Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Bài tập lớn Hôn nhân- Vấn đề ly thân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.76 KB, 11 trang )

Mục lục:
A. Lời mở đầu:
Trong thời buổi hiện nay, để giữ gìn hạnh phúc gia đình cần rất
nhiều yếu tố, mà quan trọng nhất chính là tình cảm, sự nhường nhịn, sự
tôn trọng nhau của vợ chồng, cũng vì guồng quay của cuộc sống, những
mối quan tâm ngoài chăm lo gia đình, những tự trọng, những xích mích
tưởng chừng nhỏ nhặt… đã dẫn tới tình trạng ly thân khá phổ biến trong
thời gian gần đây.
Trước khi bước vào cuộc sống vợ chồng, ai cũng mơ ước có một
mái ấm gia đình hạnh phúc, ổn định, lâu bền đến trọn đời. Không ai muốn
và ít ai nghĩ đến những trục trặc làm chia lìa mối duyên tình giữa cặp
uyên ương.
Tuy nhiên, thực tế đời sống hôn nhân gia đình lại thường diễn ra
theo một logic không thuận lợi, không dễ dàng như người ta mơ tưởng,
mà ở đó luôn có sự va chạm về mọi phương diện giữa hai con người
"bằng xương, bằng thịt” với những giới hạn vốn có của con người bình
thường; hay nói cách khác, ở đó hai người mới bước vào đời với tất cả
những gì mơ mộng, lãng mạn của "thuở ban đầu trong tình yêu lung linh,
ngọt ngào có thể sẽ vấp phải ngay "vị đắng" của "tình yêu sau hôn nhân",
sẽ phải đối mặt với những "khuyết tật" của nhau và cả những “khuyết tật"
của chính mình, khiến có thể dẫn đến những chỗ "gồ ghề", "lồi lõm" của
hạnh phúc, trái với sự mong đợi ban đầu...
Và trong những khó khăn, trục trặc muôn thuở đó, chúng ta có thể
tìm thấy bóng dáng của hiện tượng ly thân như một trong những vấn đề
"nổi cộm" của đời sống gia đình hiện đại.


Bài làm sau đây sẽ giúp mọi người hiểu thêm, nhìn nhận, đánh giá
đúng hơn vấn đề ly thân, từ đó rút ra một số giải pháp giúp đời sống gia
đình được cải thiện.


B. Vấn đề:
I. Nhìn chung về vấn đề ly thân:
1- Khái quát chung:
Khái niệm ly thân thường được hiểu như là sự tạm dừng chung
sống giữa cặp vợ chổng, do những bất đồng, mâu thuẫn trong gia đình,
mà thường là chưa có sự can thiệp về mặt hành chính, pháp lý từ bên
ngoài (nếu như không có những sự tranh chấp, xung đột thô bạo trong gia
đình). Đó là khoảng thời gian để hai người bình tĩnh nhìn nhận lại vấn đề
một cách toàn diện và nghiêm túc. Ly thân được hiểu như thế nào vẫn còn
tùy vào suy nghĩ của mỗi người, tùy vào hoàn cảnh của từng người, từng
cặp vợ chồng.
Một công trình nghiên cứu sau ly hôn trong 3 năm gần đây ở Mỹ
cho thấy cứ 5 người đã ly hôn thì 4 người cảm thấy cuộc chia tay của họ
diễn ra quá vội vàng, 84% số người được hỏi cho rằng thủ tục ly hôn tiến
hành quá nhanh đến nỗi họ còn chưa có thời gian để kiểm nghiệm xem
quyết định của mình là đúng hay sai. Vì thế cần cân nhắc, đưa ra quyết
định đúng đắn khi cả hai vợ chồng đã có ý định ly hôn, chính là khoảng
thời gian ly thân.
Trong giai đoạn tiền ly hôn cả hai người đều rơi vào trạng thái
căng thẳng, rất khó đối thoại bình tĩnh. Họ gần như mất khả năng nhận ra
lỗi lầm của chính mình và càng không có khả năng tha thứ lỗi lầm của
người kia. Vì thế giai đoạn ly thân sẽ giúp hai bên bình tĩnh lại, có đủ thời
gian để cân nhắc, đây cũng là lựa chọn của 81,8% độc giả tham gia khảo


sát trên VnExpress. Ngược lại, 14,9% độc giả cho rằng ly thân chỉ làm
kéo dài thời gian, không cần thiết; ly thân không hề có ý nghĩa vì hôn
nhân là sự tự nguyện và nó chỉ có ý nghĩa khi mà những người trong cuộc
còn thực sự yêu nhau. Ly thân chỉ có cái vỏ bọc ngoài là hôn nhân, còn
bên trong chỉ như cái cây mục ruỗng, 3,3% còn lại là ý kiến khác.

