Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

bình luận về các quy định về thu ngân sách từ phí và lệ phí và bước đầu đề xuất các giải pháp hoàn thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.75 KB, 15 trang )

MỞ ĐẦU.
Như chúng ta đã biết, ngân sách nhà nước có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ
hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và đối ngoại của nhà nước. Và có
thể nói rằng thu ngân sách nhà nước chính là việc tạo lập quỹ ngân sách nhà nước
mới giúp ngân sách nhà nước có khả năng phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ này
nhằm thực hiện các chức năng của nhà nước. Có thu thì mới có chi, thu có tốt thì
chi mới có thể tốt vậy nên có thể khẳng định thu ngân sách nhà nước có vai trò đặc
biệt quan trọng.
Trong thời gian qua, thu ngân sách góp phần củng cố và tăng cường tiềm lực tài
chính của Nhà nước. Thu ngân sách nhà nước không những đảm bảo cho nguồn
thu cho chi thường xuyên của chính phủ mà còn để dành ra một phần cho tích luỹ
đầu tư phát triển. Trong đó số thu từ thuế, phí và lệ phí là lớn và chiếm tỉ trọng cao
trong tổng thu ngân sách nhà nước và cụ thể thì bình quân thu từ thuế, phí và lệ phí
chiếm khoảng 95% trong tổng thu ngân sách. Thuế thì hầu như mọi người dân đều
biết đến nó vì khái niệm thuế và các quy định của nó được áp dụng rộng rãi trong
thực tiễn. Vậy còn phí và lệ phí là gì nó được pháp luật quy định như thế nào ? và
có những giải pháp nào để hoàn thiện các quy định này. Bài viết sau sẽ đi vào bình
luận về các quy định về thu ngân sách từ phí và lệ phí và bước đầu đề xuất các
giải pháp hoàn thiện.

1


NỘI DUNG.
I. CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THU NGÂN SÁCH TỪ PHÍ VÀ
LỆ PHÍ.
1.Khái quát chung về phí và lệ phí.
Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ
quan nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực
hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.
Sự tồn tại của Nhà nước và nền sản xuất hàng hoá là tính tất yếu của thu ngân sách


nhà nước. Bản thân nhà nước là một tổ chức quyền lực nhà nước với nhiều hệ
thống các cơ quan có chức năng, nhiệm vụ tổ chức và quản lý xã hội nhưng lại
không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội. Để duy trì hoạt động của
các cơ quan nhà nước và cũng chính là nhằm thực hiện các chức năng của Nhà
nước, đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của xã hội, nhà nước cần có một nguồn tài lực
nhất định. Thu ngân sách nhà nước chính là công cụ tập trung vào tay nhà nước
lượng tiền cần thiết phục vụ cho việc thực hiện các chức năng đó. Như vậy, thu
ngân sách nhà nước tạo ra tiền để kinh tế bảo đảm sự vận hành các chức năng của
Nhà nước. Chính thông qua hoạt động thu ngân sách nhà nước, Nhà nước có thể
tập trung, nắm giữ được những nguồn vốn tiền tệ cần thiết để đáp ứng nhu cầu chi
tiêu của mình.
Vậy thu ngân sách nhà nước là huy động một bộ phận giá trị sản phẩm xã hội,
theo quy đinh của pháp luật làm hình thành quỹ ngân sách nhà nước. Theo khoản 1
điều 2 của Luật ngân sách nhà nước 2002 quy định : “ thu ngân sách nhà nước bao
gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí ; các khoản thu từ hoạt động kinh tế của
nhà nước; các khoản đóng góp của tổ chức và cá nhân ; các khoản viện trợ ; các
khoản thu khác theo quy định của pháp luật ”.
2


