Tải bản đầy đủ (.ppt) (61 trang)

Áo dài Việt Nam _ Cơ sở văn hóa Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 61 trang )

CHÀO CÔ VÀ CÁC BẠN
ĐẾN VỚI BÀI THUYẾT
TRÌNH CỦA NHÓM 6


DANH SÁCH NHÓM 6






Mai Phương
Nguyễn Hoàng Mỹ Chi
Nguyễn Thị Quỳnh Như
Trần Thị Mĩ Duyên
Chu Thị Kim Thoa






Nguyễn Thủy Trường
Huỳnh Thị Quế Trang
Nguyễn Thị Uyên
Nguyễn Thị Bích Chi


BÀI THUYẾT TRÌNH NHÓM 6


Chủ Đề:

ÁO DÀI VIỆT NAM


LỜI MỞ ĐẦU


Khi nói đến khía cạnh thẩm mỹ, văn hóa và
trang phục truyền thống của người Việt Nam,
người ta thường nghĩ ngay đến tà áo dài và
chiếc nón lá. Thật vậy, trải qua từng thời kỳ,
từng giai đoạn cùng với những diễn biến của
quá trình phát triển lịch sử, tà áo dài Việt
Nam tồn tại cùng với thời gian, được xem là
trang phục truyền thống mang tính lịch sử
lâu đời của người Việt.





Áo dài là biểu tượng của phụ nữ Việt Nam duyên dáng và đằm thắm không thể trộn lẫn.
Khi áo dài Việt Nam xuất hiện ở bất cứ nơi
đâu trên thế giới này thì sự chú ý trở nên
náo nhiệt và tưng bừng... Chưa có ai khẳng
định được áo dài Việt Nam xuất hiện từ bao
giờ và như thế nào, nhưng trải qua năm
tháng, áo dài đã dần trở thành một thứ trang
phục đặc biệt của riêng người Việt.






Ngược dòng thời gian tìm về cội nguồn, hình ảnh
chiếc áo dài Việt với hai tà áo thướt tha trong gió
đã được tìm thấy qua các hình khắc trên mặt trống
đồng và hiện vật Đông Sơn cách ngày nay hàng
nghìn năm.


I. LỊCH SỬ ÁO DÀI VIỆT NAM:


Truyền thuyết kể lại rằng khi cưỡi voi xông
trận, Hai Bà Trưng (40-43 TCN) đã mặc
áo dài hai tà giáp vàng, che lọng vàng. Do
tôn kính hai bà, phụ nữ Việt xưa tránh
mặc áo hai tà mà thay bằng áo tứ thân.


Hai Bà Trưng (40-43 TCN) mặc áo dài hai tà giáp
vàng, che lọng vàng.


I. THẾ KỶ XVII – XVIII:
Có giả thuyết cho rằng áo dài Việt Nam xuất
xứ từ phương Bắc. Vào năm 1744, Chúa
Nguyễn Phúc Khoát ở Đàng Trong, khi xưng

Vương đã yêu cầu thay đổi trang phục Việt
Nam trên cơ sở kiểu áo Trung Hoa. Bộ quần áo
có nút thay thế cho váy và áo xẻ ngực thắt dây.
Nhưng áo dài là loại trang phục riêng của
người Việt vì những khi lễ hội, người xưa phải
khoác ra ngoài áo dài một cái áo lễ, thí dụ như
áo tấc áo dấu, áo tràng ngoài dân gian; hoặc áo
bào, áo mệnh phụ trong triều.




Với bối cảnh lịch sử đầu thế kỷ 17, trang
phục áo dài tứ thân chịu ảnh hưởng bởi
nhiều quan niệm phong kiến đương thời.
Điều này thể hiện qua kiểu dáng áo rộng,
màu sắc đơn giản, các họa tiết trang trí
trên áo hầu như không có, hơn nữa, áo
dài tứ thân còn phần nào thể hiện vai trò
thứ yếu của người phụ nữ trong xã hội
phong kiến thời bấy giờ. Áo dài tứ thân
được sử dụng khá nhiều ở nông thôn
miền Bắc cho đến những năm đầu thập
niên 1930.


Áo tứ thân TK XVII





Áo tứ thân may từ bốn mảnh vải, hai mảnh sau
ghép liền ở giữa sống lưng, hai tà (vạt) đằng
trước khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào
nhau.




