Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Tìm hiểu các điểm mới của Luật Quảng cáo 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.71 KB, 14 trang )

MỤC LỤC

1


A, ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, hoạt động
quảng cáo ở nước ta đã có bước phát triển mạnh với sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp
kinh doanh dịch vụ quảng cáo, sự mở rộng về hình thức, quy mô và công nghệ. Việc đầu tư
kinh phí cho hoạt động quảng cáo hàng hoá, dịch vụ được các doanh nghiệp sản xuất, kinh
doanh quan tâm. Do nhu cầu quảng cáo ngày càng tăng nên nhiều loại hình quảng cáo mới
xuất hiện và phát triển mạnh.
Tuy vậy, hệ thống pháp luật về quảng cáo ở nước ta có những bất cập, chưa đáp ứng
yêu cầu phát triển toàn diện của hoạt động quảng cáo trong nền kinh tế thị trường. Vì vậy,
việc áp dụng các quy định về hoạt động quảng cáo gặp nhiều khó khăn, Pháp lệnh quảng
cáo 2001 là văn bản quy định tương đối toàn diện về hoạt động quảng cáo tuy nhiên do sự
phát triển của hoạt động quảng cáo nên cũng đã có nhiều nội dung chưa được điều chỉnh
hoặc không còn phù hợp.
Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn về phát triển quảng cáo, nhằm mục đích
ban hành một văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao để điều chỉnh toàn diện hoạt động
quảng cáo ở nước ta, tại Kỳ họp thứ ba, ngày 21 tháng 6 năm 2012 Quốc hội Nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII đã biểu quyết thông qua Luật Quảng cáo 2012,
sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2013.
Vấn đề đặt ra là Luật Quảng cáo 2012 có những tiến bộ gì so với Pháp lệnh quảng
cáo 2001? Để giải quyết vấn đề này, nhóm em xin chọn và phân tích đề tài: “Tìm hiểu các
điểm mới của Luật Quảng cáo 2012”
B, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I, Khái niệm và đặc điểm của quảng cáo thương mại
1, Khái niệm
Hoạt động quảng cáo ở Việt Nam được điều chỉnh bởi hai loại văn bản pháp luật:
Văn bản pháp luật về quảng cáo nói chung (cụ thể Luật Quảng cáo 2012) và các văn bản


quy định về quảng cáo thương mại.

2


Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Quảng cáo 2012 quy định: “Quảng cáo là việc sử dụng
các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích
sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản
phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá
nhân”.
Tại Điều 102 Luật thương mại năm 2005 thì: “Quảng cáo thương mại là hoạt động
xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ của mình”
2, Đặc điểm
Dựa vào khái niệm trên về quảng cáo thương mại và để có thể phân biệt quảng cáo
nói chung và với các hoạt động xúc tiến thương mại khác, quảng cáo thương mại có các
đặc điểm pháp lí cơ bản như sau:
- Thứ nhất, về chủ thể: Chủ thể hoạt động quảng cáo thương mại là thương nhân. Với
tư cách là người kinh doanh, thương nhân thực hiện quảng cáo thương mại để hỗ trợ cho
hoạt động kinh doanh của mình hoặc thực hiện dịch vụ quảng cáo cho thương nhân khác
theo hợp đồng để tìm kiếm lợi nhuận. Đây là đặc điểm cho phép phân biệt quảng cáo
thương mại với các hoạt động thông tin, cổ động do cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ
chức xã hội... thực hiện nhằm tuyên truyền về đường lối, chủ trương, chính sách kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước.
- Thứ hai, về bản chất: Bản chất là một hoạt động thương mại do thương nhân thực
hiện, quảng cáo thương mại khác biệt với quảng cáo nói chung, mặc dù chúng đều có
chung đặc điểm là một quá trình thông tin.
- Thứ ba, về tổ chức thực hiện: Thương nhân có thể tự mình thực hiện các công việc
cần thiết để quảng cáo hoặc thuê dịch vụ quảng cáo của thương nhân khác thông qua hợp
đồng dịch vụ. Do quảng cáo có tác động rất lớn đến hoạt động bán hàng, cung ứng dịch vụ
nên thương nhân sử dụng quảng cáo để khuếch trương hàng hóa dịch vụ của mình, tăng

