Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Trên cơ sở kiến thức đã học về tình hình tội phạm anh, chị hãy trình bày nhận thức cá nhân về tình hình tội phạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.92 KB, 17 trang )

A – LỜI MỞ ĐẦU:
Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu vật chất lẫn tinh thần của con
người ngày càng tăng. Để đáp ứng được những nhu cầu đó, ngoài những công việc
lao động bình thường, hợp pháp để kiếm thêm thu nhập, con người ngày càng tiến
tới các hành vi phạm tội nhiều hơn, tinh vi hơn để đáp ứng nhu cầu của bản thân.
Thực tế hiện nay, tình hình tội phạm có xu hướng ngày càng tăng đối với một số tội
như: trộm cắp tài sản, tội giết người,… Chính vì vậy, em xin chọn đề bài “Trên cơ
sở kiến thức đã học về tình hình tội phạm anh, chị hãy trình bày nhận thức cá
nhân về tình hình tội phạm”. Qua đó, làm rõ hơn về tình hình tội phạm trong giai
đoạn hiện nay.
B – NỘI DUNG:
I, Những vấn đề chung về tình hình tội phạm:
1. Khái niệm tình hình tội phạm:
a) Định nghĩa về tình hình tội phạm: Tình hình tội phạm là thực trạng và
diễn biến của tội phạm đã xảy ra trong đơn vị không gian và đơn vị thời gian nhất
định.
b) Các yếu tố của tình hình tội phạm:
Căn cứ vào định nghĩa tình hình tội phạm có thể thấy, tình hình tội phạm
được hợp thành bởi hai yếu tố hay hai nội dung. Đó là yếu tố thực trạng vầ yếu tố
diễn biến.
Trong đó, thực trạng phản ánh tội phạm xét trong tổng thể tĩnh còn diễn biến
phản ánh tội phạm xét trong tổng thể vận động. Nghiên cứu tình hình tội phạm đòi
hỏi người nghiên cứu phải làm rõ thực trạng và diễn biến của tội phạm. Thực trạng
là nội dung “tĩnh” và diễn biến là nội dung “động”. Nội dung “tĩnh” bao gồm cả nội
dung định lượng (mức độ) và nội dung tính (tính chất). Do vậy, nội dung “động”
cũng bao gồm cả “động” về định lượng và “động” về định lượng và “động” về định
tính. Như vậy, thực trạng của tội phạm bao gồm thực trạng về mức độ và thực trạng
1


về tính chất; diễn biến của tội phạm cũng bao gồm diễn biến về mức độ và diễn biến


về tính chất.
c) Các đặc điểm của tội phạm cần được chú ý khi nghiên cứu tình hình tội
phạm:
Thứ nhất, đặc điểm “hiện” và đặc điểm “ẩn” của tội phạm: Tội phạm đã xảy
ra luôn bao gồm hai phần: Đó là phần “hiện” và phần “ẩn”. Do vậy có thể chia tội
phạm thành tội phạm rõ và tội phạm ẩn.
Tội phạm rõ là tội phạm đã được xử lí về hình sự và đã được đưa vào
thống kê tội phạm. Tội phạm đã được xử lí về hình sự bao gồm: Tội phạm đã có bản
án kết tội có hiệu lực pháp luật (kể cả trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự,
được miễn hình phạt) và các trường hợp khác như chủ thể thực hiện tội phạm đã
chết, hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự,…Tội phạm đã được xử lí về hình sự
như vậy được coi là tội phạm hiện hay tội phạm rõ khi đã được phản ánh trong
những thống kê tội phạm.
Bên cạnh đó còn có những tội phạm tuy đã xảy ra những không được
thể hiện trong thống kê tội phạm, chưa được khẳng định qua bản án kết tội đã có
hiệu lực pháp luật. Đây được gọi là các tội phạm ẩn. Như vậy tội phạm ẩn là các tội
phạm đã xảy ra trên thực tế những không được thể hiện trong thống kê tội phạm vì
không được phát hiện, không được xử lí hoặc không được đưa vào thống kê tội
phạm 1.
Ngoài ra, còn có quan điểm phải xác định tội phạm rõ dựa trên thông số
về số vụ án xảy ra trên thực tế (chứ không phải là số vụ án bị đưa ra xét xử trên thực
tế), như vậy mới phản ánh chính xác về thực trạng của tình hình tội phạm. Nếu đánh
giá tình hình tội phạm mà dựa vào số liệu xét xử của Tòa án thì chắc chắn phản ánh
không đúng vì thực chất nó chỉ phản ánh phần nổi của tảng băng chìm. Qua đó, tác
giả cho rằng nên thay đổi quan điểm coi số liệu từ Tòa án làm căn cứ để mô tả tội
1

Giáo trình tội phạm học – Trường Đại học Luật Hà Nội.

