Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Tư pháp Quốc tế Việt Nam là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174 KB, 14 trang )

Những hạt giống quy phạm pháp luật đều nảy mầm trên một mảnh vườn quan hệ xã
hội nhất định. Theo lẽ đó, các quy phạm pháp luật về quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có
yếu tố nước ngoài sẽ được một ngành luật cụ thể quy định, đó chính là Tư pháp Quốc tế.
Trước đây, đã có nhiều quan điểm khác nhau về vị trí của Tư pháp Quốc tế trong hệ thống
pháp luật, đặc biệt là quan điểm của các luật giả Liên xô cũ. Quan điểm thứ nhất cho rằng
Tư pháp Quốc tế là một bộ phận của pháp luật quốc tế. Quan điểm thứ hai cho rằng, Tư
pháp Quốc tế là một ngành luật của pháp luật quốc gia, tồn tại song song và độc lập với
các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật quốc gia. Phần lớn, những quan điểm của
các nhà nghiên cứu luật ở Việt Nam đều đồng tình với quan điểm thứ hai. Bài viết dưới
đây sẽ chứng minh: “Tư pháp Quốc tế Việt Nam là một ngành luật độc lập trong hệ
thống pháp luật Quốc gia”.
1. Những vấn đề cơ bản về Tư pháp Quốc tế
1.1. Lịch sử ra đời của Tư pháp quốc tế
Lịch sử ra đời của Tư pháp Quốc tế khởi đầu từ thế kỷ thứ V sau công nguyên, đế
quốc La mã tan rã và hình thành nên các quốc gia ở châu Âu cùng với sự phát triển mạnh
mẽ các hoạt động giao thương. Trong khi đó, phương Đông vẫn chìm trong giấc ngủ của
thời kì trung cổ với nền kinh tế tự cung tự cấp. Chính sự thông thương giữa các quốc gia
là điều kiện thúc đẩy các quy chế pháp lý mới dần dần hình thành hai quy chế: Quy chế
pháp lý nhân thân (chịu sự điều chỉnh của pháp luật của nước đang sinh sống) và Quy chế
pháp lý lãnh thổ (phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật sở tại). Vào thế kỷ XIX, thuật ngữ
Tư pháp Quốc tế chính thức ra đời và được sử dụng phổ biến trên thế giới. Một số quốc
gia như Úc, Anh, Mỹ không sử dụng khái niệm Tư pháp Quốc tế mà sử dụng khái niệm
Luật xung đột (Conflict of law) bởi các quốc gia này cho rằng: nhiệm vụ cơ bản nhất của
Tư pháp Quốc tế là giải quyết xung đột pháp luật giữa các hệ thống pháp luật của các quốc
gia. Nhưng trong thực tế, Tư pháp Quốc tế còn thực hiện nhiều nhiệm vụ khác bên cạnh
nhiệm vụ giải quyết xung đột.
1


Tư pháp Quốc tế là một ngành luật độc lập nằm trong hệ thống pháp luật quốc gia.
Mặc dù, Tư pháp Quốc tế có tính liên quốc gia, tuy nhiên Tư pháp Quốc tế vẫn nằm trong


