Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Khái quát chung về luật hình sự liên minh châu Âu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.69 KB, 17 trang )

Bài tập nhóm tháng 2

Môn Luật Liên minh Châu Âu

I. Khái quát chung về luật hình sự liên minh châu Âu.
1. Khái niệm (xây dựng quan niệm tương đối)
Luật hình sự liên minh Châu Âu, không giống với luật hình sự của bất
kì quốc gia nào khác, nó không được quy định cụ thể trong một bộ luật mà
được quy định rải rác trong các văn bản pháp luật, các quy định khác nhau
của Liên minh Châu Âu.
Đấu tranh chống tội phạm liên quan đến việc tăng cường đối thoại và
hành động giữa các cơ quan tư pháp hình sự của các nước thành viên. Do đó,
Liên minh châu Âu (EU) đã thành lập các cơ quan cụ thể để tạo điều kiện
giúp đỡ lẫn nhau. Đặc biệt, Eurojust và mạng lưới tư pháp Châu Âu đã có sự
hợp tác giữa cơ quan tư pháp. Hợp tác trong các vấn đề tư pháp hình sự được
dựa trên nguyên tắc công nhận lẫn nhau của các bản án, quyết định tư pháp
quốc gia thành viên. Hợp tác tư pháp về hình sự giữa các quốc gia thành viên
trong liên minh Châu Âu được giới thiệu bởi Hiệp ước Maastricht năm 1993,
và hợp tác tư pháp trong các vấn đề hình sự đi kèm theo của Hiệp định về các
chức năng của Liên minh châu Âu.
Qua việc nghiên cứu các văn bản pháp luật của liên minh Châu Âu, ta
có thể hiểu: Luật hình sự , hoặc pháp luật hình sự Liên minh châu Âu là hệ
thống các quy tắc xử sự xác định những hành vi bị cấm, những hành vi đó có
thể đe dọa, gây tổn hại hoặc gây nguy hiểm cho sự an toàn và phúc lợi xã hội
của liên minh, và đưa ra các hình phạt được áp dụng đối với những người vi
phạm những luật này.
2. Đặc điểm.
Liên minh Châu Âu và tất cả các quốc gia luôn có sự liên kết ở 2 cấp
độ:
Thứ nhất, vấn đề nhất thể hóa được hiểu là chủ quyền quốc gia được
chuyển nhượng hoàn toàn cho Liên minh châu ÂU, ví dụ: như các tội phạm


nghiêm trọng và tội phạm biên giới và việc đưa ra các quy định tối thiểu cho
các định nghĩa của tội phạm và tội phạm hình sự.
Nhóm QT33C1-1 Lớp QT33C

Page 1


Bài tập nhóm tháng 2

Môn Luật Liên minh Châu Âu

Và cấp độ thứ hai là: hài hòa hóa pháp luật quốc gia: đó là thẩm quyền
quốc gia vẫn giữ nguyên, và pháp luật liên minh Châu Âu sẽ đưa ra những
mức sàn mà các quy định của pháp luật quốc gia phải nằm trong mức sàn đó.
Ví dụ như việc quy định hình phạt đối với các loại tội phạm.
3. Phạm vi (Luật liên minh điều chỉnh cái gì, cái gì luật quốc gia
điều chỉnh)
Như đã khẳng định ở trên, Luật hình sự liên minh Châu Âu qui định
các vấn đề về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm biên giới và việc đưa ra các
quy định tối thiểu cho các định nghĩa tội phạm và tội phạm hình sự.
Còn các nước thành viên được nghĩa vụ cung cấp các quy tắc cho các
hình thức xử phạt và áp dụng chúng. Tất nhiên các nước thành viên cũng
được tự do xử phạt hoàn toàn hoặc một phần bằng cách thực thi
pháp luật hình sự thay vì sử dụng chỉ duy nhất hoặc một phần quy định, nếu
điều này là phù hợp với yêu cầu thực thi
4. Phương thức:
Một trong những cách thức mà luật hình sự liên minh Châu Âu quy
định về tội phạm là đưa ra tiêu chuẩn tối thiểu. Theo điều 81 và 83 TFEU,
định nghĩa tội phạm có hai quy định sau:
Nghị viện châu Âu và Hội đồng có thể, bằng các chỉ thị được thông qua

với quy trình lập pháp thông thường, thiết lập các quy tắc tối thiểu liên quan
đến định nghĩa của tội phạm và xử phạt trong lĩnh vực tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng, (tội phạm qua biên giới). Từ bản chất hay tác động của tội
phạm hoặc từ một nhu cầu đặc biệt để chống lại chúng trên một cơ sở chung.
( theo C 115/80 EN Công báo của Liên minh châu Âu 9.5.2008 Khu vực của
tội phạm như sau: khủng bố, buôn người và khai thác tình dục của phụ nữ và
trẻ em, buôn bán ma túy bất hợp pháp, buôn bán vũ khí bất hợp pháp, rửa
tiền, tham nhũng, phương tiện thanh toán giả, tội phạm máy tính và tội phạm
có tổ chức).
Nhóm QT33C1-1 Lớp QT33C

