Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Thực trạng áp dụng Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.14 KB, 13 trang )

MỤC LỤC
Trang
A. ĐẶT VẤN ĐỀ: ………………………………………………………………1
B. TÌM HIỂU VẤN ĐỀ: ……………………………………………………….1
I. Khái niệm Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước:
1. Khái niệm:…………………………………………………………………1
2. Đặc điểm:…………………………………………………………………..1
II. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường của Nhà nước:…………………2
III.Các vụ việc về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong đó áp
dụng các qui định của pháp luật về xác định thiệt hại do danh dự,
nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm.
1. Vụ việc thứ nhất:…………………………………………………………...2
2. Vụ việc thứ hai:…………………………………………………………….6
IV. Thực trạng áp dụng Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước ở
nước ta hiện nay:………………………………………………………………..9
C. KẾT LUẬN:………………………………………………………………...11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:…………………………………….12

1


A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việc ban hành Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước cũng là nhằm thực
hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến
lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng
đến năm 2020. Một trong các nội dung quan trọng về định hướng xây dựng, hoàn thiện
hệ thống pháp luật được quy định trong Nghị quyết này là xây dựng và hoàn thiện chế
độ bảo hộ của Nhà nước đối với các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, trong đó có
quyền được bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức nhà nước gây ra khi thi hành
công vụ. Do hạn hẹp về thời gian cũng như kiến thức, nhóm chúng em xin trình bày
hiểu biết của mình về một lĩnh vực, đó là vấn đề số 9: “Sưu tầm và phân tích 2 vụ


việc thực tế về trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong đó áp dụng các qui
định pháp luật về xác định thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm
phạm”.

B. TÌM HIỂU VẤN ĐỀ
I. Khái niệm Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước:
1. Khái niệm:
Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước là trách nhiệm pháp lý trong đó Nhà
nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người thi hành
công vụ gây ra trong một số lĩnh vực hoạt động của Nhà nước.
2. Đặc điểm:
- Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước là loại “trách nhiệm trực tiếp”.
- Phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước giới hạn trong một só lĩnh vực
cụ thể.
- Hành vi trái pháp luật chỉ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
nếu được xác định trong văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được đặt ra cả trong trường hợp không
cần xác định lỗi và hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ.

2


- Trình tự, thủ tục giải quyết bồi thường trong trách nhiệm bồi thường của Nhà
nước bắt buộc phải qua giai đoạn thương lượng giữa người yêu cầu bồi thường với cơ
quan giải quyết việc bồi thường.
- Phương thức bồi thường trong trách nhiệm bồi thường của Nhà nước hạn chế
hơn so với phương thức bồi thường trong dân sự.
II. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường của Nhà nước:
• Trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi
hành án:

+ Thứ nhất, có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi
của người thi hành công vụ là trái pháp luật.
+ Thứ hai, hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ thuộc phạm vi
trách nhiệm bồi thường qui định tại các điều 13, 28, 38 và 39 Luật TNBNN.
+ Thứ ba, có thiệt hại thực tế do hành vi trái pháp luật của người thi hành công
vụ gây ra đối với người bị thiệt hại.
+ Thứ tư, có yếu tố lỗi.
• Trong hoạt động tố tụng hình sư;
+ Thứ nhất, có bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong
hoạt động tố tụng hình sự xác định người bị thiệt hại thuộc các trường hợp được qui
định tại Điều 26 Luật TNBTNN.
+ Thứ hai, có thiệt hại thực tế do người tiến hành tố tụng hình sự gây ra đối với
người bị thiệt hại trong các trường hợp do Luật TNBTNN qui định.
III. Các vụ việc về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong đó áp dụng các qui
định của pháp luật về xác định thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm
phạm.
1. Vụ việc thứ nhất:
+ Tóm tắt vụ việc:

