Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

HỆ THỐNG ÂM THANH, LÊ THANH PHÚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 29 trang )

HỆ THỐNG ÂM THANH
Người biên soạn: Lê Thanh Phúc

1. KHÁI QT
1.1 Giới thiệu
Hệ thống âm thanh là một thiết bị để tạo ra mơi trường làm việc thoải mái cho người lái
giống như điều hồ khơng khí. Các bản nhạc từ đĩa CD hoặc chương trình phát thanh âm
nhạc từ hệ thống âm thanh sẽ làm cho người lái được thoải mái. Người lái cũng cần có
các thơng tin về tình trạng về hệ thống giao thơng cũng như thơng tin về thời sự.

Ở hệ thống âm thanh của ơ tơ, người ta trang bị chủ yếu là chức năng thu sóng radio và
chạy băng cassette. Tuy nhiên do tính ưu việt của cơng nghệ kỹ thuật số, ở các đời xe gần
đây có trang bị đầu đĩa CD để có thể dùng các tín hiệu kỹ thuật số.
Loa âm cao

Radio hay
Máy quay băng/đóa CD

Loa âm trầm

Ăng ten

Bộ đổi đóa
CD tự động

Loa

Bộ khuyếch đại của loa âm trầm

Vì người ta có hai tai nên có thể xác định được nguồn phát âm thanh ngay cả khi ta nhắm
mắt . Đó là vì hướng của âm thanh có thể được xác định dựa trên sự khác biệt về âm


lượng của âm thanh hay là thời gian trễ khi tai phải và tai trái nhận âm thanh. Vì các tai ở
1


phía bên trái và phía bên phải của đầu, nên có thể xác định chính xác hướng của âm thanh
theo phương nằm ngang nhưng khơng thể xác định hướng của âm thanh theo phương
thẳng đứng. Ngồi ra dễ nhầm lẫn với âm thanh được phát ra từ phía trước và phía thấp.
Hệ thống âm thanh Stereo sử dụng khả năng định hướng của con người cũng như độ lớn
và độ trễ của âm thanh từ các loa bên trái và bên phải để tạo ra sự cảm nhận âm thanh
thực ba chiều.

1.2 Cấu tạo
Cấu tạo của hệ thống âm thanh khác nhau tuỳ theo loại xe và cấp nội thất. Trong một số
trường hợp, khách hàng lựa chọn các bộ phận của hệ thống âm thanh ở nơi bán hàng,
nhìn chung có các bộ phận đây.
Ăng ten
Radio

Bộ khuyếch đại

Loa

CD

Băng cassette
Máy quay băng/đóa CD

1. Radio
Ăng ten thu sóng Radio được truyền đi từ đài phát thanh và chuyển thành tín hiệu âm
thanh rồi gửi tới bộ khuyếch đại. Phần lớn các Radio ngày nay đều có thể nhận sóng

AM/FM và có một bộ dò sóng điện tử được điều khiển bằng một máy tính nhỏ.
2. Máy quay băng/ đĩa CD
Máy quay băng đọc tín hiệu analog trên băng từ và gửi tín hiệu âm thanh tới bộ khuyếch
đại. Thiết bị này có chức năng tự động quay ngược và chức năng chọn tự động .v.v. Đầu
đọc CD đọc tín hiệu số trên đĩa quang rồi thực hiện sự chuyển đổi D-A (số/Analog) và
gửi âm thanh tới bộ khuyếch đại. Vì sử dụng tín hiệu số nên âm thanh của đĩa CD rõ hơn
so với băng từ. Một trong những thuận lợi cơ bản của đĩa CD là chúng ta có thể lựa chọn
bài hát rất nhanh.
3. Bộ khuyếch đại
Bộ khuyếch đại được dùng để khuyếch đại tín hiệu từ Radio, băng từ, đĩa CD... và gửi tín
hiệu này tới các loa.
2


4. Loa
Loa được dùng để chuyển tín hiệu điện đã được khuyếch đại thành dao động âm thanh
trong không khí. Để nghe được tín hiệu âm thanh Stereo nhất thiết phải có 2 loa.
1.3 Các đặc điểm
Hệ thống âm thanh trên ô tô cũng nhhệ thống âm thanh ở trong nhà. Tuy nhiên hệ thống
âm thanh sử dụng trên ô tô có điều kiện làm việc khó khăn hơn. Sau đây là một số đặc
điểm của hệ thống âm thanh này.
1. Hệ thống sử dụng điện ắc qui của ô tô
Hệ thống âm thanh ô tô sử dụng điện từ ắc qui của xe. Điện áp của hệ thống là 12 V
(hoặc 24V).
2. Hệ thống phải chịu tác động của giao động xe và bụi
Hệ thống âm thanh trên ô tô được thiết kế để chịu các dao động và bụi bặm khi xe chạy
trên đường xấu.v.v.
3. Độ nhạy của hệ thống rất tốt
Bộ thu sóng Radio được thiết kế có độ nhạy cao để có thể nhận được tín hiệu khi xe chạy
qua khu vực có sóng Radio yếu. Độ mạnh của sóng Radio thay đổi tuỳ theo vị trí. Thiết

