Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Thực tiễn thi hành vài kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định chung BLTTHS 2003 thủ tục tố tụng phiên tòa sơ thẩm hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.22 KB, 14 trang )

Bài tập lớn học kỳ

Môn Luật Tố Tụng Hình Sự

MỤC LỤC
A. LỜI NÓI ĐẦU……………………………………...……………………
B. NỘI DUNG……………………………………………………….
I. Quy định chung của BLTTHS 2003 về thủ tục tố tụng tại phiên tòa sơ
thẩm hình sự.
1. Xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục……………………………………...
2. Thành phần của hội đồng xét xử sơ thẩm. …………………………………...
3. Những người tham gia phiên tòa. ……………………………………............
4. Thời hạn hoãn phiên tòa. ……………………………………...…………….
5. Giới hạn của việc xét xử. ……………………………………........................
6. Việc rút quyết định truy tố. ……………………………………....................
7. Nội quy phiên tòa và biện pháp xử lý đối với người vi phạm trật tự phiên
tòa..……………………………………...……………………………………............
8. Việc ra bản án và các quyết định của tòa án. ………………………………...
9. Biên bản phiên tòa. ……………………………………...……………………
II. Thực tiễn thi hành và một vài kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định
chung của BLTTHS 2003 về thủ tục tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm hình sự.

C. KẾT LUẬN……………………………………...………………………

LỚP NO1_TL1_NHÓM 2

1

Nguyễn Phương Thảo_341202



Bài tập lớn học kỳ

Môn Luật Tố Tụng Hình Sự

A. LỜI NÓI ĐẦU
Giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là giai đoạn trọng tâm của tố tụng hình
sự. Nó có ý nghĩa sâu sắc đối với các giai đọan khác nhau của tố tụng hình sự. Với
các giai đoan trước đó, nó đánh dấu sự kết thúc của quá trình khởi tố, điều tra, truy
tố vụ án hình sự, đồng thời nó chính là nền tảng tố tụng căn bản quyết định sự hiện
diện của các giai đoạn sau này.
Với tầm quan trọng đó, việc nghiên cứu thủ tục tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm
hình sự là một yếu tố không thể thiếu khi nghiên cứu pháp luật tố tụng hình sự
trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt những quy định chung trong giai đoạn này lại
càng có ý nghĩa trong việc giúp cho giai đoạn xét xử sơ thẩm hình sự được diễn ra
hiệu quả và khách quan.

B. NỘI DUNG
I. Quy định chung của BLTTHS 2003 về thủ tục tố tụng tại phiên tòa sơ
thẩm hình sự.
10.Xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục.
Việc xét xử phải được tiến hành trực tiếp, bằng lời nói tức là Toàn án phải trực
tiếp xác định những tình tiết của vụ án bằng cách hỏi và nghe ý kiến của bị cáo,
người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ, người làm chứng, người giám
định, xem xét vật chứng và nghe ý kiến của Kiểm sát viên, người bào chữa, người
bảo vệ quyền lợi của đương sự.
Việc xét xử phải được tiến hành liên tục để đảm bảo cho hội đồng xét cử có thể
tập trung tư tưởng vào việc xét xử một vụ án và những ngườitham dự lễ theo dõi
việc xét xử. Việc xét xử liên tục còn đảm bảo cho Hội đồng xét xử và những người
tham gia tố tụng dễ nhớ được tình tiết của vụ án, giải quyết dứt điểm từng vụ. Nói

chung, việc xét xử phải được tiến hành liên tục từ khi khai mạc phiên toàn cho đến
khi tuyên án trừ giờ nghỉ và thời gian cần thiết để nghị án. Hội đồng xét xử phải xử
xong vụ án này mới được xử vụ án khác.
11.Thành phần của hội đồng xét xử sơ thẩm.