cường cơ hội thương mại và cơ hội lợi nhuận. Trong nền kinh tế thị trường, dịch vụ quảng
3


cáo được pháp luật thừa nhận là một loại dịch vụ thương mại mà thông qua phí dịch vụ,
thương nhân thu được lợi nhuận một cách trực tiếp. Trong trường hợp tự mình quảng cáo
không đạt hiệu quả mong muốn, thương nhân có quyền thuê thương nhân khác thực hiện
việc quảng cáo cho mình và phải chi trả phí dịch vụ vì việc đó.
- Thứ tư, về cách thức xúc tiến thương mại: Trong hoạt động quảng cáo thương mại,
thương nhân sử dụng sản phẩm và phương tiện quảng cáo thương mại để thông tin về hàng
hóa dịch vụ đến khách hàng. Những thông tin bằng hình ảnh, tiếng nói, chữ viết về hàng
hóa dịch vụ cần giới thiệu... được truyền tải đến công chúng thông qua các phương tiện
truyền thanh, truyền hình, ấn phẩm... Đặc điểm này cho phép phân biệt quảng cáo thương
mại với những hình thức xúc tiến thương mại khác cũng có mục đích giới thiệu hàng hóa,
dịch vụ như trưng bày, giới thiệu hàng hóa, hội chợ triển lãm.
- Thứ năm, về mục đích: Mục đích trực tiếp của quảng cáo thương mại là giới thiệu về
hàng hóa, dịch vụ để xúc tiến thương mại, đáp ứng nhu cầu cạnh tranh và mục tiêu lợi
nhuận của thương nhân. Thông qua các hình thức truyền đạt thông tin, thương nhân giới
thiệu về một loại hàng hóa, dịch vụ mới, tính ưu việt về chất lượng, giá cả, khả năng đáp
ứng nhu cầu sử dụng... Như vậy, thương nhân có thể tạo sự nhận biết và kiến thức về hàng
hóa, dịch vụ; có thể thu hút khách hàng đang sử dụng hàng hóa, dịch vụ của công ty khác
thông qua việc nhấn mạnh đặc điểm và những lợi ích của một nhãn hiệu cụ thể (quảng cáo
cạnh tranh) hoặc thông qua việc so sánh tính ưu việt của sản phẩm với các sản phẩm cùng
loại (quảng cáo so sánh). Đây thực sự là những lợi thế mà thương nhân có thể khai thác vì
nó có ý nghĩa rất lớn trong việc định hướng nhu cầu tiêu dùng xã hội, bao gồm cả tiêu dùng
cho nhu cầu cá nhân và tiêu dùng cho sản xuất.
Các đặc điểm trên đây là cơ sở để phân biệt quảng cáo thương mại với các hoạt động
không phải là quảng cáo thương mại như: Hoạt động thông tin tuyên truyền, cổ động mang
tính chính trị, xã hội do cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội thực hiện, hoạt
động thông tin của các tổ chức cá nhân không nhằm mục đích kinh doanh.

II, Những điểm mới của Luật Quảng Cáo 2012
1, Quản lý Nhà nước về hoạt động Quảng cáo
4


- Thứ nhất, trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo
Điều 5 Luật Quảng cáo 2012 quy định: “1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước
về hoạt động quảng cáo.
2. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện
quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách
nhiệm phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thực hiện quản lý nhà nước về hoạt
động quảng cáo.
4. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo
trong phạm vi địa phương theo thẩm quyền”.
So với Pháp lệnh số 39/2001 của UBTVQH về quảng cáo thì Luật Quảng cáo 2012
quy định cụ thể Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực
hiện quản lý nhà nước về quảng cáo. Việc quy trách nhiệm cụ thể cho Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch giúp cho việc thi hành Luật quảng cáo trong thực tế được nghiêm túc hơn,
xác định rõ trách nhiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với việc quản lý các hoạt
động quảng cáo.
- Thứ hai, quy định về sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa cấm quảng cáo
Nếu như Pháp lệnh 39/2001 về quảng cáo không có quy định cụ thể về sản phẩm,
dịch vụ, hàng hóa cấm quảng cáo thì Luật Quảng cáo đã có quy định cụ thể vấn đề này tại
Điều 7, bao gồm: thuốc lá; rượu có nồng độ cồn từ 15 độ: sữa dùng cho trẻ dưới 24 tháng
tuổi, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, bình vú, vú ngậm nhân tạo;
thuốc kê đơn, thuốc được cơ quan nhà nước khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có
sự giám sát của thầy thuốc; sản phẩm hàng hóa có tính chất kích dục, kích động bạo lực;