phạm vi pháp luật của quốc gia điều chỉnh.
1.2. Khái niệm Tư pháp Quốc tế
Theo cách cắt nghĩa đơn thuần, thuật ngữ Tư pháp Quốc tế gồm hai bộ phận: Bộ
phận “Tư pháp” và bộ phận “Quốc tế”. “Tư pháp”, tức là pháp luật về quan hệ tư, không
có yếu tố công quyền hoặc không chịu sự chi phối trực tiếp của yếu tố công quyền. Quan
hệ tư được đề cập chính là quan hệ dân sự theo nghĩa rộng, các chủ thể của quan hệ đều có
thể thỏa thuận dựa trên nguyên tắc bình đẳng với nhau. “Quốc tế”, được hiểu là vượt ra
khỏi ngoài lãnh thổ, thuộc về mối quan hệ giữa các vùng lãnh thổ. Do đó, có thể hiểu Tư
pháp quốc tế là pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài.
Như vậy, Tư pháp Quốc tế Việt Nam là tổng thể các quy phạm pháp luật được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thừa nhận hoặc ban hành để điều chỉnh về
các quan hệ dân sự, thương mại- kinh doanh- đầu tư, hôn nhân và gia đình, lao động, tố
tụng dân sự (bao gồm tố tụng tòa án và tố tụng trọng tài) có yếu tố nước ngoài.
2. Tư pháp Quốc tế Việt Nam là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật
Quốc gia
Để chứng minh Tư pháp Quốc tế Việt Nam là một ngành luật độc lập, bài luận dưới
đây của tôi sẽ tập trung chứng minh Tư pháp Quốc tế Việt Nam có đối tượng điều chỉnh,
phương pháp điều chỉnh, chủ thể của quan hệ Tư pháp Quốc tế và nguồn của Tư pháp
Quốc tế có nét riêng biệt so với các ngành luật khác. Bên cạnh đó, bài viết cũng trình bày
các chế định cơ bản của Tư pháp Quốc tế Việt Nam, nhiệm vụ của Tư pháp Quốc tế Việt
Nam, đồng thời cũng điểm danh những văn bản quy phạm pháp luật chứa đựng quan hệ
dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài.
2.1. Về đối tượng điều chỉnh của Tư pháp Quốc tế Việt Nam
Mỗi một quốc gia đều có một nền văn hóa và kinh tế riêng. Chính cái nôi văn hóa
và kinh tế đó đã góp phần đưa quốc gia đi theo hành trình phát triển. Bên cạnh chức năng
2


đối nội, bản thân mỗi quốc gia cũng phải có quan hệ đối ngoại để phù hợp với sự tất yếu
khách quan. Không một quốc gia nào có thể phát triển vững mạnh chỉ nhờ sự đối nội của

mình. Chính sự giao thoa kinh tế đã kích thích các quan hệ xã hội phát triển vượt ra tầm
quản lý của quốc gia. Đây cũng chính là điều kiện thúc đẩy Tư pháp Quốc tế nói chung và
Tư pháp Quốc tế Việt Nam có thêm bước phát triển và mở rộng. Khác với Công pháp
Quốc tế điều chỉnh các quan hệ pháp lý giữa các chủ thể của luật quốc tế trên các lĩnh vực
chính trị, kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục,…, Tư pháp Quốc tế Việt Nam lại điều chỉnh
những quan hệ pháp lý phát sinh giữa công dân và pháp nhân phát trong đời sống quốc tế.
Như vậy, có thể khẳng định rằng, đối tượng điều chỉnh của Tư pháp Quốc tế Việt Nam là
những quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài. Quan hệ dân sự, không chỉ
bao gồm các quan hệ dân sự theo nghĩa thông thường mà còn bao hàm các quan hệ kinh tế
kinh doanh- đầu tư, thương mại, hôn nhân và gia đình, lao động, tố tụng dân sự (tố tụng
tòa án và tố tụng trọng tài). Thuộc tính để nhận dạng các quan hệ dân sự này đó chính là
sự bình đẳng hoặc ít ra cũng có tính chất bình đẳng. Yếu tố nước ngoài được khẳng định
tại Điều 758 Bộ luật Dân sự 2005: “Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân
sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người
Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là
công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo
pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở
nước ngoài”.Theo tinh thần của điều luật này thì một quan hệ dân sự được coi là quan hệ
dân sự có yếu tố nước ngoài khi nó đáp ứng một trong ba yếu tố sau:
Thứ nhất, về chủ thể
Có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài,
người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Người nước ngoài được hiểu là người có “quốc
tịch của một nước khác không phải là quốc tịch Việt Nam” (khoản 1 Điều 3 Luật Quốc
tịch năm 2008). Theo đó, người nước ngoài sẽ bao gồm “công dân nước ngoài và người
không quốc tịch” (khoản 5 Điều 3 Luật Quốc tịch 2008). Người Việt Nam định cư ở nước
3


