Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Trên cơ sở kiến thức đã học về tình hình tội phạm anh (chị) hãy trình bày nhận thức cá nhân về tình hình tội phạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.31 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
…...................................................16

1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong giai đoạn đầu, nước ta vẫn còn là một nước kém phát triển, sự du nhập của
các nền văn hóa ngoại lai vẫn chưa nhiều. Nhưng khi đất nước lao vào tiến trình hội
nhập kinh tế quốc tế hòa nhập cùng thế giới thì những dòng văn hóa ngoại lai đổ dồn
vào Việt Nam. Nhưng có một bộ phân không tiếp thu những dòng văn hóa tốt đẹp mà
lại tiếp thu những dòng văn hóa tiêu cực (văn hóa phẩm đồi trụy, văn hóa phẩm mang
tính kích động trái với thuần phong mĩ tục của dân tộc,..) làm nảy sinh nhiều vấn đề
như những tội phạm trước đây không có giờ lại phát sinh hoặc trước đây ít giờ lại gia
tăng và độ nguy hiểm cao hơn. Vì vậy, để có thể có những hiểu biết đầy đủ về tình
hình tội phạm em xin đi tìm hiểu vấn đề: “Trên cơ sở kiến thức đã học về tình hình tội
phạm anh (chị) hãy trình bày nhận thức cá nhân về tình hình tội phạm”.

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.Những vấn đề chung về tình hình tội phạm.
1.Khái niệm tình hình tội phạm.
Tình hình tội phạm là một khái niệm đặc thù của tội phạm học. Nghiên cứu về tình
hình tội phạm giúp ta hiểu được “bức tranh” toàn cảnh về tội phạm (hoặc nhóm tội
phạm hoặc một tội nào đó trong một không gian, thời gian nhất định).
Theo cuốn từ điển tiếng Việt, “tình hình” được hiểu là tổng thể chung những sự
kiện, hiện tượng có quan hệ với nhau, diễn ra trong một không gian, thời gian nào đó
cho thấy một tình trạng hoặc xu thế phát triển của sự vật. Còn tội phạm là hành vi
nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự (Điều 8 Bộ luật hình sự).
Về mặt thuật ngữ, tình hình tội phạm là một thuật ngữ của tội phạm học, nó là nội
dung quan trọng của tội phạm học bởi vì việc hoạch định chính sách phòng ngừa tội
phạm nhằm kiểm soát tội phạm trước hết phải dựa trên cơ sở nghiên cứu toàn diện về



2


tình hình tội phạm. Tuy nhiên, có nhiều quan điểm khác nhau khi các tác giả đưa ra
khái niệm của tình hình tội phạm, điều này tất yếu dẫn đến nhận thức không thống
nhất ở người đọc cũng như người học, cụ thể dưới đây là một số quan điểm:
Theo cuốn Tội phạm học, luật hình sự, luật tố tụng hình sự về tội phạm học thì tình
hình tội phạm là: một hiện tượng xã hội, pháp lí tiêu cực, được thay đổi về mặt lịch
sử, giai cấp, bao gồm tổng thể thống nhất (hệ thống) các tội phạm thực hiện trong một
xã hội (quốc gia) nhất định và khoảng thời gian nhất định.
Theo giáo trình tội phạm học của Đại học Huế thì: tình hình tội phạm là hiện tượng xã
hội, pháp lí – hình sự được thay đổi về mặt lịch sử, mang tính chất giai cấp bao gồm
tổng thế thống nhất (hệ thống) các tội phạm thực hiện trong một xã hội (quốc gia) nhất
định và trong khoảng không gian nhất định.
Theo giáo trình tội phạm học của Đại học Quốc gia Hà Nội thì tình trạng phạm tội là
hiện tượng xã hội tiêu cực mang thuộc tính xã hội, thường xuyên thay đổi, giai cấp,
pháp luật hình sự và được phản ảnh bằng toàn bộ tình hình, cơ cấu, diễn biến của tổng
thể các loại hoặc của một loại tội phạm đã xảy ra trong khoảng thời gian nhất định và
trong một phạm vi nhất định.
Theo giáo trình tội phạm học của Trường Đại học Luật Hà Nội thì tình hình tội phạm
là hiện tượng của xã hội tiêu cực, trái pháp luật hình sự, mang tính giai cấp và thay đổi
theo quá trình lịch sử, được thể hiện ở tổng hợp các tội phạm cụ thể đã xảy ra trong xã
hội và trong khoảng thời gian nhất định.
Theo GS.TS Nguyễn Xuân Yêm thì tình hình tội phạm là toàn bộ tình hình, cơ cấu,
động thái, diễn biến của các loại tội phạm hay từng loại tội phạm trong một gia đoạn
nhất định xảy ra trong một lĩnh vực, một địa phương, trong phạm vi quốc gia, khu vực
hoặc toàn thế giới trong một khoảng thời gian nhất định.