5



súng săn, đạn súng săn, vũ khí thể thao và các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo
khác do Chính phủ quy định khi có phát sinh trên thực tế.
Bên cạnh đó, ngoài những hành vi cấm quảng cáo được quy định trong Pháp lệnh
39/2001 thì Luật Quảng cáo 2012 đã bổ sung thêm một số nội dung mới được quy định tại
các Khoản 3, 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16 Điều 8, gồm: Quảng cáo thiếu thẩm mỹ; có
tính chất kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, định
kiến giới, về người khuyết tật; quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân
khi chưa được cá nhân đó đồng ý trừ trường hợp được pháp luật cho phép; quảng cáo sử
dụng phương pháp so sánh trực tiếp; quảng cáo có sử dụng các từ “ nhất”, duy nhất, tốt
nhất, số một hoặc các từ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh; vi
phạm sở hữu trí tuệ; quảng cáo làm ảnh hưởng đến trẻ em…
Như vậy, Luật Quảng cáo 2012 đã quy định cụ thể các loại hàng hóa, dịch vụ cấm
quảng cáo không còn quy định chung chung, tuy nhiên vẫn kế thừa một số quy định tại
Pháp lệnh quảng cáo còn phù hợp. Việc quy định như vậy, sẽ tạo được hành lang pháp lý
rõ ràng, giúp cho các đối tượng tham gia hoạt động quảng cáo hiểu rõ những nội dung
được làm và nội dung không được làm, giúp hoạt động quảng cáo đi vào nề nếp và có hiệu
quả.
- Thứ ba, Luật Quảng cáo 2012 đã đưa ra một quy định rất mới so với Pháp lệnh
Quảng cáo là Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo được quy định tại Điều 9. Đây là tổ
chức tư vấn trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, giúp Bộ trưởng xem xét và đưa ra
kết luận về sự phù hợp của sản phẩm quảng cáo với quy định của pháp luật trong trường
hợp tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo. Thành phần của Hội đồng
thẩm định sản phẩm quảng cáo bao gồm đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đại
diện của tổ chức nghề nghiệp về quảng cáo và các chuyên gia trong lĩnh vực có liên quan.
- Thứ tư, cho phép thành lập Tổ chức nghề nghiệp về quảng cáo với những nhiệm
vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 10 Luật Quảng cáo 2012. Việc quy định Tổ chức
6



