Nitơ
Phospho tổng
Coliforms

8

Đơn vị

mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
MPN/100m

l
mg/L

Nồng
độ

100
250
110
20
4

Tải lượng
(g/người/ngày)

35-50
115-125
35-50

QCVN
14:2008/
BTNMT
Cột A
5-9
50
30
10
3000

Dầu mỡ động

10
vật
 Nước thải sản xuất
Theo tính toán ở ĐTM, tổng lượng nước thải sản xuất sau mở rộng là 748
m3/ngày.
Bảng 3.2: Kết quẩ phân tích nước thải sản xuất của nhà máy
STT
1
2
3
4
5
6
7
8

Các chỉ tiêu

Đơn vị

Nồng độ

QCVN 14:2008/
BTNMT
Cột A

pH
mg/L
7,2
6-9

SS
mg/L
1020
50
COD
mg/L
2032
50
BOD5
mg/L
1178
30
Nitơ
mg/L
109
30
Phospho tổng
mg/L
27
4
6
Coliforms
MPN/100ml 2.10
3000
Dầu mỡ động
mg/L
673
10
vật
(Nguồn: TT Ứng dụng khoa học công nghệ An Giang, 11/2005)

 Nhận xét:
 Qua bảng 3.1 và 3.2 ta thấy: Nước thải sinh hoạt cũng như nước thải sản xuất của
nhà máy đều vượt ngưỡng so với quy chuẩn của từng loại nước thải, nếu thải trực
tiếp vào nguồn tiếp nhận sẽ làm ô nhiễm nguồn nước mặt tại khu vực. Bên cạnh
đó. Ta thấy thành phần và tính chất của 2 loại nước thải này có sự tương đồng. Để


ĐỒ ÁN CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG

CBHD: TS NGUYỄN XUÂN HOÀNG

thuận tiện cho công tác thu gom và xử lý nên 2 loại nước thải này sẽ được xử lý
chung.
 Nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất của nhà máy sẽ được xử lý chung đầu ra
đạt loại A QCVN 11:2008/BTNMT về nước thải công nghiệp chế biến thủy sản.
 Vì 2 loại nước thải này được xử lý chung nên nồng độ hôn hợp sẽ được tính lại
dựa trên công thức sau:
Qhh = 100 + 748 = 848 m3/ ngày

Chh=
Phép tính này áp dụng cho các chỉ tiêu trong bảng, ngoại trừ pH không được tính
theo công thức này.
Áp dụng pháp tính này ta được:
Bảng 3.3: Nồng độ hỗn hợp của nhà máy
STT

Các chỉ tiêu

Đơn vị


Nồng độ

QCVN 14:2008/
BTNMT
Cột A

1
2
3
4
5
6
7
8

pH
mg/L
7,2
6-9
SS
mg/L
911,5
50
COD
mg/L
1821,9
50
BOD5
mg/L
1052,1

30
Nitơ
mg/L
98,5
30
Phospho tổng
mg/L
24,3
4
Coliforms
MPN/100ml 1,7*106
3000
Dầu mỡ động
mg/L
593,6
10
vật
 Phân tích thành phần nước thải và mức độ ô nhiễm cần xử lý:

Bảng 3.4: Thành phần, thông số mức độ cần xử lý của nước thải
Các chất ô
nhiễm hay điều
kiện hệ thống
SS

Dầu mỡ động vật

Nồng độ
Các chất ô nhiễm Tới hạn
911,5 mg/l


>125 mg/l

0,58

>0,5 mg/l

593,6

>35

Loại hình cần xử lý
Lắng sơ cấp, bể tuyển nổi,
hoặc bể lọc
Xử lý sinh học( bể bùn hoạt
tính, bể lọc sinh học nhỏ
giọt, đĩa quay sinh học).
Tuyển nổi hay tách dầu


ĐỒ ÁN CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG

CBHD: TS NGUYỄN XUÂN HOÀNG

BOD5:N:P

1052,1:98,5:24,3= 100:5:1
100:9,36:2,3

pH


7,2

Ta thấy nước thải dư N và P
Dựa vào khả năng loại bỏ N
và P của bể bùn hoạt tính là
khoảng 30% - 40% để ước
tính lượng N và P còn xem
có vượt tiêu chuẩn hay
không?
Nếu:
Lượng Ndư còn lại sáu bể
bùn hoạt tính chưa đạt
QCVN 11:2008 loại A (có
thể khử Nitrat hóa).
Lượng Pdư còn lại sau bể bùn
hoạt tính chưa đạt QCVN
11:2008 loại A (Có thể cho
hóa chất vào để tạo kết tủa)