Trong đó, phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được một tổ chức,
cá nhân khác cung cấp dịch vụ được quy định trong Danh mục phí ban hành kèm
theo Pháp lệnh phí và lệ phí. Chủ thể đầu tư vốn để cung cấp dịch vị được phép thu
phí có thể là nhà nước hoặc tư nhân nên khoản thu về phí có thể là khoản thu nhà
nước (được tập trung vào ngân sách nhà nước) hoặc thu của các tổ chức, cá nhân.
Khoản thu từ phí vào ngân sách nhà nước, như vậy chỉ bao gồm các khoản thu từ
những đối tượng thụ hưởng các dịch vụ do nhà nước cấp.
Lệ phí là khoản tiền mà cá nhân, tổ chức phải nộp khi được cơ quan nhà nước
hoặc tổ chức được uỷ quyền phục vụ công việc quản lý nhà nước được quy định
trong Danh mục lệ phí ban hành kèm theo Pháp lệnh phí và lệ phí. Chỉ có những

chủ thể cung cấp các dịch vụ gắn với chức năng quản lý nhà nước mới được phép
thu lệ phí. Khoản thu từ lệ phí, vì vậy được tập trung vào quỹ ngân sách nhà nước.
Về nguyên tắc, các khoản thu về phí và lệ phí được đặt ra là để giúp nhà nước
thu hồi lại một phần các chi phí đã bỏ ra cho việc cung cấp các hàng hoá và dịch
vụ công cộng cho xã hội. Các khoản thu này thực chất là “giá cả” của các hàng hoá
và dịch vụ công cộng được đem trao đổi giữa Nhà nước với các tổ chức, cá nhân
trong quá trình sản xuất và đời sống, mặc dù giá này trên thực tế không phản ánh
đúng giá trị của các hàng hoá dịch vụ công cộng mà nhà nước đã cung ứng theo
nhu cầu của toàn xã hội.
2. Các quy định của pháp luật về thu phí.
Có nhiều cách đề phân loại nguồn thu của ngân sách nhà nước cũng chính vì thế
nên thu phí và lệ phí cũng được xếp vào các loại nguồn thu khác nhau. Căn cứ vào
nội dung pháp lý thì thu phí và lệ phí là khoản thu mang tính chất bắt buộc còn căn
cứ vào mức độ định kì qua đó hoạt động thu được tiến hành thì thu phí và lệ phí là
khoản thu mang tính thường xuyên. Vậy có thể nhận thấy thu ngân sách nhà nước
từ phí và lệ phí là khoản thu bắt buộc mang tính thường xuyên.
3


Điều 2 của pháp lệnh phí và lệ phí quy định : “ Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá
nhân phải trả khi được một tổ chức, cá nhân khác cung cấp dịch vụ được quy định
trong Danh mục phí ban hành kèm theo Pháp lệnh này ”. Các loại phí chia ra :
1.Phí thuộc lãnh vực nông nhiệp, lâm nghiệp, thủy sản: thủy lợi phí...
2. Phí thuộc lãnh vực công nghiệp, xây dựng: phí xây dựng..
3. Phí thuộc lãnh vực thương mại, đầu tư: phí chợ…
4. Phí thuộc lãnh vực lưu thông vận tải: phí sử dụng đường bộ…
5. Phí thuộc lãnh vực thông tin, liên lạc: phí sử dụng và bảo vệ tần số vô tuyến
điện…
6. Phí thuộc lãnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội: phí trông giữ xe…
7. Phí thuộc lãnh vực văn hóa xã hội: phí tham quan…

8. Phí thuộc lãnh vực giáo dục và đào tạo: học phí…
9. Phí thuộc lãnh vực y tế: viện phí…
10. Phí thuộc lãnh vực khoa học, công nghệ và môi trường: phí vệ sinh…
11. Phí thuộc lãnh vực tài chính, ngân hàng, hải quan: phí hoạt động chứng
khoán
12. Phí thuộc lãnh vực tư pháp: án phí…
Để xác định mức thu phí thì căn cứ vào 2 nguyên tắc được quy định tại điều 12
của Pháp lệnh về phí và lệ phí đó là : mức thu phí đối với các dịch vụ do Nhà nước
đầu tư phải bảo đảm thu hồi vốn trong thời gian hợp lý, có tính đến những chính
sách của Nhà nước trong từng thời kỳ và thứ hai là mức thu phí đối với các dịch vụ
do tổ chức, cá nhân đầu tư vốn phải bảo đảm thu hồi vốn trong thời gian hợp lý,
phù hợp với khả năng đóng góp của người nộp.
Ngoài ra cần phân biệt rõ :
- Phí thu từ các dịch vụ do Nhà nước đầu tư là khoản thu thuộc Ngân sách nhà
nước, được Nhà nước quản lý và sử dụng như sau :
4