2



phạm rõ, chúng ta nên lấy số liệu của cơ quan cảnh sát thì hợp lí hơn, phù hợp với
xu thế các nước trên thế giới vần sử dụng để xác định tội phạm rõ 2.
Tội phạm ẩn và tội phạm rõ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trước
hết, tội phạm rõ và tội phạm ẩn là hai phần của tội phạm đã xảy ra, có quan hệ tỉ lệ
nghịch với nhau. Phần rõ là phần mà có thể được khẳng định một cách chắc chắn vì
dựa trên các con sô thống kê cụ thể, còn phần ẩn là phần mà không có được sự
khẳng định chắc chắn vì chỉ dựa trên sự suy đoán. Trong đó, phần rõ là một trong
các cơ sỏ của sự suy đoán này.
Thứ hai, đặc điểm về phạm vi: Tội phạm luôn gắn với các phạm vi về đối
tượng, không gian và thời gian.
Phạm vi về đối tượng thường có ba mức độ: Phạm vi tất cả các tội
phạm, phạm vi nhóm tội phạm và phạm vi tội phạm cụ thể. Ngoài ra, các phạm vi đó
còn có thể được giới hạn tiếp bởi đặc điểm nhất định của tội phạm (như giới hạn về
chủ thể, về nạn nhân,…) hoặc được giới hạn bởi phạm vi ngành, lĩnh vực xảy ra.
Phạm vi về không gian có thể là phạm vi toàn cầu, phạm vi khu vực, phạm vi toàn
quốc, phạm vi vùng, phạm vi địa phương (thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh,…).
Phạm vi về thời gian có thể là khoảng thời gian 5 năm, 10 năm hoặc trong giới hạn
bởi mốc bắt đầu và mốc kết thúc nào đó. Tội phạm có thể gắn liền với các phạm vi
thời gian khác nhau. Tuy nhiên, phạm vi về thời gian cần nghiên cứu tối thiểu
thường là 5 năm vì đó là thời gian cần thiết để kết quả nghiên cứu, khảo sát có thể có
đủ cơ sở giúp đánh giá được tình hình tội phạm và giải thích được nguyên nhâ.
Thứ ba, đặc điểm về tính phụ thuộc pháp lí: Tội phạm luôn có tính phụ thuộc
pháp lí vì được phản ánh trong luật hình sự. Khi quy định của pháp luật có sự thay
đổi theo hướng mở rộng hay thu hẹp phạm vi hành vi bị coi là tội phạm thì tội phạm
cũng có sự thay đổi theo. Đây chỉ là sự thay đổi có tính “cơ học”. Cho nên, sự thay
đổi này không có ý nghĩa trong việc đánh giá tình hình tội phạm. Tuy vậy, khi đánh
2


Tội phạm học nhập môn – TS. Dương Tuyết Miên.