ngoài là người có quốc tịch Việt Nam đang làm ăn, sinh sống ở nước ngoài. Cơ quan, tổ
chức nước ngoài là các cơ quan, tổ chức không phải là cơ quan, tổ chức Việt Nam được

thành lập theo pháp luật nước ngoài, bao gồm cả cơ quan, tổ chức quốc tế được thành lập
theo pháp luật quốc tế. Theo đó, quốc gia nước ngoài, các tổ chức liên chính phủ hoặc phi
chính phủ trong giao lưu dân sự quốc tế cũng được coi là cơ quan tổ chức nước ngoài
(khoản 2, 3, 4, 5 Điều 3 Nghị đinh số 138/2006/NĐ-CP). Ví dụ, người Ba Lan trúng sổ xố
ở Việt Nam.
Thứ hai, về đối tượng của quan hệ
Đối tượng của quan hệ là tài sản và tài sản liên quan tới quan hệ đó ở nước ngoài.
Một quan hệ được xác lập giữa các bên là người Việt Nam nhưng tài sản của quan hệ đó
đang ở nước ngoài thì vẫn được coi là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Ví dụ, công
dân Việt Nam mua nhà ở bang California (Mỹ).
Thứ ba, về sự kiện pháp lý
Căn cứ phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài,
phát sinh tại nước ngoài. Như vậy, cho dù các chủ thể có là công dân Việt Nam nhưng nếu
sự kiện pháp lý là căn cứ phát sinh, thay đổi hay chấm dứt ở nước ngoài hoặc theo pháp
luật nước ngoài thì các quan hệ dân sự họ tham gia được coi là có yếu tố nước ngoài ([3],
trang 409).Ví dụ, hai công dân Việt Nam kí kết hợp đồng mua bán tài sản ở Mông Cổ.
Đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế Việt Nam có sự khác biệt với các đối
tượng điều chỉnh của các ngành luật độc lập khác. Chẳng hạn, ngành luật Dân sự Việt
Nam chỉ điều chỉnh các quan hệ dân sự phát sinh trong phạm vi lãnh thổ của nước cộng
hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhưng không bao hàm các quan hệ tố tụng dân sự (tố tụng
tòa án và tố tụng trọng tài). Các quan hệ dân sự mà ngành luật Dân sự điều chỉnh phải đáp
ứng đầy đủ các yếu tố: các chủ thể tham gia quan hệ này dưới tư cách mang quốc tịch Việt
Nam, các sự kiện pháp lý là căn cứ phát sinh, thay đổi hay chấm dứt phải phát sinh trên
lãnh thổ Việt Nam và theo pháp luật Việt Nam. Đối tượng của nghĩa vụ trong quan hệ dân
sự, nêu là tài sản thì phải nằm ở Việt Nam hoặc nếu là công việc phải thực hiện hay không
được phép thực hiện phải được tiến hành trên lãnh thổ Việt Nam ([4], Chương I). Đây
cũng chính là điểm khác cơ bản giữa quan hệ dân sự thuộc đối tượng điều chỉnh của
4



