Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

MÔN LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.96 KB, 12 trang )

BT NHÓM SỐ 2
MÔN LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Đề bài:
Do mâu thuẫn với nhau, A đã đánh B (17 tuổi) gây thương tích (tỉ lệ thương tật 35%).
Hành vi của A cấu thành tội cố ý gây thương tích quy định tại khoản 2 Điều 104 BLHS.
Mẹ của B là bà C đã báo cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết (khi thực hiện tội
phạm A 20 tuổi).
1. Cơ quan điều tra nào có thẩm quyền điều tra vụ án trên? Tại sao?
2. Sau khi gây ra vụ việc trên, A đã bồi thường thỏa đáng cho B nên B đã làm đơn yêu
cầu không khởi tố hình sự đối với A. Cơ quan điều tra có khởi tố vụ án hình sự khi
B yêu cầu không khởi tố không? Tại sao?
3. Cơ quan điều tra khởi tố bị can đối với A theo Điều 104 BLHS. Viện kiểm sát phát
hiện ngoài A còn có D là người đã bàn bạc bới A kế hoạch đánh B để dằn mặt và
chính D đã lừa B đến nơi vắng vẻ để A có điều kiện đánh B thuận lợi hơn nên đã yêu
cầu cơ quan điều tra khởi tố bị can đối với D theo Điều 104 BLHS. Cơ quan điều tra
giải quyết như thế nào? Tại sao?
4. Khi kết thúc điều tra, cơ quan điều tra đình chỉ điều tra đối với D, đề nghị truy tố A
theo khoản 2 Điều 104 BLHS. Nếu Viện Kiểm Sát không đồng ý với quyết định
đình chỉ điều tra đối với D của cơ quan điều tra thì Viện Kiểm sát phải giải quyết
như thế nào? Tại sao?
5. Giả sử Viện Kiểm sát truy tố A và D theo khoản 2 Điều 104 BLHS. Khi chuẩn bị xét
xử, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa xác định hành vi của D không cấu
thành tội phạm thì Thẩm phán giải quyết như thế nào? Tại sao?
6. Người bào chữa của A vắng mặt tại phiên tòa xét xử sơ thẩm nhưng chưa gửi trước
bản bài chữa cho Tòa án, A yêu cầu hoãn phiên tòa. Hội đồng xét xử sơ thẩm có
chấp nhận yêu cầu của A không? Tại sao?
7. Giả sử khi đang xét hỏi, A bị đột quỵ phải đi cấp cứu nên không thể tiếp tục tham
gia phiên tòa được thì Hội dồng xét xử phải giải quyết như thế nào? Tại sao?

1



8. Giả sử, Hội đồng xét xử sơ thẩm tuyên D không phạm tội, phạt A ba năm tù. Trong
thời gian luật định, chỉ có Viện Kiểm sát kháng nghị yêu cầu kết tội D. Tòa án cấp
phúc thẩm giải quyết như thế nào nếu thấy D phạm tội và có căn cứ giảm mức hình
phạt cho A.
9. Sau phiên tòa phúc thẩm mới xác định được giám định viên đã kết luận về mức độ
thương tích của B là không chính xác (thương tích thực là 10%). Bản án phúc thẩm
này có thể bị kháng nghị không? Tại sao?
10. Giả sử, A đang chấp hành hính phạt tù, A có thể được tạm đình chỉ thi hành hình
phạt tù nếu không có căn cứ quy định tại Điều 61, Điều 62 của BLHS hay không?
Tại sao?

Hà Nội, ngày 27/4/2011

1. Cơ quan điều tra nào có thẩm quyền điều tra vụ án trên? Tại sao?
Thẩm quyền điều tra của các cơ quan có thẩm quyền được quy định cụ thể tại Điều
110 BLTTHS. Theo điều luật này thì các cơ quan có thẩm quyền điều tra là các Cơ
quan điều tra được tổ chức trong Công an nhân dân, trong Quân đội nhân dân và ở Viện
kiểm sát nhân dân tối cao. Mô hình tổ chức các Cơ quan điều tra này được quy định cụ
thể tại Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004: Cơ quan điều tra trong Công an
nhân dân gồm: Cơ quan An ninh điều tra (được tổ chức ở cấp trung ương và cấp tỉnh)
và Cơ quan Cảnh sát điều tra (được tổ chức ở cấp trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện).
Trong Quân đội nhân dân có Cơ quan điều tra quân sự và Cơ quan điều tra an ninh quân
đội. Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao bao gồm: Cục điều tra thuộc
2


Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Phòng điều tra thuộc Viện kiểm sát quân sự trung
ương.
Khoản 1 Điều 110 BL TTHS quy định: Cơ quan điều tra trong công an nhân dân có

thẩm quyền “điều tra tất cả các tội phạm, trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền điều
tra của Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra của Viện kiểm
sát nhân dân”, cụ thể:
- Điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại Chương XI, Chương XXIV
và các tội phạm quy định tại các điều 180, 181, 221, 222, 223, 230, 231, 232, 236, 264,
274 và 275 BLHS 1999.
- Có thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định từ Chương XII
đến Chương XXII BLHS 1999, trừ các tội thuộc thẩm quyền điều tra của VKSND tối
cao và Cơ quan an ninh điều tra trong Công an nhân dân.
Khi thực hiện tội phạm, hành vi của A đã cấu thành tội cố ý gây thương tích quy
định tại khoản 2 Điều 104 BLHS 1999: “Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến
30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm
k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bày năm”. Đây là tội phạm thuộc
chương XII BLHS 1999 – Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự
của con người. Như vậy vụ án trên sẽ do Cơ quan cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự
xã hội của Công an nhân dân điều tra. Việc thẩm quyền điều tra vụ án thuộc về đội
cảnh sát điều tra công an cấp huyện hay phòng cảnh sát điều tra công an cấp tỉnh còn
tùy thuộc vào tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện hay TAND
cấp tỉnh. Điều 170 BL TTHS quy định chi tiết về thẩm quyền xét xử của các cấp Tòa
án, theo đó, TAND cấp huyện xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về tội phạm ít
nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng trừ những tội phạm
được quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 170 BL TTHS. Mà hành vi của A cấu
thành tội thuộc khoản 2 Điều 104 BLHS không thuộc một trong những quy định tại
khoản a, b, c khoản 1 Điều 170 BL TTHS. Như vậy, thẩm quyền điều tra vụ án thuộc về
đội cảnh sát điều tra công an cấp huyện. Tuy nhiên, thẩm quyền điều tra tội phạm
3


không chỉ căn cứ vào loại Cơ quan điều tra, căn cứ vào phân cấp trong từng loại mà còn

phải căn cứ vào nơi xảy ra tội phạm. Quy định chung là Cơ quan điều tra có thẩm quyền
điều tra những vụ án xảy ra trên địa phận của mình. Trong trường hợp không xác định
được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra
nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cụ thể là A cư trú hoặc bị bắt.
2. Sau khi gây ra vụ việc trên, A đã bồi thường thỏa đáng cho B nên B đã làm
đơn yêu cầu không khởi tố hình sự đối với A. Cơ quan điều tra có khởi tố vụ
án hình sự khi B yêu cầu không khởi tố không? Tại sao?
Khi có dấu hiệu tội phạm xảy ra, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khởi tố vụ án
hình sự để mọi tội phạm đều bị phát hiện và xử lý kịp thời, việc này hoàn toàn không
phụ thuộc vào ý chí của người có quyền lợi bị xâm hại. Tuy nhiên, trên thực tế, có
những vụ việc gây thiệt hại cho người bị hại không chỉ dừng là ở vật chất mà cả về tinh
thần, việc khởi tố vụ án hình sự để truy cứu TNHS người thực hiện tội phạm có thể làm
tăng thêm những tổn thương tinh thần của người bị hại. Do vậy, pháp luật đã cho phép
việc hai bên tự giải quyết sau cho phù hợp mà không khởi tố vụ án để truy cứu TNHS.
Điều này được quy định chi tiết tại khoản 1Điều 105 BL TTHS 2003: “Những vụ án về
các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113,
121, 122, 131 và 171 của BLHS chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc
của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có
nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất”. Mà trong vụ án trên, hành vi của A cấu thành
tội thuộc khoản 2 Điều 104 BLHS, do vậy, trong trường hợp này, dù nạn nhân là B đã
làm đơn yêu cầu không khởi tố hình sự đối với A thì cơ quan điều tra vẫn tiếp tục khởi
tố A theo đúng quy định của pháp luật.
3. Cơ quan điều tra khởi tố bị can đối với A theo Điều 104 BLHS. Viện kiểm sát
phát hiện ngoài A còn có D là người đã bàn bạc bới A kế hoạch đánh B để
dằn mặt và chính D đã lừa B đến nơi vắng vẻ để A có điều kiện đánh B thuận
lợi hơn nên đã yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố bị can đối với D theo Điều
104 BLHS. Cơ quan điều tra giải quyết như thế nào? Tại sao?