3


giá tình hình tội phạm, người nghiên cứu cần chú ý đến sự thay đổi này để tránh bị
bỏ lọt tội phạm.
Thứ tư, đặc điểm về tính tương đối: Tội phạm tồn tại khách quan và có thể
nhận thức được nhưng chúng ta chỉ có thể nhận thức được gần đúng. Đó là do những
lí do khách quan và chủ quan khác nhau, Ta chỉ có thể nhận thức được tội phạm rõ,
những chưa chắc đúng tuyệt đối vì trong các hoạt động tố tụng, hoạt động thống kê
chưa chắc đúng tuyệt đối. Ngoài ra, việc nhận thức tội phạm ẩn là rất phức tạp và
khó khăn. Chúng ta phải dựa vào tội phạm rõ và một số cơ sở khác. Vì tội phạm rõ
chỉ có tính tương đối nên khi suy ra tội phạm ẩn cùng vậy, chỉ có tính tương đối.
d) Phương pháp nghiên cứu tình hình tội phạm:
Phương pháp nghiên cứu tình hình tội phạm gồm hai bước:
Bước thứ nhất là bước thu thập dữ liệu thực tiễn phản ánh nội dung
định lượng và nội dung định tính của thực trạng và diễn biến của tội phạm trong đơn
vị không gian và thời gian xác định. Đó là dữ liệu về số lượng tội phạm và người
phạm tội, dữ liệu về các cơ cấu của tội phạm mà qua đó phản ánh được tính chất của
tội phạm trong thời gian tổng thể và trong từng năm. Bước này đòi hỏi phải có
phương pháp tìm kiếm luận cứ thực tế. Đây là bước quan trọng, tạo cơ sở cho bước
thứ hai. Trong bước này đòi hỏi phải tiếp cận định lượng, tiếp cận tổng thể và tiếp
cận bộ phận. Phương pháp thu thập dữ liệu thường được ưu tiên sử dụng trong thực
tế là phương pháp phân tích thứ cấp dữ liệu.
Bước thứ hai là bước xử lí các dữ liệu đã thu thập được để kiểm chứng
các giả thuyết mô tả tình hình tội phạm và đi đến các nhận định về thực trạng và diễn
biến của tội phạm được nghiên cứu. Bước này đòi hỏi phải có phương pháp tổ chức
chứng minh luận điểm khoa học. Có hai phương pháp xử lí dữ liệu được sử dụng
trong bước này. Đối với các dữ liệu dưới dạng số liệu phục vụ mô tả đặc điểm định

lượng của tội phạm thì việc xử lí được thực hiện với phương pháp thống kê. Đối với
các dữ liệu phục vụ mô tả đặc điểm định tính của tội phạm thì việc xử lí được thực
4


hiện với phương pháp logic để có được các kết luận về tính chất cũng như diễn biến
về tính chất của tội phạm được nghiên cứu.
2. Thực trạng của tội phạm:
a) Thực trạng của tội phạm xét về mức độ:
Được phản ánh qua các thông số: Tổng các tội phạm đã xảy ra và tổng
những người đã phạm các tội đó trong đơn vị không gian và thời gian xác định.
Ngoài ra, thông số phản ánh có thể là tổng các nạn nhân (thông số này chỉ đặt ra với
với một số nhóm tội và tội nhất địnhnhư nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe
với tôi danh cụ thể như tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến
sức khỏe của người khác,..). Như vậy, đơn vị tính của tổng phản ánh mức độ của tội
phạm ở tất cả các trường hợp là: “tội phạm đã xảy ra” và “người phạm tội”. Tổng số
tội phạm cũng như tổng người phạm tội đã bị kết án có hiệu lực pháp luật và đã
được thể hiện trong thống kê tội phạm mới chỉ phản ánh được một phần thực trạng
của tội phạm xét xử theo mức độ. Bởi thực trạng thực xét về mức độ còn bao gồm
thực trạng xét về mức độ của tội phạm ẩn còn lại.
Tổng tội phạm đã xảy ra cũng như tổng người phạm tội (trong phạm vi đối
tượng, phạm vi không gian và phạm vi thời gian) là các con số phản ánh thực trạng
của tội phạm về mức độ. Ngoài ra còn có các thông số khác cũng thể hiện thực trạng
của tội phạm về mức độ: Tổng số tội phạm và tổng số người phạm tội từng năm
trong đơn vị thời gian đã xác định, tổng số tội phạm và tổng số người phạm tội bình
quân năm trong đơn vị thời gian đã xác định.
Để làm rõ hơn thực trạng của tội phạm về mức độ cần đặt ra các thông số
này trong sự so sánh với các thông số khác có lien quan. Ví dụ: Trong trường hợp
nghiên cứu tình hình tội phạm của một quốc gia, sự so sánh có thể là so sánh với các
thông số tương ứng của thế giới, của khu vực và của một số quốc gia khác, trong

trường hợp nghiên cứu tội phạm của một nhóm tội nhất định thì chỉ có thể so sánh
với các thông số tương ứng của tất cả các tội phạm và của các nhóm tội phạm khác,
5