bị thu sóng Radio được trang bị một mạch (AGC) để điều chỉnh sự thay đổi này.
4. Dễ điều khiển
Hệ thống âm thanh trên ô tô được điều khiển rất dễ dàng khi lái xe. Bộ thu sóng Radio có
cơ cấu nút bấm và chức năng tự động dò sóng.
5. Độ nhạy cảm thấp với các nhiễu điện
Trên ô tô có rất nhiều thiết bị như hệ thống đánh lửa, hệ thống nạp và motor có thể tạo ra
nhiễu điện. Hệ thống âm thanh trên ô tô có rất nhiều mạch điện tử để ngăn không cho
những nhiễu điện này lọt vào hệ thống.
6. Ít nhạy cảm với khí hậu nóng lạnh
Nhiệt độ bên trong cabin về mùa hè rất cao (trên 800C). Mặt khác nhiệt độ bên trong
cabin về mùa đông lại rất thấp (dưới -200C). Hệ thống âm thanh trên ô tô được thiết kế để
làm việc tốt trong sự thay đổi nhiệt độ rộng này.

3


2. RADIO
2.1. Khái quát
Máy thu Radio lựa chọn chương trình mong muốn từ rất nhiều đài phát. Trong dải sóng
phát thanh, Radio đó có băng AM và FM. Máy thu sẽ nhận các sóng này và phân biệt
giữa băng AM và FM, máy thu Radio có thể nhận cả các sóng thuộc băng AM và FM có
hai núm dò sóng cho các băng AM và FM. Việc lựa chọn các băng này được thực hiện
bằng một núm điều khiển. Vì ôtô di chuyển qua rất nhiều vị trí như thành phố, thị trấn,
nông thôn và miền núi nên độ mạnh của sóng Radio mà máy thu nhận được qua ăng ten
cũng thay đổi rất lớn. Do đó hệ thống Radio trên xe phải có độ nhạy cao để có thể nhận
được tín hiệu Radio ở những nơi che khuất bởi các toà nhà hoặc các ngọn núi. Việc giảm
nhiễu không cần thiết được điều chỉnh bởi các mạch AGC-ATC-ASC
2.2. Chức năng của Radio
Ngoài việc lựa chọn các chương trình phát thanh thông qua ăng ten Radio còn loại bỏ
những sóng mang tín hiệu điện (sóng mang + tín hiệu âm thanh) để tạo ra tín hiệu âm

thanh. Quá trình này được gọi là sự giải điều biến. Tín hiệu âm thanh của âm nhạc và
giọng nói truyền từ đài phát được trộn với sóng mang và trở thành tín hiệu điều biến.
Do đó để chuyển tín hiệu này thành tín hiệu âm nhạc và giọng nói, cần thiết phải loại bỏ
sóng mang và chỉ giữ lại tín hiệu âm thanh. Vì việc phát sóng FM sử dụng phương pháp
Stereo nên tín hiệu khác nhau giữa bên phải và bên trái được truyền đi. Do đó, máy thu
Radio FM cũng phải có chức năng để phân biệt tín hiệu được tổng hợp đối với bên trái và
bên phải.
Vì tín hiệu âm thanh do máy thu nhận được là rất yếu nên cần có bộ khuyếch đại để
khuyếch đại tín hiệu này đủ cho loa phát ra âm thanh.Bộ khuyếch đại này có thể được đặt
ngay trong máy thu mà cũng có thể để rời giống nhbộ Stereo.

2.3. Băng sóng AM và FM
Việc phát các sóng ở băng AM và FM khác nhau ở phương pháp điều biến (phương pháp
trộn giữa tín hiệu âm thanh và sóng mang). AM là chữ viết tắt của điều biến theo biên độ
tức là thay đổi biên độ của sóng mang theo tín hiệu âm thanh. FM là chữ viết tắt của điều
biến theo tần số tức là biến đổi tần số sóng mang theo tín hiệu âm thanh. Ta thấy có một
số sự khác nhau sau đây khi so sánh sóng phát thanh AM và FM.