3


Tối ngày 27/8/2010, BHV sinh ngày 17/4/1997 là con gái cô giáo Bùi Thị Đức
trú tại thành phố Sơn La sang cửa hàng Tùng Bách Plaza bị Nguyễn Văn Hưởng là
người làm thuê cho cửa hàng cưỡng hiếp. Ngay sau đó, sự việc được thông báo đến cô
giáo Bùi Thị Đức bằng cuộc nặc danh. Bên gia đình Hưởng xin cô giáo Bùi Thị Đức
giải tình cảm và bồi thường 130 triệu đồng. Nghĩ đến danh dự của tương lai của con
gái, nên cô giáo Đức không muốn sự việc quá ồn ã và nghĩ đến tuổi của Hưởng còn
quá trẻ, không muốn vì chút nông nổi mà lại bị bắt vào tù nên đồng ý giải quyết tình
cảm. Như thỏa thuận, sang sớm ngày 30/8, mẹ Hưởng cùng hai người anh trai từ Lào

Cai đã có mặt ở nhà chị Đức để tự nguyện bồi thường sức khỏe và danh dự cho V với
số tiền 130 triệu đồng, gia đình Hưởng xin đưa trước 50 triệu đồng. Đêm 30/8, Hưởng
cùng mẹ xin được nghỉ nhờ lại nhà chị Đức, còn hai anh trai của Hưởng xin được về
nhà ở Lào Cai để lo nốt số tiền còn lại. Nhưng cũng chính đêm 30/8/2010, do anh của
Hưởng có đơn tố cáo đến cơ quan điều tra thành phố Sơn La. Công an thành phố Sơn
La tiến hành kiểm tra hành chính nhà chị Đức mời chị Đức về trụ sở làm việc. Sau một
ngày làm việc với cơ quan điều tra, đến ngày 1/9, căn cứ vào cuốn băng ghi âm mà anh
Hưởng cung cấp, cơ quan công an buộc tội cô giáo Đức. Được sự phê chuẩn của Viện
kiểm sát cùng cấp, cơ quan cảnh sát điều tra đã tiến hành bắt tạm giam chị Đức với tội
“cưỡng đoạt tài sản”. Cùng ngày các cơ quan tố tụng cũng tiến hành khởi tố Nguyễn
Văn Hưởng về tội “giao cấu với trẻ em”.
Bùi Mai Hương là con gái cô giáo Bùi Thị Đức – sinh viên năm 3 Đại học Luật
Hà Nội, được thông báo lại sự việc, với những kiến thức đã học trong trường, Hương
biết mẹ mình bị oan. Hương đã hỏi thăm các thầy cô, các anh chị trong trường và nhờ
mọi người tư vấn cho cách gửi đơn khiếu nại đến cơ quan chức năng cần thiết. Bắt đầu
cuộc hành trình đội đơn tìm chân lý minh oan cho mẹ và em gái.
Đến ngày 9/9/2010, Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án hình
sự về Trật tự xã hội (Vụ 1A-VKSNDTC) đã có Công văn số 2647/VKSTC-V1A, do
Vụ trưởng Bùi Mạnh Cường kí thông báo việc giải quyết đơn khiếu nại của chị Bùi
Mai Hương. Việc công an thành phố Sơn La bắt và khởi tố cô giáo Bùi Thị Đức về tội
“cưỡng đoạt tài sản” là oan sai. Ngày 22/9/2010, VKSND thành phố Sơn La ra quyết
4