4



VKS có quyền trong việc quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ
án hình sự, căn cứ theo khoản 2 Điều 106 BL TTHS: “Trường hợp Viện kiểm sát quyết
định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự thì trong thời hạn 24 giờ,
kể từ khi ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án, Viện kiểm sát
phải gửi cho Cơ quan điều tra để tiến hành điều tra” và căn cứ vào khoản 2 Điều 168
BL TTHS những trường hợp Viện Kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ cho cơ quan điều tra
điều tra bổ sung khi nghiên cứu hồ sơ vụ án phát hiện thấy “có căn cứ để khởi tố bị can
về một tội phạm khác hoặc có người đồng phạm”. Mà trong trường hợp này, dễ dàng có
thể nhận thấy hành vi của D: bàn bạc kế hoạch với A và lừa B đến nơi vắng vẻ tạo điều
kiện thuận lợi cho A đánh B đã đủ để cấu thành tội đồng phạm với vai trò là người giúp
sức theo quy định tại khoản 2 Điều 20 BLHS: “Người giúp sức là người tạo những
điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm”.
Mặc khác, trách nhiệm của cơ quan điều tra trong việc thực hiện các yêu cầu và
quyết định của VKS trong Điều 114 BL TTHS đã quy định rõ: “Cơ quan điều tra có
trách nhiệm thực hiện các yêu cầu và quyết định của Viện kiểm sát. Đối với những yêu
cầu và quyết định quy định tại các điểm 4, 5 và 6 Điều 112 của Bộ luật này, nếu không
nhất trí, Cơ quan điều tra vẫn phải chấp hành, nhưng có quyền kiến nghị với Viện kiểm
sát cấp trên trực tiếp. Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị
của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp phải xem xét, giải quyết và thông
báo kết quả giải quyết cho cơ quan đã kiến nghị”
Như vậy, cho dù có đồng tình hay không với yêu cầu khởi tố của VKS thì cơ quan
điều tra vẫn phải tiến hành điều tra bổ sung và có quyền kiến nghị lên VKS cấp trên
trực tiếp trong vòng 20 ngày.
4. Khi kết thúc điều tra, cơ quan điều tra đình chỉ điều tra đối với D, đề nghị truy
tố A theo khoản 2 Điều 104 BLHS. Nếu Viện Kiểm Sát không đồng ý với
quyết định đình chỉ điều tra đối với D của cơ quan điều tra thì Viện Kiểm sát
phải giải quyết như thế nào? Tại sao?

5



Đình chỉ điều tra là chấm dứt việc điều tra vụ án hoặc với từng bị can. Các trường
hợp đình chỉ điều tra được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 164 BL TTHS 2003. Trong
thời hạn 2 ngày kể từ ngày ra bản kết luận điều tra, cơ quan điều tra phải có trách nhiệm
gửi kết luận điều tra kèm theo quyết định đình chỉ điều tra cùng hồ sơ vụ án coh VKS
cùng cấp. Như vậy, trong trường hợp này, nếu như VKS không đồng ý với quyết định
đình chỉ điều tra đối với D của cơ quan điều tra thì căn cứ theo quy định tại khoản 4
Điều 164 BL TTHS: “Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định
đình chỉ điều tra của Cơ quan điều tra, nếu thấy quyết định đình chỉ điều tra có căn cứ
thì Viện kiểm sát phải trả lại hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra để giải quyết theo thẩm
quyền; nếu thấy quyết định đình chỉ điều tra không có căn cứ thì huỷ bỏ quyết định
đình chỉ điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra phục hồi điều tra; nếu thấy đủ căn cứ để
truy tố thì huỷ bỏ quyết định đình chỉ điều tra và ra quyết định truy tố. Thời hạn ra
quyết định truy tố được thực hiện theo quy định tại Điều 166 của Bộ luật này”.
Như vậy, trong trường hợp này, VKS có quyền hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra
đối với D nếu thấy quyết định này của cơ quan điều tra là thiếu căn cứ và theo quy định
tại khoản 1 Điều 166 BL TTHS về thời hạn quyết định truy tố, trong vòng 20 ngày đối
với tội của D, VKS phải đưa ra quyết định: Sau khi hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra,
hoặc là VKS trả hồ sơ lại cho cơ quan điều tra và yêu cầu cơ quan điều tra phục hồi
điều tra. Hoặc là, nếu thấy đã có đầy đủ căn cứ để truy tố thì ra quyết định truy tố.
5. Giả sử Viện Kiểm sát truy tố A và D theo khoản 2 Điều 104 BLHS. Khi chuẩn
bị xét xử, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa xác định hành vi của
D không cấu thành tội phạm thì Thẩm phán giải quyết như thế nào? Tại sao?
Trong thời gian chuẩn bị xét xử, căn cứ vào khoản 2 Điều 176 BL TTHS, Thẩm
phán được phân công chủ tọa phiên tòa có quyền ra những quyết định :
+