+ Trường hợp tổ chức thu đã được ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí cho
hoạt động thu phí theo dự toán hàng năm thì tổ chức thu phải nộp toàn bộ số tiền
phí thu được vào ngân sách nhà nước;
+ Trường hợp tổ chức thu không được ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí
cho hoạt động thu phí thì tổ chức thu được để lại một phần trong số tiền phí thu
được để trang trải chi phí cho việc thu phí, phần còn lại phải nộp vào ngân sách
nhà

nước;

+ Trường hợp tổ chức thu được uỷ quyền thu phí ngoài chức năng, nhiệm vụ
thường xuyên thì tổ chức thu được để lại một phần trong số tiền phí thu được để

trang trải chi phí cho việc thu phí, phần còn lại phải nộp vào ngân sách nhà nước.
- Phí thu được từ các dịch vụ không do Nhà nước đầu tư hoặc do Nhà nước đầu tư
nhưng đã chuyển giao cho tổ chức, cá nhân thực hiện theo nguyên tắc hạch toán là
khoản thu không thuộc Ngân sách nhà nước, tổ chức cá nhân thu phí có quyền
quản lý, sử dụng số tiền được qui định của pháp luật. Tổ chức, cá nhân thu phí này
thì phải có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật
Một điểm nữa cũng cần chú ý : các loại phí bảo hiểm xã hội, phí bảo hiểm y tế
và các loại phí bảo hiểm khác không thuộc phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh phí
và Lệ phí ( điều 4 pháp lệnh phí và lệ phí 2001 ).
3. Các quy định pháp luật về thu lệ phí.
Điều 3 pháp lệnh phí và lệ phí năm 2001 quy định : “ lệ phí là khoản tiền mà tổ
chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước hoặc tổ chức được ủy quyền
phục vụ công việc quản lý Nhà nước được qui định trong danh mục Lệ phí ban
hành kèm theo Pháp lệnh Phí và Lệ phí ”.
Theo danh mục Phí và Lệ phí, được áp dụng ban hành kèm theo Pháp lệnh Phí
và Lệ phí, các loại phí chia ra:

5


1.Lệ phí quản lý Nhà nước liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân: lệ phí
tòa án..
2. Lệ phí quản lý Nhà nước liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản:
lệ phí trước bạ…
3. Lệ phí quản lý Nhà nước liên quan đến sản xuất kinh doanh, cung cấp thông
tin về Lệ phí Đăng ký kinh doanh.
4. Lệ phí quản lý Nhà nước đặc biệt về chủ quyền quốc gia: lệ phí ra vào cảng…
5. Lệ phí quản lý Nhà nước trong các lãnh vực khác: lệ phí hải quan, lệ phí
chứng thực, lệ phí công chứng.
Cũng như phí việc xác định mức thu lệ phí cũng căn cứ vào các nguyên tắc được

quy định tại điều 1 nghị định 24/2006/NĐ – CP về sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và Lệ phí như sau:
1.” Mức thu lệ phí được ấn định trước bằng một số tiền nhất định đối với từng
công việc quản lý nhà nước được thu lệ phí, không nhằm mục đích bù đắp chi phí
để thực hiện công việc thu lệ phí. Riêng đối với lệ phí trước bạ, mức thu được tính
bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên giá trị tài sản trước bạ theo quy định của Chính
phủ. 2. Bộ Tài chính hướng dẫn việc xác định mức thu đối với những lệ phí thuộc
thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định, để bảo đảm việc thi hành
thống nhất trong cả nước".
Mọi khoản lệ phí thu được đều thuộc ngân sách nhà nước. Tổ chức thu lệ phí
phải nộp đầy đủ, kịp thời số lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước. Trong trường
hợp uỷ quyền thu thì tổ chức được uỷ quyền thu lệ phí được để lại một phần trong
số lệ phí thu được để trang trải chi phí cho việc thu lệ phí, phần còn lại phải nộp
vào ngân sách nhà nước. Lệ phí là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước nên không
phải chịu thuế
6