nghề nghiệp về quảng cáo giúp thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh nhằm phát triển thị trường
quảng cáo và nâng cao chất lượng sản phẩm quảng cáo. Đồng thời, Tổ chức nghề nghiệp
về quảng cáo còn tham gia ý kiến xây dựng chiến lược, kế hoạch, chính sách phát triển
hoạt động quảng cáo; các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về
quảng cáo và quy hoạch quảng cáo ngoài trời.
- Thứ năm, về chính sách của nhà nước ta đối với hoạt động quảng cáo (Điều 3 Luật
Quảng cáo 2012), so với Pháp lệnh Quảng cáo thì Luật Quảng cáo ngoài việc quy định bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong hoạt động quảng cáo; tạo điều
kiện để tổ chức, cá nhân phát triển các loại hình quảng cáo, nâng cao chất lượng quảng
cáo; khuyến khích tổ chức, cá nhân nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại
vào việc thiết kế, xây dựng sản phẩm quảng cáo, đầu tư có hiệu quả vào quảng cáo, Luật
Quảng cáo còn quy định việc tạo điều kiện và khuyến khích phát triển nguồn nhân lực cho
hoạt động quảng cáo; ưu tiên đầu tư đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ, công chức
thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo.
2, Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động Quảng cáo
- Điểm mới thứ nhất về đối tượng tham gia quảng cáo là: tách các đối tượng tham
gia hoạt động quảng cáo để quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ, bao gồm: quyền, nghĩa vụ
của người quảng cáo; người kinh doanh dịch vụ quảng cáo; người phát hành quảng cáo;
người cho thuê địa điểm, phương tiện quảng cáo và người tiếp nhận quảng cáo
+, Quyền và nghĩa vụ của người quảng cáo được quy định tại Khoản 1 và Khoản 2
Điều 12 Luật Quảng cáo 2012. So với Pháp lệnh quảng cáo 2001, có quy định thêm quyền
được yêu cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo và quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền ở
địa phương thông tin về quy hoạch quảng cáo đã được phê duyệt. Việc quy định thẩm định
sản phẩm quảng cáo nhằm mục đích tránh cho các sản phẩm không phù hợp với đạo đức,

7


phản cảm được tung ra trên thị trường. Luật Quảng cáo 2012 còn quy định cả một hội đồng

thẩm định sản phẩm quảng cáo (Điều 9 Luật Quảng cáo 2012).
Bên cạnh đó, Luật Quảng cáo 2012 đã luật hóa một số nghĩa vụ của người quảng cáo
như: nghĩa vụ cung cấp thông tin cần thiết cho người kinh doanh dịch vụ quả ng cáo; cung
cấp tài liệu liên quan đến sản phẩm quảng cáo khi người tiếp nhận v à c ơ quan có th ẩm quy ền yêu
cầu. Những quy định này trước đây trong Pháp lệnh quảng cáo 2001 ch ỉ được quy định l à th ực hi ện
nghĩa vụ theo hợp đồng theo sự thỏa thuận của 2 bên. Nguyên nhân là do chủ thể tiếp nhận quảng cáo
là chủ thể mới trong Luật Quảng cáo 2012 so với Pháp lệnh quảng cáo 2001 nên có quy định về nghĩa
vụ cung cấp tài liệu liên quan cho người tiếp nhận quảng cáo của người quảng cáo.
+, Quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh dịch vụ quảng cáo được quy định tại

Khoản 1 và Khoản 2 Điều 13 Luật Quảng cáo 2012. Như vậy, về quyền của người kinh
doanh dịch vụ quảng cáo, so với Pháp lệnh quảng cáo 2001, Luật Quảng cáo 2012 quy
định thêm quyền được tham gia ý kiến trong quá trình xây dựng quy hoạch quảng cáo của
địa phương và được cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo của địa phương thông tin về quy
hoạch quảng cáo ngoài trời. Quy định này nhằm phát huy sự đóng góp của khu vực tư nhân
trong lĩnh vực quảng cáo cho chính quyền địa phương trong việc xây dựng quy hoạch
quảng cáo ở địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý hoạt động quảng cáo trên
địa bàn. Về nghĩa vụ, không có nhiều sự khác biệt giữa Luật Quảng cáo và Pháp lệnh
quảng cáo, tuy nhiên Luật Quảng cáo 2012 quy định cụ thể hơn trong Pháp lệnh quảng cáo
2001 về nghĩa vụ cung cấp tài liệu của sản phẩm quảng cáo khi người tiếp nhận quảng cáo
và cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
+, Quyền và nghĩa vụ của người phát hành quảng cáo quy định tại Điều 14 Luật
Quảng cáo 2012. So với Pháp lệnh quảng cáo 2001, Luật Quảng cáo 2012 quy định thêm quyền yêu
cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo và nghĩa vụ cung cấp tài liệu liên quan đến sản phẩm quảng cáo khi
người tiếp nhận quảng cáo hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
+, Quyền và nghĩa vụ của người cho thuê địa điểm, phương tiện quảng cáo được quy định trong
Điều 15 Luật Quảng cáo 2012. Pháp lệnh quảng cáo 2001 chỉ quy định về quyền và nghĩa vụ