Đưa vụ án ra xét xử.


+

Trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 179 BL TTHS trong

những trường hợp: Khi cần xem xét thêm những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà
không thể bổ sung tại phiên tòa được; khi có căn cứ để cho rằng bị cáo phạm một tội

6


khác hoặc có đồng phạm khác; hoặc khi phát hiện có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố
tụng.
+ Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án khi có căn cứ tại khoản 2 Điều 179 BL TTHS: Đó
là trường hợp người yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm
(khoản 2 Điều 105) hoặc khoản 3, 4, 5, 6, 7 Điều 107 với các trường hợp: Người thực
hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; người mà
hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp
luật; đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; tội phạm đã được đại xá; hoặc người
thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với
người khác.
Trường hợp của D là khi Thẩm phán xác định hành vi của D không cấu thành tội
phạm, nghĩa là không có căn cứ để đưa ra quyết định thuộc hai trường hợp dưới là:Ra
quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung hay ra quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ
án. Do đó, trong trường hợp này, Thẩm phán sẽ ra quyết định mở phiên tòa xét xử và
căn cứ vào những bằng chứng đã có để đưa ra phán quyết D vô tội.
6. Người bào chữa của A vắng mặt tại phiên tòa xét xử sơ thẩm nhưng chưa gửi
trước bản bài chữa cho Tòa án, A yêu cầu hoãn phiên tòa. Hội đồng xét xử sơ
thẩm có chấp nhận yêu cầu của A không? Tại sao?
Người bào chữa là người tham gia tố tụng với mục đích làm sáng tỏ những tình tiết
liên quan đến sự thật của vụ án nhằm chứng minh về sự vô tội hoặc giảm nhẹ trách

nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và giúp bị can, bị cáo về mặt pháp lý cần thiết.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Bộ luật Tố tụng hình sự thì người bào chữa có
thể là: Luật sư; Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo;Bào chữa
viên nhân dân.Luật sư là người hoạt động bào chữa chuyên nghiệp và làm việc trong
các đoàn luật sư. Một người có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được gia nhập đoàn
luật sư: là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam; có trình độ Đại học Luật; tốt
nghiệp khóa đào tạo luật sư ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài được pháp luật Việt Nam
công nhận, trừ những trường hợp được miễn đào tạo theo quy định tại Điều 9 Pháp lệnh
luật sư; có phẩm chất đạo đức tốt; không phải là cán bộ công chức. Cán bộ, công chức
7


không được hành nghề luật sư. Người đại diện hợp pháp của người bị tam giam, tạm
giữ, bị can, bại cáo như: Cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, người đỡ đầu… Bào
chữa viên nhân dân. Bào chữa viên nhân dân là người được tổ chức, đoàn thể cử ra để
bào chữa cho bị cáo.
Người bào chữa có nghĩa vụ tham gia phiên tòa theo quy định tại khoản 3 Điều 58
BL TTHS và có thể gửi trước bản bào chữa cho tòa án theo quy định tại Điều 190 BL
TTHS . Tuy nhiên Điều 109 BL TTHS cũng quy định rõ: “Trong trường hợp bắt buộc
phải có người bào chữa theo quy định tại khoản 2 Điều 57 của Bộ luật này mà người
bào chữa vắng mặt, thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa”. Như vậy, khi vắng mặt
người bào chữa trong các trường hợp: Bị can, bị cáo về tội theo khung hình phạt có mức
cao nhất là tử hình được quy định tại BLHS; hoặc bị can, bị cáo là người chưa thành
niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất (khoản 2 Điều 57) thì phải hoãn
phiên tòa.
Ttrong tình huống trên, A thực hiện hành vi phạm tội khi 20 tuổi tức là khi gây
án, A đã thành niên, có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự để chịu trách nhiệm về
hành vi của mình trước pháp luật do mình gây ra và cũng không có dấu hiệu bất thường
về tâm thần hay thể chất. Do vậy, căn cứ theo những quy định như trên, A không thuộc
vào trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa tại phiên tòa như đã phân tích ở trên.