Các chủ thể có thẩm quyền thu phí và lệ phí là cơ quan thuế nhà nước, các cơ
quan khác của nhà nước, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân
dân, tổ chức khác và cá nhân cung cấp dịch vụ, thực hiện công việc mà pháp luật
quy định được thu phí và lệ phí. Các chủ thể này khi thu phí, lệ phí phải lập và cấp
chứng từ thu cho đối tượng nộp phí, lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính. Trường
hợp không được cấp chứng từ hoặc cấp chứng từ không đúng quy định thì đối
tượng nộp phí, lệ phí có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí cấp chứng
từ thu hoặc khiếu nại, tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tổ chức, cá
nhân thu các loại phí, lệ phí khác nhau phải hạch toán riêng từng loại phí, lệ phí,
phải thực hiện chế độ kế toán; định kỳ báo cáo quyết toán thu, nộp, sử dụng phí, lệ
phí; thực hiện chế độ công khai tài chính theo quy định của pháp luật..Nghiêm cấm

mọi tổ chức, cá nhân tự đặt ra các loại phí, lệ phí; sửa đổi các mức thu phí, lệ phí
đã được cơ quan có thẩm quyền quy định; thu phí, lệ phí trái với quy định của pháp
luật.
II. THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN
CÁC QUY ĐỊNH VỀ THU NGÂN SÁCH TỪ PHÍ VÀ LỆ PHÍ.
Thứ nhất, hạn chế giao chỉ tiêu phí tự nguyện.
Dù Bộ Tài chính đã công bố bãi bỏ 340 khoản phí, lệ phí nhưng vẫn còn tới 301
khoản trong danh mục, chưa tính tới "phí tự nguyện". Trong báo cáo thẩm tra của
Ủy ban Tài chính - Ngân sách đã chỉ ra có tới 28 khoản "phí tự nguyện" và càng ở
những vùng nghèo đói , số tiền phải đóng càng cao. Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách Phùng Quốc Hiển cho biết "Hiện nay, đóng góp phí tự nguyện vẫn còn
tình trạng giao chỉ tiêu và xem như tiêu chí thi đua".
Ở một số địa phương, người dân tự nguyện tham gia đóng góp để giúp nhau xóa
đói giảm nghèo, xây dựng cơ sở hạ tầng, quỹ khuyến học, xây nhà tình nghĩa tại
địa phương... Phí tự nguyện do người dân tự huy động cũng có những tác dụng hữu
7


ích đó là khơi dậy được sức mạnh của cộng đồng, tạo ra được rất nhiều cơ sở hạ
tầng theo nguyên tắc nhà nước và nhân dân cùng làm. Nhưng phải phân biệt phí,
lệ phí và một số khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân. Phí, lệ phí là thể hiện
trách nhiệm đóng góp của người dân vào ngân sách nhà nước thông qua việc sử
dụng các dịch vụ hoặc một số công việc liên quan đến quản lý nhà nước. Trung
bình mỗi hộ dân phải đóng góp hằng năm từ 2,5 - 5,2% thu nhập bình quân cho các
loại phí tự nguyện gây khó khăn cho việc đầu tư vào các hoạt động khác như chăm
sóc sức khoẻ, giáo dục..
Phải huy động thu phí tự nguyện như thế nào, phải làm sao cho hợp lý. Đối với
các khoản huy động đóng góp tự nguyện để xây dựng cơ sở hạ tầng, huy động
đóng góp mang tính chất xã hội, từ thiện, phải thực hiện theo đúng nguyên tắc tự
nguyện. Hạn chế trường hợp cấp trên giao chỉ tiêu cho địa phương và địa phương
lại bổ xuống đầu dân, không gắn việc huy động đóng góp với việc cung cấp các