định đình chỉ điều tra bị can và quyết định hủy bỏ biện pháp tạm giam trả tự do cho chị
Đức. Do vậy, VKSND thành phố Sơn La phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về
tài sản và tinh thần, đồng thời công khai xin lỗi và khôi phục danh dự cho cô giáo Bùi
Thị Đức.
+ Các chủ thể trong vụ việc:
- Chủ thể gây thiệt hại: Công an thành phố Sơn La trong quá trình điều tra chưa

thu thập đủ chứng cứ mà đã tiến hành bắt và khởi tố cô giáo Bùi Thị Đức.
- Chủ thể bị thiệt hại: Cô giáo Bùi Thị Đức. Đây là chủ thể bị tác động trực tiếp
của hoạt động thi hành công vụ.
- Chủ thể thực hiện trách nhiệm bồi thường: Việc xác định cơ quan có trách
nhiệm bồi thường được xác định theo cách thức người thi hành công vụ đã gây thiệt
hại thuộc biên chế của cơ quan nào quản lý thì cơ quan đó có trách nhiệm thực hiện bồi
thường. Trong trường hợp này, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Sơn La có trách
nhiệm bồi thường. Căn cứ theo qui định tại khoản 2 Điều 31 của Luật Trách nhiệm bồi
thường của Nhà nước thì Viện kiểm sát có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong
trường hợp đã phê chuẩn lệnh tạm giam của cơ quan điều tra có thẩm quyền mà sau đó
quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người
đó không thực hiện hành vi phạm tội.
+ Phân tích:
Trong vụ án trên, VKSND thành phố Sơn La là cơ quan nhà nước đã có những
sai phạm vô cùng nghiêm trọng trong quá trình thực hành quyền công tố, xâm phạm tới
danh dự, nhân phẩm và uy tín của cô giáo Bùi Thị Đức. Do nhận được đơn tố cáo mà
anh của Hưởng gửi tới, cơ quan công an thành phố Sơn La đã đưa cô Đức về trụ sở làm
việc. Sau một ngày làm việc, chỉ căn cứ vào cuốn băng ghi âm mà anh Hưởng cung
cấp, cơ quan công an đã vội vàng buộc tội cô giáo Đức. Việc bắt và khởi tố cô giáo Bùi
Thị Đức về tội “cưỡng đoạt tài sản” của cơ quan công an là hoàn toàn trái pháp luật.
Nhưng khi tiếp nhận hồ sơ vụ án, VKSND thành phố Sơn La đã không xem xét, phân
tích và nghiên cứu kĩ tình tiết vụ án, không nhận thấy sự sai lầm và thiếu sót của cơ
quan điều tra mà phê chuẩn cho cơ quan cảnh sát điều tra tiến hành bắt tạm giam cô
5


Đức. Đây chính là sự tắc trách dẫn tới vi phạm pháp luật của VKSND thành phố Sơn
La.
Trong hoạt động tố tụng hình sự, việc đánh giá chứng cứ, xác định hành vi
phạm tội phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có trình độ, năng lực, niềm tin nội

tâm của người tiến hành tố tụng. Việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi
thiệt hại xảy ra trong nhiều trường hợp rất khó khăn. Do đó, cần xem xét, phân tích,
đánh giá các sự kiện liên quan một cách cẩn trọng, đặc biệt chú ý đến hành vi của con
người, liên quan tới thời điểm xảy ra hành vi và hậu quả xảy ra để có kết luận chính
xác về nguyên nhân.
Vụ việc trên đây có đầy đủ những căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường
thiệt hại của nhà nước trong tố tụng hình sự bởi như chúng ta đã biết tố tụng hình sự là
một lĩnh vực nhạy cảm liên quan trực tiếp đến quyền lợi chính trị, kinh tế, tính mạng,
sức khỏe của mỗi người, không chỉ gây hậu quả đến cá nhân mà còn ảnh hưởng đến
niềm tin của nhân dân vào pháp luật. Áp dụng khoản 2 Điều 6 luật TNBTNN quy
định các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố
tụng hình sự bao gồm: “a) Có bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người bị thiệt hại thuộc các trường hợp được
bồi thường quy định tại Điều 26 của Luật này; b) Có thiệt hại thực tế do người tiến
hành tố tụng hình sự gây ra đối với người bị thiệt hại.”
Theo căn cứ thứ nhất: Trong trường hợp trên thì cô giáo Bùi Thị Đức được bồi
thường thiệt hại theo trường hợp người bị khởi tố, truy tố xét xử, thi hành hình phạt tù
có thời hạn mà có bản án hay quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố
tụng, hình sự xác định người đó không thực hiện hành vi phạm tội. Cô giáo Bùi Thị
Đức không thực hiện hành vi cưỡng đoạt tài sản nhưng do sự phê chuẩn của VKS cùng
cấp, cơ quan cảnh sát điều tra đã tiến hành bắt tạm giam chị Đức. Nhưng sau đó, Vụ
Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án hình sự về Trật tự xã hội (Vụ 1AVKSNDTC) đã có Công văn số 2647/VKSTC-V1A kí thông báo việc giải quyết đơn
khiếu nại của chị Bùi Mai Hương và xác định việc công an thành phố Sơn La bắt và