6,5-8,5

Nước thải đầu vào
Bể Lắng Cát

Hóa chất

Sông Chắn Rác
Bể tách dầu
Keo TụBể Điều Lưu

Tạo Bông
Chương 4: ĐỀ XUẤT VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ PHÙ HỢP
Khuấy trộn
VỚI NHÀ MÁY
4.1 Đề xuất phương án:
4.1.1
Phương án 1:
Bể Lắng
Bể anoxic
Sơ Cấp
Hoàn Lưu Bùn

Cấp khí
Hóa chất

Aeroten

Bể Khử Trùng

Bể Lắng
Thứ Cấp
Sân Phơi Bùn


ĐỒ ÁN CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG

CBHD: TS NGUYỄN XUÂN HOÀNG

Nguồn nhận QCVN
11/2008- cột A

Đường đi bùn thải bỏ
Đường đi bùn hoàn lưu
Đường đi nước thải
Hình 4.1: Sơ đồ xử lý nước thải phương án 1
 Thuyết minh quy trình:

Sông chắn rác: Nhà thải của nhà qua sẽ được đưa đến kênh dẫn đưa vào xử lý,
nước thải qua sông chắn rác sẽ giữ lại rác có kích thước lớn hơn khe lưới chắn rác
như: xương cá, da cá, các mãnh vụn, bọc nylong,,,
Bể lắng cát: bản chất của cát, sỏi không phải là chất gây ô nhiễm nhưng với thành
phần này có trong hệ thống sẽ ảnh hưởng đến các thiết bị trong hê thống. Do đó bể
lắng cát được thiết kế để loại bỏ các thành phần này.
Bể tách dầu: Do đặc tính của nhà máy chứa hàm lượng dầu mỡ cao nên bể tách
dầu mỡ được thiết kế nhằm giảm một phần dầu mỡ trước khi vào bể điều lưu.
Bể điều lưu: Do hoạt động sản xuất của nhà máy không ổn định trong ngày, cũng
như theo mua nên lượng nước thải sản xuất không đồng đều. Trong khi đó các hệ


ĐỒ ÁN CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG

CBHD: TS NGUYỄN XUÂN HOÀNG

thống sinh học phải được cung cấp nước thải đều đặn. Bể điều lưu được thiết kế
nhằm điều hòa lưu lượng nước thải và các chất cần xử lý.
Bể keo tụ- tạo bông: Nâng cao hiệu quả loại bỏ SS, BOD5, COD, TP, vi khuẩn
của các công đoạn đi sau nó.
Bể lắng sơ cấp: để loại bỏ các chất rắn có khả năng lắng (chất vô cơ và hữu cơ
không), ở bể này quá trình lắng sẽ diễn ra mạnh mẽ bởi phía tría có quá trình keo
-tụ-tạo bông.
Bể Anoxic: Là bể thiếu khí, ở đây lượng oxy cũng được cấp nhưng rất ít. Bể sẽ

được hoàn lưu nước thải từ bể thiếu khí và bùn hoàn lưu từ bể lắng thứ cấp để quá
trình khử nitrat diễn ra.
Bể Aeroten: chủ yếu loại bỏ các chất hữu cơ dạng hòa tan và các hạt keo.
Bể lắng thứ cấp: Chủ yếu loại bỏ các tế bào vi khuẩn nằm ở dạng các bông cặn
hay các màng sinh học.
Bể khử trùng: Loại bỏ các tế bào vi khuẩn để đảm bảo chỉ tiêu vi sinh đầu ra của
nước thải.
Sân phơi bùn: Xử lý bùn sinh ra của các công đoạn xử lý phía trước.

Nước thải đầu vào

Bể Lắng Cát

Hóa chất

Sông Chắn Rác
Bể tách dầu
4.1.2

Phương án 2:
Bể Điều Lưu

Keo TụTạo Bông

Khuấy trộn
Bể tuyển nổi
Bể anoxic
Hoàn Lưu Bùn
Aeroten


Bể Lắng
Thứ Cấp

Cấp khí
Hóa chất

Nguồn nhận QCVN
Bể Khử Trùng
11/2008- cột A

Sân Phơi Bùn


ĐỒ ÁN CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG

CBHD: TS NGUYỄN XUÂN HOÀNG

Đường đi bùn thải bỏ
Đường đi bùn hoàn lưu
Đường đi nước thải
Hình 4.1: Sơ đồ xử lý nước thải phương án 2

 Thuyết minh quy trình:

Sông chắn rác: Nhà thải của nhà qua sẽ được đưa đến kênh dẫn đưa vào xử lý,
nước thải qua sông chắn rác sẽ giữ lại rác có kích thước lớn hơn khe lưới chắn rác
như: xương cá, da cá, các mãnh vụn, bọc nylong,,,
Bể lắng cát: bản chất của cát, sỏi không phải là chất gây ô nhiễm nhưng với thành
phần này có trong hệ thống sẽ ảnh hưởng đến các thiết bị trong hê thống. Do đó bể
lắng cát được thiết kế để loại bỏ các thành phần này.