LỚP NO1_TL1_NHÓM 2

2

Nguyễn Phương Thảo_341202


Bài tập lớn học kỳ

Môn Luật Tố Tụng Hình Sự

Thành phần của Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có một Thẩm phán và hai Hội
thẩm. Trong trường hợp vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì Hội đồng xét
xử có thể gồm có hai Thẩm phán và ba Hội thẩm.
Nếu bị cáo là người chưa thành niên thì thành phần của Hội đồng xét xử phải có
một Hội thẩm là giáo viên hoặc cán bộ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
(Điều 307 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003). Đối với vụ án mà bị cáo bị đưa ra xét
xử về tội khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình thì Hội đồng xét xử gồm hai
Thẩm phán và ba Hội thẩm.
Các thành viên của Hội đồng xét xử phải tham gia xét xử vụ án từ khi khai mạc
phiên toàn cho đến khi kết thúc. Thẩm phán chủ toạ phiên toàn là người điều khiển
việc xét xử tại phiên toàn và giữa trật tự phiên toà.
Trong quá trình xét xử, nếu có Thẩm phán hoặc Hội thẩm không tiếp tục tham
gia xét xử được thì Toà án vẫn có thể xét xử vụ án, nếu có Thẩm phán hoặc Hội
thẩm dự khuyết. Thẩm phán hoặc Hội thẩm dự khuyết phải có mặt tại phiên toà từ

đầu thì mới được tham gia xét xử. Trường hợp Hội đồng xét xử có hai Thẩm phán
mà Thẩm phán chủ toạ phiên toà không tiếp tục tham gia xét xử được thì Thẩm
phán làm thành viên của Hội đồng xét xử làm chủ toạ phiên toà và Thẩm phán dự
khuyết được bổ sung làm thành viên Hội đồng xét xử. Trong trường hợp không có
Thẩm phán, Hội thẩm dự khuyết để thay thế hoặc phải thay đổi chủ toạ phiên toà
thì vụ án phải được xứt xử lại từ đầu. Quy định vừa đảm bảo việc xét xử trực tiếp
vừa đảm bảo thành phần của Hội đồng xét xử nhằm giải quyết vụ án được chính
xác, khách quan.
12.Những người tham gia phiên tòa.
• Kiểm sát viên
Luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định Kiểm sát Viên kiểm sát cùng các cấp
phải tham gia phiên toàn. Nếu vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì có thể
có hai Kiểm sát viên cùng tham gia phiên toàn. Việc hai Kiểm sát viên cùng tham
gia phiên toàn là điều không bắt buộc, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 chỉ quy
định tuỳ thuộc vào vụ án có tính chất nghiêm trọng phức tạp hay không mà Viện
kiểm sát có thể cử hai Kiểm sát viên cùng tham gia phiên toà. Đối với vụ án phức
LỚP NO1_TL1_NHÓM 2

3

Nguyễn Phương Thảo_341202


Bài tập lớn học kỳ

Môn Luật Tố Tụng Hình Sự

tạp có hai kiểm sát viên cùng tham gia phiên toà thì phải có sự phân công cụ thể
việc chuẩn bị các nội dung, chứng cứ, lập luận về các ván đề liên quan để tham gia
xét hỏi và tranh luận có hiệu quả. Trong trường hợp cần thiết có thể có Kiểm sát

viên dự khuyết.
Đối với những vụ án phưc tạp mà địa phương thấy cần thiết hoặc đối với những
vụ án mà bị can, bị cáo là người có chức sắc cao trong tôn giáo, nhân sĩ, trí thức có
tên tuổi, người nước ngoài có thể phải chịu mức hình phạt cao nhất thì thông
thường Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát trực tiếp tham gia phiên
toà.
• Bị cáo
Bị cáo phải có mặt tại phiên toà theo giấy triệu tập của Toà án. Nếu bị cáo vắng
mặt không có lý do chính đáng thì bị áp giải. Bị cáo tại ngoại đã được giao giấy
triệu tập hợp lệ mà vắng mặt tại phiên toàn không có lý do chính đáng thì Thẩm
phán chủ toạ phiên toà ra lệnh áp giải đến phiên toà (trong ngày hoặc vài ngày
khác) để xét xử. Việc vắng mặt tại phiên toà được coi là có lí do chính đáng nếu bị
cáo gặp những trở ngại mà không thể có mặt tại phiên toà theo giấy triệu tập của
Toà án. Lý do chính đáng phải được báo cho Toà án biết trước khi khai mạc phiên
toà.
Nếu bị cáo vắng mặt có lí do chính đáng thì phải hoãn phiên toà. Nếu bị cáo bị
bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án
cho đến khi bị cáo khỏi bệnh. Nếu bị cáo trốn, Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án
và yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị cáo. Nếu trong vụ án có nhiều bị cáo trong
đó có bị cáo bỏ trốn, có bị cáo không bỏ trốn thì Toà án vẫn quyết định tạm chỉ vụ
án đối với tất cả các bị cáo. Ngoài ra, Toà án có thể xử vắng mặt bị cáo trong những
trường hợp quy định tại khoản 2 điều 187 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.
Tại phiên toà, bị cáo phải được giám sát chặt chẽ. Nếu đang bị tạm giam thì khi
ra phiên toàn, bị cáo được tiếp xúc với người bào chữa nhưng phải thực hiện đúng
nội quy phiên toà và tuân theo sự điểu khiển của chủ toạ phiên toà. Việc tiếp xúc
với những người khác phải được phép của chủ toạ phiên toà. Trong trường hợp bị
cáo muốn được tiếp xúc với người khác thì phải nói rõ xin được tiếp xúc với ai và
LỚP NO1_TL1_NHÓM 2