3



Theo GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa thì tình hình tội phạm là trạng thải, xu thế vận động
của (các) tội phạm (hoặc một nhóm tội phạm hoặc một loại tội phạm) đã xảy ra trong
một đơn vị không gian và đơn vị thời gian nhất định.
Như vậy, có rất nhiều quan điểm khác nhau về tình hình tội phạm. Tuy nhiên không
nên quan niệm rằng tình hình tội phạm mang tính giai cấp, bởi vì không phải mọi tội
phạm trong xã hội phát sinh đều do xung đột quyền lợi giữa các giai cấp đối kháng.
Trong xã hội có thể có một số tội phạm nảy sinh do xung đột quyền lợi giai cấp nhưng
không phải mọi tội phạm nảy sinh đều do xung đột quyền lợi giai cấp. Vì vậy, không
thể lấy cái thiểu số đại diện cho tất cả. Mặt khác, nếu cho rằng tình hình tội phạm
mang tính trái pháp luật hình sự cũng chưa chính xác. Chỉ có tội phạm mới có dấu
hiệu trái pháp luật hình sự còn tình hình tội phạm là bức tranh phản ánh hiện tượng
tiêu cực của xã hội bị Nhà nước và xã hội lên án.
Như vậy, tình hình tội phạm là một thuật ngữ của tội phạm học chứ không phải dưới
góc độ của luật hình sự và dưới góc độ tội phạm học thì không thể nói đến dấu hiệu về
hình thức hay nội dung của tình hình tội phạm. Tình hình tội phạm là bức tranh mô tả
về hiện tượng tiêu cực của xã hội – tội phạm. Nội dung của bức tranh này có thể bị tác
động và thay đổi bởi nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố pháp luật.
2. Các nội dung của tình hình tội phạm
2.1.Thực trạng của tình hình tội phạm
Thực trạng của tình hình tội phạm là tổng hợp các số liệu về tội phạm đã xảy ra, số
lượng người thực hiện các tội đó, thông số về nạn nhân trên một địa bàn nhất định và
trong khoảng thời gian nhất định. Như vậy, để có cái nhìn khách quan và tương đối
toàn diện về thực trạng của tình hình tội phạm, người nghiên cứu trước hết cần phải
đồng thời làm sáng tỏ tội phạm rõ, tội phạm ẩn, chỉ số tội phạm và thông số về nạn
nhân.

4



2.1.1. Tội phạm rõ.
Tội phạm rõ là tội phạm đã xảy ra trên thực tế, đã bị phát hiện và xử lí hình sự và có
trong thống kê hình sự chính thức. Như vậy, được coi là tội phạm rõ khi có đủ ba nhân
tố: có người chứng kiến hoặc phát hiện ra tội phạm; tội phạm đã tường thuật (tố cáo)
với cảnh sát; cơ quan cảnh sát hoặc cơ quan áp dụng pháp luật khác khẳng định đó là
hành vi vi phạm pháp luật hình sự. Thời điểm được coi là tội phạm rõ khá sớm ngay
từ khi cơ quan cảnh sát nhận được tin báo về tội phạm và có sự xác nhận của cơ quan
cảnh sát nhận được tin báo về tội phạm và có sự xác nhận của cơ quan cảnh sát hoặc
cơ quan áp dụng pháp luật khác là hành vi đó là vi phạm pháp luật hình sự.
Tội phạm đã được xử lí về hình sự bao gồm: tội phạm đã có bản án kết tội có hiệu
lực pháp luật (kể cả trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự, được miễn hình phạt)
và các trường hợp đã được xác định là tội phạm nhưng đã bị đình chỉ mà không xét xử
vì lí do khác nhau như hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, chủ thể thực hiện đã
chết. Xác định tội phạm rõ phải dựa trên thông số về số vụ án đã xảy ra trên thực tế
(chứ không phải vụ án xét xử trên thực tế) và chỉ làm như vậy mới phản ánh được tình
hình tội phạm. Thống kê của cơ quan cảnh sát phản ánh đầy đủ, bao quát hơn số liệu
xét xử của Tòa án vì nhân tố quan trọng nhất phản ánh thực trạng của tình hình tội
phạm là số vụ án hình sự xảy ra trên thực tế. Thực tế cho thấy, số vụ án hình sự xảy ra
so với số vụ án hình sự đã tìm ra thủ phạm và bị đưa ra xét xử có độ vênh rất lớn. Con
số vụ án hình sự tìm ra thủ phạm và bị đưa ra xét xử chiếm tỉ lệ thấp hơn nhiều so với
con số vụ án hình sự xảy ra. Do vậy, nếu đánh giá tình hình tội phạm mà chỉ dựa vào
số liệu xét xử của Tòa án thì chắc chắn phản ánh không đúng vì thực chất nó chỉ phản
ánh phần nổi của tảng băng chìm.
2.1.2.Tội phạm ẩn
Thuật ngữ tội phạm ẩn do Adolpe, nhà thiên văn học, toán học, xã hội học của Bỉ
đưa ra lần đầu tiên vào năm 1830. Tội phạm ẩn là tội phạm đã xảy ra trên thực tế
5



