Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Tiểu luận xử lý tình huống giải quyết khiếu nại về chính sách ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.54 KB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG
LỚP: BỒI DƯỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K2A-2015

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI :

GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
VỀ CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÁNG
CHIẾN BỊ NHIỄM CHẤT ĐỘC HÓA HỌC

Họ và tên học viên :

Vũ Thị Phương Thúy

Chức vụ

:

Chuyên viên

Đơn vị công tác

:

Phòng Lao động - TBXH huyện Thạch Thất.

Hà Nội, tháng 11 năm 2015


1-LỜI NÓI ĐẦU


1.1. Lý do chọn đề tài
Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã có
biết bao thế hệ người Việt Nam hy sinh tính mạng, xương máu, sức lực, trí tuệ và tài
sản để cho đất nước được tự do, độc lập. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đời đời ghi
nhớ công lao to lớn và luôn nỗ lực dành sự ưu đãi cho những người con ưu tú ấy.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: Đang khi Tổ quốc lâm nguy, giang sơn, sự nghiệp,
mồ mả, đền chùa, nhà thờ của tổ tiên ta bị uy hiếp, cha mẹ, anh em, vợ con, thân thích,
họ hàng ta bị đe dọa, của cải, ruộng nương, nhà cửa, ao vườn, làng mạc ta bị nguy
ngập, ai là người xung phong trước hết để chống cự quân thù, để giữ gìn đất nước cho
chúng ta? Đó là những chiến sĩ mà nay một số thành ra thương binh. Người nhấn
mạnh: Thương binh là những người đã hy sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ
đồng bào, vì lợi ích của Tổ quốc, của đồng bào mà các đồng chí đó bị ốm yếu. Vì vậy,
Tổ quốc và đồng bào phải biết ơn, phải giúp đỡ những người con anh dũng ấy. Vì nghĩa
cử và sự hy sinh cao cả của thương binh, liệt sĩ và người có công nên Chủ tịch Hồ Chí
Minh luôn nhắc nhở: Đối với những người con trung hiếu ấy, Chính phủ và đồng bào
phải báo đáp cho xứng đáng.
Thực hiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu, Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng
việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần đối với thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt
sỹ và gia đình người có công với nước. Mặc dù đất nước còn nhiều khó khăn nhưng các
chính sách ưu đãi người có công không ngừng được hoàn thiện theo hướng diện ưu đãi
ngày càng được mở rộng, mức chuẩn trợ cấp ưu đãi từng bước được nâng lên, cao hơn
mức lương tối thiểu chung và luôn ở mức cao nhất trong các chính sách xã hội. Nhiều
chủ trương, quan điểm ưu đãi đã được thể chế hóa trong Hiến pháp, luật pháp, Pháp
lệnh ưu đãi người có công với cách mạng. Các chính sách ưu đãi đối với người có công
bao phủ hầu hết các lĩnh vực đời sống người có công. Chế độ trợ cấp, ưu đãi hàng tháng
được điều chỉnh đồng bộ với tiền lương, trợ cấp bảo hiểm xã hội đã từng bước cải thiện,
1


ổn định đời sống người có công với cách mạng. Các văn bản pháp luật về ưu đãi người