4


Nguyễn Phương Thảo_341202


Bài tập lớn học kỳ

Môn Luật Tố Tụng Hình Sự

lý do tiếp xúc. Nếu xét thấy việc xin tiếp xúc với người khác của bị cáo có lý do
chính đáng thì chủ toạ phiên toà cho phép. Đối với bị cáo không bị tạm giam thì
phải có mặt tại phiên toà trong suốt thời gian thì phải có mặt tại phiên toà trong suốt
thưòi gian xét xử vụ án (Điều 188 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003).
• Người bào chữa
Người bào chữa có nghĩa vụ tham gia phiên toàn. Người bào chữa có thể gửi
trước bản bào chữa cho Toà án. Nếu người bào chữa vắng mặt, thì Toà án vẫn tiến
hành xét xử.
Trong trường hợp bị cáo là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm
về thể chất hay tâm thần hoặc trường hợp bị cáo bị truy tố đưa ra xét xử về tội có
khung hình phạt cao nhất là tử hình được quy định tại Bộ luật hình sự năm 1999 mà
người bào chữa vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên toà.
Tuy nhiên, đối với những trường hợp bị cáo là người chưa thành niên hoặc
người có nhược điểm về thể chất hay tâm thần mà bị cáo hoặc người đại diện hợp
pháp của họ không mời người bào chữa thì Toà án phải yêu cầu của Đoàn luật sự
phân công Văn phòng luật cử phân công văn phòng luật sư cử người bào chữa cho
họ hoặc đề nghị Uỷ ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt
trận cử người bào chữa (nếu bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức). Nếu khi phạm
tội bị cáo là người chưa thành niên, nhưng đến khi khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử
họ đã đủ 18 tuổi thì Toà án không cần yêu cầu Đoàn luật sư hay mặt trận Tổ quốc
cử người bào chữa cho họ.
Theo tinh thần của nghị quyết số 03/2004/NQ - HĐTP của Hội đồng thẩm phán

Toà án nhân dân tối cao ngày 02/10/2004 hướng dẫn thực hiện hành một số quy
định trong Phần thứ nhất "những quy định chung" của Bộ luật tố tụng hình sự năm
2003, trường hợp bị can, bị cáo, nhiều đại diện hợp pháp của họ không mời người
bào chữa và theo yêu cầu của Toà án văn phòng luật sư đã cử người bào chữ cho họ
…Thì tòa án phải thông báo cho bị can, bị cáo và người đại diện hợp pháp của bị
can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể
chất biết. Việc thông báo có thể bằng văn bản riêng, có thể được ghi trong quyết
định đưa vụ án ra xét xử.
LỚP NO1_TL1_NHÓM 2

5

Nguyễn Phương Thảo_341202


Bài tập lớn học kỳ

Môn Luật Tố Tụng Hình Sự

Trước khi mở phiên toà, nếu bị can, bị can, bị cáo, người đại diện hợp pháp của
họ yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa thì người có yêu cầu phải làm văn
bản trong đó cần ghi rõ lý do yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa. Những
người nói trên cũng có thể trực tiếp đến Toà án yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người
bào chữa. Toà án phải lập biên bản ghi rõ lý do yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người
bào chữa và người có yêu cầu phải ký tên hoặc điểm chỉ vào biên bản. Văn bản về
yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa phải được lưu vào hồ sơ vụ án.
Tại phiên toà, bị cáo người đại diện hợp pháp của họ có yêu cầu thay đổi hoặc
từ chối người bào chữa thì Hội đồng xét xử không cần lập thành văn bản riêng
nhưng phải ghi vào biên bản phiên toà. Hội đồng xét xử có thể quyết định chấp
nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu của họ. Nếu hội đồng xét xử không chấp nhận