4


- Sóng FM có chất lượng âm thanh tốt ít tiếng ồn hơn so với sóng AM. Tất cả các sóng
FM đều là sóng Stereo còn sóng AM là sóng mônô ngoại trừ một số đài phát thanh (hoặc
chương trình).
- Sóng AM sử dụng sóng trung và FM sử dụng các sóng có tần số cao. Diện tích phủ
sóng của sóng AM rộng hơn so với sóng FM.
Chức năng của Radio
1. Chức năng thiết lập trước chương trình
Bằng cách lưu trữ sóng phát thanh vào nút đặt trước “Preset”, người sử dụng có thể lựa
chọn chương trình mà mình thích bằng cách nhấn vào nút này.

2. Chức năng tìm kiếm tự động (SEEK)
Bằng cách ấn vào nút chọn sóng, các tần số nhận được sẽ thay đổi theo thứ tự. Khi hệ
thống xác định được độ mạnh nhất định của sóng Radio nhận được nó sẽ dừng việc tìm
kiếm và phát ra chương trình của đài phát.
2.4 Ăng ten
Ăngten là cửa vào tín hiệu của Radio và vì vậy nó là một phần rất quan trọng để tái tạo
âm thanh tốt.
Hai loại ăngten sau đây được sử dụng trên ô tô là: Ăngten cần và Ăngten in sẵn ở kính
sau. Ăngten cần có thể được chia ra thành các loại sau: Loại lắp ở bađờ sốc trước hoặc
sau và loại lắp ở nửa trần xe phía sau. Ăngten loại môtơ có thể tự động dựng lên hạ
5


xuống khi bật và tắt công tắc. Loại Ăngten in sẵn ở kính sau có sơn dẫn điện trên kính
sau. Đặc điểm của loại Ăngten này là không phải nâng lên hạ xuống như Ăngten cần,
không gây nhiễu do gió và tuổi thọ cao không bị gấp hoặc cọ sát.

3. Ăng ten và độ nhạy thu sóng
Sóng Radio do ăngten bắt được là những tín hiệu điện có cường độ điện rất yếu được
truyền tới Radio thông qua cuộn dây điện gọi là cáp đồng trục. Để thu được sóng Radio
vào ăng ten, chiều dài của nó phải bằng nửa chiều dài bước sóng của Radio. (Ví dụ khi
đài phát sóng ở băng sóng AM với tần số1300 KHz, thì Ăngten cần phải có chiều dài là
115 m ). Không thể đặt một ăngten dài như vậy trong ôtô, nhưng ăngten trang bị trên ô tô
cần phải dài tới mức có thể được. Khi dùng ăngten cần, để nghe được âm thanh có chất
lượng tốt thì cần phải kéo dài hết ăngten. Trong trường hợp Ăngten in sẵn ở kính sau,
ngay cả một vết xước nhỏ ở chỗ in cũng làm cho độ nhạy giảm đi.
4. Ăng ten và tiếng ồn
Tín hiệu điện do ăngten bắt được đi vào radio thông qua lõi dây của cáp đồng trục. Nếu
có bất kỳ một âm thanh nào khác ngoài sóng radio được đưa vào thì sẽ có nhiễu trong
radio và việc nghe chương trình radio sẽ rất khó khăn. Các trang thiết bị điện trên xe như

hệ thống đánh lửa, hệ thống nạp và motor điện tạo ra rất nhiều nhiễu khác nhau. Để ngăn
nhiễu này lõi dây của cáp đồng trục được bọc một lớp bảo vệ. Lớp bảo vệ dạng lới này
ngăn chặn nhiễu và tiếp đất.

6


Ăngten in trên kính
Đây là loại ăngten được in trên kính hậu của xe. Các tín hiệu điện được ăngten thu được
phải được khuyếch đại bởi bộ khuyếch đại do nguyên nhân sau đây:
- Độ nhạy của loại ăng ten này kém hơn Ăngten cần
- Khoảng cách giữa Ăngten và radio lớn và tín hiệu nhận được yếu.

Ăngten FM linh hoạt
Hệ thống Ăngten này duy trì tình trạng thu tín hiệu tốt bằng cách kết hợp hai ăngten để
loại bỏ tình trạng nhận tín hiệu xấu như tín hiệu tăng dần hoặc giảm dần. Nhìn chung loại
ăng ten này có một ăng ten chính và một ăng ten phụ. Khi độ nhạy của ăngten chính kém
thì hệ thống sẽ so sánh độ nhạy giữa ăng ten chính và ăng ten phụ để chọn ra độ nhạy tốt
hơn.