có công đã thể chế hóa được chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với người
có công; tạo môi trường pháp lý thuận lợi để chính sách đi vào cuộc sống, tạo sự đồng
thuận xã hội cao, góp phần bảo đảm công bằng xã hội.
Năm 2012, Quốc Hội đã cho ban hành Pháp lệnh ưu đãi người có công và theo
sau đó là Nghị Định số 31/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi
hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, Thông tư số
05/2013/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - TB&XH hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ,
thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân. Các quy định đối
với người có công với cách mạng và thân nhân khi ra đời đã có nhiều điểm mới, nhiều
ưu đãi mới đối với người có công và thân nhân của họ. Bên cạnh đó cũng còn không ít
những vướng mắc khi đi vào thực hiện, nhiều thủ tục rờm rà khiến một bộ phận không
nhỏ người dân thắc mắc và không đồng tình.
Là một công chức Nhà nước, hiện đang công tác ở ngành Lao động - Thương
binh và xã hội thuộc Phòng Lao động - TBXH huyện Thạch Thất. Sau khi tham gia lớp
bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên tại Trường Đào tạo cán bộ Lê
Hồng Phong cộng với những kinh nghiệm thực tế trong công tác. Tôi chọn đề tài “Giải
quyết khiếu nại về chính sách ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm
chất độc hóa học” làm tiểu luận tốt nghiệp.
Do thời gian thực hiện đề tài ngắn và bị ảnh hưởng của công tác chuyên môn nên
trong quá trình thực hiện tiểu luận này không tránh khỏi những thiếu sót.
Rất mong được sự góp ý chân thành của quý Thầy, Cô.
Xin chân thành cảm ơn !
1.2. Mục tiêu của đề tài
Đây là tiểu luận nghiên cứu nhằm củng cố và vận dụng kiến thức đã học vào
trong thực tiễn của đơn vị đang công tác, đồng thời giúp cho bản thân tìm hiểu nguyên
nhân và xử lý giải quyết công việc một cách nhanh chóng, kịp thời, đúng qui định nhằm
bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người có công trên địa bàn xã.
2



1.3. Phương pháp nghiên cứu
Khảo sát tình hình thực tiễn, phân tích xử lý tình huống, so sánh đối chiếu.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi đề tài này chỉ giải quyết khiếu nại về chính sách người hoạt động kháng
chiến bị nhiễm chất độc hóa học của ông Vũ Quốc Hùng, sinh năm 1942, trú tại: Thôn
Đụn Dương, xã Liên Quan, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội.
1.5. Bố cục của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kiến nghị, nội dung bài tiểu luận bao gồm:
Phần 1: Mô tả tình huống
Phần 2: Xác định mục tiêu, xử lý tình huống
Phần 3: Phân tích nguyên nhân, hậu quả
Phần 4: Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống
Phần 5: Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn.

3


2- NỘI DUNG
2.1. Mô tả tình huống
Sau khi dự buổi tập huấn và nhận văn bản tài liệu về hướng dẫn thực hiện chế độ
ưu đãi người có công với cách mạng năm 2015. Phòng Lao động - TBXH huyện Thạch
Thất đã có văn bản tham mưu cho UBND huyện và có văn bản thông báo tới UBND
các xã, thị trấn trên địa bàn huyện về chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước. Tính
đến hết tháng 10/2015 các xã, thị trấn đã chuyển 150 bộ hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ
người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học lên Phòng Lao động - TBXH
huyện Thạch Thất cho 150 đối tượng trên địa bàn xã có đủ căn cứ hoạt động ở chiến
trường và căn cứ bệnh tật theo quy định.
Trong số các hồ sơ trả lại để bổ sung căn cứ, có hồ sơ của ông Vũ Quốc Hùng, sinh
năm 1942, trú quán tại thôn Đụn Dương, Liên Quan, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội
Ông Hùng bắt đầu nhập ngũ vào quân đội tháng 7/1968, đến tháng 2/1970 ông

được đơn vị cử vào chiến trường miền nam để chiến đấu, địa bàn đóng quân là ở tỉnh
Quảng Trị. Sau giải phóng miền nam thống nhất đất nước ông xuất ngũ về địa phương,
làm việc và sinh sống tại địa phương.
Tháng 4/2015, ông Hùng đến Ban Lao động - TBXH xã Liên Quan để nộp hồ sơ
đề nghị giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
nhưng không được thụ lý bởi hồ sơ của ông Hùng không đủ thủ tục, giấy tờ căn cứ ở
chiến trường (các giấy tờ gốc của ông Hùng đều đã mất hết và hiện tại trong hồ sơ của
ông Hùng chỉ có giấy xác nhận từ năm 2009 của đơn vị trước đây quản lý ông có xác
nhận ông có thời gian công tác ở chiến trường miền nam trước 30/4/1975) theo quy
định tại Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 5 năm 2013 của Bộ Lao
động - TB&XH hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi
người có công với cách mạng và thân nhân.
Do không đồng ý với lý do không nhận hồ sơ của Ban Lao động - TBXH xã Liên
Quan, ông Hùng đã làm đơn đề nghị về vấn đề của ông ra UBND huyện đề nghị trả lời
4