thì thông báo cho người yêu cầu biết và nói rõ căn cứ của việc không chấp nhận.
Nếu chấp nhận thì phải hoãn phiên toà và thẩm phán được phân công chủ toạ phiên
toà thay mặt hội đồng xét xử yêu cầu đoàn luật sư phân công văn phòng luật sư cử
người khác bào chữa cho bị cáo hoặc đề nghị uỷ ban mặt trận tổ quốc Việt Nam cử
bào chữa viên nhân dân khác bào chữa cho thành viên của tổ chức mình. Nếu bị
cáo, người đại diện hợp pháp của họ từ chối người bào chữa thì họi đồng xét xử cần
giải thích cho họ biết người bào chữa sẽ giúp họ về mặt pháp lý nhằm bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp cho bị cáo. Đối với trường hợp bị cáo là người chưa thành
viên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất, nếu cả bị cáo và người
đại diện hợp pháp của họ đều giữ quan điểm từ chối người bào chữa thì cần phải
ghi vào biên bản phiên toà và tiến hành xét xử theo thủ tục chung không có sự tham
gia của người bào chữa. Ngược lại, nếu chỉ có bị cáo hoặc chỉ có người đại diện
hợp pháp của họ từ chối người bào chữa thì toà án vẫn tiến hành xét xử theo thủ tục
chung có sự tham gia của người bào chữa đã được cử.
• Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan đến vụ án.
Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan đến vụ án và đại diện hợp pháp của họ có quyền tham gia phiên tòa. Nếu
họ vắng mặt thì tuỳ trường hợp. Hội đồng xét xử hoãn phiên toà (nếu sự có mặt của
LỚP NO1_TL1_NHÓM 2

6

Nguyễn Phương Thảo_341202


Bài tập lớn học kỳ

Môn Luật Tố Tụng Hình Sự


họ là cần thiết) hoặc vẫn cứ tiến hành xét xử (nếu sự vắng mặt của họ không trở
ngại cho việc xét xử, lời khai của họ ít quan trọng hoặc họ đã có lời khai ở Cơ quan
điều tra).
Nếu thấy sự vắng mặt của người bị hại, nguyên đơn dân sự hoặc bị đơn dân sự
chỉ trở ngại cho việc giải quyết vấn đề bồi thường thì Hội đồng xét xử có thể tách
việc bồi thường để xét xử sau theo thủ tục tố tụng dân sự (điều 191 Bộ luật tố tụng
hình sự năm 2003).
- Người làm chứng
Người làm chứng vắng mặt tại phiên toà thì tuỳ từng trường hợp, Hội đồng xét
xử quyết định hoãn phiên toà (nếu sự có mặt của họ là cần thiết) hoặc vẫn tiến hành
xét xử. Nếu người làm chứng vắng mặt nhưng trước đó họ đã có lồi khai ở Cơ quan
điêu tra và Toà án quyết định vẫn tiến hành xét xử thì chủ toạ phiên toà công bố lời
khai đó của họ (Điều 192 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003).
Người làm chứng đã được triệu tập nhưng cố ý không đến mà không có lí do
chính đáng thì hội đồng xét xử có thể ra quyết định dẫn giải. Nói chung toà án chỉ
quyết định dẫn giải người làm chứng khi sự vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc
xét xử, phải hoãn phiên toà.
Thủ tục dẫn giải người làm chứng được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố
tụng hình sự năm 2003. Trong quyết định dẫn giải người làm chứng phải ghi rõ thời
gian, địa điểm ra quyết định; họ tên, chức vụ người ra quyết định, họ tên, ngày
tháng, năm sinh, nơi cư trú của người làm chứng; thời gian, địa điểm người làm
chứng phỉa có mặt. Quyết định dẫn giải người làm chứng được gửi cho Thủ trưởng
Cơ quan điều tra cùng cấp. Người thi hành việc dẫn giải phải đọc, giải thích quyền
và nghĩa vụ của người làm chứng và lập biên bản về việc dẫn giải. Khi dẫn giải
không được đối xử thô bạo với người làm chứng; cơ quan ra lệnh dẫn giải người
làm chứng có trách nhiệm thanh toán tiền tàu, xe, ăn ở (nếu có) cho người làm
chứng và đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp khác của họ.
• Người giám định
Người giám định vắng mặt tại phiên toàn thì Toà án hoãn phiên toàn nếu thấy
sự có mặt của họ là cần thiết. Nếu người giám định đã có kết luận viết và sự vắng