Mà với những trường hợp không bắt buộc có người bào chữa khi người bào chữa vắng
mặt tại phiên tòa thì phiên tòa vẫn tiếp tục diễn ra, do đó, Hội đồng xét xử không được
phép chấp nhận yêu cầu hoãn phiên tòa của A mà vẫn tổ chức xét xử bình thường.
7. Giả sử khi đang xét hỏi, A bị đột quỵ phải đi cấp cứu nên không thể tiếp tục
tham gia phiên tòa được thì Hội dồng xét xử phải giải quyết như thế nào? Tại
sao?
Sự có mặt của bị cáo trong phiên tòa là rất cần thiết, nếu như bị cáo vắng mặt
không có lí do chính đáng, bị cáo có thế bị áp giải theo thủ tục quy định tại Điều 130 Bộ
luật tố tụng hình sự 2003. Việc vắng mặt tại phiên tòa được coi là có lý do chính đáng
nếu bị cáo gặp những trở ngại mà không thể có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của

8


Tòa án, lý do chính đáng phải được báo cho Tòa án biết trước khi khai mạc phiên tòa.
Trong tình huống giả sử này, bị cáo A khi đang trong giai đoạn xét hỏi thì bị đột quỵ,
nguy hiểm đến tính mạng nên đây là lý do chính đáng; bên cạnh đó, đây là trường hợp
ngẫu nhiên ngoài ý muốn, xảy ra đột xuất nên không cần phải thông báo trước phiên
tòa.
Khi đang xét hỏi, A bị đột quỵ phải đi cấp cứu nên không thể tiếp tục tham gia
phiên tòa được thì Hội đồng xét xử quyết định:
Trường hợp thứ nhất: Xử vắng mặt bị cáo A nếu sự vắng mặt của bị cáo không trở ngại
cho việc xét xử (A đã được giao giấy triệu tập hợp lệ vì đang trong phần xét hỏi, chứng
tỏ A đã có mặt tại phiên tòa theo sự triệu tập) theo điểm c khoản 2 Điều 187 BL TTHS
2003.
Trường hợp thứ hai: Ra quyết định tạm đình chỉ vụ án với lý do bị bệnh hiểm nghèo
theo khoản 1 Điểu 187 BL TTHS 2003 cho đến khi bị cáo khỏi bệnh.
Dễ dàng thấy rằng, trong trường hợp này, Hội đồng xét xử phải giải quyết theo
trường hợp thứ hai: Ra quyết định tạm đình chỉ vụ án với lý do bị bệnh hiểm nghèo. Bởi
vì A là bị cáo quan trọng nhất của vụ án, đồng thời A cũng không thuộc đối tượng được

phép xử vắng mặt theo quy định tại khoản 2 Điều 187 BL TTHS.
8. Giả sử, Hội đồng xét xử sơ thẩm tuyên D không phạm tội, phạt A ba năm tù.
Trong thời gian luật định, chỉ có Viện Kiểm sát kháng nghị yêu cầu kết tội D.
Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết như thế nào nếu thấy D phạm tội và có căn
cứ giảm mức hình phạt cho A.
Nếu Tòa án cấp phúc thẩm thấy D phạm tội mà trước đó, trong bản án sơ thẩm, Hội
đồng xét xử sơ thẩm đã tuyên D không phạm tội, vậy căn cứ theo quy định tại điểm b
khoản 2 Điều 250 BL TTHS: Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại ở
cấp sơ thẩm với thành phần Hội đồng xét xử mới trong trường hợp “Người được Toà
án cấp sơ thẩm tuyên bố không có tội nhưng có căn cứ cho rằng người đó đã phạm
tội”. Và thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm mới được tuân theo đúng quy định tại
Điều 185 BL TTHS: gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm.
9