Đôi khi trong thực tế, người ta quan niệm ly thân một cách đơn
giản, quy rút, tĩnh tại, chỉ là sự giãn cách tạm thời, chỉ là "chuyện nội bộ"
giữa cặp vợ chồng... khiến có thể chủ quan, mất cảnh giác trước những
diễn biến âm ỉ, phức tạp cùng những hậu quả của nó đối với hạnh phúc
gia đình, đặc biệt là đối với phụ nữ và trẻ em. Thực ra khái niệm ly thân
bao hàm một khoảng biến thiên rất rộng lớn trong thời gian, không gian,
trong những nguyên nhân dẫn đến xung đột và mức độ trầm trọng của
xung đột...
Ly thân có thể diễn ra dưới hình thức "hờn dỗi", tạm tách giường
ngủ riêng trong vài ngày rồi lại làm lành với nhau, hoặc dưới hình thức
"chiến tranh lạnh" hàng tháng mới trở lại bình thường, hoặc có thể trường
diễn hàng năm, không cùng chung sống dưới một mái nhà trong một
khoảng thời gian dài.. Ly thân sẽ giúp vợ chồng không tiếp xúc với nhau
một thời gian. Họ có thể ở riêng hai người hai nơi, có thể vẫn chung nhà
nhưng không chung phòng. Ly thân có thể diễn ra trong những không
gian hoàn toàn riêng biệt như tách nhà, thuê nhà ra ở riêng theo kiểu
phương Tây, hoặc vẫn chung sống dưới một mái nhà, chỉ tách buồng hoặc
tách giường, theo kiểu "sống chung nhưng ăn ngủ riêng”, hoặc "sống
chung, ăn chung nhưng ngủ riêng”... Loại ly thân càng kéo dài càng khó
hàn gắn và càng gần đến ly hôn hơn.
Theo chuyên gia tâm lý tại trung tâm tư vấn tâm lý tình cảm, khi
mâu thuẫn vợ chồng đi đến căng thẳng, mọi nỗ lực hòa giải hầu như bế
tắc thì ý định ly hôn xuất hiện. Nhiều người nảy sinh tâm lý giải quyết
càng nhanh càng tốt, không muốn kéo dài tình trạng căng thẳng, bầu


không khí gia đình ô nhiễm đầu độc con cái, để lại nhiều di hại. Tuy
nhiên do nhiều lý do vướng mắc như con cái, tài sản, danh tiếng mà nhiều
gia đình chỉ dừng ở ly thân. Xu hướng này đang xuất hiện ngày càng
nhiều tại các khu vực thành thị.

2- Vấn đề ly thân, ly hôn và pháp luật:
Hiện nay pháp luật nước ta chưa có chế định về ly thân, Luật Hôn
nhân và gia đình nước ta chỉ quy định thủ tục kết hôn và ly hôn. Ly hôn là
quan hệ pháp luật, còn ly thân chỉ là quan hệ xã hội. Vì luật không quy
định nên không có một định nghĩa chính xác về ly thân, cũng không có cơ
quan, tổ chức nào đứng ra giải quyết cho ly thân theo hướng ra quyết định
hoặc bản án công nhận cho ly thân.
Nếu chưa có bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án về việc ly hôn
của 2 vợ chồng thì hai vợ chồng vẫn được xem là còn duy trì mối quan hệ
vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Theo Điều 85 Luật Hôn nhân và gia
đình: Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu tòa án giải quyết
việc ly hôn.
Tuy là ly thân, là không sống chung… nhưng theo quy định của
pháp luật quan hệ vợ chồng vẫn tồn tại, nên một trong hai bên nếu muốn
kết hôn với người khác phải có quyết định ly hôn của tòa án thì mới đủ
điều kiện kết hôn. Điều 10 của Luật Hôn nhân và gia đình có quy định
những trường hợp cấm kết hôn, trong đó có trường hợp “Cấm người
đang có vợ hoặc có chồng” kết hôn với người khác. Hội đồng thẩm phán
Tòa án Nhân dân tối cao đã hướng dẫn rõ “người đang có vợ hoặc có
chồng là người đã hết hôn với người khác theo đúng quy định của pháp
luật về hôn nhân và gia đình nhưng chưa ly hôn”. Ly thân là một trong
những trường hợp đó. Nếu qua quá trình ly thân mà tình trạng vợ chồng
vẫn trầm trọng, vợ hoặc chồng vẫn chứng nào tật nấy, không cảm thông,