nhưng không được tường thuật với cơ quan có thẩm quyền hoặc chưa bị phát hiện một
cách chính thức và do vậy chưa bị đưa ra xét xử. Tội phạm ẩn được chia làm hai loại
là tội phạm ẩn khách quan và tội phạm ẩn chủ quan:
+ Tội phạm ẩn khách quan là trường hợp tội phạm đã xảy ra trên thực tế nhưng do
những nguyên nhân khách quan, cơ quan chức năng không phát hiện ra vụ phạm tội.
+Tội phạm ẩn chủ quan là tội phạm đã xảy ra trên thực tế, cán bộ hoặc cơ quan chức
năng đã nắm được vụ việc nhưung do nhiều nguyên nhân khác nhau mà vụ án không
được thụ lí, xử lí hình sự và do đó không có trong số liệu thống kê.
Nguyên nhân dẫn tới tội phạm ẩn:
+ Nguyên nhân từ phía nạn nhân của tội phạm: nạn nhân không tố cáo về vụ phạm tội
có thể là do bị người phạm tội đe dọa, không tin tưởng vào cơ quan bảo vệ pháp luật,
sợ phiền hà hoặc sợ công khai bí mật về đời tư.
+Nguyên nhân từ phía người phạm tội: Người phạm tội thực hiện tội phạm bằng thủ
đoạn tinh vi xảo quyệt, hoặc người phạm tội đã đe dọa nạn nhân, người làm chứng
hoặc người phạm tội đưa hối lộ…
+ Nguyên nhân từ phía các cơ quan chức năng: thái độ tinh thần thiếu trách nhiệm,
cán bộ có hành vi nhận hối lộ,..
+ Nguyên nhân từ phía người làm chứng: Người làm chứng không dám tố cáo do sợ
bị trả thù, sợ liên lụy, quen biết với đối tượng thực hiện hành vi phạm tội.
Phương pháp xác định tội phạm ẩn: Các nhà tội phạm học trên thế giới thường tiến
hành hai phương pháp điều tra cơ bản là điều tra về tội phạm học tự tường thuật và
điều tra về nạn nhân của tội phạm. Ngoài ra còn có thể xác định tội phạm ẩn dựa vào
các nguồn khác như: số liệu từ bệnh viện,các trung tâm trợ giúp pháp lí,..

6


Như vậy, tổng số các tội phạm đã được thực hiện bao gồm số lượng các tội phạm đã
bị phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử về hình sự, số lượng tội phạm đã bị phát hiện
nhưng không cần thiết áp dụng thủ tục xét xử của tòa án, số tội phạm đã bị phát hiện

song chưa đủ điều kiện để đưa ra xét xử, và số lượng các tội phạm ẩn (số tội phạm đã
xảy ra mà chưa bị phát hiện, chưa bị xử lí về hình sự, chưa có trong thống kê hình sự).
2.1.3. Chỉ số tội phạm
Chỉ số tội phạm được xác định để tìm hiểu mức độ phổ biến tội phạm trong dân
cư. Chỉ số tội phạm được tính theo tỉ lệ số tội phạm (hoặc vụ phạm tội) trên 100.000
người dân (hoặc 10.000 người dân). Chỉ số tội phạm luôn được xác định gắn liền với
một địa bàn nhất định và trong khoảng thời gian nhất định.
2.1.4.Thông số về nạn nhân
Thông số về nạn nhân đóng vai trò quan trọng trong việc mô tả thực trạng của tình
hình tội phạm. Nạn nhân của tội phạm là những cá nhân, tổ chức bị hành vi phạm tội
trực tiếp xâm hại gây ra những thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản của các quyền,
lợi ích hợp pháp khác. Để làm sáng tỏ thông số về nạn nhân cần làm rõ những vấn đề
sau đây: số lượng nạn nhân, thông tin về đặc điểm nhân thân của nạn nhân, thiệt hại..
2.2.Diễn biến (động thái) của tình hình tội phạm
Diễn biến tình hình tội phạm là sự phản ánh xu hướng tăng, giảm hay ổn định của
tội phạm nói chung (hoặc một nhóm tội) xảy ra trong khoảng thời gian nhất định và
trên địa bàn nhất định.
Diễn biến của Tình hình tội phạm là sự thay đổi về thực trạng và cơ cấu của tình hình
tội phạm trong khoảng thời gian nhất định. Nghiên cứu diễn biến tình hình tội phạm
có ý nghĩa rất quan trọng, nó không chỉ nhận diện được tình hình tội phạm rõ nét mà

