Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Phân tích các nguyên tắc được áp dụng trong phân định biển giữa Việt Nam với các nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (501 KB, 12 trang )

Biển cả là một đặc ân của tạo hóa ban tặng cho các quốc gia. Theo tinh thần của
pháp luật quốc tế, các quốc gia dù có biển hay không có biển đều có những quyền năng
nhất định đối với biển cả nói chung. Đối với các quốc gia có lợi thế về biển cả, như các
quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam thì việc kiểm soát, khai thác và bảo vệ biển
phải đặt trong mối quan hệ giữa các quốc gia khác. Muốn sử dụng được các quyền năng
này, các quốc gia ven biển phải phân định vùng biển thuộc sự quản lý của mình dựa trên
các nguyên tắc của pháp luật quốc tế. Vậy những nguyên tắc nào được áp dụng trong
phân định biển giữa Việt Nam và các nước? Bài viết dưới đây sẽ tập trung khai thác đề
tài: “Phân tích các nguyên tắc được áp dụng trong phân định biển giữa Việt Nam với
các nước”.
1. Một số vấn đề trong việc phân định biển giữa Việt Nam và các nước
1.1. Vị trí địa lý của Việt Nam
Việt Nam (Kinh tuyến: 102°8′ - 109°27′ Đông; Vĩ tuyến: 8°27′ - 23°23′ Bắc) nằm
ở cực Đông Nam bán đảo Đông Dương. Diện tích phần đất liền khoảng 331.698 km².
Vùng biển của Việt Nam chiếm diện tích khoảng 1.000.000 km². Biên giới Việt Nam
giáp với vịnh Thái Lan ở phía nam, vịnh Bắc Bộ và Biển Đông ở phía đông, Trung
Quốc ở phía bắc, Lào và Campuchia phía tây. Việt Nam hình chữ S và khoảng cách từ
bắc tới nam là khoảng 1.650 km, vị trí hẹp nhất theo chiều đông sang tây là 50 km. Với
đường bờ biển dài 3.260 km không kể các đảo. Việt Nam tuyên bố 12 hải lý ranh giới
lãnh hải, thêm 12 hải lý tiếp giáp nữa theo thông lệ và vùng an ninh, và 200 hải lý làm
vùng đặc quyền kinh tế.
1.2. Thuật ngữ phân định
Phân định là một thuật ngữ chuyên môn, hiểu đơn giản là các nước khi xác định
các vùng biển của mình theo luật pháp quốc tế mà có sự chồng lấn vùng biển với các
nước láng giềng thì cần thiết phải tiến hành xác định đường chia các vùng biển thuộc về
mỗi nước. Việc phân định thường được thông qua quá trình đàm phán, mất thời gian khá
dài và phức tạp, và phải tuân theo quy định của luật pháp quốc tế, tham khảo thực tiễn
quốc tế và tính tới hoàn cảnh cụ thể của khu vực biển liên quan để tìm ra một giải pháp
công bằng.
1