dịch vụ công mà người dân được hưởng... bãi bỏ những khoản đóng góp với danh
nghĩa tự nguyện nhưng không hợp lý.
Thứ hai, bãi bỏ ngay những khoản thu phí, lệ phí không có tên trong danh mục
chi tiết phí, lệ phí ban hành kèm theo Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 6/3/2006
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 3/6/2002 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí, lệ phí.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã có văn bản báo cáo Chính phủ
về việc người nông dân hiện đang phải chịu đến 122 khoản thu có tính cách như
thuế. Loại trừ các khoản phí, lệ phí phải nộp theo qui định của Nhà nước khi giải
quyết các việc hành chính, mỗi hộ dân còn phải đóng góp hằng năm từ 2,5 - 5,2%
thu nhập bình quân của mình cho các loại phí khác, điều này gây khó khăn cho họ
trong đầu tư sản xuất, đi lại, học hành, y tế...

8


Việc đóng góp phí, lệ phí là một việc rất bình thường bởi người dân phải có
trách nhiệm đóng góp vào ngân sách nhà nước thông qua việc sử dụng các dịch vụ
hoặc một số công việc liên quan đến quản lý nhà nước. Nguồn thu đó góp phần đầu
tư vào các công trình phục vụ chính người dân.
Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại trong việc thực hiện pháp lệnh phí và lệ phí.
Trong 340 loại phí, lệ phí Chính phủ chỉ đạo các địa phương phải bãi bỏ thì một số
địa phương vẫn chưa có báo cáo cụ thể về việc bãi bỏ. Theo đánh giá của Ủy ban
Tài chính - ngân sách của Quốc hội, Chính phủ vẫn chưa bao quát hết những khoản
phát sinh phí, lệ phí và mức thu chưa phù hợp với cơ chế thị trường, chậm được bổ
sung. Một số qui định còn thiếu nhất quán, bất cập. Công tác kiểm tra, kiểm soát
thực hiện pháp lệnh phí và lệ phí còn thiếu chặt chẽ. Quá nhiều khoản đóng góp
đang trở thành gánh nặng đối với người dân.
Miễn giảm đóng góp cho dân. Hội Nông dân VN đã điều tra và thấy có quá
nhiều khoản đóng góp đối với người dân nói chung và các hộ dân ở nông thôn nói

riêng. Nếu tiếp tục giữ nguyên các khoản đóng góp như hiện nay thì sẽ tác động
tiêu cực đến người dân. Ngược lại, việc miễn giảm đóng góp sẽ tác động tích cực
đến đời sống người dân, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Phải rà soát, bãi
bỏ những khoản đóng góp không cần thiết, trong đó có việc bãi bỏ hẳn thủy lợi phí
cho nông dân.
Các khoản phí, lệ phí đề nghị xóa bỏ như : đăng ký khai sinh; bản sao giấy khai
sinh; đăng ký kết hôn; đăng ký khai tử; chứng thực hồ sơ đi học; chứng thực hồ sơ
đi làm; đăng ký hộ khẩu thường trú; xác nhận hộ khẩu; cắt chuyển khẩu; cấp đổi sổ
hộ khẩu vì thay đổi địa giới hành chính; xác nhận hộ tịch; cấp giấy chứng minh
nhân dân; đăng ký tạm trú, tạm vắng. Đây được cho là những công việc liên quan
đến mọi công dân, thuộc lĩnh vực dịch vụ công mà các cơ quan hành chính nhà