7


Ăngten trên trần xe
Ăngten trần xe chỉ dài bằng 1/8 ăngten cần thông thường do đó nó không chạm vào
đường hầm hoặc cửa ra vào chỗ đỗ xe. Để nâng cao độ nhạy, một bộ khuyếch đại ăngten
được lắp đặt lên đế của ăngten do đó nó có thể nhận sóng radio tốt như các ăngten cần
thông thường.
Đây là loại ăng ten có thể tháo rời. Khi ăngten bị hỏng có thể tháo ra bằng cách vặn
ngược theo kim đồng hồ.


2.5 Những vấn đề về thu sóng radio
Vì radio của xe phụ thuộc vào chiều dài Ăngten và nhiễu của xe, nên diện tích phủ sóng
mà xe có thể nhận được các chương trình của đài phát là rất nhỏ. Nhiễu ở đây là nhiễu
xung. Nhìn chung sóng FM cho ta chất lượng âm thanh tốt. Tuy nhiên, vì ô tô cũng hoạt
động ở những nơi mà sóng radio yếu nên điều này không phải lúc nào cũng đúng.
- Sóng phát thanh AM
8


Sóng phát thanh AM dễ ảnh hưởng bởi nhiễu xung quanh. Nếu có tia lửa điện ở nơi có
sóng radio hoặc ở những nơi như gần tín hiệu giao thông, đường dây điện hoặc đường tầu
đi, thì dễ gây ra nhiễu. Ngoài ra, hệ thống âm thanh ô tô cũng dễ ảnh hưởng bởi nhiễu
điện tạo ra bởi các bộ phận của ô tô nơi có lắp đặt hệ thống âm thanh như bugi, cuộn dây
đánh lửa và máy phát điện. Các nhiễu từ các hiện tượng tự nhiên hoặc các nguồn khác thì
có thể dễ dàng tránh được.
Khi dòng điện chạy trong các thiết bị điện (đặc biệt là các cuộn dây) mà các thiết bị này
được đóng ngắt bằng các công tắc hay relay, thì tia lửa điện sẽ được tạo ra giữa các điểm
tiếp xúc. Các tia lửa này tạo ra các xung điện không mong muốn gọi là hoặc "nhiễu" sẽ
được bổ sung vào dòng điện đang chạy trong dây dẫn nối với các tiếp điểm của công tắc
hay relay. Các nguồn gây nhiễu khác có thể là máy phát điện xoay chiều, các dòng điện
xung được tạo ra từ ECU động cơ.v.v. Những nhiễu điện này có ảnh hưởng ngược lại tới
hệ thống âm thanh ô tô, gây ra nhiễu ở loa.

Các biện pháp chống nhiễu tiếng ồn
<1> Hệ thống đánh lửa
Điện áp cao được tạo ra từ cuộn cao áp được truyền tới bugi thông qua các dây cao áp.
Điện áp cao này tạo ra xung nhiễu rất mạnh ở cuộn dây cao áp và bugi. Nhiễu điện này
lan tỏa vào nắp capô và từ đó đi vào ăngten radio. Để ngăn chặn việc tạo ra nhiễu này,
các biện pháp sau đây cần phải được thực hiện.


9


• Dây cao áp
Dùng lõi trở kháng hoặc lõi cuốn làm lõi của dây cao áp để chuyển thành phần nhiễu này
của dòng điện thành nhiệt năng.

• Các bugi loại có điện trở
Một điện trở được cấy vào lõi của bugi để giảm nhẹ thành phần nhiễu điện.
• Tiếp mát nắp capô
Người ta dùng giảm chấn nắp capô làm bằng cao su dẫn điện để nối nắp capô với thân xe

10


Một số xe có trang bị bộ lọc nhiễu điện cho cuộn đánh lửa trên động cơ.
<2> Còi
Khi còi hoạt động, tạo ra nhiễu điện tại các điểm đóng ngắt còi. Để giảm nhiễu điện này,
người ta lắp một biến trở song song với tiếp điểm còi.

<3> Motor gạt nước
Khi motor gạt nước hoạt động, tạo ra nhiễu điện tại chổi than của motor.
Do nhiễu điện tạo ra ở chổi than, nên phải lắp một tụ điện trong mạch điện. Nhiễu điện
được hấp thụ bởi điện trở và chuyển thành nhiệt. Ở một số xe, cuộn cảm ứng được nối
vào bên ngoài motor.