6


khởi tố cô giáo Bùi Thị Đức về tội “cưỡng đoạt tài sản” là oan sai, đồng thời VKSND
thành phố Sơn La ra quyết định đình chỉ điều tra bị can và quyết định hủy bỏ biện pháp
tạm giam, trả tự do cho chị Đức.

Theo căn cứ thứ hai: có thiệt hại thực tế do người tiến hành tố tụng hình sự gây
ra đối với người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cơ quan tiến hành tố
tụng chỉ phát sinh nếu hành vi của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây ra thiệt
hại và ngược lại, thiệt hại gây cho cá nhân, tổ chức là kết quả tất yếu của hành vi trái
pháp luật do người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trong trường hợp oan sai này đã
gây xâm hại đến danh sự, nhân phẩm cũng như thiệt hại về vật chất đối với gia đình cô
giáo. Do đó, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải bồi thường cho cô giáo Đức tổn
thất cả về vật chất và tinh thần. Mức bồi thường do hai bên thỏa thuận.
2. Vụ việc thứ hai:
+ Tóm tắt vụ việc:
Hơn một năm trước, VKSND thị xã Đồng Xoài - Bình Phước ra quyết định đình
chỉ vụ án đối với bị can Trần Quốc Sỹ (SN 1988, ngụ xã Nghĩa Trung, huyện Bù Đăng
- Bình Phước; tạm trú thị xã Đồng Xoài), thế nhưng đến nay, TAND thị xã Đồng Xoài
vẫn “án binh bất động”, không trả lời đơn yêu cầu bồi thường cũng không mời người bị
xử oan lên thương lượng.
Từ nghiện thành … bán ma túy
Lúc 14 giờ ngày 14-12-2009, do nghiện, Sỹ cùng với Phan Hữu Quang (SN
1986, ngụ thị xã Đồng Xoài) hùn tiền mua ma túy để sử dụng. Sỹ bị Công an thị xã
Đồng Xoài bắt khi đang đứng trước cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Phước cùng 1
tép heroin trên người.
Ngày 15-6-2010, TAND thị xã Đồng Xoài xét xử và tuyên phạt Sỹ 2 năm tù về
tội “Mua bán trái phép chất ma túy”. Cho rằng mình chỉ mua ma túy để sử dụng, Sỹ
làm đơn kháng án.
Ngày 16-8-2010, TAND tỉnh Bình Phước tuyên hủy phần hình phạt đối với bị
cáo Sỹ để điều tra lại. Sau khi điều tra lại, VKSND thị xã Đồng Xoài nhận thấy Sỹ là
7


đối tượng nghiện và mua ma túy chỉ để sử dụng nên ngày 16-6-2011, VKSND thị xã
Đồng Xoài ra quyết định đình chỉ vụ án.

