Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm ma túy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.78 KB, 11 trang )

BÀI LÀM
1. Các quan điểm về tội phạm quốc tế
Thuật ngữ Tội phạm quốc tế (TPQT) có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau

Theo nghĩa rộng, TPQT có thể là:
Thứ nhất, TPQT là tội phạm xâm phạm luật quốc tế, tội phạm xâm phạm con
người, tội phạm chống hòa bình, tội phạm chiến tranh, tội phạm xâm phạm Luật Hình sự
quốc tế.
Thứ hai, TPQT là hành vi phạm tội được thực hiện ở cấp độ quốc tế như tội diệt
chủng, tội chống loài người, tội phạm chiến tranh, tội xâm lược và tội mua bán người…
Thứ ba, TPQT có thể là hành vi xâm phạm đến cộng đồng thế giới như tội phạm
khủng bố, tội phạm chiến tranh, tội chống loài người, tội diệt chủng…, những hành vi đe
dọa trật tự và an ninh thế giới hoặc có thể bao gồm cả các tội phạm xuyên quốc gia như
buôn bán ma túy, các hành vi phạm tội có tổ chức xuyên quốc gia như lừa đảo, rửa
tiền…, các tội liên quan đến tài chính khác, tội cố ý gây hại cho môi trường, tội phạm vi
tính…
Trong ba quan điểm này thì quan điểm thứ ba được xem là đầy đủ và chính xác
hơn cả về TPQT theo nghĩa rộng. Theo đó, TPQT theo nghĩa rộng không chỉ bao gồm tội
diệt chủng, tội phạm chiến tranh, tội chống loài người, tội xâm lược mà còn có thể bao
gồm một số tội khác được thực hiện ở cấp độ quốc tế. Ví dụ: tội phạm buôn bán người,
tội phạm ma túy, tội phạm rửa tiền…


Theo nghĩa hẹp:

TPQT được hiểu theo phạm vi quy định của quy chế Rome về Tòa án Hình sự
quốc tế. Theo quy chế này, TPQT bao gồm bốn loại tội: Tội phạm diệt chủng (Điều 6),
tội phạm chống loài người (Điều 7), tội phạm chiến tranh (Điều 8), tội xâm lược (Điều
8bis).

1




- Tội phạm diệt chủng: theo Điều 6 thì hành vi khách quan của “tội phạm diệt
chủng” tuy có 5 dạng thể hiện khác nhau nhưng đều có tính chất xâm hại tính mạng, sức
khỏe, tự do thân thể của “nhóm người” (phạm vi nnj nhân tương đối rộng với nhiều
người) và mục đích “tiêu diệt một phần hoặc toàn bộ một nhóm dân tộc, bộ tộc, chủng
tộc hoặc tôn giáo”. Với cách mô tả của Điều 6, ta có thể thấy rõ, dấu hiệu mục đích nói
trên là dấu hiệu rất đặc trưng thể hiện sự khác biệt của tội diệt chủng so với tọi phạm
chống loài người, tội phạm chiến tranh.
- Tội phạm chống loài người: có thể thấy hành vi khách quan của tội phạm chống
loài người là “hành động tấn công trực tiếp vào thường dân có quy mô lớn hoặc có hệ
thống” (điều luật chỉ đòi hỏi là một phần của hành động tấn công). Mặc dù hành vi này có
nhiều hình thức biểu hiện khác nhau nhưng đối tượng mà người phạm tội trực tiếp gây
thiệt hại phải là “thường dân”; tính chất của hành vi tấn công do người phạm tội thực
hiện không phải là hành vi tấn công thông thường mà là “có quy mô lớn” hoặc “có hệ
thống”. Khi thực hiện hành vi tấn công nói trên, người phạm tội ý thức được việc mình
đang làm, nghĩa là biết được mình tấn công là để “giết người” hoặc “ hủy diệt” hoặc “ép
buộc làm nô lệ”…
- Tội phạm chiến tranh: Điều 8 đã diễn giải các hành vi cấu thành tội phạm chiến
tranh, theo đó, điểm đặc trưng của các dấu hiệu thuộc cấu thành tội phạm chiến tranh đó
là:
+ Không đòi hỏi người phạm tội phải nhận thức được những sự kiện đã tạo nên đặc
tính xung đột vũ trang như phạm vi mang tính chất quốc tế hoặc không mang tính quốc
tế.
+ Hành vi phạm tội xảy ra trong hoàn cảnh và liên quan chặt chẽ tới xung đột vũ
trang.
+ Người phạm tội có nhận thức về những hoàn cảnh thực tế về sự tồn tại của xung
đột vũ trang.