11



<4> Bộ tạo nháy đèn xinhan
Khi bộ tạo nháy đèn xinhan hoạt động, tiếp điểm relay của bộ tạo nháy đóng mở liên tục.
Kết quả là tạo ra nhiễu điện ở tiếp điểm relay và cuộn dây.
Người ta nối một tụ điện để ngăn không cho nhiễu điện tạo ra trong mạch cung cấp điện

(4) Hiện tượng sóng phát thanh yếu dần
Về ban đêm khi phản xạ của tầng điện li trở nên mạnh hơn, sóng phản xạ và sóng lan
truyền trực tiếp từ ăng ten của đài phát gây nhiễu lẫn nhau và âm thanh của giọng nói có
thể thay đổi. Hiện tượng này gọi là hiện tượng tín hiệu sóng giảm dần. Vì sự phản xạ của
tầng điện ly làm cho khu vực phủ sóng của sóng phát thanh AM trở nên rộng hơn tín hiệu
từ đài phát thanh có thể gây nhiễu

12


- Sóng phát thanh FM
Sóng phát thanh FM khác với sóng phát thanh AM. Sự ảnh hưởng của nhiễu trong khu
vực phủ sóng là rất thấp và không có phản xạ của tầng điện ly. Kết quả là hiện tượng tín
hiệu sóng giảm dần không xảy ra nhưng hiện tượng nhiễu nhâm thanh giảm dần hoặc
hiện tượng sóng phản xạ có thể xảy ra.
Hiện tượng âm thanh giảm dần
Vì tần số của sóng radio FM cao nên nó bị phản xạ bởi đồi núi hoặc các công trình bằng
bê tông. Khi ô tô chạy trong các khu vực này sóng radio trở nên rất yếu, âm thanh có thể
mất đột ngột và nhiễu nặng có thể xảy ra. Hiện tượng này được gọi là hiện tượng sóng
âm thanh giảm dần.

13


Hiện tượng đa đường truyền do phản xạ

Khi nhận sóng phát thanh FM, sóng radio được truyền trực tiếp từ ăng ten của đài phát và
phản xạ bởi các vật cản rồi truyền tới máy thu. Sóng trực tiếp và sóng phản xạ cùng
truyền một lúc. Chúng gây nhiễu lẫn nhau và do đó tạo ra nhiễu cũng như sự méo mó tín
hiệu. Hiện tượng này gọi là hiện tượng đa đường truyền do phản xạ.

14


3. BỘ KHUYẾCH ĐẠI VÀ LOA
3.1 Bộ khuyếch đại
Tín hiệu âm thanh từ băng cassette, hoặc máy thu radio là rất yếu, do đó chúng ta không
thể nghe được trực tiếp từ loa. Bộ khuyếch đại là thiết bị dùng để khuyếch đại âm thanh
từ máy quay băng hoặc từ máy thu radio sau đó chuyển tới loa. Đối với các máy thu và
máy quay băng thông thường, bộ khuyếch đại được đặt ngay bên trong. Tuy nhiên, gần
đây một số bộ khuyếch đại được thiết kế thành một bộ phận trong hệ thống âm thanh.
Bộ khuếch đại gồm có khuyếch đại điều khiển (cũng thường gọi là khuyếch đại sơ bộ) và
khuyếch đại công suất (cũng còn gọi là khuyếch đại chính). Một số bộ khuyếch đại được
thiết kế độc lập một số được đặt ngay trong máy thu và máy quay băng.
Trong sóng phát thanh Stereo, có hai loại tín hiệu do vậy cần phải có hai bộ khuyếch đại.
Đối với loại bốn loa thì hệ thống Stereo cần phải có bốn bộ khuyếch đại.
- Bộ khuyếch đại điều khiển
Bộ khuyếch đại điều khiển được dùng để điều khiển khuyếch đại công suất. Nó được đặt
trước khuyếch đại công suất. Nó chuyển mạch tín hiệu đầu vào giữa radio và máy quay
băng và điều khiển âm lượng, cân bằng âm thanh, tông giọng. v.v. Nhìn chung việc điều
khiển tông giọng gồm có hai loại là giọng trầm và giọng cao. Trong trường hợp này độ
mạnh của giọng trầm và giọng cao có thể điều khiển độc lập.
- Khuyếch đại công suất
Bộ khuyếch đại công suất khuyếch đại tín hiệu từ bộ khuyếch đại điều khiển với một hệ
số ổn định và phát thanh ở loa. Do đó khi tín hiệu từ bộ khuyếch đại điều khiển yếu, thì
âm thanh ở loa cũng yếu khi tín hiệu từ bộ khuyếch đại điều khiển khoẻ, thì âm thanh ở

loa cũng to.
Công suất của bộ khuyếch đại cho biết mức độ âm thanh to nhỏ mà loa có thể phát ra và
được đo bằng đơn vị oát (W). Do đó, công suất càng cao thì âm thanh càng lớn. Ở hệ
thống âm thanh trên ôtô công suất cần thiết để người lái có thể nghe được chỉ là vài oát
nhưng người ta dùng bộ khuyếch đại tới 20-30 oát. Đó là vì sử dụng bộ khuyếch đại có
công suất lớn sẽ làm cho âm thanh ít bị méo và dễ chịu.
3.2 Loa
Loa chuyển tín hiệu được khuyếch đại ở bộ khuyếch đại thành âm thanh. Hệ thống loa
gồm có loa ở dải tần số thấp (âm trầm), loa ở dải tần số trung, loa ở dải tần số cao và loa
15