1.3. Vùng biển Việt Nam cần phân định chủ quyền với các nước
Theo Điều 122 Công ước luật biển 1982 thì “biển kín hay nửa kín” là một vịnh,
một vũng hay một vùng biển do nhiều quốc gia bao bọc xung quanh và thông với một
biển khác hay với đại dương qua một cửa hẹp, hoặc là hoàn toàn do chủ yếu hay các
lãnh hải và các vùng đặc quyền về kinh tế của nhiều quốc gia tạo thành. Biển kín hay
nửa kín chính là các vùng biển mà các quốc gia bao bọc xung quanh nó muốn phân định
chủ quyền. Đối với Việt Nam, việc phân định chủ quyền biển được đặt ra đối với các
vùng biển:
Vịnh bắc bộ: là vùng biển nửa kín, diện tích khoảng 126.250 km², là nhánh tây
bắc của Biển Đông và là một phần của Thái Bình Dương. Vịnh có hai cửa biển: eo biển
Quỳnh Châu rộng 35,2 km giữa bán đảo Lôi Châu và Đảo Hải Nam thuộc Trung Quốc
và cửa chính của vịnh được xác định là đường thẳng từ đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Bình,
Việt Nam và mũi Oanh Ca, Hải Nam, Trung Quốc, rộng 110 hải lý (khoảng 200 km).
Trong phạm vị đó, Việt Nam có 763 km bờ vịnh, Trung Quốc có 695 km.
Biển đông: là một biển nửa kín, có diện tích khoảng 3.5 triệu km vuông, trải rộng
từ vĩ độ 3o lên đến vĩ độ 26o Bắc và từ kinh độ 100 o đến 121o Đông. Ngoài Việt Nam,
Biển Đông được bao bọc bởi tám nước khác là Trung Quốc, Philippin, Indonesia,
Bruney, Malaysia, Singapore, Thái Lan, và Campuchia.
Vịnh Thái Lan: là một vịnh nằm ở biển Đông (biển Nam Việt Nam, thuộc Thái
Bình Dương), được bao bọc bởi các quốc gia như Malaysia, Thái Lan, Campuchia và
Việt Nam. Đỉnh phía bắc của vịnh này là vùng lõm Băng Cốc ở cửa sông Chao Phraya,
gần Băng Cốc. Vịnh này có diện tích khoảng 320.000 km². Ranh giới của vịnh này được
xác định theo đường nối từ mũi Cà Mau ở miền nam Việt Nam tới thành phố Kota Baru
trên bờ biển Malaysia.
2. Nội dung các nguyên tắc được áp dụng trong phân định biển giữa Việt
Nam và các nước
2.1. Đối với Vịnh bắc bộ
Thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới, lãnh thổ giữa
Việt Nam và Trung Quốc ngày 19-10-1993 nêu rõ “Hai bên sẽ áp dụng luật pháp quốc tế

và tham khảo thực tiễn quốc tế, theo nguyên tắc công bằng và tính đến mọi hoàn cảnh
hữu quan trong Vịnh để đi đến một giải pháp công bằng”. Từ năm 1992 đến năm 2000,
2


ta và Trung Quốc tổ chức 10 vòng đàm phán chính thức và không chính thức ở cấp Đoàn
đàm phán Chính phủ, 18 vòng đàm phán cấp Nhóm công tác liên hợp cấp chuyên viên,
08 vòng đàm phán cấp Tổ chuyên viên liên hợp không chính thức và 10 vòng đàm phán
của Tổ chuyên gia đo vẽ phục vụ phân định. Ngày 25/12/2000, hai nước đã ký Hiệp định
phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa Việt Nam và Trung
Quốc trong Vịnh Bắc Bộ. Hai bên cam kết tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và
quyền tài phán của mỗi bên đối với lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục
địa trong Vịnh Bắc Bộ. Trong trường hợp có cấu tạo mỏ dầu, khí vắt ngang hai bên sẽ
hiệp thương hữu nghị thỏa thuận khai thác và phân chia công bằng nguồn lợi thu được.
Trong quá trình đàm phán, tại Điều 1 Hiệp định phân định lãnh hải, vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa giữa Việt Nam và Trung Quốc trong Vịnh Bắc Bộ, hai bên
đã thống nhất là căn cứ vào luật pháp và thực tiễn quốc tế, đặc biệt là các nguyên tắc và
quy định của Công ước Luật biển năm 1982 mà cả hai nước đều là thành viên để giải
quyết vấn đề phân định vịnh Bắc Bộ. Luật pháp quốc tế nói chung và Công ước Luật
biển 1982 nói riêng, không quy định một phương pháp bắt buộc áp dụng chung cho việc
phân định các vùng biển giữa các quốc gia. Căn cứ vào các quy định của Công ước Luật
biển 1982 và thực tiễn quốc tế, Việt Nam và Trung Quốc đã thỏa thuận thông qua đàm
phán để phân định vịnh Bắc Bộ, với nguyên tắc giải quyết : một là, căn cứ vào các quy
định của Công ước luật Biển 1982 của Liên hợp quốc cũng như các nguyên tắc luật pháp
quốc tế và tập quán được công nhận rộng rãi ; hai là, hai bên tính đến các đặc thù của
Vịnh Bắc Bộ như sự hiện diện của các đảo, chiều dài bờ biển; ba là, việc giải quyết vấn
đề phân định phải xuất phát từ thực trạng cũng như nhu cầu phát triển quan hệ giữa hai
nước ; bốn là, bảo đảm nguyên tắc công bằng và chiếu cố lợi ích của nhau. Về diện tích,
phía Trung Quốc kiên trì chủ trương đại thể chia đôi, thừa nhận ta có thể nhỉnh hơn
nhưng hơn không đáng kể. Việt Nam chủ trương giải pháp công bằng phải phù hợp với