Page 2


Bài tập nhóm tháng 2

Môn Luật Liên minh Châu Âu

Trên cơ sở phát triển của tội phạm, Hội đồng có thể thông qua một
quyết định xác định các khu vực khác của tội phạm đáp ứng được các tiêu
chuẩn quy định tại khoản này. Nó phải hành động nhất trí sau khi có sự đồng
ý của Nghị viện châu Âu.
Các quy định về pháp luật hình sự và quy định của các nước thành viên
chỉ có thể thành lập các quy tắc tối thiểu đối với các định nghĩa của tội phạm
hình sự và xử phạt trong lĩnh vực liên quan
Theo đó, tội phạm theo quy định của thứ nhất là tội phạm được cấu
thành bởi hai thuộc tính là tính quốc gia và tính nghiêm trọng. Thứ hai, tội
phạm làm ảnh hưởng lớn đến liên minh.
5. Mục tiêu
Theo Quyết định của Hội đồng ngày 12 Tháng 2 năm 2007 thiết lập

cho giai đoạn 2007-2013, là một phần của Chương trình chung về quyền cơ
bản và Tư pháp, cụ thể Chương trình "Tư pháp hình sự”. Chương trình "Tư
pháp hình sự là nhằm tạo ra một khu vực châu Âu của công lý. Nó có các mục
tiêu sau:
5.1. Mục tiêu chung
Chương trình "Tư pháp hình sự là nhằm tạo ra một khu vực châu Âu
của công lý. Nó có bốn mục tiêu chính, bao gồm: thúc đẩy hợp tác tư pháp
trong các vấn đề hình sự; đưa hệ thống tư pháp của các nước thành viên gần
gũi hơn với nhau và với Liên minh châu Âu; tăng cường liên lạc và trao đổi
thông tin và thực hành tốt nhất giữa các cơ quan pháp luật, tư pháp và hành
chính và các ngành nghề pháp lý và đẩy mạnh đào tạo của các thành viên của
ngành tư pháp; nâng cao hơn nữa sự tin tưởng lẫn nhau giữa các cơ quan tư
pháp.
5.2. Mục tiêu cụ thể
Chính xác hơn, các "hình sự Tư pháp của chương trình nhằm mục đích
thúc đẩy hợp tác tư pháp trong các vấn đề hình sự, với mục đích: thúc đẩy
công nhận lẫn nhau của các quyết định tư pháp; xấp xỉ hệ thống tư pháp của
các nước thành viên trong các vấn đề hình sự, đặc biệt đối với các tội phạm
Nhóm QT33C1-1 Lớp QT33C

Page 3


Bài tập nhóm tháng 2

Môn Luật Liên minh Châu Âu

qua biên giới nghiêm trọng; thiết lập các tiêu chuẩn tối thiểu liên quan đến
các khía cạnh của pháp luật tố tụng hình sự; tránh xung đột về thẩm quyền;
cải thiện việc trao đổi thông tin; thúc đẩy việc bảo vệ các cá nhân tham gia tố

tụng hình sự và hỗ trợ cho các nạn nhân; tăng cường sự hợp tác với Eurojust ;
thúc đẩy các biện pháp nhằm xã hội hóa người phạm tội lại.
II. Nội dung pháp lí luật hình sự liên minh châu Âu.
Như đã trinh bày ở trên, thực chất liên minh châu Âu là một tổ chức,
một mô hình nàh nước “siêu quốc gia”, tuy nhiên do mức độ nhất thể hóa các
quy phạm pháp luật hình sự chưa ở mức độ tuyệt đối, chính điều đó dẫn đến
pháp luật hình sự Liên minh châu Âu cũng chưa có một hệ thống xác định ro
ràng cụ thể. Qua đó, việc nghiên cứu các nội dung của luật hình sự liên minh
châu Âu cũng được chúng tôi khai thác chủ yếu thong qua các loại tội phạm
cụ thể, quy định trong các văn bản pháp luật.
1. Tội phạm có tổ chức
Có thể hiểu đây là loại tội phạm mối đe dọa cho nền kinh tế và xã hội ở
châu Âu. Phản ứng của Liên minh Châu Âu trong cuộc chiến chống tội phạm
có tổ chức là thích nghi với sự phức tạp của hiện tượng này và được nhằm
vào các lĩnh vực buôn bán người, vũ khí và ma túy, tội phạm kinh tế và tài
chính, tham nhũng và rửa tiền, tội phạm mạng và tội phạm môi trường…
Các phương pháp tổng hợp hướng dẫn hành động của Liên minh Châu
Âu mở rộng từ hành động ngăn chặn đến sự thực thi pháp luật. Điều này chủ
yếu dựa trên sự hợp tác hiệu quả giữa các cơ quan quyền lực của các nước
thành viên, và đặc biệt là các cơ quan thực thi pháp luật, bao gồm cả việc trao
đổi thông tin và hỗ trợ lẫn nhau trong sự chiếm đoạt và tịch thu. Cuộc chiến
chống tội phạm có tổ chức là nhiệm vụ của toàn cầu, ảnh hưởng đến hành
động và chính sách trong nhiều khu vực của EU.
1.1 Định nghĩa
“Tội phạm có tổ chức là một nhóm người hoặc các cá nhân biệt lập
nhưng được tổ chức, tập hợp lại thường xuyên vì mục đích vụ lợi bằng
Nhóm QT33C1-1 Lớp QT33C