LỚP NO1_TL1_NHÓM 2

7

Nguyễn Phương Thảo_341202


Bài tập lớn học kỳ

Môn Luật Tố Tụng Hình Sự

mặt của họ không trở ngại cho việc xét xử thì Toà án vẫn tiến hành xét xử (Điều
193 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003)
13.Thời hạn hoãn phiên tòa.
Thời hạn hoãn phiên tòa sơ thẩm được quy định tại Điều 194 BLTTHS năm
2003. Theo đó, thời hạn được quy định là không quá 30 ngày kể từ ngày ra quyết
định hoãn phiên tòa. Các trường hợp cụ thể có thể hoãn phiên tòa là:
• Cần thay đổi Thẩm phán hoặc Hội thẩm;
• Cần thay đổi Kiểm sát viên tại phiên tòa;
• Cần thay đổi thư kí tòa án;
• Bị cáo vắng mặt có lý do chính đáng;


Kiểm sát viên vắng mặt tại phiên tòa;

• người bào chữa vắng mặt trong trường hợp bắt buộc phải có ngừoi bào chữa
cho bị can bị áo.
• Người bị hại, nguyên đơn dân sựu, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và
nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc đại diện hợp pháp của họ vắng mặt tại phiên tòa;
• Người làm chứng vắng mặt tại phiên tòa;

• Người giám định vắng mặt tại phiên tòa;
14.Giới hạn của việc xét xử.
Theo Điều 196 BLTTHS năm 2003 quy định về giới hạn xét xử, có hai ranh
giới mà tòa án không được phép vượt qua:
Một là, tòa án không được xét xử những người và những hành vi chưa được
Viện kiểm sát truy tố. Như vậy, tòa án chỉ bị giới hạn bởi tội danh nặng hơn chứ
không bị hạn chế bởi khung hình phạt nặng hơn. Cũng có nghĩa, tòa án có thể xét
xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Việt Kiểm sát truy tố trong cùng một Điều
luật.
Hai là, toà án không thể xét xử bị cáo về một tội khác nặng hơn tội mà Viện
kiểm sát đã truy tố. Ranh giới này được xác định bởi một yếu tố quan trọng đó là
tội danh mà Viện kiểm sát đã truy cứu.

LỚP NO1_TL1_NHÓM 2

8

Nguyễn Phương Thảo_341202


Bài tập lớn học kỳ

Môn Luật Tố Tụng Hình Sự

Quy định này xuất phát từ nguyên tắc đảm bảo quyền công tố và kiểm sát việc
tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự của Viện kiểm sát và thể hiện tính nhân
đạo trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam.
15.Việc rút quyết định truy tố.
Việc rút quyết định truy tố của Viện kiểm sát được chia làm ba trường hợp như
sau:

Trường hợp thứ nhất là trước khi mở phiên tòa. Trường hợp này, Viện kiểm sát
có thể rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố của mình. Nếu Viện kiểm sát
rút toàn bộ quyết định truy tố thì Tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án. Nếu Viện
kiểm sát ra rút một phần quyết định truy tố thì hội đồng xét xử chỉ xét xử phần
không bị rút.
Trường hợp thứ hai là tại phiên tòa, sau khi xét hỏi, kiểm sát viên có thể rút
toàn bộ hay một phần quyết định truy tố hoặc kết luận về tội danh nhẹ hơn nhưng
Hội đồng xét xử vẫn phải xét xử toàn bộ vụ án.
Trường hợp cuối cùng, kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố trước khi
nghị án. Lúc này, Hội đồng xét xử phải yêu cầu người tham gia tố tụng tại phiên tòa
trình bày ý kiến về việc rút truy tố đó. Trong quá trình nghị án, nếu hội đồng xét xử
có căn cứ xác định bị cáo có tội thì hội đồng xét xử ra quyết định đình chỉ vụ án và
kiến nghị với Viện kiểm sát cấp trên.
16.Nội quy phiên tòa và biện pháp xử lý đối với người vi phạm trật tự phiên
tòa.
Quy định về nội quy phiên tòa và biện pháp xử lý đối với người vi phạm trật tự
phiên tòa góp phần đảm bảo trật tự phiên tòa, giúp phiên tòa được tiến hành một
cách ổn định, an toàn và thể hiện không khí nghiêm túc của buổi xét xử.
Nội quy phiên tòa bao gồm một số điểm chú ý sau:
Một là, mọi người trong phòng xử phải có thái độ tôn trọng hội đồng xét xử, giữ
gìn trật tự và tuân theo sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa.
Hai là mọi người ở trong phòng phải đứng dậy khi hội đồng xét xử vào phòng
xử án, chỉ những người được tòa triệu tập mới được trình bày ý kiến và phải được