Sỹ ra tù sau thời gian bị giam 11 tháng 16 ngày. Ngày 5-6-2012, gia đình Sỹ
làm đơn gửi TAND thị xã Đồng Xoài yêu cầu bồi thường oan sai theo Luật Trách
nhiệm bồi thường của Nhà nước.
+ Chủ thể trong vụ việc:
- Chủ thể gây thiệt hại: TAND thị xã Đồng Xoài trong quá trình xét xử vụ án.
Đây là hoạt động công vụ thường xuyên, mang tính quyền lực nhà nước. TAND đã gây
thiệt hại khi thực hiện hoạt động công vụ.
- Chủ thể bị thiệt hại: Trần Quốc Sỹ (SN 1988, ngụ xã Nghĩa Trung, huyện Bù
Đăng - Bình Phước; tạm trú thị xã Đồng Xoài). Đây là đối tượng chịu tác động trực
tiếp của hoạt động thi hành công vụ.
- Chủ thể có trách nhiệm bồi thường: Là cơ quan trực tiếp quản lí người thi hành
công vụ. Trong trường hợp này, TAND thị xã Đồng Xoài là cơ quan có trách nhiệm
bồi thường.
Theo thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP
ngày 24/12/2007: Khi bắt được Sỹ ở trước cổng bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Phước,
trong người Sỹ có 1tep heroin, lúc này cơ quan điều tra phải đi trưng cầu giám định
xem số heroin đó có từ 0,1gam trở lên hay không, nếu lớn hơn thì sỹ phạm tội tàng trữ
trái phép chất ma túy chứ không phải tội mua bán trái phép chất ma túy, còn nếu số
lượng heroin đó nhỏ hơn thì sỹ không phạm tội tàng trữ chất ma túy cũng không phạm
tội mua bán vì Sỹ là con nghiện, hành vi của Sỹ chỉ là mua thuốc về để sử dụng nên sẽ
chỉ bị xử phạt hành chính. Do đó, việc định tội danh cho Sỹ và kết tội của TAND thị xã
Đồng Xoài là sai.
Điều 17 của Luật TNBTNN trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận
được đơn và các giấy tờ hợp lệ, nếu xác định yêu cầu bồi thường thuộc trách nhiệm
giải quyết của mình, cơ quan đã nhận hồ sơ phải thụ lý và thông báo bằng văn bản về
việc thụ lý đơn cho người bị thiệt hại. Trường hợp yêu cầu bồi thường không thuộc
trách nhiệm giải quyết, cơ quan đã tiếp nhận hồ sơ phải trả lại hồ sơ và hướng dẫn
8



người bị thiệt hại gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết bồi
thường. Ở trường hợp này, TAND thị xã Đồng Xoài đã xử sai, nhận hồ sơ yêu cầu bồi
thường của Trần Quốc Sỹ nhưng không có văn bản trả lời và cũng không tiến hành thủ
tục xác minh, thương lượng là đã không tuân thủ quy định của pháp luật.
+ Phân tích:
Theo khoản 2 Điều 26 Luật TNBTNN quy định phạm vi trách nhiệm bồi
thường trong hoạt động tố tụng hình sự: “2. Người bị tạm giam, người đã chấp hành
xong hoặc đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân, người đã bị kết án
tử hình, người đã thi hành án tử hình mà có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm
quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không thực hiện hành vi
phạm tội”
Và theo khoản 1 Điều 32 LTNBTNN quy định trách nhiệm bồi thường của Toà
án nhân dân trong hoạt động tố tụng hình sự: “Toà án cấp sơ thẩm có trách nhiệm bồi
thường thiệt hại trong các trường hợp sau đây: a) Toà án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo có
tội nhưng Toà án cấp phúc thẩm huỷ bản án sơ thẩm, tuyên bị cáo không có tội và đình
chỉ vụ án vì người đó không phạm tội hoặc huỷ bản án sơ thẩm để điều tra lại mà sau
đó bị can được đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án vì không thực hiện hành vi phạm tội
hoặc huỷ bản án sơ thẩm để xét xử lại mà sau đó bị cáo được tuyên là không có tội vì
không thực hiện hành vi phạm tội; …”
Dựa vào những căn cứ nêu trên TAND thị xã Đồng Xoài đã xử sai cho Trần
Quốc Sỹ, xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của Sỹ, do đó Tòa án thị xã
Đồng Xoài phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho Sỹ. Thiệt hại được xác định
như sau:
- Thiệt hại vật chất: Trong án không nói rõ Sỹ có thu nhập hay không, đồng thời
Sỹ còn là con nghiện nên có khả năng không có công việc, do đó ta mặc nhiên thừa
nhận Sỹ không có thiệt hại về vật chất.
- Tổn thất về tinh thần: Người bị thiệt hại được bù đắp tổn thất về tinh thần là ba
ngày lương tối thiểu cho một ngày bị tam giam, tạm giữ, chấp hành hình phạt tù
(Khoản 2 Điều 47 LTNBTNN).
9