ngành luật Dân sự Việt Nam và quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc đối tượng điều
chỉnh của ngành luật Tư pháp Quốc tế Việt Nam.
So với ngành luật Hành chính Việt Nam và ngành luật Hình sự Việt Nam, đối tượng
điều chỉnh của Tư pháp Quốc tế Việt Nam có sự khác biệt đặc thù. Ngành luật Hình sự và
luật Hành chính là ngành luật mang yếu tố “công quyền”. Do đó, các quan hệ này, dưới
góc độ pháp luật, là quan hệ không bình đẳng giữa ý chí của các bên tham gia. Sự kiểm
soát và duy trì quyền lực là một đặc điểm đặc thù trong quan hệ pháp luật thuộc đối tượng
ngành luật Hành chính Việt Nam và ngành luật Hình sự Việt Nam điều chỉnh. Với ngành
luật Hành chính điều chỉnh quan hệ chấp hành điều hành của bộ máy hành chính ([5],
Chương I); với ngành luật Hình sự điều chỉnh quan hệ giữa nhà nước với người phạm tội
([6], Chương I; [15], Trang 35). Hơn nữa, đối tượng điều chỉnh của Tư pháp Quốc tế Việt
Nam cũng khác xa so với đối tượng điều chỉnh của ngành luật Hiến pháp là những quan
hệ về chế độ chính trị dân chủ ([14], Trang 46- 48).
2.2. Về phương pháp điều chỉnh của Tư pháp quốc tế
Ngành luật hành chính Việt Nam sử dụng phương pháp thuyết phục và phương
pháp bắt buộc là hai phương pháp điều chỉnh đặc thù. Phương pháp thuyết phục như bàn
tay nhung, trong khi đó, phương pháp mệnh lệnh phục tùng lại như bàn tay thép. Hai bàn
tay này sử dụng hòa hợp với nhau để điều chỉnh các quan hệ xã hộ phát sinh trong pháp
luật hành chính. Trước tiên, nhà nước sẽ sử dụng bàn tay nhung để âu yếm, vuốt ve và
định hướng sự chấp hành đúng đắn cho cá nhân, tổ chức. Nếu như bàn tay nhung không
có hiệu quả, nhà nước sẽ sử dụng bàn tay thép như một biện pháp trị liệu bắt buộc: “Rượu
mời không uống sẽ ép uống rượu phạt”. Tuy nhiên, khác với phương pháp điều chỉnh của
ngành luật Hành chính Việt Nam, Tư pháp Quốc tế Việt Nam lại có hai phương pháp điều
chỉnh đặc thù, đó là phương pháp xung đột và phương pháp thực chất.
Phương pháp xung đột: Các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thường liên quan
đến một hay nhiều quốc gia khác nghĩa là liên quan đến các hệ thống pháp luật khác nhau.
Vấn đề đặt ra là cần phải chọn luật pháp nước nào áp dụng để giải quyết quan hệ dân sự
đã phát sinh. Việc chọn luật áp dụng phải căn cứ vào quy phạm xung đột. Quy phạm xung
đột là loại quy phạm đặc thù của Tư pháp Quốc tế Việt Nam nói riêng và của các quốc gia
5