Page 4



Bài tập nhóm tháng 2

Môn Luật Liên minh Châu Âu

phương pháp phi pháp” (khái niệm về tội phạm có tổ chức được đưa ra tại
hội thảo quốc tế của Liên Hợp Quốc về đấu tranh chống tội phạm vào năm
1991).
Nhìn chung sự khác biệt cơ bản giữa tội phạm có tổ chức và các loại tội
phạm khác là chúng hoạt động chuyên nghiệp hơn, có tổ chức chặt chẽ và ảnh
hưởng đến chính trị, báo chí, kinh tế.
“Quyết định khung của Hội đồng 2008/841/JHA ngày 24 tháng 10
2008 về đấu tranh chống tội phạm có tổ chức” Hội đồng Liên Minh châu Âu
đã ra đời với mục đích là để hài hòa các định nghĩa của các quốc gia thành
viên về “tội phạm liên quan đến một tổ chức tội phạm” và để quy định hình
phạt tương ứng đối với các hành vi phạm tội. Theo đó, tại Điều 1 quy định:
“1. " Tội phạm có tổ chức " là một hiệp hội có cấu trúc, thành lập
sau một khoảng thời gian, của hơn hai người diễn xuất trong buổi hòa nhạc
với quan điểm phạm tội mà bị phạt tước quyền tự do hoặc lệnh tạm giam tối
đa ít nhất là bốn năm một hình phạt nghiêm trọng hơn, để có được, trực tiếp
hoặc gián tiếp, một lợi ích vật chất hay tài chính khác;
2."Cấu trúc liên kết" có nghĩa là một hiệp hội đó không phải là ngẫu
nhiên hình thành từ nhiệm vụ trực tiếp của một hành vi phạm tội, cũng không
cần phải có chính thức được xác định vai trò của các thành viên, tư cách thành
viên liên tục , hoặc một kết cấu phát triển.”
1.2 Chủ thể:
Chủ thể của tội phạm có tổ chức là những người có năng lực trách
nhiệm hình sự, đạt độ tuổi luật định và đã thực hiện hành vi phạm tội cu thể.
Chủ thể của tội phạm có tổ chức phải từ hai người trở lên, tập hợp thành
những nhóm người, băng đảng, tổ chức hoặc phe phái...cùng nhau thực hiện

hành vi phạm tội.
1.3 Khách thể
Khách thể của tội phạm có tổ chức là những quan hệ xã hội có tầm
quan trọng đặc biệt, được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại. Tội
phạm có tổ chức thường thực hiện các hành vi có tính truyền thống như trộm,
Nhóm QT33C1-1 Lớp QT33C

Page 5


Bài tập nhóm tháng 2

Môn Luật Liên minh Châu Âu

cướp, gây thương tích, xâm phạm an ninh quốc gia... Trong phạm vi khách
thể loại, các tội phạm có tổ chức khác nhau xâm hại tới các quan hệ xã hội
khác nhau. Có thể là những hành vi phạm tội xâm phạm đến tà sản, xâm
phạm sức khỏe, tính mạng con người hay nhưng hành vi xâm phạm đến sự
tồn tại của chính quyền hoặc an ninh đối ngoại của quốc gia.
1.4 Mặt khách quan
Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm
những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách
quan. Theo đó, mặt khách quan của tội phạm có tổ chức được biểu hiện ở
những hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm đến các khách thể như đã nêu
một số ở trên. Tính chất của những hành vi này là nguy hiểm lớn hoặc đặc
biệt lớn cho xã hội. Nó là những hoạt động có tổ chức với sự tham gia của
nhiều người. Đa số các tội phạm có tổ chức được thực hiện bằng hành động.
Ví dụ: Các tội trộm, cướp, gây thương tích, giết người, buôn bán vũ khí, ma
túy...Một số tội phạm rất ít có thể thực hiện bằng không hành động.
1.5 Mặt chủ quan