LỚP NO1_TL1_NHÓM 2

9

Nguyễn Phương Thảo_341202



Bài tập lớn học kỳ

Môn Luật Tố Tụng Hình Sự

tòa cho phép. Người phát biểu phải đứng dậy khi được xét hỏi, trừ trường hợp lý do
sức khỏa được tòa cho phép ngồi để trình bày.
Ba là, người dứoi 16 tuổi không được phép vào phòng xử án, trừ trường hợp
được tòa triệu tập.
Khi có sự vi phạm, tùy từng trường hợp, chủ tọa phiên tòa có quyền phạt cảnh
cáo, phạt tiền, buộc ròi khỏi phòng sử án hoặc ra lệnh bắt giữ. Đối với trường hợp
xử lý bằng hình thức buộc ròi khỏi phòng xử án thì chủ tọa phiên tòa không phải
lập biên bản và không phải ra quyết định bằng biên bản.Đối với trường hợp xử lý
bằng hình thức bắt giữ thì chủ tọa phải lập biên bản và ra quyết định bằng văn bản
(có thể được bắt giữ trước khi lập biên bản).
17.Việc ra bản án và các quyết định của tòa án.
Việc ra bản án và các quyết định của tòa án được thể hiện tại Điều 199
BLTTHS năm 2003 như sau: Bản án của Tòa án quyết định việc bị cáo có phạm tội
hay không phạm tội, hình phạt và các biện pháp tư pháp khác. Bản án phải được
thảo luận và thông qua tại phòng nghị án. Quyết định về việc thay đổi thành viên
của Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án, người giám định, người phiên
dịch, chuyển vụ án, yêu cầu điều tra bổ sung, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án và
về việc bắt giam hoặc trả tự do cho bị cáo phải được thảo luận và thông qua tại
phòng nghị án và phải được lập thành văn bản. Quyết định về các vấn đề khác được
Hội đồng xét xử thảo luận và thông qua tại phòng xử án, không phải lập thành văn
bản, nhưng phải được ghi vào biên bản phiên tòa
18.Biên bản phiên tòa.
Điều 200 quy định cụ thể về biên bản phiên tòa như sau:
Biên bản phiên tòa phải ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm của phiên tòa và
mọi diễn biến ởphiên tòa từ khi bắt đầu cho đến khi tuyên án. Cùng với việc ghi

biên bản, có thể ghi ââm, ghi hình về diễn biến phiên tòa. Những câu hỏi và những
câu trả lời đều phải được ghi vào biên bản. Sau khi kết thúc phiên tòa, chủ tọa phiên
tòa phải kiểm tra biên bản và cùng với Thư ký Tòa án ký vào biên bản đó. Kiểm
sát viên, bị cáo, người bào chữa, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự,
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bảo vệ quyền lợi của
LỚP NO1_TL1_NHÓM 2

10

Nguyễn Phương Thảo_341202


Bài tập lớn học kỳ

Môn Luật Tố Tụng Hình Sự

đương sự hoặc đại diện hợp pháp của những người đó được xem biên bản phiên
tòa, có quyền yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa và ký xác
nhận.
II. Thực tiễn thi hành và một vài kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định
chung của BLTTHS 2003 về thủ tục tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm hình sự.
Những quy định chung của BLTTHS 2003 về thủ tục phiên tòa hình sự sơ thẩm
đã góp phần vào việc nâng cao chất lượng xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự trong
thời gian qua. Trên cơ sở quy định này, trong quá trình giải quyết, xét xử các vụ án
hình sự, các tòa án đã đảm bảo cho những người tham gia tố tụng thực hiện đầy đủ
các quyền và nghia vụ của họ. Các phán quyết của Tòa án căn cứ chủ yếu vào kết
quả tranh tụng tại phiên tòa và trên cơ sở xem xét một cách toàn diện, khách quan
các chứng cứ của vụ án, nên đã đảm bảo đúng nười, đúng tội, đúng pháp luật. Chất
lượng xét xử các vụ án hình sự ngày được nâng cao, thể hiện ở việc số người bị kết
án oán sai ngày càng giảm, năm 2004 có 5 người bị kết án oan, năm 2005 có 4