trên thế giới nói chung. Như vậy, phương pháp xung đột là phương pháp áp dụng các quy
phạm pháp luật xung đột nhằm điều chỉnh các quan hệ Tư pháp Quốc tế. Bản chất của
phương pháp xung đột giống như việc một nhà địa lý học chỉ ra con đường đúng cần đi
trong các con đường trước mặt. Còn đi như thế nào thì các chủ thể phải dựa vào các bảng
chỉ dẫn trên con đường đấy. Tức là phương pháp xung đột chỉ dừng lại ở việc xác định
luật áp dụng. Ví dụ, khoản 3 Điều 104 Luật Hôn nhân và gia đình 2000 quy định: “Việc
giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước
nơi có bất động sản đó”. Đây là phương pháp đặc thù của Tư pháp Quốc tế Việt Nam mà
không ngành luật nào sử dụng phương pháp này. Chẳng hạn, luật Hình sự, luật Hành
chính, luật Dân sự khi điều chỉnh các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của nó sẽ áp
dụng các quy phạm pháp luật trong Bộ luật Hình sự 1999, các văn bản pháp luật hành
chính (Luật Khiếu nại 2011, Luật Tố cáo 2011, Luật Thanh tra 2005, Luật Giao thông
đường bộ 2008,…), Bộ luật Dân sự 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành mà không
phải xác định xem luật của nước nào khác sẽ được áp dụng.
Phương pháp xung đột gồm hai loại: Phương pháp xung đột thống nhất (được ghi
nhận thông qua các quy phạm xung đột trong Điều ước Quốc tế mà Việt Nam kí kết, gia
nhập, ví dụ: Hình thức hợp đồng tuân theo pháp luật của bên kí kết nơi giao kết hợp đồng
[20], Khoản 1 Điều 37) và Phương pháp xung đột thông thường (được ghi nhận thông qua
các quy phạm xung đột trong văn bản pháp luật trong nước, ví du: “Hình thức hợp đồng
phải tuân theo pháp luật nước nơi giao kết hợp đồng ([9], Khoản 1 Điều 770))
Phương pháp thực chất: Đây là phương pháp áp dụng các quy phạm pháp luật thực
chất. Khác với quy phạm xung đột, quy phạm thực chất trực tiếp điều chỉnh và quy định
địa vị pháp lý (quyền và nghĩa vụ) của các bên chủ thể tham gia quan hệ pháp luật cụ thể.
Quy phạm pháp luật thực chất cũng bao gồm: quy phạm thực chất thống nhất (được ghi
nhận thông qua các quy phạm thực chất trong Điều ước quốc tế, ví dụ: “Công dân Bên kí
kết này sẽ được miễn trả án phí trên lãnh thổ Bên kí kết kia” ([21], khoản 1 Điều 18)) và
quy phạm thực chất thông thường (được ghi nhận thông qua các quy phạm thực chất trong
các văn bản pháp luật trong nước, ví dụ: Thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại

6


Việt Nam phải “thực hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ theo quy định của Luật Thương
mại và pháp luật liên quan của Việt Nam” ([22], khoản 3 Điều 5).
2.3. Về chủ thể của Tư pháp quốc tế Việt Nam
Một trong những yếu tố cơ bản cấu thành quan hệ mà Tư pháp Quốc tế Việt Nam
điều chỉnh đó là chủ thể của Tư pháp Quốc tế Việt Nam. Các chủ thể này có các quyền và
nghĩa vụ pháp lý nhất định trong Tư pháp Quốc tế Việt Nam cũng như có khả năng chịu
trách nhiệm pháp lý độc lập theo quy định của pháp luật đối với những hành vi do chủ thể
đó gây ra. Chủ thể của Tư pháp quốc tế bao gồm thể nhân và pháp nhân và nhà nước. Thể
nhân và pháp nhân là chủ thể cơ bản, nhà nước là chủ thể đặc biệt. Điều này cũng khác
biệt với chủ thể của Công pháp quốc tế đó là chủ thể cơ bản là các quốc gia độc lập ([8],
Chương I). So với chủ thể của ngành luật Hành chính Việt Nam và ngành luật Hình sự
Việt Nam, sự có mặt của chủ thể nhà nước là yếu tố bắt buộc của các ngành luật này. Nhà
nước trong quan hệ pháp luật Hành chính hoặc quan hệ pháp luật Hình sự là bên có quyền
đơn phương áp đặt các mệnh lệnh, các nghĩa vụ, các trách nhiệm cũng như các chế tài đối
với các cá nhân, tổ chức thuộc sự quản lý của nhà nước. Ngược lại, trong quan hệ của Tư
pháp Quốc tế Việt Nam, quan hệ có sự tham gia của nhà nước không phải là yếu tố bắt
buộc cũng như khi tham gia, các chủ thể khác có tư cách pháp lý bình đẳng với nhà nước.
Nhà nước Việt Nam vẫn có thể là nguyên đơn, bị đơn trong vụ kiện dân sự có yếu tố nước
ngoài.
2.4.