của người cho thuê phương tiện quảng cáo, còn Luật Quảng cáo 2012 đã mở rộng phạm vi
8



của đối tượng, không chỉ là người cho thuê phương tiện mà người cho thuê địa điểm quảng
cáo cũng thuộc đối tượng của điều luật này. Nếu Pháp lệnh quảng cáo 2001 chỉ quy định
về quyền lựa chọn người quảng cáo và kinh doanh quảng cáo, thu phí từ phương tiện
quảng cáo và nghĩa vụ thực hiện đúng trong hợp đồng cho thuê đã ký kết thì Luật Quảng
cáo 2012 quy định quyền và nghĩa vụ cụ thể và chi tiết hơn. Luật Quảng cáo 2012 đòi hỏi
người cho thuê địa điểm, phương tiện quảng cáo phải đảm bảo được căn cứ pháp lý của việc
cho thuê địa điểm quảng cáo, phương tiện quảng cáo và an toàn của phương tiện quảng cáo; nghĩa vụ liên
đới chịu trách nhiệm trong trường hợp lắp, dựng công trình quảng cáo không đúng với giấy phép xây dựng
hoặc chưa được cấp giấy phép xây dựng...

- Điểm mới thứ hai là bổ sung thêm một đối tượng mới là Người tiếp nhận quảng
cáo và quy định vụ thể các quyền và nghĩa vụ như: Được yêu cầu người quảng cáo hoặc
người phát hành quảng cáo bồi thường thiệt hại khi quảng cáo không đúng với chất lượng,
giá cả… và được tố cáo khởi kiện dân sự theo quy định của pháp luật…
Quyền và nghĩa vụ của người tiếp nhận quảng cáo được quy định tại Điều 16 Luật Quảng
cáo 2012. Đây là một trong những nét mới của Luật Quảng cáo 2012 so với Pháp lệnh
quảng cáo 2001. Việc quy định thêm chủ thể là người tiếp nhận quảng cáo đồng thời quy
định thêm các quyền và nghĩa vụ của chủ thể này là điều kiện để đảm bảo các quyền lợi
của người tiếp nhận quảng cáo không bị xâm phạm, được pháp luật bảo vệ. Qua các quyền
được bồi thường thiệt hại khi hàng hóa không đúng chất lượng, tiêu chuẩn và đặc biệt là
quyền tố cáo và khởi kiện dân sự theo quy định của pháp luật. Những quy định mới này
nhằm mục đích bảo vệ một cách tốt nhất những quyền lợi của người tiếp nhận quảng cáo,
giúp họ có thể tự bảo vệ mình trong những trường hợp bị vi phạm quyền và lợi ích. Tuy
nhiên, pháp luật cũng quy định khi tố cáo hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại, người tiếp
nhận quảng cáo phải cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng cứ về hành vi vi phạm pháp luật về
quảng cáo với cơ quan quản lý nhà nước và chứng cứ chứng minh thiệt hại mà quảng cáo
gây ra nhằm tránh tình trạng người tiếp nhận quảng cáo lạm dụng quyền tố cáo, khởi kiện
của mình gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người quảng cáo cũng như người kinh doanh,