ở toàn bộ dải tần (Loa toàn tần). Ngoài ra còn có các loa hai màng và loa ba màng: Loa
hai màng, thì tách tần số phát lại thành hai dải từ thấp đến trung bình và cao và âm thanh
ở loa tần số thấp và loa tần số cao để tạo ra âm thanh chất lượng cao ở một loa. Mặt khác
loa có ba màng tách tần số thành ba dải thấp, trung bình và cao.

Lực từ trường tạo ra bởi nam châm được truyền tới đĩa thép và cực trung tâm và được
truyền dẫn qua khoảng trống hình trụ giữa các cực. Mặt khác có một cuộn dây chuyển
động lên xuống tự do trong khoảng trống này. Cuộn dây chuyển động này được nối với
màng loa. Khi tín hiệu (dòng điện) được khuyếch đại bởi cuộn dây chuyển động đi qua,
thì cuộn dây động chuyển động lên xuống theo dòng điện và tạo ra âm thanh.
- Trở kháng của loa
Trở kháng của loa là giá trị điện trở của loa ứng với tín hiệu đầu vào và có thể nhìn thấy ở
phía cực đầu vào. Giá trị này cho thấy đặc tính được chỉ ra ở đồ thị bên trái và nó đạt giá
trị cực đại ở một điểm nhất định ở dải tần số thấp. Trở kháng mà tần số của nó cao hơn
tần số cực đại và trở kháng có giá trị thấp nhất đầu tiên được gọi là trở kháng danh nghĩa.
Nhìn chung, các giá trị trở kháng là 4 và 8 là phổ biến và cần thiết để đáp ứng với trở
kháng ra từ bộ khuyếch đại.


16


- Đầu vào cực đại cho phép
Đây là một chỉ số về giới hạn công suất đầu ra tức thời cực đại mà với công suất này
không làm rách loa, đơn vị của nó là oát (W). Do đó chỉ số này càng lớn, thì thiết bị càng
có khả năng chịu được dòng điện lớn. Nếu giá trị đầu vào cực đại cho phép quá nhỏ thì
loa rất rễ hỏng. Do đó khi lắp đặt loa hoặc bộ khuyếch đại phi tiêu chuẩn thì phải tiến
hành thao tác rất cẩn thận.

17


4. MÁY QUAY BĂNG
Máy quay băng gồm có mạch điện để chuyển âm nhạc hoặc giọng nói ghi trên băng từ ở
dạng tín hiệu từ thành tín hiệu điện và cơ cấu để dẫn động băng. Cấu tạo cơ bản của máy
quay băng có thể nghe nhạc ở dạng âm thanh Stereo cũng giống như máy phát thanh sóng
FM. Rất nhiều máy quay băng là một thiết bị được trang bị kèm với bộ khuyếch đại,
radio sóng AM/FM, đầu đọc đĩa CD v.v…
Âm nhạc hay giọng nói được chuyển thành tín hiệu điện nhờ một Micrôphôn và đa vào
máy quay băng. Máy quay băng ghi những tín hiệu điện này lên băng cassette ở dạng tín
hiệu từ. Khi mở băng cát sét đã ghi này trên máy quay băng, thì tín hiệu từ của băng cát
sét được chuyển thành tín hiệu điện. Tín hiệu này được khuyếch đại bởi bộ khuyếch đại
và truyền tới loa tạo thành âm thanh với một công suất nào đó.
1. Phát lại
Việc phát lại băng cát sét ngược lại với quá trình thu nhưng sử dụng cùng một cơ cấu như
khi thu băng. Để băng từ đã ghi tiếp xúc với đầu từ và cho băng từ chạy qua đầu từ với
một tốc độ không đổi như khi thu sẽ tạo ra một lực điện động tỷ lệ với lực từ và hướng
của từ trường trong cuộn dây của đầu từ. Sóng tín hiệu của lực điện động sẽ giống với tín
hiệu âm thanh của quá trình ghi. Tín hiệu này được khuyếch đại bởi bộ khuyếch đại rồi

truyền tới loa rồi phát ra âm thanh.