Nguồn của Tư pháp quốc tế Việt Nam

Nguồn của Tư pháp Quốc tế Việt Nam là các hình thức chứa đựng và thể hiện quy
phạm của Tư pháp Quốc tế Việt Nam. Hiện nay nguồn của TPQT Việt Nam bao gồm
nguồn quốc nội và nguồn quốc tế.
Thứ nhất, nguồn quốc nội

Các quy phạm pháp luật của Việt Nam điều chỉnh về quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngoài theo nghĩa rộng. Do Việt Nam có điều kiện riêng về chính trị, kinh tế, xã hội,… để
chủ động trong việc điều chỉnh các quan hệ dấn sự có yếu tố nước ngoài, Việt Nam phải
ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề này để phù hớp với thông lệ
7


quốc tế. Dưới đây xin liệt kê các loại nguồn quốc nội cơ bản của Tư pháp Quốc tế Việt
Nam:
Hiến pháp 1992, SĐBS 2001 (Điều 14, Điều 24, Điều 25, Điều 75, Điều 81);
Lĩnh vực Dân sự:
Bộ luật dân sự 2005 (Phần thứ bảy: Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, Điều 758
đến Điều 777); Nghị định 138/2006/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi
hành các quy định của Bộ luật dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài; Luật quốc
tịch 2008;
Lĩnh vực kinh doanh:
Luật Đầu tư 2005; Nghị định 101/2006/NĐ-CP về Quy định việc đăng ký lại,
chuyển đổi và đăng ký đổi Giấy chứng nhận đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư; Nghị định
108/2009/NĐ-CP của Chính phủ về đầu tư theo hình thức Hợp đồng Xây dựng – Kinh
doanh – Chuyển giao, Hợp đồng Xây dựng – Chuyển Giao – Kinh doanh, Hợp đồng Xây
dựng – Chuyển giao; Thông tư 134/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện
nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc
có thu nhập tại Việt Nam.
Lĩnh vực thương mại:
Luật Chuyển giao công nghệ 2008; Luật Thương mại 2005 (Điều 27- Điều 33);
Nghị định 23/2007/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng
hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá của doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; Nghị định 12/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành
Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua,

bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài; Nghị định 72/2006/NĐ-CP của Chính
phủ về việc quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về văn phòng đại diện của thương
nhân nước ngoài tại Việt Nam; Nghị định 90/2007/NĐ-CP quy định về quyền xuất khẩu,
quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam; Nghị
định 53/2009/NĐ-CP về phát hành trái phiếu quốc tế;
Lĩnh vực hôn nhân và gia đình:
8


Luật hôn nhân và gia đình 2000 (Chương XI: Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu
tố nước ngoài, từ điều 100 đến điều 106); Luật Nuôi con nuôi 2010; Nghị định
68/2002/NĐ-CP quy định thi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình về
quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài; Nghị định 69/2006/NĐ-CP về việc
sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP;
Lĩnh vực lao động:
Bộ luật lao động 2007 (Mục V – Chương XI: Lao động cho tổ chức, cá nhân nước
ngoài tại Việt Nam, người nước ngoài lao động tại Việt Nam, lao động ở nước ngoài);
Luật người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài năm 2006 và các văn bản hướng dẫn thi
hành.
Lĩnh vực tố tụng dân sự:
Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 (Phần thứ chín: Thủ tục giải quyết các vụ việc
dân sự có yếu tố nước ngoài và tương trợ tư pháp trong tố tụng dân sự); Luật Tương trợ
Tư pháp năm 2007; Luật Trọng tài thương mại 2010.
Thứ hai, nguồn quốc tế
Điều ước quốc tế với tư cách là nguồn của TPQT ngày càng đóng vai trò quan trọng
và mang ý nghĩa thiết thực: các ĐƯQT về thương mại, hàng hải quốc tế, các hiệp định
tương trợ tư pháp về dân sự, hôn nhân và gia đình,… Trước tiên, phải kể đến các hiệp
định tương trợ và hợp tác tư pháp mà cho tới nay nước ta đã kí với hàng loạt các nước:
nga vào năm 1998; Séc và Slovakia 1982, Cu ba 1984; Hungari 1985,...Ngoài ra nước ta
còn kí rất nhiều các ĐƯQT song phương cũng như đa phương: Công ước Pari 1983 về

bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (1981); Việt Nam gia nhập công ước Berne vào năm
2004, kí gia nhập Công ước Lahay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con
nuôi quốc tế vào năm 2010,…
Tập quán quốc tế là những quy tắc xử sự được hình thành trong một thời gian dài,
được áp dụng khá liên tục và một các có hệ thống, đồng thời được sự thừa nhận đông đảo
của các quốc gia. Việt Nam cũng thừa nhận các tập quán quốc tế, chủ yếu là tập quán kinh
tế thương mại như CIF, FOB,…

9


Khác với Anh và Mỹ thì thực tiễn tòa án là nguồn của cơ bản của pháp luật, ở Việt
Nam thì án lệ không được nhìn nhận với tư cách là nguồn của pháp luật nói chung và là
nguồn của Tư pháp Quốc tế Việt Nam nói riêng.
Về trình tự thủ tục áp dụng các loại nguồn của TPQT được đề cập tại Điều 759
BLDS. Theo đó, ưu tiên áp dụng điều ước quốc tế, nếu điều ước quốc tế không điều
chỉnh sẽ áp dụng pháp luật quốc gia. Thông thường, việc áp dụng điều ước quốc tế của
Việt Nam thường được nội luật hóa.
2.5. Các chế định cơ bản của Tư pháp quốc tế Việt Nam
Tư pháp Quốc tế Việt Nam bao gồm những chế định chủ yếu điều chỉnh các quan
hệ sau đây:
1) Các quan hệ về địa vị pháp lý của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài
2) Các quan hệ về sở hữu tài sản có yếu tố nước ngoài
3) Các quan hệ về hợp đồng mua bán ngoại thương
4) Các quan hệ pháp luật về thanh toán quốc tế
5) Các quan hệ về quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống
cây trồng
6) Các quan hệ về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
7) Các quan hệ về thừa kế tài sản có yếu tố nước ngoài
8) Các quan hệ về lao động có yếu tố nước ngoài

9) Các quan hệ về tố tụng dân sự quốc tế, trọng tài thương mại quốc tế
2.6. Nhiệm vụ của Tư pháp Quốc tế Việt Nam
Tư pháp Quốc tế Việt Nam có nhiệm vụ khác biệt so với nhiệm vụ của các ngành
luật khác. Đối với ngành luật Hình sự, nhiệm vụ của ngành luật Hình sự là nghiên cứu,
soạn thảo và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh quan hệ pháp luật
Hình sự nhằm mục đích “bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân,
bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền,
lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, chống
mọi hành vi phạm tội; đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh
phòng ngừa và chống tội phạm” ([10], Điều 1). Nhiệm vụ của ngành luật Dân sự nghiên
cứu, soạn thảo và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh quan hệ pháp
luật Dân sự nhằm mục đích “bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, lợi ích
10


của Nhà nước, lợi ích công cộng; bảo đảm sự bình đẳng và an toàn pháp lý trong quan hệ
dân sự, góp phần tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân, thúc
đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội” ([9], Điều 1). Cũng giống các ngành luật khác trong hệ
thống pháp luật Việt Nam, Tư pháp Quốc tế Việt Nam cũng có những nhiệm vụ cơ bản
liên quan đến việc xây dựng, soạn thảo những văn bản pháp lý khác nhau điều chỉnh các
quan hệ trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, bảo hiểm và các quan hệ khác trong
thực tiễn đời sống có yếu tố nước ngoài tham gia. Trên cơ sở này đã hình thành những
nhiệm vụ chủ yếu của Tư pháp quốc tế ở Việt Nam đó là xây dựng quy phạm pháp luật để
giải quyết những xung đột trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài; bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của của công dân, các nhà đầu tư, tổ chức và các công ty của nước ngoài
vào Việt Nam và của Việt Nam ở nước ngoài; mở rộng việc bảo hộ các quyền hợp pháp
của người nước ngoài ở Việt Nam trong các lĩnh vực khác nhau như: thương mại, đầu tư,
lao động, hôn nhân và gia đình và bảo đảm các quyền và nghĩa vụ bình đẳng trong tố tụng
dân sự của người nước ngoài tại Việt Nam và của công dân Việt Nam ở nước ngoài ([19],
phần 2).

