Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Các biện pháp phi thuế quan trong Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.72 KB, 3 trang )

1. Khái niệm các biện pháp phi thuế quan trong Khu vực thương mại
tự do ASEAN (AFTA)
Theo cách hiểu chung nhất, các biện pháp phi thuế quan đối với thương
mại hàng hóa là các biện pháp ngoài thuế quan ảnh hưởng đến mức độ và hướng
của các dòng hàng hóa xuất nhập khẩu. Các biện pháp phi thuế quan có mục
đích bảo hộ mậu dịch và sẽ có tác động hạn chế tới thương mại quốc tế. Các
biện pháp này có thể là các biện pháp cấm hoặc hạn chế về số lượng hàng hóa
xuất nhập khẩu, thủ tục hành chính đối với hoạt động xuất nhập khẩu, các biện
pháp về tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ.... Nếu thuế quan là biện pháp có
tính chất kinh tế thì các biện pháp phi thuế quan lại là các biện pháp hành chính,
pháp lý. Bởi vậy, so với thuế quan, các biện pháp phi thuế quan có tác động tiêu
cực nhiều hơn đối với thương mại hàng hóa.
2. Các biện pháp phi thuế quan trong Khu vực thương mại tự do
ASEAN (AFTA)
a. Dỡ bỏ chung các hạn chế về số lượng.
Hạn chế về số lượng (hạn chế định lượng) được hiểu là “các lệnh cấm
hoặc hạn chế thương mại với các quốc gia thành viên khác, có thể thông qua
hạn ngạch, giấy phép hoặc các biện pháp khác với tác dụng tương tự, bao gồm
các biện pháp và yêu ầu hành chính làm hạn chế thương mại”.
Cả CEPT và ATIGA đều quy định việc dỡ bỏ chung đối với các hạn chế
về số lượng. Điều 41 ATIGA quy định các quốc gia thành viên không được
thông qua hoặc duy trì bất cứ một biện pháp hạn chế về số lượng nào đối với cả
hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu (trừ các trường hợp ngoại lệ được quy định tại
các điều 8, 9, 10, liên quan đến an ninh, bảo vệ sức khỏe con người, văn hóa,
thuần phong mỹ tục... và bảo vệ cán cân thanh toán).
b. Xóa bỏ các biện pháp phi thuế quan khác
Rà soát các biện pháp phi thuế quan: Do tính chất của các biện pháp phi
thuế quan đôi khi không rõ ràng, khó nhận diện và phong phú trong chính sách
thương mại quốc tế của các quốc gia nên để xóa bỏ các biện pháp phi thuế quan,



trước hết các nước ASEAN quy định về cơ chế rà soát để xác định các biện pháp
phi thuế quan của các quốc gia thành viên:
+ Bước 1: Các quốc gia thành viên phải thành lập “Cơ sở dữ liệu thương
mại” chứa đựng các thông tin về luật thương mại, hải quan và thủ tục để cho
công chúng có thể tiếp cận qua internet (cơ sở hữ liệu này không chỉ phục vụ
cho rà soát các biện pháp phi thuế quan mà còn phục vụ cho các hoạt động thuận
lợi hóa thương mại).
+ Bước 2: Các quốc gia thành viên có trách nhiệm rà soát các biện pháp
hành chính, pháp lý trong cơ sở dữ liệu của mình để xác định biện pháp nào là
biện pháo phi thuế quan để đưa vào chương trình xóa bỏ. Danh sách các biện
pháp này phải được đệ trình lên hội đồng AFTA và được hội đồng AFTA chấp
thuận.
Đồng thời nếu có thông báo của bất kỳ quốc gia khác hoặc của khu vực tư
nhân về biện pháp nào đó, ủy ban điều phối thực hiện ATIGA (CCA) sẽ rà soát
và đưa ra kết luận về biện pháp đó. Nếu biện pháp đó được xác định là rào cản
thương mại thì quốc gia thành viên phải đưa biện pháp đó vào chương trình xóa
bỏ.
Xóa bỏ các biện pháo phi thuế quan đã được xác định: Trừ những trường
hợp ngoại lệ chung (được quy định tài các điều 8, 9, 10 ATIGA) hoặc các biện
pháp khác được hội đồng AFTA chấp thuận, các biện pháp phi thuế quan của
mỗi quốc gia thành viên sẽ được xóa bỏ theo 3 giai đoạn, cụ thể:
+ Brunei, Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan phải xóa bỏ theo 3
giai đoạn bắt đầu từ ngày 1/1/2008, 2009 và 2010.
+ Philippines xóa bỏ theo 3 giai đoạn bắt đầu từ ngày 1/1/2010, 2011 và
2012.
+ Campuchia, Lào và Việt Nam sẽ phải xóa bỏ theo 3 giai đoạn bắt đầu từ
ngày 1/1/2013, 2014 và 2015 với linh hoạt tới năm 2018.
3. Liên hệ với thực tiễn Việt Nam



Do Việt Nam gia nhập sau nên lộ trình thực hiện cam kết của Việt Nam
đến năm 2013 sẽ cắt giảm thuế xuống 0-5% tất cả các danh mục mặt hàng. Đồng
thời, theo Hiệp định e-ASEAN, Việt Nam sẽ phải xóa bỏ thuế quan cho hơn 300
mặt hàng thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin trong giai đoạn từ 2008-2010.
Hàng rào thuế quan sẽ được xóa bỏ hoàn toàn vào năm 2015, ngoại trừ một số
mặt hàng thuộc danh mục nhạy cảm như hàng nông sản, ô tô, sẽ xóa bỏ trong
năm 2018 (hiện đang tiếp tục đàm phán về lộ trình thực hiện cụ thể).



×