Bể tách dầu: Do đặc tính của nhà máy chứa hàm lượng dầu mỡ cao nên bể tách
dầu mỡ được thiết kế nhằm giảm một phần dầu mỡ trước khi vào bể điều lưu.
Bể điều lưu: Do hoạt động sản xuất của nhà máy không ổn định trong ngày, cũng
như theo mua nên lượng nước thải sản xuất không đồng đều. Trong khi đó các hệ
thống sinh học phải được cung cấp nước thải đều đặn. Bể điều lưu được thiết kế
nhằm điều hòa lưu lượng nước thải và các chất cần xử lý.


ĐỒ ÁN CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG

CBHD: TS NGUYỄN XUÂN HOÀNG

Bể keo tụ- tạo bông: Nâng cao hiệu quả loại bỏ SS, BOD5, COD, TP, vi khuẩn
của các công đoạn đi sau nó.
Bể tuyển nổi: để loại các chất lơ lửng và cô đặc bùn sinh học.
Bể Anoxic: Là bể thiếu khí, ở đây lượng oxy cũng được cấp nhưng rất ít. Bể sẽ
được hoàn lưu nước thải từ bể thiếu khí và bùn hoàn lưu từ bể lắng thứ cấp để quá
trình khử nitrat diễn ra.
Bể Aeroten: chủ yếu loại bỏ các chất hữu cơ dạng hòa tan và các hạt keo.
Bể lắng thứ cấp: Chủ yếu loại bỏ các tế bào vi khuẩn nằm ở dạng các bông cặn
hay các màng sinh học.
Bể khử trùng: Loại bỏ các tế bào vi khuẩn để đảm bảo chỉ tiêu vi sinh đầu ra của
nước thải.
Sân phơi bùn: Xử lý bùn sinh ra của các công đoạn xử lý phía trước.

Nước thải đầu vào
4.1.3

Bể Lắng Cát


Hóa chất

Phương
3 Rác
Sôngán
Chắn
Bể tách dầu

Bể Điều Lưu

Keo TụTạo Bông

Khuấy trộn
Bể anoxic

Bể lắng
Sơ cấp

Hoàn Lưu Bùn
Bể Lắng
Thứ Cấp
Cấp khí
Đường điNguồn
bùn thải
bỏ QCVN
nhận
Bể
Khử
Trùng
lọc sinh

học
Hóa chất Đường đi bùnBể
hoàn lưu
11/2008cột
nhỏ giọtA
Đường đi nước thải

Sân Phơi Bùn


ĐỒ ÁN CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG

CBHD: TS NGUYỄN XUÂN HOÀNG

Hình 4.1: Sơ đồ xử lý nước thải phương án 3
 Thuyết minh quy trình

Sông chắn rác: Nhà thải của nhà qua sẽ được đưa đến kênh dẫn đưa vào xử lý,
nước thải qua sông chắn rác sẽ giữ lại rác có kích thước lớn hơn khe lưới chắn rác
như: xương cá, da cá, các mãnh vụn, bọc nylong,,,
Bể lắng cát: bản chất của cát, sỏi không phải là chất gây ô nhiễm nhưng với thành
phần này có trong hệ thống sẽ ảnh hưởng đến các thiết bị trong hê thống. Do đó bể
lắng cát được thiết kế để loại bỏ các thành phần này.
Bể tách dầu: Do đặc tính của nhà máy chứa hàm lượng dầu mỡ cao nên bể tách
dầu mỡ được thiết kế nhằm giảm một phần dầu mỡ trước khi vào bể điều lưu.
Bể điều lưu: Do hoạt động sản xuất của nhà máy không ổn định trong ngày, cũng
như theo mua nên lượng nước thải sản xuất không đồng đều. Trong khi đó các hệ
thống sinh học phải được cung cấp nước thải đều đặn. Bể điều lưu được thiết kế
nhằm điều hòa lưu lượng nước thải và các chất cần xử lý.
Bể keo tụ- tạo bông: Nâng cao hiệu quả loại bỏ SS, BOD5, COD, TP, vi khuẩn

của các công đoạn đi sau nó.
Bể lắng sơ cấp: Nước được cung cấp bằng cách phun thành giọt đều từ trên
xuống đo qua lớp vật liệu làm giá thể để xử lý. Ở đáy bể ta thiết kế hệ thống cung


×