2



- Tội xâm lược: Có thể thấy hành vi khách quan đặc thù của tội xâm lược là “hành
vi sử dụng lực lượng vũ trang của một quốc gia chống lại một quốc gia khác”. Biểu hiện
của hành vi này có thể là: xâm chiếm hoặc tấn công bằng lực lượng vũ trang từ lãnh thổ
của một quốc gia đến một quốc gia khác, đánh bom bằng sức mạnh vũ trang của một
quốc gia xâm phạm đến lãnh thổ của một quốc gia khác hoặc sử dụng bất kỳ một loại vũ
khí nào do một quốc gia tiến hành đối với một quốc gia khác… Quy chế Rome quy định
của hành vi của một quốc gia sử dụng “các lược lượng quân sự không chính quy” hoặc
“lính đánh thuê” chống lại quốc gia khác cũng là hành vi xâm lược. Đây là lại tội ác có
tính nguy hiểm cao cho cộng đồng quốc tế, do vậy, đối với tội xâm lược thì các hành vi
mới chỉ là tạo tiền đề cho “hành vi xâm lược” như lập kế hoạch, chuẩn bị cũng bị coi là
phạm tội xâm lược
2. Sự cần thiết phải hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm ma túy
a, Hậu quả của Tội phạm ma túy đối với cộng đồng quốc tế
“Ma túy làm hủy hoại cuộc sống và cộng đồng, làm xói mòn sự tồn tại và phát
triển của loài người và là nguồn phát sinh tội phạm. Ma túy là mối đe dọa lớn đến độc lập
dân chủ và ổn định của các Nhà nước và các dân tộc, đe dọa đến cấu trúc xã hội, nhân
phẩm và hy vọng của hàng triệu người và gia đình họ”.
Ma túy đang làm gia tăng tội phạm, bạo lực, tham nhũng. Vắt kiệt nhân lực, tài
chính, hủy diệt những tiềm năng quý báu khác mà lẽ ra phải được huy động cho việc phát
triển kinh tế - xã hội, đem lại ấm no hạnh phúc cho mọi người.
Ma túy đang làm suy thoái nhân cách, phẩm giá, tàn phá cuộc sống yên vui của gia
đình, gây xói mòn đạo lý… ma túy và sự lạm dụng ma túy đã ảnh hưởng tới tự do và phát
triển của lớp trẻ, một giá trị của nhân loại.
Ma túy là tác nhân chủ yếu thúc đẩy căn bệnh thế kỷ HIV/ AIDS phát triển, là mối
đe dọa lớn đối với sức khỏe và sự tồn tại của con người.