Mặt chủ quan của tội phạm có tổ chức bao gồm các dấu hiệu sau đây:
 Lỗi của những người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm
tội nhận thức ro tính chất nguy hiểm của hành vi đối với xã hội là xâm hại
đến các quan hệ có tầm quan trọng đặc biệt có thể là tài sản, con người hay
độc lập, chủ quyền quốc gia..., thấy trước hành vi có thể làm thiệt hại, tổn
thất, mất mát hay suy yếu hoặc lật đổ chính quyền quốc gia nhưng vẫn mong
muốn thực hiện.
 Mục đích của tội phạm có tổ chức cũng là dấu hiệu bắt buộc
trong mặt chủ quan của tất cả các tội phạm trong nhóm tội này. Khi thực hiện
hành vi phạm tội nhóm tội phạm với các hoạt động phạm tội ban đầu chủ yếu
chỉ để đáp ứng nhu cầu cần thiết của các thành viên. Nhưng sau một thời gian,
bằng cách này hay cách khác mà nhóm gây được ảnh hưởng đến địa bàn mà
mình hoạt động nên cần phải tổ chức chặt chẽ và tìm cách gây ảnh hưởng đến

Nhóm QT33C1-1 Lớp QT33C

Page 6


Bài tập nhóm tháng 2

Môn Luật Liên minh Châu Âu

các cơ quan nhà nước ở đó, dần dẫn đến các hành vi phạm tội nhằm mục đích
củng cố và mở rộng thế lực của mình
 Động cơ phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm
có tổ chức. Động cơ phạm tội ở các tội này có thể khác nhau. Có thể là các
nhóm tội phạm có tổ chức thành lập với mục đích ban đầu không phải để
phạm tội mà do một số cá nhân đã biến nhóm trở thành một tổ chức tội phạm.
Hoặc do buộc phải tự vệ nên phải có những hành động để phản ứng lại. Do có

sẵn ảnh hưởng cùng lực lượng mà các nhóm này dễ dàng tạo thế lực, có thể
thống trị thế giới ngầm ở nơi đó thậm chí là cả một quốc gia hay một vùng
lãnh thổ. Hoặc bắt nguồn từ yếu tố chính trị, như các nhóm tội phạm dựa vào
mâu thuẫn tôn giáo hay mâu thuẫn dân tộc để hoạt động, mục đích chính là
chống lại các tổ chức, nhà nước bằng cách phá hoại an ninh ở nơi đó. Các
nhóm tội phạm kiểu này có thể được sự giúp đỡ của các thế lực bên ngoài có
cùng chung mục đích như chúng, họ mượn tay các nhóm tội phạm để làm rối
loạn hay chống lại các tổ chức, nhà nước ảnh hưởng đến quyền lợi cho họ.
2. Chủ nghĩa khủng bố.
Kể từ khi xảy ra cuộc tấn công 11/9/2001 nhằm vào nước Mĩ, Eu đã
xác định đẩy mạnh cuộc chiến chống khủng bố. Tất cả các thành viên EU đã
đồng lòng, nhất chí thông qua các chiến lược, quy tắc chống lại chủ nghĩa
khủng bố. Sau khi xác định ro hành vi cấu thành tội phạm khủng bố, đã quyết
định đưa ra các khung hình phạt và buộc pháp luật các nước thành viên cũng
tuân thủ chặt chẽ các quy định này.
Quyết định khung của Hội đồng 2002/475/JHA của ngày 13 Tháng 6
năm 2002 về chống khủng bố nhằm đưa ra một định nghĩa chung nhất của tội
phạm khủng bố tại tất cả các nước EU bằng cách giới thiệu một định nghĩa cụ
thể và thông thường. Khái niệm của chủ nghĩa khủng bố là sự kết hợp của hai
yếu tố:
Yếu tố khách quan, vì nó đề cập đến một danh sách các trường
hợp hành vi tội phạm nghiêm trọng (giết người, cố ý làm người khác bị
thương, bắt giữ con tin, tống tiền, chế tạo vũ khí, vv);
Nhóm QT33C1-1 Lớp QT33C

Page 7


Bài tập nhóm tháng 2


Môn Luật Liên minh Châu Âu

Yếu tố chủ quan, như là những hành vi được coi là hành vi phạm
tội khủng bố khi cam kết với mục đích đe dọa nghiêm trọng dân số, đưa ra
những yêu cầu quá đáng đối với một chính phủ hoặc tổ chức quốc tế để thực
hiện hoặc tránh không thực hiện bất kỳ hành động, hay gây bất ổn nghiêm
trọng hoặc phá hủy các cơ sở chính trị, hiến pháp , kinh tế, xã hội cấu trúc của
một nước hoặc một tổ chức quốc tế.
Hơn nữa, các nước EU còn đưa ra một số hành vi cố ý có thể bị trừng
phạt như hành vi phạm tội liên quan đến hoạt động khủng bố ngay cả khi
không có vi phạm khủng bố được thực hiện. Chúng bao gồm:


Hành động khiêu khích nhằm khiến hành vi khủng bố được thực



Tuyển dụng và đào tạo cho chủ nghĩa khủng bố;



Các hành vi trộm cắp nghiêm trọng, tống tiền và làm sai lệch các

hiện;

văn bản hành chính với mục đích kết tội khủng bố.
Để trừng phạt tội phạm khủng bố, các nước EU phải có điều khoản
trong luật pháp quốc gia của họ cho có hiệu quả, tương xứng và có tính
khuyên can hình sự, có thể dẫn đến việc dẫn độ. Ngoài ra, các nước EU phải
đảm bảo rằng các hình phạt được áp dụng đối với pháp nhân, nơi được thể

hiện là đại diện cho pháp nhân hoặc cơ quan thực hiện kiểm soát trong các
pháp nhân đã phạm tội khủng bố.

Nhóm QT33C1-1 Lớp QT33C

Page 8


Bài tập nhóm tháng 2

Môn Luật Liên minh Châu Âu

3. Tội buôn người
Điều 1 Quyết định khung của Hội đồng 2002/629/JHA của ngày 19
tháng 7 năm 2002 về chống buôn bán người quy định khái niệm về buôn bán
người với mục đích lao động, khai thác tình dục. Các nước EU phải trừng
phạt bất kỳ hình thức tuyển dụng, vận chuyển, chuyển nhượng hoặc chứa
chấp đối với một người đã bị tước đoạt các quyền cơ bản của mình. Vì vậy,
tất cả các hành vi tội ác mà lạm dụng các lỗ hổng về thể chất hoặc tinh thần
của một người sẽ bị trừng phạt. Sự đồng ý của nạn nhân là không thích hợp
mà người phạm tội thực hiện trong phạm vi ý nghĩa của quyết định khung, có
nghĩa là, liên quan đến việc:
 Sử dụng vũ lực, cưỡng chế hoặc đe dọa, trong đó có bắt cóc;
 Sử dụng sự lừa dối, gian lận;
 Lạm dụng quyền lực hay ảnh hưởng hoặc thực hiện các áp lực;
 Đề nghị thanh toán.
Kích động buôn người và được sự đồng loa hoặc cố tình phạm tội sẽ bị
trừng phạt.
Mức phạt theo quy định của pháp luật quốc gia phải là "hiệu quả, tương
xứng và có tính khuyên can." Bằng cách đặt các hình phạt tối đa không ít hơn

tám năm tù, Ủy ban có thể áp dụng các công cụ lập pháp khác đã được thông
qua như tăng cường cảnh sát và hợp tác tư pháp, như phần hành động
98/699/JHA về rửa tiền, xác định, truy tìm, đông, thu giữ và tịch thu công cụ
phạm tội và số tiền thu được từ hành động tội phạm và phần 98/733/JHA như
là một phần của nó. Một quyết định giam giữ sẽ chỉ được áp dụng trong
trường hợp này:
 Tính mạng của nạn nhân có nguy cơ bị đe dọa;
 Nạn nhân là người dễ bị xâm phạm (ví dụ, do độ tuổi của mình);
 Tội phạm cam kết trong khuôn khổ của một tổ chức tội phạm
theo quy định của hành động 98/733/JHA.

Nhóm QT33C1-1 Lớp QT33C

Page 9


Bài tập nhóm tháng 2

Môn Luật Liên minh Châu Âu

Ngoài ra, quyết định khung giới thiệu các khái niệm về trách nhiệm
hình sự và dân sự của pháp nhân. Cá nhân sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi
phạm tội vì lợi ích của mình bằng bất kỳ hành động cá nhân nào.
Hình phạt đối với người vi phạm pháp luật sẽ được "hiệu quả, tương
xứng và có tính khuyên can". Hình phạt của họ sẽ bao gồm phạt tiền hoặc
hình sự và xử phạt không cụ thể, chẳng hạn như một lệnh cấm tạm thời hoặc
dứt khoát về hoạt động thương mại, giải thể một biện pháp tư pháp hoặc loại
trừ các lợi ích công cộng.
4. Tội phạm diệt chủng, chống lại loài người
Liên minh châu Âu là đẩy mạnh hợp tác giữa các thành viên nhằm thi