rõ hơn về trường hợp của ông. UBND huyện đã chuyển đơn cho Phòng Lao động TBXH thụ lý và tham mưu trả lời đơn thư, giải quyết theo quy định.
Tình huống đặt ra cho Phòng Lao động - TBXH phải kiểm tra lại qui trình, thủ
tục giải quyết chế độ, chính sách ưu đãi đối với người có công khi bị mất hết giấy tờ.
Phải giải quyết đơn thư của công dân như thế nào? Muốn giải quyết được thấu tình, đạt
lý phải tìm hiểu nguyên nhân và hậu quả của tình huống để từ đó đưa ra phương án giải
quyết hiệu quả nhất.
2.2.Xác định mục tiêu, xử lý tình huống
Từ tình huống của ông Vũ Đức Hùng chúng ta cần xác định 3 mục tiêu cơ bản:
mục tiêu đối với ông Hùng; mục tiêu đối với UBND xã Liên Quan (Ban Lao động TBXH xã); mục tiêu đối với Phòng Lao động - TBXH huyện.
* Đối với ông Vũ Quốc Hùng:
Cần bổ sung đầy đủ các giấy tờ, căn cứ hoạt động tại chiến trường và căn cứ bệnh
tật theo đúng quy định của nhà nước. Làm đúng theo hướng dẫn của cán bộ tiếp nhận
hồ sơ, nếu hồ sơ thiếu căn cứ cần bổ sung phải về tìm thêm các giấy tờ và bổ sung đúng

thủ tục theo quy định.
* Đối với UBND xã (Ban Lao động - TBXH xã):
Về phía UBND xã, cán bộ công chức trực tiếp phụ trách công tác Lao động TBXH xã phải có trách nhiệm giải thích rõ về văn bản quy định của Nhà nước đối với
người có công với cách mạng nói riêng và công dân trên địa bàn xã nói chung. Tạo
niềm tin cho nhân dân vào cán bộ công chức, và tin tưởng vào các chính sách của Đảng
và Nhà nước, đồng thời còn thể hiện ý thức tuân thủ pháp luật của cá nhân, đơn vị và tổ
chức nhằm góp phần làm tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và kỷ cương.
* Đối với Phòng Lao động - TBXH huyện, cơ quan Nhà nước cấp trên:
Về phía Phòng Lao động - TBXH phải chỉ đạo và phối hợp với Ban Lao động TBXH xã Liên Quan để giải quyết vấn đề. Phòng Lao động huyện phải thực hiện đúng
chức năng quản lý Nhà nước về chính sách ưu đãi đối với người có công với cách
5


mạng, phải có ý kiến đề xuất với cấp trên về các vấn đề vướng mắc của công dân, đối
với các trường hợp đối tượng đi bộ đội nhưng do khi xuất ngũ chủ quan không cẩn thận
đã làm mất toàn bộ giấy tờ gốc thì hiện tại phải có cách khắc phục khác cho đối tượng
để quyền lợi của đối tượng không bị mất.
Các cơ quan Nhà nước cấp trên, Bộ Lao động - TBXH phải tìm và đưa ra các
biện pháp khắc phục đối với những công dân đã cống hiến cho cách mạng nhưng hiện
tại mất hết giấy tờ gốc để làm căn cứ hồ sơ đề nghị hưởng chế độ.
2.3. Phân tích nguyên nhân, hậu quả
2.3.1.Nguyên nhân:
*Nguyên nhân chủ quan:
Mặc dù được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, Pháp lệnh ưu đãi người có
công với cách mạng ra đời và có hiện lực từ ngày 01/9/2012. Nghị định số 31/2013/NĐCP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều
của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, Thông tư số 05/2013/TTBLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động - TB&XH hướng dẫn về thủ tục lập hồ
sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân, nhưng trong quá
trình thực hiện còn rất nhiều vấn đề cần tháo gỡ và một trong những vấn đề được quan
tâm là những quân nhân sau khi xuất ngũ mất hết giấy tờ gốc họ phải làm gì để có thể
hoàn thiện thủ tục hồ sơ theo quy định để được hưởng các chế độ ưu đãi của Nhà nước