người bị kết án oan và đặc biệt trong năm 2006 không có trường hợp nào toàn án
kết án oan. Tuy nhiên, hiên nay, những quy định chung về thủ tục tố tụng tại phiên
tòa sơ thẩm cũng bộc lộ những thiếu sót cần phải kịp thời tháo gỡ. Trong đó, đáng
lưu ý là những hạn chế cần khắc phục như sau:
Về sự tham gia vào phiên tòa sơ thẩm hình sự, thực tiễn xét xử cho thấy
trường hợp đáng quan tâm nhất có lẽ là sự có mặt của người bào chữa tại phiên tòa
này. Hiện nay, trường hợp không bắt buộc phải có người bào chữa, nếu người bào
chữa không thể có mặt tại phiên toà xét xử, thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét
xử bình thường. Chỉ có một cách duy nhất thực hiện quyền và nghĩa vụ bào chữa
cho bị cáo, đó là người bào chữa gửi trước bản bào chữa cho Toà án. Theo nhiều
người làm việc trong các cơ quan pháp luật, quy định trên của Bộ Luật Tố tụng
Hình sự (BLTTHS) đã hạn chế quyền được có người bào chữa tại phiên toà của bị
cáo.
Do đó, cần thiết phải có sự điều chỉnh về mặt pháp luật để nâng cao hơn vị trí
của người bào chữa trong phiên tòa sơ thẩm hình sự.

LỚP NO1_TL1_NHÓM 2

11

Nguyễn Phương Thảo_341202


Bài tập lớn học kỳ

Môn Luật Tố Tụng Hình Sự

Mặt khác, theo Điều 57 BLTTHS, những trường hợp sau đây phải bắt buộc có
người bào chữa: Bị can, bị cáo phạm tội có khung hình phạt cao nhất là tử hình; Bị
can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể

chất. Hiện nay, chưa có hướng dẫn cụ thể khái niệm: nhược điểm về tâm thần hoặc
thể chất Do đó, BLTTHS sửa đổi, bổ sung phải làm rõ vấn đề này. Ngoài ra, cũng
cần bổ sung thêm một số trường hợp bị can, bị cáo bắt buộc phải có người bào
chữa: người mù chữ, người dân tộc thiểu số.
Về giới hạn xét xử, nghiên cứu sâu vào những ranh giới kể trên, rõ ràng, quy
định này còn tồn tại những điểm không đồng nhất và vi phạm vào một trong các
nguyên tắc của pháp luật tố tụng hình sự. Với việc cho phép Tòa án xét xử bị cáo
theo các khoản khác nhau trong một điều luật, hiển nhiên không loại trừ trường hợp
tòa có thể xét xử những khoản khác nặng hơn so với khoản mà Viện kiểm sát truy
tố. Điểm này tỏ ra không thống nhất với quy định tòa án chỉ được xét xử tội danh
bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát truy tố bởi suy cho cùng, hậu qủa pháp lý
mà bị cáo có thể gánh chịu trong một khoản khác có thể còn nặng nề hơn một tội
danh nặng hơn. Như vậy, tính nhân đạo của pháp luật tố tụng hình sự vẫn chưa
được bảo vệ một cách triệt để và rõ ràng. Một tồn tại khác trong quy định này đó là
việc tòa án bị hạn chế quyền xét xử sẽ dẫn đến việc tòa án không thể xét xử một
cách khách quan đúng người đúng tội, hạn chế khả năng xét xử độc lập của thẩm
phán và hội đồng xét xử. Bởi quyết định truy tố của Viện kiểm sát là tiền đề cho
Tòa án tiến hành xét xử. Rõ ràng quy định này đang đứng trước mâu thuẫn lớn giữa
hai nguyên tắc cơ bản của luật tô tụng hình sự. Việc lựa chọn nguyên tắc nào được
ưu tiên áp dụng trong trường hợp này hoàn toàn phụ thuộc ý tưởng chủ quan của
nhà làm luật.
Trước tồn tại trên, nên chăng trong quy định của pháp luật cần phải thể hiện
chặt chẽ hơn nữa quy định về giới hạn xét xử của Tòa án. Cần có sự hướng dẫn
thống nhất về việc tòa án có được xét xử các khoản khác năng hơn khoản mà Viện
kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật hay không?
Về việc rút quyết định truy tố, điểm đáng lưu ý là tại trường hợp kiểm sát viên
có thể rút toàn bộ hay một phần quyết định truy tố hoặc kết luận về tội danh nhẹ
LỚP NO1_TL1_NHÓM 2