3. Nhận xét về Tư pháp Quốc tế Việt Nam
Tư pháp Quốc tế Việt Nam là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật. Tuy
nhiên, Việt Nam không có Luật Tư pháp quốc tế hay Bộ luật Tư pháp Quốc tế mà các chế
định của Tư pháp Quốc tế nằm rải rác trong các phần của các luật, bộ luật điều chỉnh quan
hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài. Khi nghiên cứu môn khoa học pháp lý
này cần vận dụng phương pháp so sánh pháp luật để nghiên cứu mối liên hệ giữa Tư pháp
Quốc tế Việt Nam với Công pháp Quốc tế, Tư pháp quốc tế với các ngành luật độc lập
khác nhằm đạt hiệu quả và có cách nhìn nhận đánh giá vấn đề một cách toàn diện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Tư pháp Quốc tế;
Trường Đại học Luật Hà Nội;
Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2009;
2. Giáo trình Tư pháp Quốc tế
11


Nguyễn Bá Diến;
Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2003;
3. Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam tập 2;
Chủ biên: PGS. TS Đinh Văn Thanh. ThS. Nguyễn Minh Tuấn
Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2006;
4. Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam tập 1;
Chủ biên: Lê Đình Nghị;
Nxb. Giáo Dục, Hà Nội, 2009
5. Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam;
Chủ biên. TS. Trần Minh Hương;
NXB. Công an nhân dân, Hà Nội, 2007;
6. Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam tập 1;
Trường Đại học Luật Hà Nội;
NXB. CAND, Hà Nội, 2010

7. Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam;
Trường Đại học Luật Hà Nội;
NXB. CAND, Hà Nội, 2008
8. Giáo trình luật quốc tế
TS. Lê Mai Anh
NXB. Công an nhân dân, Hà Nội, 2004
9. Bộ luật Dân sự năm 2005;
10.Bộ luật Hình sự 1999, SĐBS 2009;
11.Nghị định 138/2006/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành các
quy định của Bộ luật dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài;
12.Luật quốc tịch 2008;
13.Luật Hôn nhân và gia đình 2000
14.Luật Hiến pháp Việt Nam;
Nguyễn Đăng Dung;
Website: nguyenvuan.hanhchinh.com.vn;
15. Khái niệm về tư pháp quốc tế
Th.S. Trịnh Duy Biên
12


Website: vi.scribd.com;
16.Một số vấn đề lý luận cơ bản về Tư pháp quốc tế;
TS. Đoàn Năng;
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001;
Trang 51;
17.Giáo trình Lý luận Nhà nước và Pháp luật;
PGS-TS Lê Minh Tâm (chủ biên);
Nxb Công an nhân dân, 2010;
Trang 403;
18.Mối quan hệ giữa Tư pháp quốc tế và Luật dân sự;

TS Nguyễn Trung Tín;
Trang 24;
19.Nhiệm vụ và vị trí của Tư pháp quốc tế trong hệ thống pháp luật;
NGUYỄN NGỌC LÂM
TẠP CHÍ KHPL SỐ 1/2004
Website: hcmulaw.edu.vn
20.Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự, gia đình, lao động và
hình sự giữa Việt Nam và Bê- la- rút
website: lanhsuvietnam.gov.vn
21.Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa Việt
Nam và Mông Cổ
website: lanhsuvietnam.gov.vn
13


22.Nghị định 90/2007/NĐ-CP quy định về quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của
thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam

14



×