Hơn nữa Tòa án phải khôi phục lại danh dự cho Sỹ theo Điều 51 Luật
TNBTNN. Khôi phục danh dự cho người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự:
“1. Người bị thiệt hại quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 26 của Luật này hoặc
người đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu khôi phục danh dự trong thời hạn 03
tháng, kể từ ngày quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu bằng văn bản về việc khôi
phục danh dự của người bị thiệt hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ, cơ quan có
trách nhiệm bồi thường đã thụ lý vụ việc phải thực hiện việc xin lỗi, cải chính công
khai.
3. Việc xin lỗi, cải chính công khai được thực hiện bằng các hình thức sau đây:
a) Trực tiếp xin lỗi, cải chính công khai tại nơi cư trú hoặc nơi làm việc của
người bị thiệt hại có sự tham dự của đại diện chính quyền địa phương nơi người bị
thiệt hại cư trú, đại diện của cơ quan nơi người bị thiệt hại làm việc, đại diện của một
tổ chức chính trị - xã hội mà người bị thiệt hại là thành viên;
b) Đăng trên một tờ báo trung ương và một tờ báo địa phương trong ba số liên
tiếp theo yêu cầu của người bị thiệt hại hoặc đại diện hợp pháp của họ.
4. Trường hợp người bị thiệt hại chết, thân nhân của họ có quyền yêu cầu khôi phục
danh dự.”
IV. Thực trạng áp dụng luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước ở nước ta hiện
nay:
Theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước thì người bị thiệt hại
không có quyền yêu cầu bồi thường ngay khi cho rằng hành vi của người thi hành công
vụ trái pháp luật, mà đòi hỏi phải có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác
định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật. Tại khoản 3 Điều 3 của Luật
quy định: “Văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ là
quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại,
tố cáo hoặc bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng”. Thực tế,
việc giải quyết các loại tranh chấp cái khó là ở việc xác định chủ thể nào có hành vi vi