giống như các đồng đội của họ.
Việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của phòng Lao động - TBXH huyện chưa làm
hết trách nhiệm, chưa phối kết hợp một cách đồng bộ giữa các cấp và chưa tham mưu, đề
xuất cấp trên tìm hướng giải quyết phù hợp.
Trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức thuộc ngành còn hạn chế.
Hoạt động quản lý ở các cấp còn chưa thống nhất, thiếu xót trong tổ chức.
Trong việc ban hành và quản lý văn bản còn nhiều bất cập. Sự thiếu trách nhiệm,
sa sút về phẩm chất đạo đức của cán bộ công chức liên quan đến vụ việc.
6


* Nguyên nhân khách quan:
Do nhận thức của người dân về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về
chế độ ưu đãi đối với người có công chưa thực sự đầy đủ. Hoạt động thông tin, tuyên
truyền về các văn bản, chính sách của Nhà nước hiệu quả chưa cao.
2.3.2. Hậu quả
Làm mất uy tín của cơ quan, cán bộ, công chức; giảm sút lòng tin của người dân
đối với cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước; gây bức xúc cho người dân trong
việc giải quyết chế độ ưu đãi đối với người có công nhưng chưa được hưởng chính
sách.
Đánh mất lòng tin của người dân về các chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước
dẫn đến sự thiếu quan trọng pháp chế xã hội chủ nghĩa của người dân. Mất đoàn kết và
ổn định chính trị xã hội.
Gây thiệt hại về kinh tế, thể hiện sự yếu kém trong dịch vụ công.
2.4. Xây dựng và lựa chọn phương án giải quyết
Đối với tình huống của ông Vũ Quốc Hùng, khi xây dựng các phương án giải
quyết khiếu nại chính sách ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất
độc hóa học cần dựa vào một số văn bản pháp luật sau đây:
- Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
- Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ qui định chi tiết,

hướng dẫn một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
- Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động TB&XH hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với
cách mạng và thân nhân.
Để giải quyết tình huống nói trên vừa đảm bảo đúng pháp lệnh ưu đãi người có
công với cách mạng, vừa hợp tình, hợp lý ta cần phải xây dựng các phương án để thực
hiện như sau:
* Phương án 1:

7


Ở tình huống trên, khi nhận được đơn khiếu nại của ông Vũ Quốc Hùng, công
chức Phòng lao động - TBXH huyện đề nghị ông nộp lại hồ sơ để xem xét về vấn đề
của ông.
Ưu điểm của phương án này là:
Tạm thời giải quyết được thắc mắc của người dân, tạo được niềm tin ở người dân
về sự nhiệt tình và trách nhiệm của công chức đối với công việc chuyên môn và với
nhân dân. Lấy được ý kiến chỉ đạo và đồng thời báo cáo, có ý kiến với cấp trên để cùng
thống nhất cách giải quyết vấn đề. Giảm được áp lực cho công chức cơ sở khi giải quyết
những vấn đề nhạy cảm.
Về mặt hạn chế của phương án:
Hạn chế trình độ chuyên môn của công chức xã, một bộ phận không nhỏ người
dân và cán bộ xã sẽ đánh giá năng lực chuyên môn của cán bộ xã kém, chưa nắm bắt
hết được các quy định trong văn bản của Nhà nước dễ gây nên sự mất lòng tin trong
nhân dân về cán bộ công chức xã.
* Phương án 2:
Khi nhận được đơn khiếu nại của người dân, công chức phụ trách Lao động TBXH gọi đối tượng lên Phòng Lao động - TBXH huyện để làm việc, thỏa thuận tình
cảm, nói với đối tượng mang hồ sơ về để công chức lên sở hỏi lại nếu sở đồng ý thì sẽ
tiếp tục thụ lý hồ sơ của công dân. Hoặc nói với công dân do hồ sơ không đủ căn cứ nên
nếu ở cấp xã nhận hồ sơ của ông khi mang lên huyện thì vẫn bị trả về, vừa mất việc vừa