tha thứ cho nhau, không khắc phục lỗi lầm, không dung hòa... khi ấy, các
bên có thể xin ly hôn.
Ly thân là con dao hai lưỡi, ly thân là để hướng đến sự đoàn tụ,
chứ không phải để hướng đến ly hôn. Với ý nghĩa đó, ly thân không phải
là bước đệm để ly hôn. Tuy nhiên, nếu sau một thời gian ly thân mà các

bên vẫn không thể nào đoàn tụ được, lúc đó ly thân là cơ sở để tòa án
xem xét giải quyết cho ly hôn.
II. Nguyên nhân và những sai lầm liên quan đến ly thân:
Ly thân có thể xuất phát từ những sự hiểu nhầm, những bất đồng
trong quan điểm, cách sống, những tình huống ghen tuông phản bội,
những sự đối xử thô bạo với nhau... Những nguyên nhân gắn với sự xúc
phạm nặng nề về nhân cách thường đẩy ly thân đến đích ly hôn nhiều hơn
là hàn gắn.
Những lý do không xác đáng: Đây là trường hợp của những phụ
nữ hay hờn dỗi từ những lý do nhỏ nhặt như từ cách ứng xử vụng về,
những lời bông đùa vô tình của chồng, từ những mối nghi ngờ, ghen
tuông không có bằng chứng gì... Cách làm của họ là hờn dỗi rồi ly thân
ngắn hạn vài hôm, chờ chồng khẩn nài làm lành rồi mới thôi. Ở đây tình
huống thường không trầm trọng nhưng có một xu hướng sai lầm khá
nguy hiểm cho hạnh phúc gia đình là có những phụ nữ coi việc ly thân
như một hình phạt mỗi khi chồng làm trái ý mình và coi chuyện "chung
chăn gối" là phần thưởng dành cho chồng. Về nguyên nhân này, người vợ
hay mắc phải hơn là người chồng, cũng do một phần mâu thuẫn, trái
ngược tính cách giữa phụ nữ và đàn ông.
Ly thân không tuyên bố lý do hoặc "đánh tráo" lý do: Khác với
trường hợp trên, trường hợp này có thể có những lý do trục trặc rõ nét
trong quan hệ vợ chồng, đáng thành vấn đề bàn bạc, nhưng trước tình


huống này có những phụ nữ tỏ thái độ tức giận một cách im lặng và ngay
lập tức ly thân không tuyên bố lý do tại sao.
Cũng có một xu hướng khác là có giải thích cho vợ (chồng) về
quyết định ly thân nhưng lại không nói đúng lý do như nó vốn có, mà tìm
cách "đánh tráo" lý do. Chẳng hạn như, thay cho việc nói thẳng ra rằng
"vì em cư xử như vậy"....hay "vì em có những biểu hiện như vậy... mà tôi