10


phạm, hành vi nào là trái pháp luật gây ra thiệt hại, còn việc xác định mức bồi thường
thì không mấy phức tạp. Như vậy, Luật TNBTNN có phát huy được hiệu quả hay
không còn phụ thuộc vào chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của
cơ quan hành chính và chất lượng giải quyết các vụ án hành chính của ngành Tòa án.
Một trong những trở ngại lớn để thực hiện trách nhiệm bồi thường nhà nước, đó là tâm
lý và nhận thức của một bộ phận cán bộ, công chức chưa thấu đáo. Với tâm lý sợ phải
chịu trách nhiệm bồi thường những thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra cũng như để
giữ uy tín cho cán bộ, công chức và cơ quan nhà nước nên vẫn xảy ra tình trạng bao
che trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và xét xử án hành chính. Trong quan hệ giữa
Nhà nước với người dân, nếu người dân vi phạm thì phải chịu trách nhiệm hình sự,
trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự đối với nhà nước và các chủ thể khác.
Ngược lại, cán bộ, công chức gây thiệt hại cho người dân thì Nhà nước phải chịu trách
nhiệm bồi thường là điều tất yếu. Chủ thể chịu trách nhiệm trước cá nhân, tổ chức bị
thiệt hại và phải bồi thường ở đây là Nhà nước (chủ thể công quyền) chứ không phải là
bản thân cơ quan, cán bộ, công chức vi phạm. Chi phí bồi thường được lấy từ ngân
sách nhà nước. Trách nhiệm hoàn trả là trách nhiệm của cán bộ, công chức đối với Nhà
nước và mức hoàn trả chỉ là một phần tùy thuộc vào tính chất, mức độ lỗi, hậu quả gây
ra và điều kiện kinh tế của cán bộ, công chức; nếu lỗi do vô ý thì không phải hoàn trả.
Do đó, chừng nào chưa thay đổi được nhận thức thì Luật này còn khó phát huy tác
dụng.
Trong lĩnh vực tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, theo quy định tại Điều 33
Luật TNBTNN thì Tòa án có trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi ra bản án, quyết định
sơ thẩm (đã có hiệu lực pháp luật); ra bản án, quyết định phúc thẩm, quyết định giám
đốc thẩm, tái thẩm mà bị hủy theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Tuy nhiên,
không phải trong mọi trường hợp bản án, quyết định bị hủy theo thủ tục giám đốc thẩm
hoặc tái thẩm đều phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, mà chỉ thực hiện bồi
thường trong trường hợp ra bản án do lỗi cố ý (khoản 4 Điều 28 của Luật này). Trong

khi đó, theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự và tố tụng hành chính thì cấp giám
đốc thẩm chỉ có thẩm quyền xem xét đối với kết luận của bản án, quyết định bị kháng
11


nghị có phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án hay không; có vi phạm
nghiêm trọng thủ tục tố tụng và có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật
hay không, mà không có thẩm quyền và trách nhiệm điều tra, kết luận các sai sót của
bản án, quyết định bị kháng nghị là do lỗi cố ý hay do trình độ, năng lực của những
người tiến hành tố tụng. Vậy, để có cơ sở cho người bị thiệt hại thực hiện quyền yêu
cầu bồi thường thì ai, cơ quan nào có trách nhiệm điều tra, kết luận khi ra bản án, quyết
định bị hủy mà biết rõ là trái pháp luật - Điều này Luật còn bỏ ngỏ.
Mặt khác, để xác định việc ra bản án, quyết định trái pháp luật (không phù hợp
với những tình tiết khách quan của vụ án, sai lầm trong việc áp dụng pháp luật) do cố ý
hay do trình độ, năng lực của người tiến hành tố tụng là điều không dễ dàng. Thực tế
cho thấy, số vụ án cố tình xử trái pháp luật bị phát hiện chỉ là một phần nhỏ. Phần lớn
các trường hợp xét xử sai do cố tình đổi trắng thay đen (có tiêu cực) bị cấp giám đốc
thẩm xử hủy án nhưng khi kiểm điểm để xét tái bổ nhiệm lại đỗ lỗi cho là do trình độ,
năng lực hạn chế.

C. KẾT LUẬN
Việc Quốc hội ban hành Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước là một sự
kiện quan trọng, có ý nghĩa sâu sắc trong việc khẳng định chính sách của Đảng và Nhà
nước ta trong việc thực hiện các mục tiêu xây dựng Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, bảo vệ các quyền và lợi ích
hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, đồng thời góp phần nâng cao ý thức, trách
nhiệm trong thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay.

12



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, “Tập bài giảng Luật trách nhiệm
bồi thường của Nhà nước”, Nxb. CAND, Hà Nội, 2011.
2. Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009.
3. Thông tư liên tịch số 19/2010/TTLT-BTP-BTC-TTCP Hướng
dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt
động quản lý hành chính.
4. Lê Hồng Ngọc, “Điều kiện phát sinh và trách nhiệm bồi thường
thiệt hại của Nhà nước”, Khóa luận tốt Nghiệp, Hà Nội, 2011.
5. Nguyễn Minh Thư, “Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân – Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Hà Nội, 2010.

13



×