9


nước có trách nhiệm lo cho dân, không nên coi là một loại phí người dân phải đóng
góp.
Các khoản thu thường niên và đột xuất đề nghị miễn: quĩ an ninh - quốc phòng;
quĩ phòng chống lụt bão; quĩ kinh tế mới (ở một số địa phương); thủy lợi phí;
khoản đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng điện cao thế.
Thứ ba, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các khoản chi tiêu từ nguồn thu dịch vụ
của các hợp tác xã, chỉ đạo thực hiện công khai các nguồn thu và nội dung chi tiêu
để người dân biết và tham gia giám sát.
Việc thực hiện các quy định về phí, lệ phí và huy động các khoản đóng góp của
nhân dân vẫn còn những tồn tại: một số địa phương chậm bãi bỏ các khoản phí, lệ
phí không đúng quy định của pháp luật; có một số khoản phí, lệ phí được ban hành
không đúng thẩm quyền, không phù hợp với quy định của pháp luật; một số nơi
vẫn còn những khoản đóng góp (nhất là đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng) khá cao,
không phù hợp với thu nhập của người dân; một số khoản huy động đóng góp chưa
được lấy ý kiến rộng rãi trong cộng đồng người dân trước khi ban han hành; một số

khoản huy động mang tính chất xã hội từ thiện, phải vận động đóng góp tự nguyện,
nhưng lại quy định nâng tính bắt buộc... Trong 28 khoản thu phí tự nguyện thì đã
có tới 10 khoàn thu phí dịch vụ của các hợp tác xã. Từ thực tiễn đấy thì nhà nước
cùng các cơ quan có thẩm quyền nên xem xét và có hướng giải quyết các khoản chi
tiêu từ nguồn thu dịch vụ của các hiợ
Thứ tư, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến để người dân hiểu rõ chính
sách và quy định của pháp luật đối với từng khoản thu phí, lệ phí; các khoản đóng
góp và giá một số dịch vụ phải trả. Thực hiện công khai, minh bạch trong việc huy
động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân. Tăng cường trách
nhiệm của các Sở và cơ quan nhà nước cấp tỉnh trong kiểm tra, giám sát trong
việc huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân.
10


Ngoài các đại họa như lũ lụt, AIDS, ma túy, tham nhũng... dân ta hiện nay còn bị
tấn công bởi các loại “phí” và “lệ phí”. Quá nhiều cơ quan có quyền thu đủ các loại
“phí”. Cơ quan thu thuế cấp cao nhất nước là Bộ Tài chính đã công nhận, trên cả
nước hiện có những loại phí và lệ phí không nằm trong những qui định do chính
Bộ này ban hành. Con số thực chưa ai xác định được vì còn nhiều loại phí và lệ phí
do các ngành, các UBND ban hành. Ở cấp quận huyện, phường xã vẫn có đủ thứ
khoản thu khác nhằm “tự cân đối”, “tự bổ sung” ngân sách của từng đơn vị. Các
khoản nộp này lắm khi… không có biên lai. Riêng việc bán nhà, ngoài các khoản
phải nộp cho cơ quan nhà đất, còn có khoản “ủng hộ” cho phường xã, tùy theo giá
trị ngôi nhà mà “bắt buộc ủng hộ” từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng. Tiền dân
phòng, tiền xóa đói giảm nghèo, tiền điện chiếu sáng, tiền phòng cháy chữa cháy,
tiền lao động công ích... tất cả đều nhằm vào các mục đích tốt đẹp cả. Chỗ thu béo
bở nhất là hải quan với hàng chục loại phí: Lệ phí niêm phong, lệ phí áp tải, lệ phí
kiểm dịch, lệ phí hàng hóa... Đó là những loại được công khai đàng hoàng, có giấy
tờ rõ ràng. Còn, các loại… lót tay riêng thì chưa kể và cũng không thể kể.
Cũng khó mà tránh việc tự ý thu vì mỗi ngành, mỗi đơn vị đều phải tự lo, tự cứu.

Ví dụ, như cấp phường xã hiện nay, do điều kiện thực tế, việc đặt ra các khoản thu,
nghĩ cho cùng, cũng là “đúng đắn”. Lại thêm tiền bạc thì đã trượt giá liên tiếp,
trong khi đó, có những qui định về lệ phí đã lạc hậu với mức thu quá thấp, chẳng
hạn. Một nhân viên vận tải đường biển nói, trong công việc hàng ngày anh phải
đóng lệ phí cao gấp hai ba lần số tiền ngành thuế quy định và rất hiếm khi nhận
được biên lai thu. Một người dân than phiền, điện thì vẫn chập chờn, nước thì vẫn
rò rỉ trong khi cái khoản tiền phụ thu thì vẫn như cũ. Một viên chức nghành thuế,
trước đây đã thừa nhận trên báo chí rằng: Việc các địa phương tự đặt ra quá nhiều
các khoản phí và lệ phí đang là một gánh nặng đối với người dân, đồng thời là mần
mống sinh ra các tiêu cực. Nhiều quan chức cũng công nhận việc quản lí và thu các
loại phí rất lộn xộn, tùy tiện là do chính sách của Nhà nước còn nhiều điều chưa
11