không hài lòng..." thì người chồng lại nói: "Dạo này tôi mệt lắm, tôi cần
yên tĩnh!"; hay như người vợ: “tôi phải ngủ riêng với con để còn gọi nó
dậy đi học buổi sáng!", hoặc thậm chí nói: "nằm cạnh anh, anh hay ngáy
to, tôi ngủ không được"...
Vờ như không có chuyện gì xảy ra: Đó là trường hợp ly thân
giữa những cặp vợ chồng muốn cư xử lịch sự, có văn hoá. Họ giải quyết
rõ ràng vấn đề ly thân, không có gì mập mờ, né tránh giữa hai người.Và
sử dụng ý tốt đẹp đó, họ cùng "ký tắt" một bản "hợp đồng dài hạn": luôn
luôn tỏ cho con cái thấy là bố mẹ vẫn sống hạnh phúc bên nhau, không có
chuyện gì bất thường xảy ra cả... nhưng "màn kịch giả vờ không ly thân"
do những nhân vật đang phải thực sự ly thân đóng, dù có tài "dàn dựng"
đến mấy cũng không lọt qua được cặp mắt tò mò và nhạy cảm của các
khán giả nhỏ tuổi thường trực trong gia đình.
Thiếu chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ của pháp luật: Cũng theo
lôgíc coi ly thân chỉ là "chuyện nội bộ" của cặp vợ chồng mà người vợ
hoặc người chồng thường mắc sai lầm không chủ động dự báo và chuẩn
bị giải pháp ứng xử cho những tình huống gay cấn có thể xảy ra và rất
cần đến sự can thiệp của pháp luật như: sự tranh chấp về con cái, về tài
sản để chuẩn bị cho ly hôn, những hành vi bạo lực... mà họ thường để cho
sự việc xảy ra rồi mới tìm cách giải quyết.
Thậm chí cũng có những phụ nữ lặng lẽ cam chịu một cách phi lý
những sự đối xử thô bạo thường diễn trong thời kỳ ly thân với lý do là
"không muốn để cho người ngoài biết", "không muốn vạch áo cho người


xem lưng"; "cố gắng chịu đựng trong khi chờ đợi vấn đề được sáng tỏ"...
Họ không thấy rằng những cách nghĩ sai lầm như vậy vô hình chung đã
tiếp tay cho những kẻ quen thói giải quyết bất động, xung đột bằng bạo
lực.
Do tình cảm vợ chồng đã phai nhạt, hoặc giữa hai bên không còn

tình cảm, nhưng vì gia đình, dư luận, trách nhiệm, vì sợ người con bị ảnh
hưởng tâm lý và sự thiếu vắng tình cảm của cha mẹ của con trai cả hai đã
chọn cuộc sống ly thân… nên họ không muốn có can thiệp về mặt hành
chính, pháp luật.
Và còn một lý do quan trọng: Người vợ và người chồng coi ly thân
là cách để biết rõ có thật sự cần ly hôn, khi hai bên đã có ý định ly hôn.
III. Hậu quả, hệ lụy của ly thân:
Loại ly thân lâu dài dưới một mái nhà có thể dẫn đến những hậu
quả nặng nề cho quan hệ vợ chồng và cho việc giáo dục con cái hơn cả ly
hôn. Hãy dè chừng, bởi đã có những bài học sai lầm về sự lạm dụng kiểu
"ly thân - hờn dỗi" của phụ nữ như thế này, vì nó đánh vào giới hạn cuối
cùng của lòng kiên nhẫn và tính tự ái của đàn ông.
1- Với mối quan hệ vợ chồng:
Cách ứng xử im lặng hoặc đánh tráo khái niệm càng làm cho tình
huống trở nên trầm trọng, vì nó chặn đứng ngay tử đầu con đường đối
thoại để làm sáng tỏ vấn đề, khiến ly thân không đạt đến mục đích như
mong muốn.
Không ít người cho rằng ly thân là giải pháp tốt. Nó tạo ra một xa
cách để tái tạo tình cảm, để cả hai có đủ thời gian cảm thấy thiếu nhau,
cần có nhau trong cuộc đời này hay không. Nhưng nói như thế là mới chỉ
thấy một mặt của vấn đề. Chính cái khoảng thời gian xa cách ấy tạo điều


kiện để mỗi người lại thiết lập những mối quan hệ mới khiến người ta
ngày càng xa nhau hơn và ly thân trở thành bước đệm của ly hôn.
Cuộc sống hai mặt khiến người trong cuộc sẽ chịu nhiều mất mát,
họ phải hy sinh khao khát cá nhân, không được sống cuộc sống tự do của
chính mình. Hơn nữa, khi sống ly thân mà vẫn còn những quan hệ, ràng
buộc, hai người sẽ rất dễ va chạm, dẫn đến xúc phạm lẫn nhau. Khi đó,
cuộc sống trở nên vô cùng căng thẳng, con người phải chịu stress nặng