pháp hành quảng cáo.
9


3, Hoạt động quảng cáo
- Về các phương tiện quảng cáo, tương tự như Pháp lệnh Quảng cáo, Luật Quảng
cáo 2012 cũng nêu ra nhiều phương tiện quảng cáo như: Báo chí; Trang thông tin điện tử,
thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác; Các sản phẩm in, bản ghi
âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ khác; Bảng quảng cáo, băng - rôn, biển hiệu, hộp
đèn, màn hình chuyên quảng cáo; Phương tiện giao thông; Hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ
chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hoá, thể thao; Người chuyển tải sản phẩm quảng
cáo; vật thể quảng cáo; Các phương tiện quảng cáo khác theo quy định của pháp luật.
Nhưng đáng chú ý nhất là Luật Quảng cáo 2012 thừa nhận một phương tiện quảng
cáo mới là “Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo”. Khoản 8 Điều 2 Luật Quảng cáo quy
định “Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo là người trực tiếp đưa các sản phẩm quảng
cáo đến công chúng hoặc thể hiện sản phẩm quảng cáo trên người thông qua hình thức
mặc, treo, gắn, dán, vẽ hoặc các hình thức tương tự”.
- Quy định về một số thủ tục hành chính: Bãi bỏ Giấy phép thực hiện quảng cáo trên
bảng, băng-rôn thay bằng thủ tục thông báo sản phẩm quảng cáo đến cơ quan quản lý nhà
nước về quảng cáo trước khi thực hiện quảng cáo; Bãi bỏ Giấy phép ra phụ trương quảng
cáo thay bằng thủ tục thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về báo chí; Bãi bỏ Giấy tiếp
nhận hồ sơ quảng cáo (hoặc thủ tục đăng ký nội dung quảng cáo) đối với hàng hóa, dịch vụ
trong lĩnh vực y tế, nông nghiệp và phát triển nông thay bằng quy định điều kiện phải thực
hiện theo Điều 20 Luật quảng cáo và các nội dung bắt buộc quy định tại Nghị định của
Chính phủ; Tiếp tục duy trì cấp phép đối với việc ra kênh, chương trình chuyên quảng cáo
(Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép) và cấp phép xây dựng đối với màn hình quảng
cáo từ 20 mét vuông trở lên; bảng quảng cáo 20 m vuông gắn vào công trình đã có trước;
bảng quảng cáo đứng độc lập từ 40 m vuông trở lên (Bộ Xây dựng cấp phép).
- Điều chỉnh diện tích quảng cáo trên báo chí


10


+, Báo in: Tách ấn phẩm báo và ấn phẩm tạp chí. Trước đây, tại Pháp lệnh quảng
cáo quy định báo in không được quảng cáo quá 10% tổng diện tích thì nay Luật quảng cáo
quy định diện tích quảng cáo không được vượt quá 15% (tăng 5% so với Pháp lệnh) tổng
diện tích một ấn phẩm, 20% tổng diện tích một ấn phẩm tạp chí (trước đây Pháp lệnh
không quy định riêng cho tạp chí).
+, Báo nói, báo hình: Pháp lệnh quảng cáo quy định được quảng cáo không quá 5%,
nay Luật quảng cáo 2012 quy định được quảng cáo không quá 10% (Tăng 5%). Truyền
hình trả tiền được quảng cáo không quá 5% (Tại Pháp lệnh quảng cáo không quy định
riêng cho truyền hình trả tiền). Không được phát sóng quảng cáo trong các chương trình:
Chương trình thời sự; chương trình phát thanh truyền hình trực tiếp về các sự kiện chính trị
đặc biệt, kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc. Đối với quảng cáo chạy dưới chân màn hình
thì không được quá 10% chiều cao màn hình.
Đối với quảng cáo bằng hình thức gửi tin nhắn, thư điện tử thì được quy định cụ thể:
Chỉ được gửi tin nhắn và thư điện tử quảng cáo khi có sự đồng ý trước của người nhận; chỉ
được gửi từ 7 giờ đến 22 giờ; không được gửi quá 3 tin nhắn và 3 thư điện tử đến một số
điện thoại hoặc một địa chỉ thư điện tử trong vòng 24 giờ trừ trường hợp có sự thỏa thuận
khác.
- Quảng cáo trên các sản phẩm in
Đối với tranh, ảnh, áp - phích, ca-ta-lô, tờ rời, tờ gấp có nội dung cổ động, tuyên
truyền về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật,
được quảng cáo không quá 20% diện tích từng sản phẩm. Không được quảng cáo trên các
sản phẩm in là tiền hoặc giấy tờ có giá, văn bằng chứng chỉ và văn bản quản lý nhà nước.
Thời lượng quảng cáo trong bản ghi âm, ghi hình chương trình văn hoá, nghệ thuật,
điện ảnh, bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách không được
vượt quá 5% tổng thời lượng nội dung chương trình.
11