các hoàn cảnh hữu quan trong Vịnh như sự hiện diện của các đảo của Việt Nam, chiều
dài bờ biển của Việt Nam lớn hơn. Do đó, kết quả của giải pháp phân định phù hợp với
yêu cầu Việt Nam đặt ra. Có thể thấy, hai bên đã áp dụng nguyên tắc thỏa thuận và
nguyên tắc công bằng trong phân định đường biển trong Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và
3


Trung Quốc. Lý do mà hai bên sử dụng nguyên tắc thỏa thuận và nguyên tắc công bằng
trong phân định đường biển đó là Luật Biển quốc tế không có sự giới hạn về sự thỏa
thuận của các bên khi xác định vùng biển chồng lấn. Hơn nữa, sự công bằng phải hiện
diện trên hoàn cảnh của các bên, công bằng không có nghĩa là chia đều. Hai nguyên tắc
này đều phù hợp với quy định của pháp luật quốc tế.
2.2. Đối với Biển Đông
Việt Nam đã kí kết thành công điều ước quốc tế về vùng biển chồng lấn cũng như
vùng thềm lục địa phía nam biển Đông thông qua Thỏa thuận về giải pháp tạm thời cùng
khai thác vùng chồng lấn được ký kết giữa Việt Nam và Ma-lai-xi-a ngày 5/6/1992 và
Ranh giới thềm lục địa giữa Việt Nam và In-đô-nê-xi-a tại vùng thềm lục địa phía nam
Biển Đông, ký ngày 23/06/2003. Hai điều ước này đều đưa ra các phân định vùng biển
dựa trên nguyên tắc thỏa thuận và nguyên tắc công bằng. Đây là hai nguyên tắc chính
mà Việt Nam đã sử dụng để phân định với các quốc gia khác về vùng biển. Song bên
cạnh đó, Việt Nam vẫn chưa phân định thành công với các quốc gia khác tại biển Đông.
Hiện nay, có 7 nước, vùng lãnh thổ trực tiếp tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông bao
gồm: Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Philipine, Malaysia, Bruney và Singapore.
Trong đó Việt Nam cần phân định biên giới biển với Trung Quốc, Philippine, Malaysia
và Đài Loan (hiện nay Việt Nam không thừa nhận Đài Loan là một quốc gia độc lập, chỉ
coi Đài Loan là một bộ phận của Trung Quốc). Trung Quốc thể hiện khát khao thôn tính
Biển Đông mạnh mẽ nhất, thể hiện ở việc bố “đường lưỡi bò” gây bất bình dư luận khu
vực cũng như đẩy mạnh phát triển vũ trang, phát triển hải quân và thường xuyên tổ chức
tập trận tại Biển Đông. Hiện tại, các nước tham gia tranh chấp chủ quyền đã ký kết
“Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC) năm 2002 được xem như

là văn kiện có tính pháp lý làm dịu bớt căng thẳng ở Biển Đông. Hiện nay, các nước
tranh chấp đang xúc tiến lập “Bộ nguyên tắc ứng xử Biển Đông” COC nhằm tăng cường
hơn nữa tính pháp lý ràng buộc với các bên tranh chấp ở Biển Đông. Về quần đảo Hoàn
Sa và Trường Sa, đây là tranh chấp chủ quyền chủ yếu giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Thời điểm xảy ra tranh chấp là vào đầu thế kỷ XX, mở đầu là sự kiện Đô đốc Lý Chuẩn
đem 3 pháo thuyền ra thăm chớp nhoáng một vài đảo và đổ bộ lên đảo Phú Lâm, rồi rút
4