nề. Mái ấm hạnh phúc ngày nào trở thành nhà giam của mỗi người. Và
khi đầu óc quá căng thẳng, phải suy nghĩ nhiều hai người sẽ không còn sự
cân bằng tâm lý, không đủ khả năng để sáng tạo, làm việc.
2- Với con cái:
Các công trình nghiên cứu tâm lý trẻ em cho thấy, những trường
hợp bố mẹ đóng kịch như vậy thường làm tăng mức độ rối nhiễu tâm lý
của trẻ trầm trọng lên rất nhiều so với trường hợp bố mẹ cho trẻ biết sự
thật một cách đàng hoàng, cùng giúp cho trẻ giải quyết "mặc cảm tội lỗi"
(vì khi bố mẹ có xung đột, trẻ nhỏ thường nghĩ rằng do chúng mà bố mẹ
"không ổn" với nhau), cũng thể hiện tinh thần trách nhiệm với trẻ một
cách cụ thể và thiết thực...
Đối với con cái sự hạnh phúc giả tạo này sẽ cực kỳ nguy hiểm. Bởi
khi đứa con phát hiện ra, những gì cha mẹ chúng đối xử với nhau chỉ là
một vở kịch thì chúng sẽ hụt hẫng, sụp đổ niềm tin. Tiến sĩ xã hội học
Hoàng Bá Thịnh nhận định: "Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến
tâm lý của người con. Vì khi cha mẹ - những người thân cận và đáng tin
nhất mà còn lừa dối thì sẽ chẳng còn gì đáng tin nữa. Và như vậy giải
pháp ly thân trở thành quyết định sai lầm lớn, còn nguy hiểm hơn cả ly
hôn.


IV. Cách giải quyết:
Thực ra trong những tình huống ly thân như vậy, chủ động tìm
kiếm sự hỗ trợ của pháp luật là hoàn toàn chính đáng và cần thiết. Nó
không chỉ nhằm bảo vệ nhân quyền cho phụ nữ mà còn bảo vệ quyền của
trẻ em được sống và phát triển bình thường trong một bầu không khí gia
đình thuận lợi, không có những xung đột, bạo lực gay gắt giữa bố mẹ...
Cả hai bên nên thực sự bình tĩnh nhìn nhận lại mối quan hệ vợ
chồng, không nên nghĩ rằng mình là hoàn toàn đúng, người kia hoàn toàn
sai, đôi khi lại chính bản thân mình đã làm cho mối quan hệ vợ chồng xấu

đi, hoặc lý do xuất phát từ cả hai người. Đành rằng ly thân là một giai
đoạn để "thử lửa" trong hôn nhân sau một thời gian chung sống không
hòa hợp và những người trong cuộc vẫn mong muốn "sau cơn mưa trời
lại sáng", nhưng nếu vẫn không thể quay về thì nên giải thoát cho nhau để
mỗi người tự tìm hạnh phúc mới. Không nên vì một lý do gì đó mà làm
khổ nhau và tự đánh mất cơ hội tìm hạnh phúc thật sự của mình.


C. Kết luận:
Như vậy, khác với tình huống ly hôn là đã kết thúc trọn vẹn một bi
kịch với đầy đủ cơ sở pháp lý của nó rồi, chỉ còn có giá trị đem lại bài
học kinh nghiệm sai lầm cho những người khác và cho lần kết hôn khác;
trong tình huống ly thân, bài học đang được mở ra và có giá trị ngay tức
thì cho những người trong cuộc, vì những bất đồng, xung đột đang diễn ra
theo hai chiều hướng hoàn toàn đối lập nhau: hoặc tình huống sẽ khá lên,
nhờ hai bên đều có thời gian "giãn cách nhau", "lắng lại" để xem xét,
phân tích những gì đã và đang xảy ra, tìm cách tự điều chỉnh, cứu vãn
hạnh phúc; hoặc tình huống sẽ trở nên ngày càng trầm trọng và tiến gần
đến ly hôn.
Do vậy những ứng xử bình tĩnh, sáng suốt, thấu tình đạt lý của
những người trong cuộc lúc này sẽ ngay lập tức quyết định số phận hạnh
phúc của họ và của con cái họ. Dù sao đi nữa, tốt nhất là hãy vun đắp
cuộc sống gia đình ngay từ lúc ban đầu.


D. Danh mục tài liệu tham khảo:

_Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, Nxb Công an nhân dân,
Hà Nội, 2009. Ts.Nguyễn Văn Cừ.
_Trang web: /> />




×