7


còn dự đoán được ở mức tương đối xu hướng vận động của tội phạm trong thời gian
tiếp theo.
Diễn biến của tình hình tội phạm phụ thuộc vào các yếu tố xã hội như sự tăng trưởng
hay suy thoái của nền kinh tế, vấn đề di dân,.. và sự thay đổi của pháp luật hình sự
trong trường hợp mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi trừng trị bằng hình sự. Ngoài ra, diễn
biến của tình hình tội phạm còn phụ thuộc vào hoạt động đấu tranh chống tội phạm

trong xã hội và việc đăng kí kịp thời các tội phạm đã phát hiện, điều tra, xét xử tội
phạm.
2.3.Cơ cấu và tính chất của tình hình tội phạm
Cơ cấu và tính chất của tình hình tội phạm là những đặc điểm về chất của tình hình
tội phạm và có mối liên hệ mật thiết với nhau. Cơ cấu tình hình tội phạm có thể được
xác định theo những tiêu chí sau:
+Cơ cấu của tình hình tội phạm theo tên chương của phần riêng trong Bộ luật hình sự.
+Cơ cấu của tình hình tội phạm theo tội danh cụ thể trong Bộ luật hình sự.
+Cơ cấu của tình hình tội phạm theo hình thức phạm tội, đối với loại cơ cấu này người
nghiên cứu sẽ xác định có bao nhiêu phần trăm người phạm tội đồng phạm, đơn lẻ và
đặc biệt là phạm tội có tổ chức chiếm tỉ lệ bao nhiêu phần trăm.
+Cơ cấu tội phạm theo nhân thân của người phạm tội,..
Tính chất của tình hình tội phạm được làm sáng tỏ sau khi đã có sự nghiên cứu cơ
cấu tình hình của tội phạm. Chỉ khi cơ cấu của tình hình tội phạm được nghiên cứu
một cách kĩ lưỡng theo các tiêu chí khác nhau thì tính chất của tình hình tội phạm
càng định hình rõ nét, sáng tỏ hơn. Từ việc nghiên cứu cơ cấu của tình hình tội phạm
có thể rút ra những điểm đặc trưng, có tính nổi bật của tình hình tội phạm đã có ý
nghĩa vô cùng quan trọng trong việc xây dựng biện pháp phòng ngừa.
8


3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu tình hình tội phạm
Đẩy mạnh công tác khảo sát, nghiên cứu đáng giá tình hình tội phạm trên phạm vi
rộng để có bức tranh toàn cảnh về tình hình tội phạm. Tình hình tội phạm không còn
đơn thuần là con số cơ học phản ánh một hiện tượng tiêu cực mang bản chất xã hội.
Nó có nguồn gốc là sản phẩn của xã hội, có nguyên nhân, có điều kiện phát sinh, phát
triển từ chính xã hội đó đồng thời nó có mối quan hệ biện chứng với các hiện tượng
xã hội. Khi nghiên cứu, đánh giá tình hình tội phạm phải đặt trong chính thể thống
nhất với tình hình kinh tế, chính trị, giáo dục, văn hóa xã hội liên quan.
Hiện nay nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, mở rộng

hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó nó chịu sự tác động không nhỏ của tình hình tội phạm
trên thế giới và sự phát sinh tội phạm từ những mặt tiêu cực của nền kinh tế thị
trường. Tội phạm mang tính quốc tế như: tội phạm về ma túy, rửa tiền, tài trợ khủng
bố sự báo sẽ có chiều hướng gia tằn, tính chất mức độ sẽ trở nên nguy hiểm hơn. Công
tác đấu tranh sẽ phải đặt trong mối quan hệ hợp tác quốc tế cao hơn.
Để góp phần vào sự chuyển biến mạnh mẽ về trật tự an toàn xã hội, giữ vững kỉ
cương pháp luật, làm giảm đáng kể tộ phạm cần phải xác định cho mình những nhiệm
vụ rõ ràng, có những lộ trình cụ thể. Có thể thấy rằng công tác nghiên cứu tình hình
tội phạm chính là những công việc phải tiến hành trong hoạt động nghiên cứu khoa
học tội phạm học được thể hiện thông qua thực trạng, diễn biến, cơ cấu, tính chất của
tình hình tội phạm nhằm hoàn thiện hệ thống lí luận và tác động trực tiếp có hiệu quả
đến công tác đấu tranh phòng chống tội phạm ở nước ta qua các thời kì.
II. Tình hình tội phạm ở thực tiễn Việt Nam
Tình hình tội phạm ở Việt Nam trong những năm gần đây đang diễn biến tương đối
phức tạp. Tình hình tội phạm ở nước ta trong 6 tháng đầu năm 2012 giảm 2.57% so
với cùng kỳ năm 2011. So với một số nước trong khu vực và trên thế giới, tình hình