mất thời gian của ông.
Ưu điểm của phương án này là:
Sẽ nhận lại hồ sơ nếu cấp trên đồng ý, tạm thời giải quyết được thắc mắc của
người dân, giảm sự bức xúc của công dân đối với công chức cấp xã và tạo được niềm
tin ở người dân về sự nhiệt tình và trách nhiệm của công chức các cấp đối với công
việc chuyên môn và với nhân dân. Lấy được ý kiến chỉ đạo và đồng thời báo cáo, có ý
kiến với cấp trên để cùng thống nhất cách giải quyết vấn đề. Giảm được áp lực cho
công chức cơ sở khi giải quyết những vấn đề nhạy cảm.
8


Hạn chế của phương án:
Ủy ban nhân dân huyện phải mất thời gian đứng ra giải quyết bằng cách phải triệu
tập các cơ quan chức năng tổ chức hội họp nhiều lần để ra quyết định xử lý. Mất lòng tin
của người dân, người dân sẽ nghĩ rằng công chức xã không những không có trình độ mà
còn gây phền hà cho dân. gây mất ổn định xã hội, đơn thư vượt cấp nhiều, không làm tròn
trách nhiệm của cán bộ công chức cơ sở.
* Phương án 3:
Khi nhận được đơn khiếu nại của người dân, công chức phụ trách Lao động TBXH căn cứ vào văn bản hướng dẫn và quy định của Nhà nước cũng như chuyên môn
của bản thân, giải thích và trả lời văn bản cho người dân được rõ, không thoái thác, đùn
đẩy trách nhiệm và nhiệm vụ được giao.
Ưu điểm của phương án này là:
Đảm bảo đúng quy trình và quy định giải quyết hồ sơ và khiếu nại tố cáo của
công dân. Chứng minh được năng lực và trình độ chuyên môn của cán bộ công chức
trong giải quyết công việc, nhất quán giải quyết công việc theo quy định của Nhà nước,
Không thoái thác, trốn tránh trách nhiệm được giao, không gây mất đoàn kết và ổn định
chính trị, tạo lòng tin vào nhân dân. làm trong trách nhiệm của người cán bộ công chức.
Hạn chế của phương án:
Một số ít người dân sẽ không hiểu và thông cảm cho công chức.
Lựa chọn phương án tối ưu:

Qua nghiên cứu, xem xét những ưu khuyết điểm của mỗi phương án để giải quyết
tình huống trên, thì phương án 3 là phương án tối ưu nhất vì giải quyết theo phương án
này vừa đảm bảo đúng pháp luật, vừa hợp tình, hợp lý, đỡ gây phiền hà, tránh trường
hợp đi lại nhiều lần tốn công sức của người dân ngoài ra còn vừa bảo vệ được quyền lợi
cho cán bộ công chức ở cơ sở, tránh hiện tượng đơn thư vượt cấp, chứng tỏ trình độ
hiểu biết về chuyên môn của cán bộ công chức cơ sở, tạo lòng tin vào nhân dân.
2.5. Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã chọn