Đối với việc giảm mức hình phạt cho A: Khoản 2 Điều 248 BL TTHS quy định:
“Toà án cấp phúc thẩm có quyền quyết định:
a) Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm;
b) Sửa bản án sơ thẩm;
c) Hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại;
d) Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án.”
Khi có căn cứ trong việc giảm mức hình phạt cho A, Tòa án cấp phúc thẩm có quyền
sửa bản án sơ thẩm để giảm hình phạt cho bị cáo. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy
định tại điểm c khoản 1 Điều 249 BL TTHS
9. Sau phiên tòa phúc thẩm mới xác định được giám định viên đã kết luận về
mức độ thương tích của B là không chính xác (thương tích thực là 10%). Bản
án phúc thẩm này có thể bị kháng nghị không? Tại sao?
Dựa theo căn cứ tại Điều 273 BL TTHS “Bản án hoặc quyết định của Tòa án đã
có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, khi có một trong
những căn cứ sau đây:

1. Việc điều tra xét hỏi tại phiên tòa phiến diện hoặc không đầy đủ;
2. Kết luận trong bản án hoặc quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan
của vụ án;
3. Có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong khi điều tra, truy tố hoặc xét xử;
4. Có những sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng Bộ luật hình sự”
Việc giám định viên kết luận sai mức độ thương tích của B từ 10% lên đến 35%
đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc xác định tội danh và khung hình phạt của A
theo BLHS, từ tội phạm ít nghiêm trọng theo khoản 1 Điều 104 BLHS lên khung hình
10


phạt của tội phạm nghiêm trọng (khoản 2 Điều 104 BLHS). Như vậy là hoàn toàn phù
hợp với quy định tại khoản 4 Điều 273 như trên, đó đó, bản án phúc thẩm có thể bị
kháng nghị theo thủ tục giám độc thẩm.
10.Giả sử, A đang chấp hành hính phạt tù, A có thể được tạm đình chỉ thi hành
hình phạt tù nếu không có căn cứ quy định tại Điều 61, Điều 62 của BLHS
hay không? Tại sao?
Tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù là tạm ngưng việc đang chấp hành hình phạt
tù trong khoảng thời gian nhất định. Điều 62 BLHS quy định: “ Người đang chấp hành
hình phạt tù mà thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 61 của bộ
luật này, thì có thể tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù”, đó là những trường hợp : Bị
bệnh nặng được hoãn cho đến khi sức khỏe hồi phục; phụ nữ có thai hoặc đang nuôi
con 36 tháng tuổi đươc hoãn cho đến khi con đủ 36 thang tuổi; là lao động duy nhất
trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn; bị kết về
tội ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ
Giả sử A không thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì A có được tạm đình chỉ
thi hành hình phạt tù hay không? Câu trả lời là có. Vì ngoài việc tạm đình chỉ chấp
hành hình phạt tù theo quy định tại Điều 61 và Điều 62 BLHS việc tạm đình chỉ chấp
hành hình phạt tù còn có thể được áp dụng trong những vụ án bị kháng nghị của viện
kiểm sát. Nếu sự kháng nghị của viện kiểm sát có căn cứ thì chánh án tòa án phải ra

quyết định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù. Việc tạm đình chỉ chap hành hình phạt
tu trong trường hợp này do người đã kháng nghị hoặc tòa án cấp giám đốc thẩm hoặc tái
thẩm quyết định
*) Các từ viết tắt:
BL TTHS: Bộ luật tố tụng hình sự
BLHS:

Bộ luật hình sự

VKS:

Viện kiểm sát.

11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Giáo trình Luật tố tụng Hình sự Việt Nam – NXB CA ND 2008.
Bộ luật tố tụng hình sự 2003- NXB Lao động.
Bộ luật hình sự - NXB Tư pháp.
Bộ luật tố tụng hình sự và 170 câu hỏi- đáp – NXB Lao động xã hội.
Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự - NXB CAND.
Mai Thanh Hiếu, Nguyễn Chí Công, “Trình tự, thủ tục giải quyết vụ án hình sự”,

Nxb. LĐ – XH, Hà Nội, 2008.

12



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×