9


tội phạm ở nước ta chỉ ở mức trung bình với tỉ lệ 5,6 vụ án/100.000 dân. Trong khi đó,
tỉ lệ này là 11,5 ở Thái Lan, 20,3 ở Nhật Bản và 39,5% ở Hoa Kỳ. Tình hình tội phạm
năm 2011 vẫn diễn biến phức tạp với gần 75.000 vụ phạm tội các loại. Trong đó, nổi
lên là tội phạm giết người; cướp, cướp giật tài sản; tội phạm hoạt động theo kiểu xã
hội đen: đâm thuê, chém mướn, bảo kê, xiết nợ, đòi nợ thuê…
Tội phạm vị thành niên cũng tăng với gần 12.000 thanh thiếu niên phạm tội. Đáng
chú ý, tội phạm trộm cắp xảy ra nhiều, chiếm 51% tổng số vụ phạm pháp hình sự,
phát sinh nhiều vụ sử dụng công nghệ cao trộm cắp tiền trong tài khoản cơ quan, cá
nhân, trạm ATM. Tội phạm sử dụng vũ khí quân dụng tăng 68,6% (500 vụ) với hành
vi gây án ngày càng nghiêm trọng, manh động và liều lĩnh. Đáng lo ngại là nhiều đối

tượng hình sự trong các băng nhóm đã triệt phá trước đây có biểu hiện hoạt động trở
lại dưới hình thức thành lập doanh nghiệp, dịch vụ, nhà hàng, vũ trường, quán bar,
cầm đồ để cho vay nặng lãi, tổ chức bảo kê hoạt động cờ bạc, cá độ bóng đá...Trong 6
tháng đầu năm 2012 số vụ phạm pháp hình sự đã giảm 2,57%, tuy nhiên tình hình tội
phạm hình sự vẫn còn diễn biến phức tạp. Đặc biệt trong công tác phòng, chống tội
phạm về kinh tế, tham nhũng, đã phát hiện hơn 6,1% về số vụ và 1,5% về số đối
tượng, so với cùng kỳ năm 2011.
Ba loại tội phạm trên là 3 loại tội phạm đã và đang được lực lượng CSHS công an
18 tỉnh, thành phố trọng điểm về ANTT triển khai. Tính chất “trọng điểm” của 18 địa
bàn nêu trên thể hiện rõ nét qua con số, gần 47% số vụ phạm pháp hình sự trên toàn
quốc xảy ra ở các địa bàn này, tính từ đầu năm 2012. Theo ghi nhận của Cục CSHS,
thời gian qua tại các địa bàn trọng điểm, hoạt động của các băng nhóm tội phạm có xu
hướng gia tăng; tội phạm chống người thi hành công vụ ngày càng diễn biến phức tạp;
cùng với đó là tình trạng tàng trữ, vận chuyển vũ khí, vật liệu nổ trái phép, tình trạng
sử dụng vũ khí “nóng” gây án có dấu hiệu tăng… Các tháng đầu năm 2012, công an

10


18 tỉnh, thành phố trọng điểm đã điều tra, khám phá hơn 7.300 vụ phạm pháp hình sự;
bắt, xử lý trên 10.200 đối tượng; triệt phá gần 1.500 băng nhóm tội phạm…
Theo số liệu thống kê từ TANDTC (riêng về tội ma túy)trong giai đoạn từ năm 2005
– 2011, Tòa án các cấp đã xét xử sơ thẩm 72.009 vụ với 93.573 bị cáo về các tội phạm
ma túy. Như vậy, trong giai đoạn 7 năm từ 2005 đến 2011, trung bình nước ta có
10.287 vụ/13.368 bị cáo xét xử sơ thẩm về các tội phạm về ma túy. Theo số liệu như
đã cung cấp ở trên thì trong giai đoạn 2005 – 2011 tỷ lệ các tội phạm về ma túy bị xét
xử sơ thẩm là 17.8% số vụ phạm tội nói chung và số bị cáo bị xét xử sơ thẩm nói
chung là 13.98%. Trong đó, số vụ án phần lớn đều có chiều hướng gia tăng theo từng
năm (năm 2005 có 9.102 vụ án về ma túy được xét xử sơ thẩm, đến năm 2011 là
12.556 vụ).