hợp lí. Không hiểu vì sao, tình trạng lộn xộn, địa phương chủ nghĩa này vẫn chưa
có sự thay đổi cần thiết.
Điều cần làm đầu tiên là phải công khai thông tin. Tất cả các khoản thu đều phải
được thông báo trên các loại phương tiện thông tin đại chúng, được niêm yết công
khai tại các điểm thu. Trên những bản niêm yết này, phải có tên tuổi của người
chịu trách nhiệm và cần ghi rõ thêm câu: “Ngoài các khoản này, không thu thêm
khoản nào khác”. Thứ đến, phải xem lại việc phân bổ ngân sách cho các ngành, các
cấp một cách hợp lí, tránh tình trạng nơi thì quá nhiều, nơi thì nhỏ giọt, vốn là
mầm mống của bất công và tiêu cực. Và trên hết là yêu cầu tiết kiệm phải đặt lên
hàng đầu, xem đó là chuẩn mực để đánh giá năng lực và phẩm chất của cán bộ, từ
cơ quan cao nhất đến cơ quan thấp nhất.
Thứ năm, nên chăng đã đến lúc cần có Luật thu phí và lệ phí.
Chuyện phí và lệ phí đang nổi lên như một vấn đề thời sự được nhiều người
quan tâm, Ủy ban Tài chính và Ngân sách Quốc hội cho rằng đã có tình trạng vi
phạm trong việc thu phí và lệ phí, mà hậu quả là các khoản thu này đang đè nặng
trên vai người dân.

Theo kết quả giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về phí, lệ phí,
thì việc huy động đóng góp sức dân đang nảy sinh nhiều vấn đề nổi cộm, gây bức
xúc trong nhân dân. Mức huy động đóng góp tự nguyện của người dân đã được
thực hiện tùy tiện tại các địa phương, gây ra những bất hợp lý giữa các vùng có
cùng điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Kết quả khảo sát tại 46 tỉnh, thành phố, ở
135 xã, 117 hợp tác xã nông nghiệp của Cục Hợp tác xã và phát triển nông thôn
(Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho thấy đóng góp của các hộ nông dân
ở mức cao và có sự chênh lệch lớn giữa các vùng với mức từ 250.000 đồng 800.000 đồng, cá biệt có địa phương yêu cầu đóng tới 2 triệu đồng/hộ/năm.
12


Điều nghịch lý là những vùng kinh tế khó khăn, thu nhập thấp thì mức đóng góp
có xu hướng cao hơn các vùng thuận lợi. Nhiều địa phương đã hành chính hóa các
khoản đóng góp có tính chất tự nguyện thông qua việc giao chỉ tiêu huy động,
không phân biệt hoặc không giải thích cụ thể những khoản đóng góp nào có tính
chất bắt buộc và khoản đóng góp tự nguyện. Thậm chí có địa phương, việc xác
nhận những thủ tục hành chính liên quan đến lợi ích của người dân - vốn là dịch vụ
công - cũng phải đóng lệ phí.
Ở các đô thị, tình trạng lạm thu phí và lệ phí đang diễn ra thường xuyên và rất
đáng lo ngại. Chẳng hạn ở các trường học, theo quy định của Luật Giáo dục ban
hành năm 2005 thì ngoài học phí và lệ phí tuyển sinh, người đi học và gia đình họ
không phải đóng thêm khoản tiền nào khác. Nhưng trên thực tế, dư luận nhiều năm
nay vẫn than phiền về vô số các khoản đóng góp của cha mẹ học sinh, từ xây dựng
cơ sở hạ tầng, quỹ phát triển giáo dục, tiền điện, tiền nước, tiền mua và sửa chữa
máy vi tính cho nhà trường…
Điều gì đã khiến tình trạng này hàng chục năm qua chưa được điều chỉnh? Do
ngân sách thiếu hụt, do sự tùy tiện của các địa phương hay sự cố tình lạm dụng
những chủ trương đúng đắn của Nhà nước nhằm mang lại lợi ích cục bộ, thậm chí
lợi ích cá nhân? Và tại sao trong 340 loại phí và lệ phí mà Chính phủ chỉ đạo các
địa phương phải bãi bỏ thì một số nơi vẫn chưa thực hiện?