đặc biệt là của các nhóm tội phạm có tổng số lớn nhất hoặc nhỏ nhất để qua đó xác
định vị trí về mức độ của nhóm tội phạm nghiên cứu,…
Các thông số trên tuy phản ánh “bức tranh” tội phạm xét về mức độ. Nhưng
“bức tranh” này chưa cho phép đánh giá cũng như so sánh được thật chính xác mức
độ nghiêm trọng của tội phạm xét về mức độ vì các thông số này chưa được đặt
trong mối lien hệ với số dân cư. Cùng tổng tội phạm, tổng người phạm tội nhưng lại
được đặt trong các không gian khác nhau, số dân cư khác nhau. Để khắc phục được
tình trạng này, người ta đã sử dụng thông số mới là chỉ số tội phạm và chỉ số người
phạm tội. Đây là con số thể hiện tổng tội phạm, tổng người phạm tội trong một năm
trên 100.000 người dân hoặc 100.000 người dân trong độ tuổi chịu trách nhiệm hình
sự.
Ví dụ: Chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội của tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Hải dương từ 20062011.
Năm
2006
2007
2008
2009
2010
2011
Tổng

Chỉ số tội phạm
6,49
6,36

6,27
6,46
6,61
6,41
6,43

Chỉ số người phạm tội
12,40
12,05
11,77
12,73
12,89
11,95
12,29

(Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương, Cục thống kê dân số tỉnh Hải Dương)
Chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội trung bình của tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Hải Dương,
Hưng Yên, và toàn quốc giai đoạn 2006-2011
Tỉnh
Hải Dương
Hưng Yên
Toàn quốc

Chỉ số tội phạm
6,43
7,00
5,59

6


Chỉ số người phạm tội
12,29
12,71
8,61


Công cụ hỗ trợ việc mô tả thực trạng của tội phạm xét về mức độ có thể
được sử dụng là các bảng số liệu và các loại biểu đồ. Như vậy, các con số phản ánh
thực trạng của tội phạm xét về mức độ cần được thể hiện trên các bảng số liệu và các
biểu đồ thống kê. Đây là hai hình thức trình bày các số liệu thống kê có tính khoa
học – hệ thống và rõ ràng, giúp người nghiên cứu dễ dàng phát hiện ra những biểu
hiện có tính quy luật, tính bản chất để đưa ra đánh giá chính xác thực trạng của tội
phạm xét về mức độ.
b) Thực trạng của tội phạm xét về tính chất:
Đây là đặc điểm thứ hai của thực trạng tội phạm. Đặc điểm này được nghiên
cứu trên cơ sở nghiên cứu các cơ cấu của tội phạm. Qua cơ cấu của tội phạm theo
tiêu thức nhất định có thể rút ra được nhận xét về tính chất của tội phạm.
Tội phạm có hệ các cơ cấu theo hệ các tiêu thức khác nhau. Xem xét cơ cấu
là xem xét tỉ trọng từng bộ phận của mỗi cơ cấu để từ đó có thể rút ra được những
nhận xét nhất định về tính chất của tội phạm. Như vậy, những cơ cấu của tội phạm
có thể được xem xét là những cơ cấu có thể phản ánh ở mức độ nhất định thực trạng
của tội phạm xét về tính chất. Cụ thể là những cơ cấu sau:
Cơ cấu theo các chương tội phạm của BLHS, Cơ cấu theo các tội danh của
BLHS, Cơ cấu theo bốn loại tội (Tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tối rất
nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng), Cơ cấu theo hai loại tội (tội vô ý, tội cố
ý), Cơ cấu theo đơn vị không gian xảy ra tội phạm, Cơ cấu theo hình thức thực hiện
(phạm tội riêng lẻ hay đồng phạm hay đồng phạm có tổ chức), Cơ cấu theo loại và
mức hình phạt đã tuyên, Cơ cấu theo một số đặc điểm của hành vi phạm tội, Cơ cấu
theo loại và mức độ hậu quả của tội phạm, Cơ cấu theo một số đặc điểm nhân thân

của người phạm tội.
Ví dụ: Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏecủa
người khác theo hình thức thực hiện tội phạm

7


Hình thức thực hiện tội phạm
Phạm tội đơn lẻ
Đồng phạm
Tổng

Số vụ
489
176
674

Tỷ lệ %
73,9
26,1
100,0

(Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương)
Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người
khác theo loại tội phạm.
Loại tội phạm
Tội ít nghiêm trọng
Tội nghiêm trọng
Tội rất nghiêm trọng
Tội đặc biệt nghiêm trọng

Tổng

Số người
829
433
27
0
1289

Tỷ lệ %
64,31
33,59
2,09
0,00
100,00

(Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương)
Cơ cấu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của
người khác theo hình phạt áp dụng đối với người phạm tội
Loại hình phạt
Cảnh cáo
Cải tạo không giam giữ
Án treo
Từ 7 năm trở xuống
Tù từ 7-15 năm
Tổng số bị cáo