Tuy nhiên, cần lưu ý rẳng đây là số liệu được đưa ra bởi cơ quan xét xử là Tòa án
nhân dân; còn khi nghiên cứu đến số liệu của Bộ công an thì tình hình phức tạp hơn
nhiều (vì quá trình xử lí một vụ án hình sự bắt đầu từ phát hiện, xác minh, khởi tố,
điều tra, truy tố, xét xử; Tòa án đóng vai trò xét xử là chủ yếu nên số liệu đưa ra bởi
Tòa án là những vụ án/bị cáo đã có quyết định đưa ra xét xử, còn 3 giai đoạn trước đó
Tòa án phần nhiều không tham gia mà chủ yếu là thuộc về cơ quan điều tra (Công an
là cơ quan chính) và cơ quan truy tố (Viện kiểm sát). Do đó, việc thực chất tội phạm
ma túy xảy ra nhiều đến đâu thì số liệu từ cơ quan điều tra nói chung và lực lượng
công an nói riêng là cụ thể hơn cả; vì có tội phạm xảy ra, đã bị phát hiện hoặc khởi tố
nhưng chưa chắc đã được đưa ra để xét xử).
Theo số liệu của Văn phòng thường trực phòng, chống ma túy – Bộ Công an thì giai
đoạn 2005 – 2011 cả nước phát hiện 94.953 vụ có dấu hiệu phạm tội về ma túy với
141.155 đối tượng, bình quân một năm phát hiện 13.565 vụ và 20.165 đối tượng. Như
vậy, tỷ lệ vụ và số bị cáo phạm tội về ma túy bị xét xử sơ thẩm so với số vụ và số đối
tượng đã phát hiện, bắt giữ chiếm 75.85% về số vụ và 66.29% số đối tượng.

11


Cũng theo kết quả giám sát của ủy ban Tư pháp của Quốc hội về công tác đấu tranh
phòng, chống tội phạm cho thấy, từ đầu năm 2012 đến nay, tình hình tội phạm và các
tệ nạn xã hội có nhiều diễn biến phức tạp. Một số loại tội phạm đã gia tăng bất
thường, nhất là tình trạng thanh thiếu niên phạm tội, người nước ngoài phạm tội tại
Việt Nam, tội phạm có tổ chức, sử dụng công nghệ cao tấn công vào các lĩnh vực ngân
hàng, viễn thông... Nguyên nhân của tình trạng tội phạm đang diễn ra phức tạp là do
tình hình kinh tế, xã hội khó khăn, nhiều doanh nghiệp phá sản, lao động mất việc
làm; sự xuống cấp đạo đức xã hội nhất là ở đối tượng thanh thiếu niên khi tiếp xúc
không chọn lọc các yếu tố văn hóa nước ngoài; hệ thống văn bản pháp luật bất cập
trong xử lý vi phạm; hiệu quả phòng ngừa xã hội còn thấp ở các chiến sỹ công an và
phong trào toàn dân đoàn kết bảo vệ an ninh tổ quốc chưa sâu rộng; sự vào cuộc các

đoàn thể còn hình thức, hiệu quả chưa cao. Đặc biệt những năm qua, tội phạm vị
thành niên cũng gia tăng. Đây là vấn đề đang được cả xã hội quan tâm. Nguyên nhân
của tình trạng này là do sự buông lỏng công tác giáo dục quản lý của gia đình, nhà
trường và của cộng đồng ví dụ: Sân chơi ít, lại bị tác động của game online, các hình
thức bạo lực trên mạng Internet…; rồi cũng có nhiều bậc cha mẹ không theo dõi sát
sao các hoạt động con em mình…
Ngoài ra, còn có những trường hợp người nước ngoài đi du lịch nhưng vào Việt Nam
rồi ở lại (họ làm việc ở một số công trường lao động, thu mua hải sản, nông sản). Có
tình trạng khi thu mua nông sản, họ mua giá cao hơn rồi ghi nợ và sau đó bỏ trốn gây
thiệt hại cho bà con nông dân.
Với loại tội phạm công nghệ cao, thủ đoạn của các loại tội phạm này là vào
Việt Nam du lịch, móc nối với người Việt, thuê nhà trọ ở khu vực vắng người, yêu cầu
chủ nhà thay đổi đồng hồ đo điện để đánh lừa khả năng tiêu thụ nhiều điện năng, tránh
sự chú ý của lực lượng chức năng, sau đó thực hiện hành vi lừa đảo tiền, tài sản của
người dân. Thời gian qua, tội phạm về thương mại điện tử đã mang tính toàn cầu. Ở
Việt Nam cũng phát giác có những vụ lừa đảo, vi phạm có giá trị đến vài trăm tỷ.
12