2. Cơ cấu kéo băng của máy quay băng
18


Để phát lại một cách chính xác âm thanh đã ghi thì cần phải kéo băng cát sét với một tốc
độ không đổi (4,76 cm/giây). Cơ cấu kéo băng cát sét với tốc độ không đổi, tời kéo đang
quay một tốc độ không đổi, tỳ băng bằng một con lăn cao su (con lăn tỳ) và kéo băng ra
từ ống cuộn phía nhả băng. Một cơ cấu phanh được bố trí ở ống nhả băng và cơ căng
cũng được bố trí ở đây để tránh làm tuột băng. ống cuộn băng phải kéo băng bằng tời kéo
mà không để chùng băng. Tuy nhiên, vì tốc độ quay ở phía kéo băng thay đổi theo lượng
băng kéo, nên khớp nối truyền chuyển động quay tới ống cuộn băng trong khi lực kéo của
motor bị trợt và do đó băng được cuộn lại với một tốc độ không đổi.

3. Băng cát sét
Có nhiều loại băng cát sét khác nhau nhđược chỉ ra ở bên trái. Để sử dụng hiệu quả băng,
cần phải lắp bộ cân bằng (thiết bị hiệu chỉnh) vào máy quay băng. Loại băng cassette
được chỉ ra trên thân máy, nhưng nó được phân biệt bởi lỗ phát hiện. Khi băng cát sét
được đưa vào rãnh, thì máy quay băng tự động xác định và đóng mạch của bộ cân bằng.

19


20


5. ĐẦU CD
5.1. Khái quát
Đầu đĩa CD có thể là một dạng máy chuyển đổi D/A để chuyển các tín hiệu âm nhạc và

giọng nói được ghi ở dạng kỹ thuật số trên đĩa CD thành tín hiệu analog nguyên bản. Vì
tín hiệu số không bị suy biến trong quá trình điều chế tín hiệu, việc lặp lại quá trình ghi sẽ
làm cho hệ số S/N không bị xấu đi như tín hiệu analog và do đó không làm giảm dải làm
việc hiệu quả.

5.2. Đĩa CD
“CD” là một ký hiệu tiêu chuẩn được thống nhất toàn cầu được dán vào bên trái. Do đó
đĩa CD hoặc đầu đọc đĩa CD mà không có dấu này, thì nó không phải là đĩa tiêu chuẩn.
CD là một đĩa có đường kính ngoài 120 mm (hoặc 80 mm) và dày 1,2 mm và là một bộ
ghi loại gọn gồm 3 lớp: nhựa trong suốt (Pôly cacbonnat), lớp màng phản quang bằng
nhôm và màng bảo vệ bằng nhựa.
Các dữ liệu về âm nhạc được ghi ở dạng số và được thể hiện bởi sự hiện diện và vắng, có
hoặc không có các lỗ. Mỗi lỗ rộng 0,5 µm và dài từ 0,9 tới 3,3 µm và sâu 0,11 µm và
hình thành nên đường xoắn ngược chiều kim đồng hồ từ trong ra ngoài đĩa. Ở điểm bắt
đầu cửa đường (trong cùng) là nội dung đĩa (tổng số bài hát, tổng số thời gian, vị trí của
mỗi bài hát v.v.) tức là tóm tắt các số liệu về âm nhạc được ghi trên đĩa CD. Số lượng
đường và thời gian được thể hiện và sự lựa chọn cũng như tìm kiếm bài hát cũng được
thực hiện theo những thông tin này.
5.3 Nguyên lý hoạt động của đầu CD
- Khái quát
Đầu CD đọc tín hiệu điện theo cường độ của ánh sáng phản chiếu bằng cách phát ra một
tia laze lên các lỗ của tín hiệu số được ghi trên đĩa CD.
21


- Đầu đọc quang học
Đầu đọc quang học là một chi tiết nó sẽ phát ra chính xác một tia laze vào các hốc (lỗ)
trên đĩa CD và nhận ánh sáng phản xạ. Khi tia laze đập vào vị trí không có hốc gần như
100% tia sáng bị phản xạ và quay trở về điốt quang. Tuy nhiên, khi tia laze đập vào hốc
nên chỉ khoảng 30% tia sáng quay trở về điốt quang. Cường độ của ánh sáng nhận được

bởi điốt quang và dòng điện tạo ra được sử dụng như là những tín hiệu âm thanh.