Áo ngũ thân cũng may như áo tứ thân, chỉ có
khác là vạt trước phía mép trái may ghép từ
hai thân vải, thành ra rộng gấp đôi vạt phải, để
bên ngoài, gọi là vạt cả, dè lên vạt phải để bên
trong gọi là vạt con. Áo dài ngũ thân thể hiện
sự giàu sang cũng như địa vị xã hội của người
phụ nữ, và cũng là biểu tượng của ngũ hành:
Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. So với áo dài tứ
thân, áo dài ngũ thân đã có nhiều khác biệt về
chất liệu vải, màu sắc cũng như các họa tiết
trên áo. Tuy nhiên, về kiểu dáng, áo dài ngũ
thân vẫn giữ nguyên kiểu áo rộng, che phủ
hình thể của người mặc.


-

Vào dịp hội hè, phụ nữ xưa hay mặc
áo lối mớ ba, mớ bảy, tức là mặc nhiều
áo cánh lồng vào nhau.



Tượng Ngọc Nữ thế kỷ 17


II. THẾ KỶ XIX – XX:



Năm 1819, cách ăn mặc của người dân vẫn giống
như từ hơn hai thế kỷ trước đó với quần lụa đen
và áo may sát người dài đến mắt cá chân.




Cho đến đầu thế kỷ 20, phần đông áo dài phụ nữ
thành thị đều may theo thể năm thân, hay năm tà.
Mỗi thân áo trước và sau đều có hai tà khâu lại
với nhau dọc theo sống áo. Thêm vào đó là tà thứ
năm ở bên phải, trong thân trước. Tay áo may nối
phía dưới khuỷu tay vì các loại vải ngày xưa chỉ
dệt được rộng nhất là 40cm. Cổ, tay và thân trên
áo thường ôm sát người, rồi tà áo may rộng ra từ
sườn đến gấu và không chít eo. Gấu áo may
võng, vạt rất rộng, trung bình là 80cm. Cổ áo chỉ
cao khoảng 2 - 3cm.







Thời gian trôi qua, do ảnh hưởng giao lưu với
phương Tây, từ những năm 30, đặc biệt là chiếc áo
dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc áo dài
tân thời. Nó kết hợp được một cách xuất sắc truyền
thống dân tộc (phong cách tế nhị, kín đáo – âm tính
hóa) với ảnh hưởng phương Tây, càng làm tăng
cương phô trương cái đẹp cơ thể một cách trực tiếp
kiểu phương Tây ( dương tính hóa).
Tính cách dương ở trong âm đặc biệt này vừa đáp
ứng được yêu cầu của thời đại, lại vừa duy trì được
bản sắc dân tộc, khiến cho chỉ trong một thời gian
ngắn, áo dài đã phổ biến rộng rãi với các phong
cách địa phương Hà Nội, Sài Gòn, Huế và trở thành
biểu tượng cho y phục truyền thống Việt Nam.





Nam giới ngày xưa quen cởi trần để thuận tiện
tối đa trong lao động. Về sau, họ cũng mặc áo
ngắn và áo dài, nhưng có những điểm khác
biệt so với phụ nữ (nhất là về màu sắc, thường
chọn hai màu đen , trắng).
Vào dịp hội hè, họ cũng mặc áo dài, thường là
áo the đen. Giới thượng lưu thì mặc áo dài cả
trong sinh hoạt thường ngày.






Riêng ở miền Bắc khoảng năm 1910 – 1920, phụ
nữ thích may thêm một cái khuyết phụ độ 3cm
bên phải cổ áo và cài khuy cổ lệch ra đấy. Cổ áo
như thế sẽ hở ra cho quyến rũ hơn và cũng để
khoe chuỗi hột trang sức quấn nhiều vòng quanh
cổ. Phần nhiều áo dài ngày xưa đều may kép, tức
là may có lớp lót. Lớp áo trong cùng thấm mồ hôi
vì thế được may đơn bằng vải màu trắng để
không sợ bị thôi màu, dễ giặt. Một áo kép mặc
kèm với một áo lót đơn ở trong đã thành một bộ
áo mớ ba, quần may rộng vừa phải, với đũng
thấp.


Áo dài miền Bắc khoảng năm 1910 – 1920


×