Số người
100
196

246
723
24
1289

Tỷ lệ %
7,75
15,20
19,08
56,08
1,86
100,00

(Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương).
3. Diễn biến của tội phạm:
Diễn biến của tội phạm là sự thay đổi thực trạng của tội phạm xét về mức độ
và về tính chất theo thời gian trong đơn vị thời gian xác định. Diễn biến của tội
phạm là một trong những nội dung của tình hình tội phạm mà việc phân tích nội
dung này cho phép dự đoán xu hướng vận động của tội phạm trong thời gian tiếp
theo.
Để đánh giá nội dung này, người nghiên cứu phải dựa trên các kết quả thu
được về thực trạng của tội phạm theo từng năm trong đơn vị thời gian nghiên cứu.

8


Kết quả phản ánh thực trạng của tội phạm ở năm thứ nhất của đơn vị thời gian
nghiên cứu được coi là kết quả gốc. Kết quả thu được về thực trạng của tội phạm
trong các năm tiếp theo được đối chiếu với kết quả gốc và với kết quả của năm trước
đó. Kết quả so sánh cho phép người nghiên cứu khẳng định xu hướng vận động và

mức độ vận động của tội phạm trong đơn vị thời gian nghiên cứu. Xét về mức độ có
thể là: tương đối ổn định, có xu hướng tăng, có xu hướng giảm hoặc trong tình trạng
dao động khi tăng khi giảm. Xét về tính chất, có thể có các nhận xét về sự ổn định
hay thay đổi của tính nghiêm trọng nói chung hay của tính nghiêm trọng ở một khía
cạnh cụ thể như khía cạnh tái phạm, khía cạnh chủ thể là người chưa thành niên,…
Đánh giá về diễn biến của tội phạm phải đánh giá diễn biến của cả tội phạm rõ và tội
phạm ẩn.
Nghiên cứu diễn biến của tội phạm đòi hỏi trước hết phải so sánh các số liệu
phản ánh thực trạng của tội phạm xét về mức độ. Qua so sánh cần rút ra được xu
hướng vận động và mức độ vận động. Các con số phản ánh tội phạm về xu hướng
vận động nói trên cân được thể hiện trên các bảng số liệu và đặc biệt trên các đồ thị hình thức trình bày phù hợp nhất mà qua đó có thể thấy ngay được sự vận động của
tội phạm trong đơn vị thời gian nghiên cứu. Nghiên cứu diễn biến của tội phạm,
ngoài việc đánh giá xu hướng vận động của tội phạm xét về đặc điểm định lượng
còn đòi hỏi phải so sánh các số liệu phản ánh thực trạng của tội phạm xét về tính
chất. Đây là đòi hỏi phức tạp hơn nhưng cũng quan trọng hơn. Người nghiên cứu
phải tự dự kiến các loại số liệu phản ánh thực trạng của tội phạm xét về tính chất cần
được so sánh – so sánh để thấy được xu hướng vận động. Đó có thể là các số liệu
hang năm trong phạm vi nghiên cứu về loại tội (tỉ lệ tội nghiêm trọng, tỉ lệ tội rất
nghiêm trọng,…); về cộng cụ, phương tiện phạm tội (tỉ lệ các vụ phạm tội có sử
dụng vũ khí, vũ khí nóng,…); về nhân thân người phạm tội (tỉ lệ người phạm tội
thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm, tỉ lệ người phạm tội chưa thành
niên,…);…Các loại số liệu nêu trên chỉ là các ví dụ có tính chất để tham khảo. Sử
9


dụng loại số liệu nào và cách sử dụng như thế nào cũng như cần thêm loại số liệu
nào là hoàn toàn do người nghiên cứu quyết định để phcuj vụ cho việc đánh giá xu
hướng vận động của tội phạm xét về tính chất.
Ví dụ: Diễn biến của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến
sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Hải dương từ 2006-2011.