3



Ma túy đã trở thành hiểm họa chung của nhân loại. Không một quốc gia, dân tộc
nào thoát ra khỏi vòng xoáy khủng khiếp của nó để tránh những hậu quả do nghiện hút và
buôn bán ma túy gây ra.
b, Thực trạng và xu hướng toàn cầu hóa của tội phạm ma túy
Hoạt động về tội phạm ma túy trên thế giới và trong khu vực đã và đang diễn biến
phức tạp:
-

Gia tăng lượng ma túy cung ứng cho thế giới
Đa dạng hóa các tuyến vận chuyển ma túy quốc tế
Đa dạng hóa, quốc tế hóa các thủ đoạn cất giấu ma túy
Mạng lưới hoạt động của các tổ chức buôn lậu ma túy ngày càng phát triển

Hiện nay, người ta ước tính hằng năm trên thị trường thế giới số mua bán ma túy
bất hợp pháp lên đến 300 – 500 tỷ USD.
Tình hình tội phạm ma túy phát triển mạnh ở các khu vực trung tâm trồng cây có
chất ma túy tự nhiên: “Tam giác vàng”; “Trăng lưỡi liềm vàng” (trồng cây thuốc phiện và
sản xuất heroin); khu vực Nam Mỹ; một số nước trồng cây cần sa ở châu Phi và châu Á,
diện thích trồng cây có chất ma túy có thể giảm đi nhưng nguy hiểm hơn là việc sản xuất,
điều chế, buôn bán và sử dụng các loại ma túy tổng hợp ATS sẽ tăng nhanh và lan rộng ra
nhiều nước. “Tam giác vàng”; “Trăng lưỡi liềm vàng” và khu vực Nam Mỹ vẫn còn là
những trung tâm sản xuất lớn ma túy tự nhiên (thuốc phiện, heroin, cocaine…) và điều
chế ma túy tổng hợp; các nước Tây Âu, châu Mỹ, nơi có thế mạnh về sản xuất tiền chất
đang và sẽ là một trung tâm điều chế và sử dụng ATS của thế giới (hiện nay Hà Lan và
Bỉ là nơi sản xuất và sử dụng 70% ATS ở châu Âu). Tại nhiều nước trên thế giới nhất là
các nước đang phát triển, bọn tội phạm về ma túy cũng sẽ tổ chức sản xuất ATS để kiếm
lợi nhuận cao hơn.
Đông Nam Á, “Tam giác vàng” vẫn là một trung tâm sản xuất ma túy lớn nhất thế
giới, các nước bên cạnh đã có nhiều nỗ lực nhưng do địa hình, lợi nhuận từ sản xuất,

buôn lậu ma túy; sự ổn định chính trị chưa vững chắc, nên việc sản xuất và buôn bán ma
túy ở đây không giảm mà còn phát triển lan rộng sang các nước trong khu vực, khơi
4


thông nhiều con đường vận chuyển ma túy qua nước ta và các nước xung quanh ra 5
biển Đông, biển Thái Lan để vận chuyển đi các nước nhất là các nước tiêu thụ nhiều ma
túy. Chủ nghĩa khủng bố quốc tế vẫn là một trong những mối đe dọa nghiêm trọng nhất
đối với nền hòa bình và an ninh quốc tế.
Liên hợp quốc đã chính thức xác nhận tình trạng báo động về mối quan hệ mật
thiết giữa sản xuất, buôn bán, vận chuyển ma túy trái phép với các nhóm khủng bố, tội
phạm, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và nạn tham nhũng, về sự tăng lên của các
hoạt động bạo lực từ mối quan hệ sản xuất ma túy trái phép và buôn bán vũ khí.
Trong khoảng 20 năm cuối của thế kỷ XX, gần hai mươi tổng thống, thủ tướng,
phó thủ tướng của các nước trên thế giới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tham
nhũng có liên quan đến ma túy. Trên 80% các vụ buôn bán ma túy lớn trên thế giới bị
phát hiện, khám phá đều có dấu hiệu, bằng chứng cụ thể về sự cấu kết giữa bọn buôn lậu
chuyên nghiệp với các quan chức chính phủ của các cơ quan thương mại, hải quan, thuế
quan, xuất nhập khẩu…
c, Sự cần thiết phải hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm ma túy
Hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm ma túy được hiểu là các biện pháp
tạo ra sự phối hợp giữa các quốc gia hay các tổ chức quốc tế trong hoạt động phòng
chống tội phạm ma túy. Sự hợp tác này bao gồm việc trao đổi các thông tin về tình hình
tội phạm, trao đổi kinh nghiệm, đào tạo cán bộ, hỗ trợ tài chính, phương tiện kỹ thuật,
xây dựng pháp luật, phát hiện, điều tra, bắt giữ, dẫn độ tội phạm…
Thứ nhất, vai trò của hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm ma túy:
-