Theo đánh giá của Ủy ban Tài chính và Ngân sách Quốc hội, Chính phủ vẫn
chưa bao quát hết những khoản phát sinh từ phí và lệ phí không còn phù hợp với
cơ chế thị trường. Bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của
Quốc hội nhận xét: “Do ngân sách hạn hẹp, Nhà nước không thể hoàn toàn lo nổi
tất cả các vấn đề, vì vậy người dân phải tham gia đóng góp cùng với Nhà nước.
Tuy nhiên, người dân tham gia mức độ nào, Nhà nước tham gia mức độ nào, thì
phải công khai, minh bạch. Trong thực tế điều này còn nhập nhằng. Hàng năm kinh
13


phí dành cho giáo dục vẫn tăng, song hiệu quả ra sao, người dân đóng góp như thế
nào thì chưa làm rõ. Trong hoạch định các chính sách sắp tới, cần thiết phải làm rõ
phần nào của Nhà nước lo, phần nào của người dân tham gia. Chính sách cũng phải
phân chia theo các vùng, miền khác nhau. Làm rõ những vấn đề đó thì người dân
mới thấy được sự đóng góp của mình cùng với Nhà nước là hữu ích”. Và như vậy,
có thể thấy được sự cần thiết ban hành Luật về thu phí và lệ phí để thực hiện tốt
hơn các vấn đề này.

KẾT LUẬN.
Thu phí và lệ phí là hoạt động cần thiết và quan trọng cho thu ngân sách nhà nước.
Về thu phí, lệ phí thì ước tính thực hiện năm 2010 là 13.950 triệu đồng, đạt 126,8%
so với dự toán tỉnh giao và Nghị quyết HĐND huyện giao (11.000 triệu đồng).
Nó là một phần không thể thiếu giúp đảm bảo tổng thu của ngân sách đảm bảo viêc
thực hiện các hoạt động quản lý, nhiệm vụ và chức năng của nhà nước. Trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam bên cạnh những quy định hiện hành cần
xem xét và đua ra các giải pháp bổ sung hoàn thiện về quy định về thu ngân sách
từ phí và lệ phí. Đảm bảo cho cuộc sống nhân dân ngày càng được nâng cao, đời
sống ấm no từ đó giúp đất nước phát triển sánh bước cùng năm châu.

MỤC LỤC.

MỞ ĐẦU......................................................................................................................................................1
NỘI DUNG....................................................................................................................................................2
I. CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THU NGÂN SÁCH TỪ PHÍ VÀ LỆ PHÍ..............................................2
1.Khái quát chung về phí và lệ phí..........................................................................................................2
14


2. Các quy định của pháp luật về thu phí.............................................................................................3
3. Các quy định pháp luật về thu lệ phí................................................................................................5
II. THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ THU NGÂN SÁCH
TỪ PHÍ VÀ LỆ PHÍ.....................................................................................................................................7
KẾT LUẬN...................................................................................................................................................14

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Giáo trình Luật ngân sách nhà nước – nxb

-

2. Luật ngân sách nhà nước 2002.
3. Pháp lệnh Phí và Lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28 tháng 8 năm
2001
4. Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và Lệ phí
5. Nghị định số 24/2006/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành Pháp lệnh Phí và Lệ phí

7. www.vietbao.com
6.


15



×