Tội phạm xuyên quốc gia cũng trở thành thách thức của lực lượng công an. Hiện
tượng móc nối giữa tội phạm ở Việt Nam và tội phạm quốc tế thường thể hiện rõ trong
nhóm buôn bán ma túy, buôn bán trẻ em. Theo thống kê của Bộ Công an, trong 5 năm
qua (2007-2011) cả nước xảy ra 2.600 vụ liên quan đến buôn bán người với gần 5.800
nạn nhân, trong đó có đến 60% nạn nhân bị bán sang Trung Quốc, sau đó là
Campuchia và Lào, Thái Lan…. Nhà chức trách của các nước đã giải cứu được hơn
1.500 nạn nhân trong các vụ án buôn bán người… Phần lớn các nạn nhân bị buôn bán
là những người học hành hạn chế, không có việc làm hoặc việc làm không ổn định...
Ngoài ra, theo điều tra khảo sát, nước ta hiện có 51 tuyến, 182 địa bàn trọng điểm có
hơn 50.000 đối tượng và 253 đường dây biểu hiện nghi vấn hoạt động buôn bán
người, gần 300.000 phụ nữ kết hôn với người nước ngoài, 20.000 trẻ em cho người

nước ngoài làm con nuôi, hàng nghìn tụ điểm hoạt động mại dâm trá hình..., hiện nay,
tiềm ẩn tội phạm mua bán người ở nước ta rất lớn.
Tội phạm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng có số vụ phát hiện ngày càng lớn. Mới
chỉ xuất hiện, được nhắc đến trong một thời gian ngắn trước đây nhưng đến thời điểm
này, số lượng tội phạm đã tăng đặc biệt nhanh, có thể nói là lớn nhất từ trước đến nay.
Theo thống kê, trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, tội phạm môi trường, phát hiện
891 vụ với 1.936 đối tượng vi phạm pháp luật về tham nhũng, chức vụ, tăng 189,2%
số vụ và 200% số đối tượng so với năm 2011.
Một vấn đề cũng được nhiều đại biểu các cơ quan pháp luật băn khoăn là án tù thì
nghiêm nhưng đặc xá ở khâu thi hành án lại dễ dãi. Để đưa một vụ án, một bị cáo ra
xét xử, các cơ quan tố tụng tốn bao tiền của, công sức. Tòa tuyên án căn ke từng tháng
tù một để đảm báo tính răn đe, phòng ngừa, giáo dục. Nhưng chỉ bằng một quyết định
đặc xá, chúng ta đưa ra xã hội cả ngàn người. Trong số ấy, bao nhiêu tái phạm? Chất
lượng giáo dục, cải tạo thế nào thì chúng ta chưa thể biết hết được.
Tội phạm đang có xu hướng trẻ hóa. Xu hướng này nguy hiểm ở chỗ, việc quản
thúc người phạm tội nhiều lần rất khó khăn. Người đi tù càng trẻ hóa, tỷ lệ khi trở lại
13


xã hội tái phạm càng lớn. Đối tượng phạm tội ngày càng trẻ hóa và hành vi phạm tội
cũng như tính chất mức độ phạm tội ngày càng nghiêm trọng hơn (Theo thổng kế của
Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, trong 6 tháng đầu năm 2011, Cục đã xử lý
15.000 vụ phạm pháp hình sự, xử lý trên 22.000 đối tượng, trong đó có hơn 75% là
thanh thiếu niên). Nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng như vụ án Lê Văn Luyện tại Bắc
Giang, vụ án Đào Văn Tài tại Vĩnh Phúc,...Có một bộ phận thanh thiếu niên phạm tội
gây án đều nằm trong diện trẻ lêu lổng, không được gia đình quản lý. Hiện cả nước có
gần 140.000 phạm nhân thuộc diện này. Đặc biệt, có tới 60% tội phạm vị thành niên
nằm trong nhóm gia đình bố mẹ ly thân, ly hôn. Từ năm 1995 đến nay, ở Hà Nội có
khoảng 70.000 vụ ly hôn. Nhóm thanh niên được sinh ra, lớn lên, nuôi dưỡng trong
môi trường “khuyết lệch”, không đến nơi đến chốn nên dẫn tới tình trạng hư hỏng.

Năm 2012 trước tác động của tình hình tiêu cực của thế giới, khu vực và tình hình
kinh tế xã hội của nước ta, tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm diễn biến phức tạp
hơn. Nhiều loại tội phạm gia tăng, tính chất nghiêm trọng, gây bức xúc, lo lắng trong
nhân dân.
Theo báo cáo, tội phạm xâm phạm trật tự xã hội tuy được kìm chế, giảm 1,3%, một số
loại án giảm như giết người, trộm cắp tài sản, gây rối trật tự công cộng nhưng nhiều
loại tội phạm tăng, có sự cấu kết đan xen giữa tội phạm hình sự, kinh tế, ma túy. Tội
phạm giết người thân, giết nhiều người, giết trẻ em dã man phản ánh những vấn đề
đáng báo động về đạo đức xã hội.
Số vụ chống người thi hành công vụ tăng 17,9%, trong đó chống lại lực lượng công an
tăng 21,7%. Tội phạm về kinh tế, tham nhũng phức tạp nổi lên trong lĩnh vực tài chính
ngân hàng gây thiệt hại hàng ngàn tỉ đồng, tác động xấu đến an ninh tài chính tiền tệ.
Tội phạm về vi phạm pháp luật về môi trường vẫn diễn biến phức tạp. Đây cũng là
nguyên nhân gây bức xúc trong xã hội, dẫn đến khiếu kiện ở nhiều địa phương…
Trong đó tội phạm về kinh tế phát triển với nhiều dạng hơn cả, các loại tội phạm mới
như hoạt động lừa đào của các công ty nước ngoài, các công ty ma, các hoạt động rửa