hành luật pháp, các hoạt động truy tố để làm việc hiệu quả trong hoạt động
điều tra hình sự và truy tố các nghi phạm hoặc tội phạm thực tế của nạn diệt
chủng, tội ác chống nhân loại và tội ác chiến tranh và những người đã tham
gia vào chúng . Định nghĩa của những tội ác này được thực hiện trên từ Điều
lệ của Tòa án Hình sự Quốc tế
 Diệt chủng : hành vi với ý định tiêu diệt, toàn bộ hoặc một
phần, một, dân tộc, chủng tộc hay tôn giáo nhóm quốc gia, như vậy, kể cả giết
chết các thành viên của nhóm, áp đặt các biện pháp nhằm ngăn chặn những
người sinh trong nhóm và chuyển giao trẻ em buộc của nhóm này sang nhóm
khác;
 Tội ác chống nhân loại : các hành vi như là một phần hoặc cả
một hệ thống tấn công trên diện rộng nhằm chống lại tất cả dân thường, như
giết người, hủy diệt, trục xuất, tra tấn và hãm hiếp;
 Tội phạm chiến tranh : vi phạm nghiêm trọng Công ước
Geneva về 12 tháng tám năm 1949 như là cố ý giết người, tra tấn hoặc đối xử
vô nhân đạo, bao gồm cả thí nghiệm sinh học, hủy hoại tài sản, bắt giữ con
tin.
Các nước thành viên cần có những biện pháp cụ thể để các cơ quan
thực thi pháp luật được thông báo khi một hành vi phạm tội được phát hiện.
Các nhà chức trách sau đó có thể bắt đầu thủ tục tố tụng hình sự trong một
Nhóm QT33C1-1 Lớp QT33C

Page 10


Bài tập nhóm tháng 2

Môn Luật Liên minh Châu Âu

quốc gia thành viên hoặc tại tòa án hình sự quốc tế. Các nước thành viên là để

hỗ trợ nhau trong việc điều tra và truy tố các tội ác. Họ có thể thành lập hoặc
chỉ định đơn vị chuyên môn trong các cơ quan có thẩm quyền thực thi pháp
luật nhằm mục tiêu đó.
Các nước thành viên phải nỗ lực phối hợp liên tục để điều tra và truy
tố những người bị nghi có cam kết hoặc tham gia vào các ủy ban của tội phạm
có liên quan. Các điểm liên lạc được chỉ định theo Quyết định 2002/494/JHA
là để đáp ứng định kỳ nhằm thông tin trao đổi về kinh nghiệm, thực hành và
phương pháp.
5. Trách nhiệm hình sự và hình phạt
5.1 Trách nhiệm hình sự
Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm mà
cá nhân người phạm tội phải gành chịu trước nhà nước về hành vi phạm tội
của mình và được thực hiện bằng hình phạt và các biện pháp cưỡng chế bằng
hình sự khác theo quy định của.
Vậy trách nhiệm hình sự là việc người phạm tội chịu hậu quả pháp lý
trước nhà nước về hành vi phạm tội của mình. Trách nhiệm hình sự của cá
nhân xuất hiện sau khi Toà tuyên án người đó pham tội.
Điều 5- “Quyết định khung của Hội đồng 2008/841/JHA của ngày 24
tháng 10 2008 về đấu tranh chống tội phạm có tổ chức” của Hội đồng Liên
minh châu Âu quy định về trách nhiệm của pháp nhân:
Theo đó, mỗi nước thành viên sẽ có các biện pháp cần thiết để đảm bảo
rằng những người vi phạm pháp luật phải chịu trách nhiệm về bất cứ hành vi
phạm tội được nêu tại Điều 2, cam kết vì lợi ích của họ bằng bất kỳ người
nào, hành động cá nhân hay là một phần của một cơ quan của người phạm
pháp luật, và có một vị trí hàng đầu trong cách pháp nhân, dựa trên một trong
những điều sau đây:
- Một sức mạnh của đại diện của pháp nhân
- Một cơ quan để đưa ra quyết định thay mặt cho pháp nhân, hoặc
- Một cơ quan kiểm soát thực hiện trong pháp nhân
Nhóm QT33C1-1 Lớp QT33C


Page 11


Bài tập nhóm tháng 2

Môn Luật Liên minh Châu Âu

Các nước thành viên cũng sẽ có các biện pháp cần thiết để đảm bảo
pháp nhân có thể phải chịu trách nhiệm mà thiếu giám sát, kiểm soát của một
người nêu tại khoản 1 đã thực hiện tốt các nhiệm vụ, bởi một người dưới
quyền của nó, một trong các hành vi phạm tội nêu tại Điều 2 vì lợi ích của
pháp nhân.
Trách nhiệm của pháp nhân theo các khoản 1 và 2 không ảnh hưởng
đến thủ tục tố tụng hình sự đối với người tự nhiên là thủ phạm gây ra, hoặc
ngườ đồng phạm ,hay bất cứ hành vi phạm tội được nêu tại Điều 2.
Với mục đích của Quyết định khung này ,"pháp nhân" có nghĩa là bất
kỳ thực thể có tư cách pháp nhân theo pháp luật áp dụng, cơ quan nào trong
việc thực hiện quyền lực Nhà nước và cho các tổ chức công cộng quốc tế.
5.2 Hình phạt
Thực tế, việc hiểu thê nào về hình phát theo quy định của pháp luật
hình sự Liên minh châu Âu là vấn đề hết sức khó khăn. Bởi như đã trình bày
ở trên pháp luật hình sự cảu Liên minh châu Âu nằm rải rác ở nhiều văn bản
khác nhau.
Do đó, để hiểu về hình phạt là gì? Ta cũng cần dựa vào pháp luật của
các quốc gia thành viên, sau đó đưa ra quan điểm chung nhất.
Theo đó, về cơ bản cũng như luật hình sự của quốc gia, thì hình phạt
trong pháp luật hình sự Liên minh châu Âu được hiểu là những chế tài,
những biện pháp cưỡng chế nghiêm khăc mà cơ quan có thẩm quyền của liên
minh áp dụng đối với những cá nhân, tổ chức có hành vi bị coi là tội phạm,

nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền lợi của người có hành vi phạm tội
III. Nhận xét, bình luận và so sánh với pháp luật HS VN.
1. Nhận xét, bình luận.
Qua việc nghiên cứu về một số loại tội phạm cụ thể được pháp luật
hình sự liên minh châu Âu quy định ở một số văn bản ta có những nhận xét cơ
bản sau.
 Thứ nhất, xét các quy định của pháp luật hình sự liên minh châu
Âu ta thấy tính hệ thống chưa cao. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu, bởi xuất
Nhóm QT33C1-1 Lớp QT33C

Page 12


Bài tập nhóm tháng 2

Môn Luật Liên minh Châu Âu

phát từ bản chất của chính kiến trúc thượng tầng liên minh châu âu, do nó là
mô hình nhà nước liên minh “siêu quốc gia”, song lại chưa có sự nhất thể hóa
tuyệt đối về quy phạm pháp luật. Nên về cơ bản luật hình sự liên minh châu
âu chỉ tập trung đi vào một hoặc một nhóm tội phạm cụ thể mà loại tội phạm
đó có khả năng gây nguy hại đến an toàn, trật tự của liên minh. Chính bởi sự
rải rác của các quy phạm pháp luật hình sự đó, dẫn đến hệ quả việc áp dụng
đối với những nhóm tội phạm mới là hết sức khó khăn.
 Thứ hai, mặc dù những quy phạm pháp luật hình sự liên minh
châu Âu chỉ nằm rải rác ở các văn bản khác nhau, nhưng ta cũng thấy các nhà
ban hành luật của liên minh cũng thể hiện một trinh độ lập pháp cao.
Thể hiện ở việc nắm bắt các vấn đề thời sự, khả năng lường trước
những hành vi nào sẽ phát sinh, có thể gây nguy hại cho an ninh chung của
liên minh. Cũng như việc quy định những loại tội phạm nào cần phải được

trấn áp một cách nghiêm khắc, như đối với: tội phạm khủng bố, tội phạm
chiến tranh…
 Thứ ba, ta nhận thấy một điều ro ràng là luật hình sự liên minh
châu Âu vừa có tính quốc gia và có tính liên minh, chẳng hạn như việc hưa có
quy định cụ thể như thế nào là tội phạm. Nhưng như đã đề cập ở trên, xét
dưới góc độ pháp luật của cả một liên minh mà trong đó lại bao gồm luật
pháp của nhiều quốc gia thành viên. Mà giữa pháp luật của các quốc gia thành
viên và pháp luật của liên lại chưa tạo nên sự nhất thể hóa cao độ. Do đó, dễ
hiểu vì sao pháp luật liên minh về hình sự sẽ thừa nhận các quy định chung
của quốc gia thành viên về pháp luật hình sự.
 Thứ tư, chính bởi chưa có một văn bản hay một bộ luật mang
tính hệ thống về luật hình sự nên trong những trường hợp nhất định một loại
tội phạm xảy ra ở quốc gia thành viên lại có thể thuộc cả thẩm quyền của
quốc gia đó cũng như của liên minh.
Do đó, cần đặt ra những quy định thể hiện chi tiết ro ràng về thẩm
quyền của quốc gia thành viên hoặc của liên minh đối với mỗi loại tội phạm
cụ thể.
Nhóm QT33C1-1 Lớp QT33C

Page 13


Bài tập nhóm tháng 2

Môn Luật Liên minh Châu Âu

2. So sánh với pháp luật hình sự Việt Nam.
2.1. Sự giống nhau về bản chất, mục đích.
Bất kì một quốc gia, một thiết chế nào muốn quản lý hữu hiệu vấn đề
an ninh, hình sự nhằm giữ gìn trật tự kỷ cương xã hội, thì việc đặt ra các quy