Năm

Số vụ

2006
2007
2008
2009
2010
2011

112
105
108
110
121
118

Tỷ lệ %
Mức độ
so với
tăng giảm
năm 2006 hàng năm
so với
năm 2006
100
00,0
93,8
-6,2%
96,4

-3,6%
98,2
-1,8%
108,0
+8,0%
105,4
+5,4%

Số bị cáo

214
199
203
217
236
220

Tỷ lệ %
Mức độ
so với
tăng giảm
năm 2006 hàng năm
so với
năm 2006
100
00,0
93,0
-7%
94,9
-5,1%

101,4
+1,4%
110,2
+10,2%
102,8
+2,8%

(Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương)

Biểu đồ diễn biến của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
đến sức khỏe của người khác theo số vụ trên địa bàn tỉnh Hải dương từ 2006-2011.
Diễn biến tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người
khác theo số vụ trên địa bàn tỉnh Hải dương từ 2006-2011 như sau: Năm 2007 có xu
hướng giảm so với năm 2006 (giảm 6,2%), từ năm 2008 – 2009, số vụ phạm tội có
giảm so với năm 2006 số vụ ít hơn (năm 2008 giảm 3,6%, năm 2009 giảm 1,8%)

10


nhưng có chiều hướng tăng lên qua từng năm, từ năm 2010 – 2011, số vụ có xu
hướng tăng và nhiều hơn so với năm 2006 (năm 2010 tăng lên 8%, năm 20011 tăng
lên 5,4%). Diễn biến của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức
khỏe của người khác theo số vụ trên địa bàn tỉnh Hải dương từ 2006-2011 không ổn
định, lúc tăng lúc giảm.
Nghiên cứu diễn biến của tội phạm để thấy được xu hướng vận động của
hiện tượng tội phạm. Những việc nghiên cứu này đông thời đòi hỏi phải giải thích
được nguyên nhân của sự vận động, đặc biệt là các biến động bất thường. Sự giải
thích này là một trong các cơ sở giúp cho việc dự báo tội phạm cũng như việc đề ra
các biện pháp phòng ngừa tội phạm.
II, Nhận thức cá nhân về tình hình tội phạm:

Trước hết chính vì ý nghĩa quan trọng của việc nghiên cứu tình hình tội
phạm mà từ đó chúng ta đưa ra những phương pháp tối ưu để đánh giá chính xác
tình hình tội phạm. Và chúng ta còn cần lưu ý một số điểm:
Nói về tình hình tội phạm, đặc điểm đầu tiên của tình hình tội phạm là đặc
điểm “ẩn” và đặc điểm “hiện”. Từ đặc điểm này, có thể chia tội phạm làm hai loại là
tội phạm rõ và tội phạm ẩn. Về tội phạm rõ, hiện nay đang có hai quan điểm: Một là
tội phạm rõ là tội phạm đã được xử lí về hình sự và đã được đưa vào thống kê tội
phạm, hai là có quan điểm cho rằng phải xác định tội phạm rõ dựa trên thông số về
số vụ án xảy ra trên thực tế (chứ không phải là số vụ án bị đưa ra xét xử trên thực
tế). Quan điểm thứ hai mở rộng hơn quan điểm thứ nhất, nếu theo quan điểm thứ hai
chúng ta sẽ tránh được tình trạng bỏ lọt những vụ án chưa được xét xử, chưa có
quyết định hoặc không được đưa vào thống kê. Nếu đã xác định được tương đối
chính xác về tội phạm rõ thì xác định tội phạm ẩn sẽ dễ dàng hơn.
Về phương pháp nghiên cứu tình hình tội phạm, bước thứ nhất là bước thu
thập dữ liệu. Trong bước này cần chú ý phương pháp thường được ưu tiên sử dụng
trong thực tế là phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp. Trước hết, người nghiên cứu
11


phải tận dụng tối đa các dữ liệu thống kê tội phạm có sẵn. Tuy nhiên, các thông kê
tội phạm có sẵn này đều có giới hạn mà không thể đáp ứng được tất cả các yêu cầu
của người nghiên cứu. Do vậy, người nghiên cứu còn phải thu thập các dữ liệu khác
qua việc phân tích các dữ liệu có trong các bản án hình sự. Ngoài ra, người nghiên
cứu không thể nghiên cứu toàn bộ các bản án thuộc phạm vi nghiên cứu của mình. Ở
đây, người nghiên cứu không thể chọn cách tiếp cận tổng thể mà phải chọn cách tiếp
cận bộ phận. Vấn đề được đặt ra là chọn bộ phận nào? Với số lượng bao nhiêu?
Người nghiên cứu không thể tùy tiện chọn mà phải tuân theo các nguyên tắc chọn
mẫu để đảm bảo tính đại diện.
Về thực trạng tội phạm xét về mức độ, được phản ánh qua các thông số:
Tổng các tội phạm đã xảy ra và tổng những người đã phạm các tội đó trong đơn vị