14


tiền, làm và tiêu thụ tiền giả đang có chiều hướng gia tăng. Loại tội phạm thường câu
kết với các cơ quan chức năng nhà nước, thông đồng với nhiều ngành, nhiều cấp để
bòn rút của cải của nhà nước, của nhân dân và che giấu hành vi phạm tội của mình.
Tội phạm tham nhũng, buôn lậu, buôn bán hàng cấm, kinh doanh trái phép, trốn thuế
cũng ngày càng phát triển và gây ra những thiệt hại lớn về của cải vật chất và tinh thần
ngày càng lớn. Tham nhũng xảy ra ở hầu hết các lĩnh vực kinh tế trọng điểm như: tài
chính, ngân hàng, nhà đất trong thực hiện chính sách xã hội, trong các khoản viện trợ,
hợp tác kinh doanh, liên kết nước ngoài. Đặc biệt là tội phạm ma túy – loại tội phạm
có nguy cơ hủy hoại tương lại của cả một thế hệ - cũng đang có những diễn biến khó
lường. Hãy cùng điểm qua những số liệu về loại tội phạm này.

Như vậy, qua một vài số liệu tương đối cụ thể và rõ ràng, ta có thể thấy tình hình tội
phạm nói chung và tội phạm về ma túy nói riêng đang diễn biến ngày một phức tạp.
Các số liệu về số vụ án bị phát hiện, số vụ án bị đưa ra xét xử sơ thẩm cùng số bị cáo,
số đối tượng phạm tội tương ứng đều có chiều hướng gia tăng. Đặc biệt năm 2011, số
vụ án cùng số bị cáo được xét xử sơ thẩm đều tăng một cách rõ rệt, vượt trội hơn hẳn
các năm trước. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, đây là số liệu về tội phạm rõ, tức là tội phạm
đã được xét xử hình sự, có trong thống kê hình sự hay được phát hiện bởi cá nhân, tổ
chức và được báo cho cơ quan chức năng; còn số liệu về tội phạm ẩn, tức là số lượng
tội phạm và người phạm tội đã thực hiện trên thực tế nhưng không được tường thuật
với cơ quan có thẩm quyền hoặc chưa bị phát hiện một cách chính thức có lẽ còn cao
hơn nhiều. Có rất nhiều nguyên do có thể được đặt ra, ví dụ như vụ việc không có
người chứng kiến hoặc có người chứng kiến nhưng người đó không tường thuật dẫn
đến vụ việc không bị phát hiện; vụ việc do cơ quan chức năng cố tình hoặc vô ý không
thụ lí vụ án có tội phạm xảy ra. Tất cả những điều này dẫn đến việc tình hình tội phạm
qua các số liệu đã được thống kê của các cơ quan tiến hành tố tụng chỉ phản ánh một
phần của tình hình tội phạm ở Việt Nam hiện nay.

15


Tuy nhiên, trên tinh thần chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ chính trị ngày 22/10/2010 về
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đổi với công tác phòng, chống tội phạm trong tình
hình mới, các cơ quan chức năng một phần nào đó đang dần thực hiện công tác phòng,
chống tội phạm một cách có hiệu quá.

KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Đánh giá đúng tình hình tội phạm sẽ cho ta cái nhìn toàn diện về tội phạm nói chung
cũng như tình hình tội phạm nói riêng. Từ đó ta có thể đưa ra những biện pháp phòng
chống tội phạm một cách có hiệu quả và thiết thực đi vào thực tiễn đời sống của người
dân, đảm bảo trật tự an toàn xã hội trong thời kì đổi mơi, hội nhập.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tội phạm học, NXB Công an nhân dân,
Hà Nội – 2012.

16


2. Trường Đại học Luật Hà Nội, PGS, TS Dương Tuyết Miên – Giáo trình Tội phạm
học, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội - 2010
3. Trường Đại học Luật Hà Nội, PGS, TS Dương Tuyết Miên, Nhập môn tội phạm
học, NXB Công an nhân dân, Hà Nội – 2009.
4. />5. />6. />
17



×