lui ngay. Bởi lẽ trên quần đảo này đang nằm dưới sự kiểm soát, quản lý của quân đội
Pháp đóng trong những căn cứ đồn trú khá vững chắc. Cùng với những cơ sở phục vụ
cho công tác quản lý của chính quyền Pháp, với tư cách đại diện cho nhà nước Việt
Nam, tiếp tục thực hiện chủ quyền của Việt Nam như đã từng có, ít nhất là từ thế kỷ
XVII, đối với cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong phần tranh chấp này, các
bên đều đưa ra quan điểm và chứng cứ dựa trên các nguyên tắc thu đắc lãnh thổ khác
nhau đó là: Quyền thụ đắc lãnh thổ dựa trên nguyên tắc phát hiện đầu tiên; Quyền thụ
đắc lãnh thổ dựa trên nguyên tắc chiếm hữu thật sự; Và, quyền thụ đắc lãnh thổ dựa trên
nguyên tắc kế cận lãnh thổ. Việt Nam sử dụng nguyên tắc chiếm hữu thực sự để khẳng
định chủ quyền của mình đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Nội dung chủ yếu của nguyên
tắc chiếm hữu thực sự bao gồm: Việc xác lập chủ quyền lãnh thổ phải do nhà nước tiến
hành; Sự chiếm hữu phải được tiến hành trên một vùng lãnh thổ vô chủ (Res Nullius)
hoặc là trên một vùng lãnh thổ đã bị bỏ hoang bởi một quốc gia đã làm chủ nó trước đó
(derelicto); Quốc gia chiếm hữu phải thực thi chủ quyền của mình ở những mức độ cần
thiết, tối thiểu thích hợp với các điều kiện tự nhiên và dân cư trên vùng lãnh thổ đó; Việc
thực thi chủ quyền phải liên tục, hòa bình; việc sử dụng vũ lực để xâm chiếm là hành
động phi pháp. Do các quyền thu đắc lãnh thổ dựa trên các nguyên tắc khác nhau và
không chỉ rõ việc ưu tiên áp dụng nguyên tắc nào, do đó, các quốc gia trong quan hệ
tranh chấp biển Đông, trong đó có Việt Nam, không thống nhất được nguyên tắc xác
định chủ quyền và quyền chủ quyền đối với vùng biển của mình.
2.3. Đối với Vịnh Thái Lan

Đối với Vịnh Thái Lan, chúng ta đã vận dụng nguyên tắc của Công ước Luật biển
1982 và giải quyết thành công việc phân định vùng biển trong Vịnh Thái Lan trong hai
điều ước quốc tế, đó là: Hiệp định về “Vùng nước lịch sử” giữa Việt Nam và Căm-puchia ký ngày 7/7/1982; và, ranh giới vùng đặc quyền kinh tế về thềm lục địa trong vịnh
Thái Lan có liên quan giữa Việt Nam và Thái Lan, ký ngày 9/8/1997.
Hiệp định về “Vùng nước lịch sử” giữa Việt Nam và Căm-pu-chia ký ngày
7/7/1982, tuy nhiên, hiện nay, quan điểm của cả hai bên về việc phân định biên giới biển
Việt Nam - Campuchia còn khác xa nhau. Trên thực tế, Việt Nam đề nghị căn cứ luật
5


pháp quốc tế, thực tiễn quốc tế về phân định biển và hoàn cảnh cụ thể của vùng biển để
phân định công bằng. Đó là việc áp dụng đường trung tuyến. Tuy nhiên, như trên đã
phân tích, phía Campuchia qua các thời kỳ và đặc biệt là quan điểm của nước bạn trong
giai đoạn gần đây thì Campuchia vẫn kiên trì đề nghị lấy đường Brévié năm 1939 làm
đường biên giới trên biển giữa hai nước. Lý do mà Việt Nam không chấp nhận đường
Brévié làm đường biên giới trên biển giữa hai nước là vì cơ sở pháp lý của đường này
không được quốc tế thừa nhận cũng như không đem lại sự công bằng cho cả hai
bên. Việt Nam vẫn kiên trì giải thích rõ hơn về tính hợp lý của việc sử dụng đường trung
tuyến trong phân định, coi đây là đường khởi đầu khách quan nhất để hai bên cùng bàn
bạc điều chỉnh hợp lý, hy vọng đi tới một con đường phân định công bằng cho hai bên.
Tuy nhiên từ đó tới nay, phía Campuchia vẫn chưa có một hành động đáng kể nào để đi
tới kết quả phân định biên giới biển giữa hai nước.
Hiệp định về ranh giới vùng đặc quyền kinh tế về thềm lục địa trong vịnh Thái
Lan có liên quan giữa Việt Nam và Thái Lan, ký ngày 9/8/1997. vòng đàm phán III từ
ngày 10 - 13/1/1995, phía Thái Lan đã thể hiện có chuyển biến tích cực khi không bác
bỏ đường 1971, và nêu nguyên tắc “mọi đường phân chia phải phản ánh một giải pháp
công bằng” - nguyên tắc mà phía Việt Nam đã đề cập đến ngay từ đầu. Như vậy, hai bên
đã thống nhất cần áp dụng nguyên tắc công bằng trong phân định để đi đến một giải
pháp công bằng. Hai bên đều đồng ý áp dụng phương pháp trung tuyến trong phân định.
Tuy nhiên, hai bên lại có bất đồng sâu sắc trong việc giải thích thế nào là công bằng, cần