Hợp tác quốc tế tạo ra sự liên kết giữa các quốc gia, phát huy lợi thế,


sức mạnh của quốc gia ở phương diện pháp luật, trình độ, kỹ thuật, tài chính,
nghiệp vụ, cưỡng chế để đấu tranh có hiệu quả với tình hình tội phạm nói
chung và đối với tội phạm ma túy nói riêng, giữ vững hòa bình thế giới, an
ninh toàn cầu.

5


-

Hợp tác quốc tế tạo ra sự tiếp xúc, hội nhập và hiểu biết lẫn nhau về

pháp luật và quan điểm của mỗi quốc gia trong đấu tranh phòng chống tội
phạm, từ đó mỗi quốc gia từng bước hoàn thiện công tác đấu tranh phòng
chống tội phạm trên cơ sở của sự hợp tác.
Thứ hai, tính tất yếu của việc hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng chống tội
phạm ma túy
Như đã biết, đấu tranh phòng chống tội phạm là chức năng đối nội của bất kỳ một
quốc gia nào. Cuộc đấu tranh này diễn ra dựa trên nền tảng pháp luật của mỗi quốc gia
đó, do các cơ quan bảo vệ pháp luật (cơ quan điều tra, VKS, Tòa án…) của chính quốc
gia đó thực hiện. Không một quốc gia nào lại không coi trọng đấu tranh phòng chống tội
phạm.
Thế nhưng, nếu như nhiều thế kỷ trước đây, tội phạm ma túy thường hoạt động
đơn lẻ, tự phát thì ngày nay, tội phạm ma túy đã hoàn toàn biến đổi, phát triển trong
không gian và thời gian, có tổ chức chặt chẽ, có tiềm lực kinh tế, có địa bàn hoạt động…
Đồng thời, chúng lợi dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, lợi dụng “kẽ hổng” của pháp luật
các nước và quốc tế để phạm tội. Tác hại do chúng gây ra trên phạm vi rộng lớn xuyên
quốc gia, xuyên lục địa, tội phạm mafia, tội phạm có tổ chức, tội phạm quốc tế đã và
đang đe dọa sự phát triển của các quốc gia, của nhân loại. Từ các tội phạm truyền thống,
tội phạm ma túy đã trở thành một hiện tượng quốc tế hóa mạnh mẽ. Do vậy, đấu tranh

phòng chống tội phạm ma túy trong phạm vi mỗi quốc gia đã trở nên phức tạp, khó khăn
hơn.
Sự nỗ lực của từng quốc gia đơn lẻ, biệt lập với nhau, thiếu sự liên kết, hợp tác
không thể đem lại hiệu quả mong muốn. Bởi tội phạm ma túy đã trở thành vấn đề toàn
cầu. Việc giải quyết nó nếu chỉ do một vài quốc gia đơn độc ở nước này hoặc nước khác
hoặc ở khu vực đều không đủ, không hiệu quả, việc truy nã dẫn độ chúng rất khó khăn.
Và bởi nó liên quan chặt chẽ đến việc nó được giải quyết (hay không được giải quyết) ở
nước khác, các khu vực khác cũng như trên thế giới nói chung.
6