không gian và đơn vị thời gian. Ở đây cần lưu ý, hiểu chính xác, thống nhất về các
khái niệm “tội phạm đã xảy ra”, “tội phạm đã được phát hiện”, “tội phạm được xét
xử”. “Tội phạm đã xảy ra” bao gồm tội phạm đã được phát hiện và tội phạm không
hoặc chưa được phát hiện. “Tội phạm đã được phát hiện” bao gồm tội phạm được
xét xử và tội phạm không hoặc chưa được xét xử. “Tội phạm được xét xử” gồn
trường hợp bản án chưa kết tội đã có hiệu lực pháp luật và trường hợp bản án kết tội
chưa có hiệu lự pháp luật. Khi xác định tổng “tội phạm đã xảy ra” cũng như tổng
“người phạm tội” cần chú ý Con số về tội phạm với con số về vụ án cũng như con số
về người phạm tội không phải luôn luôn trùng nhau (Một vụ án có thể có nhiều tội
phạm và một tội phạm có thể có nhiều người thực hiện tội phạm,…); Thời điểm tội
phạm xảy ra và thời điểm tội phạm được xét xử cũng như thời điểm được đưa vào
thống kê tội phạm là khác nhau.
Ngoài ra, khi nghiên cứu tình hình tội phạm theo phạm vi cụ thể, người
nghiên cứu cần chú ý một số điểm sau:
Khi nghiên cứu thực trạng của tội phạm xét về mức độ, thông số về tổng tội
phạm và tổng người phạm tội là yêu cầu chung cho mọi trường hợp; thông số về nạn
12


nhân có thể được đặt ra trong các trường hợp có thể và cần thiết; các thông số khác
cần có để so sánh với thông số về tổng tội phạm và tổng người phạm tội có thể
không giống nhau giữa các trường hợp nghiên cứu vì mỗi trường hợp có nội dung
nghiên cứu cụ thể riêng.
Khi nghiên cứu về thực trạng tội phạm xét về tính chất, khi nghiên cứu thì
việc khảo sát các cơ cấu là yêu cầu chung cho mọi trường hợp nhưng khảo sát cơ
cấu theo tiêu chí nào có thể không giống nhau giữa các trường hợp nghiên cứu. Việc
chọn các cơ cấu nhất định để khảo sát là nhằm mục đích làm rõ thực trạng của tội
phạm xét về tính chất cũng như cung cấp cơ sở cho việc giải thích nguyên nhân của
tội phạm.
Về diễn biến của tội phạm, hiện nay, khi nói đến diễn biến của tội phạm các

tác giả nghiên cứu thường chỉ đề cập sự diễn biến về mức độ. Theo đó, các sô liệu
được dùng để đánh giá diễn biến chỉ được bó hẹp trong hai loại số liệu là số liệu về
tổng tội phạm đã xảy ra và tổng người phạm tội đã thực hiện các tội phạm đã xảy ra
đó. Đánh giá về diễn biến của tội phạm như vậy mới chỉ là đánh giá sự thay đổi của
tội phạm xét về mức độ. Đánh giá này chưa phản ánh được đầy đủ sự thay đổi của
tội phạm vì chưa đánh giá được sự thay đổi của tội phạm xét về tính chất. Để đánh
giá được đúng sự vận động của tội phạm xét về tính nghiêm trọng cần phải xét cả hai
sự vận động – vận động của tội phạm xét về mức độ và vận động của tội phạm xét
về tính chất. Hai sự vận động này có thể không tỉ lệ thuận với nhau và cũng có thể
không cùng “tốc độ”. Như vậy, ngoài hai loại số liệu về mức độ các số liệu khác
phản ánh các cơ cấu bên trong của tội phạm đều phải đánh giá để có được nhận xét
về xu hướng vận động của tội phạm xét về tính chất. Các laoij số liệu này không có
tính cố định như hai loại số liệu phản ánh sự vận động của tội phạm xét về mức độ.
Tùy từng loại tội phạm được nghiên cứu mà cần có các số liệu tương ứng của acsc
cơ cấu khác nhau của tội phạm mà các cơ cấu đó phản ánh được thực trạng của tội
phạm xét về tính chất.
13


