ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA: LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
BỘ MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐÁP ÁN MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Mã môn học: GELA 220405
NGÀY THI: 25/6/2014
Câu I: (1 điểm)
- Mỗi câu đúng được 0,25 điểm
1. Có 5 trường hợp cấm kết hôn
-
Người đang có vợ có chồng.
-
Người mất năng lực hành vi dân sự.
-
Giữa những người có dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi 3 đời.
-
Giữa cha mẹ với con nuôi; giữa những người đã từng là cha mẹ với con nuôi; bố chồng
với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của
chồng;
-
Giữa những người cùng giới tính.
( sinh viên không cần liệt kê các trường hợp cấm kết hôn, tuy nhiên nếu sinh viên trả lời sai số
trường hợp cấm kết hôn nhưng trong bài có liệt kê đúng các đối tượng vẫn được tính điểm)
2. Mức phạt tù cao nhất của tội phạm rất nghiêm trọng là 15 năm tù
3. Có 3 hàng thừa kế
4. Hình phạt cao nhất đối với tội tham ô tài sản là: Tử hình
Câu II: (4 điểm)
- Mỗi câu nhận định đúng được 0,5 điểm
- Chỉ ghi Đúng, Sai không giải thích, giải thích không chính xác không có điểm
1. Sai
Trong các Nhà nước Liên ban luôn có hai hệ thống pháp luật, pháp luật của liên bang và
pháp luật do từng bang quy định
2. Sai
Ngoài Quốc hội còn có các cơ quan khác cũng được ban hành văn bản QPPL như chủ tịch
nước, Chính phủ, …
3. Sai
Để làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật cần có 3 yếu tố là: Quy phạm pháp
luật, năng lực chủ thể và sự kiện pháp lý
4. Sai
Hành vi vi phạm pháp luật phải thỏa mãn 3 yếu tố là:hành vi trái pháp luật, có lỗi, do chủ
thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện
5. Sai
Hình phạt chung thân chỉ không áp dụng đối với người phạm tội chưa thành niên còn phụ
nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi không được miễn trừ
6. Sai
Di chúc không có người làm chứng thì vẫn có hiệu lực nếu người lập di chúc tự tay viết và
ký tên.
7. Sai
8.
Trong thời kỳ hôn nhân vợ chồng vẫn có tài sản riêng nếu tài sản đó được thừa kế riêng,
tặng cho riêng …
Sai
Khi vợ chồng ly hôn, việc nuôi con do hai bên thỏa thuận; nếu con dưới 3 tuổi mà vợ
chồng thỏa thuận do chồng nuôi thì chồng sẽ nuôi.
Câu II: ( 2 điểm)
Sinh viên trả lời được 2 ý:
- Khi tòa án thụ lý vụ việc ly hôn nhưng chưa có phán quyết thì quan hệ hôn nhân giữa
anh A và chị B vẫn tồn tại. Do đó chị B vẫn là vợ hợp pháp của anh A
- Mặc dù Anh A đã lập di chúc cho M, H, K nhưng theo Điều 669, bộ luật dân sự 2005 thì
chị B thuộc diện hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc
Do đó, chị B vẫn được hưởng thừa kế của anh A (là 2/3 một suất thừa kế theo pháp luật)
Câu III: (3 điểm)
1. Phân tích cấu thành tội phạm
MẶT KHÁCH QUAN
Hành vi trái pháp luật: trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản
hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới
mười triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng thuộc trường hợp Gây hậu quả nghiêm
trọng hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
Người có chức cụ quyền hạn sau khi nhận hối lộ thường làm hoặc không làm một việc vì
lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.
- Thiệt hại/hậu quả: Hậu quả không phải là yếu tố bắt buộc trong cấu thành tội phạm này
(Trường hợp người có chức cụ quyền hạn chủ động đòi hối lộ, tội phạm được coi là hoàn
thành từ thời điểm người phạm tội tỏ rõ thái độ đòi hỏi để làm hoặc không làm một việc
mà người đưa hối lộ đã chấp nhận đòi hỏi đó)
- Mối quan hệ nhân quả: Hành vi trái pháp luật là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thiệt hại
(nếu có)
- Công cụ, phương tiện: Người này sử dụng chức vụ quyền hạn như công cụ để phạm tội
MẶT CHỦ QUAN
- Lỗi: cố ý trực tiếp
- Động cơ: Vì vụ lợi (để thỏa mãn nhu cầu cá nhân)
- Mục đích: Lấy được tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất của người khác
CHỦ THỂ
Người có chức vụ quyền hạn
KHÁCH THỂ
- Xâm hại đến quan hệ sở hữu
- Xâm hại đến hoạt động đúng đắn của NN
2. Nêu nhận xét và biện pháp
- Phần nhận xét cần trình bày rõ ràng, có lập luận chặt chẽ logic cho luận điểm đưa ra
- Phần biện pháp cần đảm bảo tính khoa học, phù hợp với thực tiễn, có thể áp dụng trong
cuộc sống
BỘ MÔN