Do đó, trước thực tại khách quan này, sự liên kết, hợp tác giữa các quốc gia trong
đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy là một vấn đề cấp bách và có tính quy luật. Đấu
tranh phòng chống tội phạm trước kia được xem là công việc nội bộ của quốc gia, nay đã
được xem ở góc độ rộng hơn. Nói cách khác, hiện nay vấn đề tội phạm ma túy mang tính
toàn cầu, hoạt động đấu tranh phòng chống nó cũng phải trên quy mô toàn cầu.
Xu hướng toàn cầu hóa là quy luật tất yếu khách quan. Mỗi quốc gia sẽ không thể
phát triển trong tình trạng biệt lập, khép kín, tách rời các quốc gia khác, trong đó có vấn
đề đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm ma túy nói riêng. Đó là tiền đề
quan trọng để liên kết tất cả các quốc gia có cùng quan tâm chung lại với nhau.
Hơn nữa, đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy đòi hỏi nhanh chóng, chính xác
mới ngăn chặn kịp thời tội phạm, trừng trị thích đáng đối với hành vi phạm tội do chúng
gây ra. Vì vậy cần có sự hợp tác rộng rãi, phối hợp chặt chẽ, nhẹ nhàng giữa các quốc
gia, các tổ chức phòng chống tội phạm quốc tế, cung cấp thông tin, phối hợp truy nã , bắt
giữ, dẫn độ để đảm bảo tiến trình vụ án mới đem lại hiệu quả cao trong công tác này.
Thứ ba, hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy trong
bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay:
Hiện nay, xu hướng hội nhập quốc tế trong tất cả lĩnh vực giữa các quốc gia, kéo
theo sự phát triển của tình hình tội phạm, đặc biệt là đối với tội phạm có tính chất quốc tế
và trong đó nghiệm trọng nhất có thể kể đến chính là tội phạm ma túy.

Từ thực trạng và xu hướng toàn cầu hóa của tội phạm ma túy có thể thấy, tình hình
tội phạm ma túy trên thế giới đang ngày càng phát triển với tính chất, quy mô lớn gây
thiệt hại nghiêm trọng cho các quốc gia và cộng đồng quốc tế. Tình hình này đặt các quốc
gia trước yêu cầu tất yếu hợp tác quốc tế phòng chống tội phạm nói chung và hợp tác
quốc tế phòng chống tội phạm ma túy nói riêng.
Hơn nữa, Pháp luật của mỗi quốc gia chỉ có hiệu lực pháp luật trên phạm vi lãnh
thổ quốc gia đó. Và quốc gia cũng không thể đơn phương tiến hành các hoạt động tố tụng
trên lãnh thổ quốc gia khác, nếu không có thỏa thuận, hợp tác.
7


Hoạt động hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm ma túy là vấn đề chung và
là sự chia sẻ trách nhiệm trong việc hòa đồng cũng như đảm bảo sự công bằng trong việc
thực hiện dầy đủ mục đích, nguyên tắc của hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc
tế, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước,
nhân quyền và quyền tự quyết của các quốc gia.
Hợp tác phòng chống ma túy và tội phạm ma túy đã và đang được thực hiện trên
tinh thần hợp tác đa phương, dưới sự diều hành, hỗ trợ, tài trợ của Liên hợp quốc, các tổ
chức tài chính quốc tế, ngân hàng thế giới, các ngân hàng phát triển khu vực…
Các cơ quan thi hành pháp luật của quốc gia cũng như các cơ quan thi hành pháp
luật quốc tế như tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế Interpol, tổ chức hải quan quốc tế…
thường xuyên có sự phối hợp trao đổi thông tin, hợp tác điều tra, khám phá, bóc gỡ
những đường dây buôn bán, vận chuyển ma túy xuyên quốc gia.
d, Tình hình hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm ma túy ở Việt Nam
Ngày 01 tháng 09 năm 1997, thông qua Quyết định số : 798/QĐ-CTN, Việt Nam
đã ra nhập 3 công ước của Liên Hợp quốc về kiểm soát ma túy gồm: 1. Công ước thống
nhất về các chất ma túy năm 1961 (đã được sửa đổi theo Nghị định thư năm 1972 sửa đổi
công ước thống nhất về các chất ma túy năm 1961); 2. Công ước về các chất hướng thần
năm 1971; 3. Công ước của Liên Hợp quốc về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma
túy và các chất hướng thần năm 1988. Năm 2000, Việt Nam tham gia Công ước Liên hợp

quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia; năm 2003 là thành viên của Công
ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng v.v..
Việt Nam tham gia các điều ước quốc tế về phòng chống tội phạm đa phương, khu
vực song phương. Ví dụ: Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với Lào, Liên bang
Nga, Trung Quốc, Cộng hòa Pháp, Ucraina… Ngoài ra, cấp chính phủ, Việt Nam còn ký
một số hiệp định: Hiệp định về chống ma túy Việt Nam – Thái Lan (1998); Việt Nam –
Lào (1998); Việt Nam – Campuchia (1998)…

8


Việt Nam cũng tham gia các tổ chức quốc tế toàn cầu và khu vực có chức năng
phòng chống tội phạm. Ví dụ: Liên hợp quốc (1977); Interpol (1991); Aseanapol (1995)
… Thông qua các tổ chức này cảnh sát Việt Nam cùng với cảnh sát các nước trong khu
vực tham gia phòng chống tội phạm có hiệu quả, đặc biệt là các tội phạm ma túy.
Bên cạnh những mặt tích cực cũng tồn tại một số hạn chế của Việt Nam trong hợp
tác quốc tế phòng chống tội phạm ma túy nói riêng cũng như phòng chống tội phạm nói
chung:
Việc tham gia các điều ước quốc tế phòng chống tội phạm còn chậm, chưa nhiều,
đặc biệt là trong việc xây dựng, ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp song phương (còn
ít).
Phối hợp triển khai thực hiện các điều ước quốc tế về phòng chống tội phạm chưa
đạt hiệu quả như mong muốn do chưa có sự phối hợp tốt giữa các cơ quan chức năng của
Việt Nam (Công an – Viện kiểm sát – Tòa án – Bộ ngoại giao – Bộ tư pháp…), giữa Việt
Nam với các nước ký kết.
Ngoài ra còn có sự hạn chế về mặt chuyên môn, kỹ thuật nghiệp vụ, trình độ ngoại
ngữ của cán bộ chiến sỹ trực tiếp tham gia hợp tác quốc tế trong công tác phòng chống
tội phạm.
Như vậy, từ những phân tích trên có thể thấy hợp tác quốc tế trong phòng chống tội
phạm ma túy là vấn đề chung toàn cầu. Các quốc gia cần đẩy mạnh hơn nữa sự hợp tác

của mình để giảm thiểu tối đa những hậu quả của tội phạm ma túy gây nên. Ngăn ngừa và
tiến tới đẩy lùi tội phạm ma túy khỏi cộng đồng quốc tế.

9


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội – Ts. Dương Tuyết Miên – Quy chế Rome về Tòa
án hình sự quốc tế. Nxb Chính trị Quốc gia. Hà Nội – 2011
2. Luật hình sự quốc tế - ThS. Nguyễn Thị Thuận (chủ biên) – Nxb Công an nhân
dân. Hà Nội – 2007
2. Đại học Huế - Giáo trình tội phạm học. Nxb Công an nhân dân. Hà nội – 2008
3. Giáo trình tội phạm học - Ts. Dương Tuyết Miên (chủ biên) –. Nxb Giáo dục
Việt Nam. 2010

10


DÀN BÀI
1. Các quan điểm về tội phạm quốc tế
2. Sự cần thiết phải hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm ma túy
a, Hậu quả của Tội phạm ma túy đối với cộng đồng quốc tế
b, Thực trạng và xu hướng toàn cầu hóa của tội phạm ma túy
c, Sự cần thiết phải hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm ma túy
d, Tình hình hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm ma túy ở Việt Nam

11




×