định nhằm ngăn chặn và trừng trị tội phạm là điêu hoàn toàn dễ hiểu.
Pháp luật hình sự Việt Nam về bản chất nó là các quy phạm do cơ quan
quyền lực nhà nước ban hành với bản chất chống và ngăn ngừa tội phạm xảy
ra, đe dọa đến hòa bình an ninh chung của quốc gia. Đồng thời, việc ban hành
các quy phạm pháp luật hình sự của nước ta còn nhằm bảo vệ và giáo dục
người phạm tôi.
Cũng như vậy, pháp luật hình sự liên minh châu Âu được ban hành
cũng mang bản chất duy nhất là nhằm trấn áp và ngăn ngừa tội phạm, giữ gìn
trật tự và an ninh chung của liên minh.
Về mục đích, do bản chất của các quy phạm quy định nên có thể khẳng
định mục đích xuyên suốt của pháp luật hình sự liên minh châu âu, cũng như
luật hình sự Việt Nam là nhằm duy trì trật tự, an ninh chung của cộng đồng,
thông qua việc ngăn ngừa, trừng trị những hành vi xâm hại đến trật tự, kỷ
cương đó.
2.2. Khác nhau về cách tiếp cận.
Sự khác biệt này về cơ bản xuất phát từ thể chế của bộ máy nhà nước,
tuy nhiên cũng có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau này, cũng có
thể do cách tiếp cận của mỗi quốc gia, khu vực khác nhau lại khác nhau.
Luật hình sự Việt Nam chúng ta khi tiếp cận về tội phạm và hình phạt
thì đi từ lí luận đến thực tiễn, nghĩa là các nhà ban hành luật của ta chủ yếu
xác định tội phạm thông qua mức độ mà hành vi phạm tội gây ra để phân chia
các tội phạm vào nhóm cụ thể: tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm
trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Còn luật hình sự liên minh châu Âu, họ lại phân chia các loại tội phạm
căn cứ vào lĩnh vực bị xâm hại để xác định tội phạm và khung hình phạt. Nói

Nhóm QT33C1-1 Lớp QT33C

Page 14



Bài tập nhóm tháng 2

Môn Luật Liên minh Châu Âu

cách khác, các quy định của luật hình sự Liên minh châu Âu mang tính khái
quát và thực tế cao.

KẾT LUẬN
Như vậy, qua việc tiếp cận và nghiên cứu đôi nét về pháp luật hình sự liên
minh châu Âu ta có thể thấy rằng châu Âu đang rất nỗ lực nhằm đưa ra các
chính sách, quy định để ngày càng khẳng định vị thế của mình trên trường
quốc tế. Châu Âu không chỉ mạnh về kinh tế, quân sự, chính trị mà họ còn
luôn hướng tới một châu Âu hòa bình, an ninh và thịnh vượng.

Nhóm QT33C1-1 Lớp QT33C

Page 15


Bài tập nhóm tháng 2

Môn Luật Liên minh Châu Âu

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Minh Tiến – Phạm Hồng Hạnh, Pháp luật liên minh Châu Âu, 2011
2. Hiệp ước thành lập Cộng đồng châu âu (EC) năm 1965
3. Hiệp ước về Liên minh Châu Âu – Hiệp ước Maastricht năm 1992 và
Hiệp ước thành lập cộng đồng Châu Âu và các văn bản liên quan năm
1997

4. Hiệp ước Nice sửa đổi Hiệp ước về Liên minh Châu Âu và hiệp ước
thành lập Cộng đồng Châu Âu và các văn bản có liên quan năm 2011
5. Dự thảo hiến pháp Châu Âu
6. Hiệp ước Lisbon sửa đổi Hiệp ước về Liên minh Châu Âu và hiệp ước
thành lập cộng đồng Châu Âu 2009
7. Quyết định của Hội đồng ngày 12 Tháng 2 năm 2007 thiết lập cho

giai đoạn 2007-2013
8. Quyết định khung của Hội đồng 2008/841/JHA ngày 24 tháng 10 2008
về đấu tranh chống tội phạm có tổ chức”
9. Quyết định khung của Hội đồng 2002/475/JHA của ngày 13 Tháng 6
năm 2002 về chống khủng bố
10.Quyết định khung của Hội đồng 2002/629/JHA
11.Quyết định khung của Hội đồng 2008/841/JHA

Nhóm QT33C1-1 Lớp QT33C

Page 16


Bài tập nhóm tháng 2

Môn Luật Liên minh Châu Âu

MỤC LỤC
Kể từ khi xảy ra cuộc tấn công 11/9/2001 nhằm vào nước Mĩ, Eu đã xác định đẩy
mạnh cuộc chiến chống khủng bố. Tất cả các thành viên EU đã đồng lòng, nhất chí
thông qua các chiến lược, quy tắc chống lại chủ nghĩa khủng bố. Sau khi xác định ro
hành vi cấu thành tội phạm khủng bố, đã quyết định đưa ra các khung hình phạt và
buộc pháp luật các nước thành viên cũng tuân thủ chặt chẽ các quy định này..............7

5.1 Trách nhiệm hình sự...............................................................................................11
5.2 Hình phạt................................................................................................................12
KẾT LUẬN..........................................................................................................................15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................16

Nhóm QT33C1-1 Lớp QT33C

Page 17



×