Nghiên cứu tình hình tội phạm có ý nghĩa rất lớn. Kết quả nghiên cứu tình
hình tội phạm cho chúng ta “bức tranh” toàn cảnh về tội phạm đã xảy ra. “Bức
tranh” toàn cảnh này không chỉ thể hiện đặc điểm định lượng (tổng số tội phạm cũng
như tổng số người phạm tội) mà còn thể hiện cả đặc điểm định tính (các cơ cấu bên
trong của tội phạm và của người phạm tội mà những cơ cấu này phản ánh tính chất
nghiêm trọng của tội phạm đã xảy ra). “Bức tranh” toàn cảnh về tội phạm đã xảy ra
không chỉ thể hiện tình trạng tĩnh của các tội phạm đã xảy ra mà còn thể hiện cả diễn
biến (tăng, giảm hoặc tương đối ổn định về số lượng cũng như về tính chất) của tình
trạng này.
“Bức tranh” này bản thân nó là sự cảnh báo cho xã hội về khía cạnh của tình
hình xã hội. Để có được “bức tranh” như vậy, đòi hỏi việc nghiên cứu tình hình tội

phạm phải thực hiện các nội dung nghiên cứu cụ thể và cần sử dụng các phương
pháp nghiên cứu phù hợp với các nội dung nghiên cứu cụ thể đó. Nghiên cứu tình
hình tội phạm không chỉ dừng lại ở mô tả “bức tranh tội phạm” mà còn đòi hỏi phải
phân tích “bức tranh”, so sánh các “bức tranh” với nhau để qua đó có được sự đánh
giá đầy đủ và toàn diện tính nghiêm trọng của tội phạm đã xảy ra – nghiêm trọng về
mức độ cũng như nghiêm trọng về tính chất. Ở đây, đối với việc nghiên cứu phải sử
dụng đến phương pháp phân tích, so sánh để đánh giá.
Mô tả và phân tích “bức tranh tội phạm” trong nghiên cứu tình hình tội
phạm không phải chỉ để “biết” những gì đã xảy ra mà quan trọng hơn là để giải
thích, phát hiện nguyên nhân của những gì đã biết, để dự liệu tội phạm sẽ xảy ra như
thế nào trong thời gian tới và qua đó tạo cơ sở cho việc đưa ra các biện pháp phòng
ngừa tội phạm.

14


C – KẾT LUẬN:
Tình hình tội phạm là một trong những nội dung quan trọng của tội phạm
học bởi vì việc hoạch định các chính sách phòng ngừa tội phạm nhằm kiểm soát tội
phạm trước hết phải dựa trên cơ sở nghiên cứu toàn diện về tình hình tội phạm từ đó
ngăn chặn kịp thời sự gia tăng tỉ lệ tội phạm, kiểm soát tội phạm có hiệu quả. Chình
vi lí do đó, mà chùng ta càng cần phải quan tâm, nghiên cứu và nắm được thế nào là
tình hình tội phạm, các đặc điểm của tình hình tội phạm. Và quan trọng hơn hết là
năm vũng các phương pháp nghiên cứu, thống kê và đánh giá về tình hình tội phạm.

15


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình tội phạm học – Trường đại học Luật Hà Nội, năm 2012.

2. Tội phạm học nhập môn – Ts. Dương Tuyết Miên.
3. Các thông số của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe
của người khác trên địa bàn tỉnh Hải dương từ 2006-2011. (Ngu: Tòa án
nhân dân tỉnh Hải Dương).

16


MỤC LỤC
A – LỜI MỞ ĐẦU:…………………………...…………………………….1.
B – NỘI DUNG:
I, Những vấn đề chung về tình hình tội phạm:………………...………...1-11.
1. Khái niệm tình hình tội phạm:……………………………………..…..1-5.
a) Định nghĩa về tình hình tội phạm: …………………………….…………1.
b) Các yếu tố của tình hình tội phạm:…………………………………….1-2.
c) Các đặc điểm của tội phạm cần được chú ý khi nghiên cứu tình hình tội
phạm:…….………………………………………………………………………..2-3.
d) Phương pháp nghiên cứu tình hình tội phạm:…………………………4-5.
2. Thực trạng của tội phạm:
a) Thực trạng của tội phạm xét về mức độ:………………………………5-7.
b) Thực trạng của tội phạm xét về tính chất:……………………………..7-8.
3. Diễn biến của tội phạm:………...…………………………………….8-11.
II, Nhận thức cá nhân về tình hình tội phạm:…………………….……11-14.
C – KẾT LUẬN:……………………………………………….…………15.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………16.

17




×