Bên cạnh đó, chương này cũng đưa ra các quy định về việc viết, đặt biển hiệu, nội
dung thể hiện trên biển hiệu của tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh; quy định
về công tác xây dựng quy hoạch quảng cáo tại địa phương với yêu cầu của nội dung quy
hoạch và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương trong việc xây dựng
quy hoạch quảng cáo để đảm bảo cảnh quan môi trường, mỹ quan đô thị và trật tự an toàn
xã hội; quy định về hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng rôn;
trình tự thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng rôn; cấp giấy phép xây
dựng công trình quảng cáo.
4, Quảng cáo có yếu tố nước ngoài
Quảng cáo có yếu tố nước ngoài gồm 3 Điều (từ Điều 39 đến Điều 41) quy định
những vấn đề liên quan đến hoạt động quảng cáo của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt
Nam; hợp tác đầu tư nước ngoài trong hoạt động quảng cáo; văn phòng đại diện của doanh
nghiệp quảng cáo nước ngoài tại Việt Nam.
Trong Pháp lệnh Quảng cáo có quy định tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ quảng
cáo nước ngoài được đặt Chi nhánh tại Việt Nam. Tuy nhiên, khi Việt Nam trở thành thành
viên của tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thì tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ
quảng cáo nước ngoài được hợp đồng, hợp tác kinh doanh hoặc liên doanh với đối tác Việt
Nam nhưng không được thành lập chi nhánh. Vì vậy, trong Luật Quảng cáo đã bãi bỏ việc
cho phép thành lập chi nhánh cho phù hợp cam kết của Việt Nam với WTO.
Luật Quảng cáo khắc phục được những hạn chế của Pháp lệnh Quảng cáo 2001,
đồng thời bổ sung và hoàn thiện các quy định về hoạt động quảng cáo phù hợp với tình
hình kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Về cơ bản, Luật Quảng cáo đã có những tác
động tích cực tới hệ thống pháp luật, công cuộc cải cách thủ tục hành chính của đất nước
ta, thúc đẩy sự phát triển của hoạt động quảng cáo và đảm bảo quyền lợi cho các chủ thể
tham gia; tạo ra sự hoàn thiện, đồng bộ trong xây dựng, thực thi các văn bản quy phạm
pháp luật về hoạt động quảng cáo và các văn bản pháp luật có liên quan.
12



Tuy nhiên, nhằm quản lý hoạt động quảng cáo có hiệu quả theo quy định của Luật
Quảng cáo đòi hỏi phải có sự áp dụng thống nhất của các cơ quan quản lý nhà nước các
cấp với các giải pháp thiết thực để Luật Quảng cáo thực sự là một công cụ pháp lý cao nhất
điều chỉnh toàn diện hoạt động quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam.
C, KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, cạnh tranh là vấn đề tất yếu của bất kì một
doanh nghiệp nào. Và xúc tiến thương mại là một hoạt động cần thiết mà doanh nghiệp
phải tiến hành để đáp ứng nhu cầu cạnh tranh đó. Quảng cáo thương mại là một cách thức
xúc tiến thương mại mang lại hiệu quả cao cho hoạt động của các doanh nghiệp. Bởi vậy,
việc ban hành Luật Quảng cáo 2012 thay thế cho Pháp lệnh quảng cáo 2001 là cần thiết.
Việc hoàn thiện những quy định đó của pháp luật sẽ góp phần đáp ứng những yêu cầu của
thực tiễn về phát triển quảng cáo, những bất cập của hệ thống văn bản pháp luật hiện hành,
nhằm mục đích thiết lập một văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao để điều chỉnh toàn
diện hoạt động quảng cáo ở nước.

13


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Giáo trình Luật Thương Mại tập 2, Trường Đại học Luật Hà Nội, nxb CAND
2, Luật Thương Mại 2005
3, Pháp lệnh số 39/2001/PL-UBTVQH10 ngày 16 tháng 11 năm 2001 về
Quảng Cáo
4, Luật Quảng Cáo 2012
5, Một số website:
-

/>
cao.html
- />- />- />- />- />- />

14



×