- Servo kiểm tra đầu đọc quang học
Servo kiểm tra đầu đọc quang học được sử dụng để kiểm tra đầu đọc quang học trên các
rãnh của đĩa CD theo chiều quay của đĩa và luôn giữ cho các thấu kính hội tụ ở trong
phạm vi hiệu chỉnh của servo kiểm tra. Nó cũng có chức năng để dịch chuyển một cách
nhanh chóng đầu đọc quang học tới đường rãnh cần tìm khi tìm kiếm.

22


- Servo CLV (vận tốc dài không đổi)
Trên đĩa CD, các dữ liệu về âm nhạc được ghi với vận tốc dài không đổi. Vì vậy, khi đọc
các tín hiệu cần phải điều khiển tín hiệu đi qua đầu đọc quang học với tốc độ không đổi
bằng cách thay đổi vận tốc quay của đĩa CD. Khi đầu đọc quang học ở vị trí sau cùng của
đĩa CD, thì vận tốc cao (500 vòng/phút) và khi đầu đọc ở ngoài cùng của đĩa CD, thì vận
tốc góc thấp (200 vòng/phút). Servo CLV hoạt động để vận tốc dài không đổi nhờ tín
hiệu tổng hợp ghi trên đĩa CD.

- Quá trình xử lý dữ liệu
Đĩa CD sử dụng một mạch hiệu chỉnh đặc biệt để điều chỉnh hay bù và chuyển đổi tín
hiệu analog khi thực hiện việc phát lại ngay cả khi có vết xước nhỏ hay tạp chất ngoại lai
ghi trên đĩa.
5.4 Bộ đổi đĩa CD tự động
Bộ đổi đĩa CD tự động thay đĩa CD tự động thay đĩa và phát lại âm thanh ở dạng số bằng
23


việc đặt ngăn đĩa vào vị trí có thể cho đĩa vào được. Bộ đổi đĩa tự động gồm có đầu đọc
quang học để đọc các tín hiệu trên đĩa và cơ cấu đổi đĩa để tự động thay đĩa trong ổ

đĩa.v.v. Có 2 loại bộ đổi đĩa CD tự động: Một loại được thiết kế độc lập với Radio, một
loại được kết hợp với Radio thành một khối. Loại 2 được gọi là bộ đổi đĩa CD tự động
dạng ngang.

6. CHỐNG TRỘM CHO HỆ THỐNG ÂM THANH
6.1. Khái quát
Tuỳ theo từng nước và từng kiểu xe bộ phận radio cát sét có thể được trang bị một hệ
thống chống trộm "ANTI SYSTEM" (hệ thống chống trộm) được in ở cửa băng cát sét
của bộ phận radio cát sét. Để chống mất trộm radio, hệ thống được thiết kế sao cho nó
không thể hoạt động được nếu bị lấy trộm và tháo ra khỏi xe. Hệ thống này hoạt động khi
chúng ta đa vào 3 số chứng minh (ID) (không có số ID nào được đa ra (ở) thời điểm
chuyên trở cho nên hệ thống không làm việc) khi radio bị ngắt điện nó sẽ không hoạt
động cho đến khi mã số ID đúng được nạp lại vào. Vì vậy cán bộ kỹ thuật phải tìm được
số ID của khách hàng trước khi tháo các cực của ắc qui hoặc radio để sửa chữa.
Một số thiết bị chống trộm có bảng điều khiển có thể tháo rời.

24


6.2. Chỉ báo của LCD (màng tinh thể lỏng)
Có thể xác định tình trạng làm việc của thiết bị chống trộm nhờ màng tinh thể lỏng LCD
radio cát sét khi xoay khoá điện từ vị trí LOCK sang vị trí ACC
(1) Không hiển thị (không chiếu sáng phía sau)
Không nhập số ID. Radio hay cát sét có thể hoạt động bình thường (khi hệ thống âm
thanh ngắt).
(2) “SEC” hiển thị trong vài giây
Số ID được nhập. Radio hay cát sét có thể hoạt động bình thường.
(3) “SEC” hiển thị liên tục
Số ID được nhập và điện ắc qui tới radio (cho bộ nhớ) bị cắt (tình trạng hoạt động của hệ
thống chống trộm). Nếu số ID được nhập đúng thì radio hay cát sét có thể hoạt động bình

thường.
(4) “Err” hiển thị lỗi
Để bỏ việc thiết lập tình trạng làm việc của hệ thống chống trộm,cần phải nhập số ID
vào. Tuy nhiên nếu có lỗi xảy ra ở giai đoạn này thì "Err" hiển thị.
(5) “HELP” hiển thị liên tục
Số ID được xác lập và điện ắc qui tới radio (cho bộ nhớ) bị cắt
(Tình trạng làm việc của hệ thống chống trộm).
25


×