phải tính đến các yếu tố công bằng nào trong phân định và đường trung tuyến được tính
giữa bờ và bờ hay giữa đảo và đảo. Phân định thềm lục địa Việt Nam - Thái Lan chính là
giải quyết sự không thống nhất giữa các bên về xác định hiệu lực của các đảo.
3. Đánh giá tính hiệu quả của việc áp dụng nguyên tắc và giải pháp khắc
phục những hạn chế của nguyên tắc mang lại khi áp dụng trên thực tế
Nguyên tắc thỏa thuận, nguyên tắc công bằng và nguyên tắc đường trung tuyến
được áp dụng hiệu quả để phân định vùng biển giữa Việt Nam và các nước. Đây là
nguyên tắc đầu tiên để các bên có thể xác lập chủ quyền, quyền chủ quyền một cách hòa

6


bình và thân thiện nhất, giảm bớt được những xung đột chính trị và mâu thuẫn trong
quan hệ ngoại giao.
Nguyên tắc chiếm cứ hữu hiệu mặc dù có nhiều ưu điểm và được pháp luật quốc
tế công nhận là nguyên tắc được sử dụng phổ biến (Ví dụn như Tòa Án trọng tài thường
trực quốc tế La Haye tháng 4 năm 1928 đã vận dụng nguyên tắc này để xử vụ tranh chấp
đảo Palmas giữa Mỹ và Hà Lan, phán quyết của Tòa Án Quốc tế của Liên Hợp quốc
tháng 11 năm 1953 đối với vụ tranh chấp chủ quyền giữa Anh và Pháp về các đảo
Minquiers và Ecrehous,... , và gần đây, năm 2002, Tòa án Thường trực Quốc tế cũng dựa
vào nguyên tắc này để ra phán quyết về vụ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đối với đảo
Pulau Ligitan và Pulau Sipadan giữa Ma-lai-xi-a và In-đô-nê-xi-a). Tuy nhiên, sự đối lập
lợi ích và không thống nhất trong cơ chế giải quyết tranh chấp đã làm cho nguyên tắc
này không có tính hiệu quả trên thực tế.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Việt Nam chứng minh chủ quyền trên cơ sở chứng lý và luật pháp
Website: biengioilanhtho.gov.vn;
Theo infonet.vn
2. Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ

Website: vi.wikipedia.org
3. Phân định các vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam với các nước
Website: diendankienthuc.net
4. Những vấn đề về chủ quyền lãnh thổ giữa Việt nam và các nước làng giềng
Website: sunlaw.com.vn
5. Việt Nam chứng minh chủ quyền trên cơ sở chứng lý và luật phá
Website: biengioilanhtho.gov.vn
7


6. Quan hệ Việt Nam - Campuchia trong lịch sử
Website: ttvnol.com
7. Phân định biển Việt Nam – Thái Lan
Website: thanhchinglg.violet.vn

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC

Hình 1. Cơ sở pháp lý để xác định các Vùng biển của Việt Nam

8


Hình 2. Phân định vùng biển ở Vịnh Thái Lan

9


Hình 3. Phân định vùng biển ở Vịnh Bắc Bộ

10



Hình 4. Phân định Biển Đông theo quan điểm Việt Nam và quan điểm Trung Quốc

11



×