12


Nguyễn Phương Thảo_341202


Bài tập lớn học kỳ

Môn Luật Tố Tụng Hình Sự

hơn tại phiên tòa. Thực tiễn cho thấy, tại phiên tòa, bên thực hành quyền công tố là
kiểm sát viên được Viện kiểm sát chỉ định tham dự phiên tòa sơ thẩm hình sự, họ
không đủ quyền hạn để tiến hành rút quyết định truy tố khi chưa có sự đồng thuận
từ phía Viện kiểm sát. Quy định này đã thể hiện một phương diện khá chủ quan khi
cho rằng kiểm sát viên có thể thay mặt Viện kiểm sát ra quyết định. Điều này rất dễ
dẫn tới việc kiểm sát viên đưa ra một quyết định không thực sự chính xác và khách
quan. Trong nhiều trường hợp, kiểm sát viên tham dự phiên tòa đã xin hoãn phiên
tòa để xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên và cho dù vậy thì việc hội đồng xét xử chấp
nhận hoãn phiên tòa là một điều rất khó khăn.
Về việc thực hiện nội quy phiên tòa, hiện nay, nhiều phiên tòa sơ thẩm hình sự
không kiểm soát được sự quá khích của những người có liên quan tham dự. Dù vấn
đề này chỉ là thứ yếu so với các quy định khác, song việc đảm bảo một môi trường
thuận lợi và nghiêm trang cho việc xét xử là một yếu tố không thể thiếu giúp tăng
cường hiệu quả xét xử. Do đó, nên chăng cần thắt chặt và mạnh tay hơn nữa khi
xây dựng các biện pháp xử lý đối với người vi phạm trật tự phiên tòa để phòng
ngừa, răn đe những hiện tượng gây náo loạn phiên tòa sơ thẩm hình sự.

C. KẾT LUẬN
Những quy định chung về thủ tục tại phiên tòa sơ thẩm hình sự là hành lang
pháp lý an toàn để hoạt động tố tụng trong phiên tòa được diễn ra hiệu quả và toàn
diện. Mang tính chất nền tảng, những quy định này hiện nay đã và đang củng cố
pháp chế XHCN trong giai đoạn xét xử sơ thẩm tố tụng hình sự. Mặc dù còn những

thiếu sót và bất cập, song những quy định này đã ít nhiều mang lại hiệu quả xét xử
án hình sự so với trước đây, khi BLTTHS năm 1988 còn có hiệu lực. Những cố
gắng của nhà làm luật là không thể phủ nhận, tuy nhiên những tồn lại là điều mà
những người quan tâm nghiên cứu pháp luật tố tụng hình sự luôn hướng tới. Những
ý kiến đa chiều về pháp lậut tố tụng hình sự hiện nay nói chung và những quy định
chung về thủ tục tại phiên tòa sơ thẩm hình sự nói riêng sẽ gíup hoàn thiện và nâng
cao hơn nữa chất lượng pháp luật tố tụng hình sự, suy cho cùng là hướng tới việc
giải quyết vụ án hình sự một cách đúng đắn trên cơ sở một bản án công minh, đúng
người, đúng tội và đúng pháp luật.
LỚP NO1_TL1_NHÓM 2

13

Nguyễn Phương Thảo_341202


Bài tập lớn học kỳ

Môn Luật Tố Tụng Hình Sự

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.
2. Trường Đại học Luật Hà Nội, giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb
Tư pháp, Hà Nội, 2006.
3. Ngô Thị Ngọc Văn, Vai trò của luật sư bào chữa trong xét xử sơ thẩm vụ án
hình sự, luận văn thạc sĩ 2004.
4. Đinh Văn Quế, pháp luật hình sự, thực tiễn xét xử và án lệ.

LỚP NO1_TL1_NHÓM 2


14

Nguyễn Phương Thảo_341202



×