9


Để tình huống trên đây được giải quyết kịp thời hợp tình hợp lý, nhưng vẫn đảm
bảo thực hiện đúng pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng thì sẽ phải tiến hành
theo các bước sau:
Bước 1 :
UBND huyện tiếp nhận đơn khiếu nại về chính sách ưu đãi đối với người hoạt động
kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học của ông Vũ Quốc Hùng.
Bước 2 :
Sau khi nhận đơn khiếu nại của ông Vũ Quốc Hùng, UBND huyện giao cho Phòng
Lao động - TBXH , bộ phận trực tiếp thụ lý hồ sơ và giải quyết về chính sách ưu đãi người
có công tham mưu giúp UBND huyện giải quyết đơn thư khiếu nại của công dân.
Bước 3 :
Phòng Lao động - TBXH sau khi nhận được đơn khiếu nại của công dân do
UBND huyện chuyển đến, căn cứ vào văn bản quy định của pháp luật để giải quyết và
trả lời cho công dân được rõ.
Bước 4 :
Trả lời công dân bằng văn bản. Đối với trường hợp của ông Hùng, tôi sẽ trả lời
và làm rõ vấn đề thắc mắc của ông như sau:
* Căn cứ tại khoản 1, Điều 26, Mục 8 Pháp lệnh ưu đãi người có công với
cách mạng năm 2012 quy định:

Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học là người được cơ quan
có thẩm quyền công nhận đã tham gia công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu từ tháng 8
năm 1961 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 tại các vùng mà quân đội Mỹ sử dụng chất
độc hóa học và do nhiễm chất độc hóa học dẫn đến một trong các trường hợp sau đây:
a. Mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên;
b. Vô sinh;
c. Sinh con dị dạng, dị tật;

10


* Căn cứ tại Điều 38, 39, 40, 41, Mục 8 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày
09/4/2013 quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi
người có công với cách mạng quy định:
Điều 38: Đối tượng xác nhận
1. Cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng thuộc
quân đội nhân dân Việt Nam.
2. Cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên thuộc lực lượng công an nhân dân.
3. Cán bộ, công nhân viên trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội.
4. Thanh niên xung phong tập trung.
5. Công an xã, dân quân, du kích, tự vệ, dân công, cán bộ thôn, ấp, xã, phường.
Điều 39: Điều kiện xác nhận
1. Đã công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu từ ngày 01 tháng 8 năm 1961 đến 30
tháng 4 năm 1975 tại các vùng mà quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc hóa học ở chiến
trường B, C, K (kể cả 10 xã: Vĩnh Quang, Vĩnh Giang, Vĩnh Tân, Vĩnh Thành, Vĩnh Ô,
Vĩnh Khê, Vĩnh Hà, Vĩnh Lâm, Vĩnh Sơn và Vĩnh Thủy thuộc huyện Vĩnh Linh, tỉnh
Quảng Trị).
2. Do nhiễm chất độc hóa học dẫn đến một trong các trường hợp bệnh tật sau:
a. Mắc bệnh theo danh mục bệnh tật do Bộ y tế quy định làm suy giảm khả năng lao

động từ 21% trở lên.
Theo quy định tại Điều 1, Quyết định số 09/2008/QĐ-BYT ngày 20/02/2008 của Bộ
y tế ban hành danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc
hóa học/dioxin như sau:
Điều 1. Ban hành Danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm
với chất độc hóa học/dioxin, gồm:
1. Ung thư phần mềm (Soft tissue sarcoma)
2. U lympho không Hodgkin (Non – Hodgkin’s lymphoma)
3. U lympho Hodgkin (Hodgkin’s disease)
11


4. Ung thư phế quản - phổi (Lung and Bronchus cancer)
5. Ung thư khí quản (Trachea cancer)
6. Ung thư thanh quản (Larynx cancer)
7. Ung thư tiền liệt tuyến (Prostate cancer)
8. Ung thư gan nguyên phát (Primary liver cancers)
9. Bệnh đa u tủy xương ác tính (Kahler’s disease)
10. Bệnh thần kinh ngoại biên cấp tính và bán cấp tính (Acute and subacute
peripheral neuropathy)
11. Tật gai sống chẻ đôi (Spina Bifida)
12. Bệnh trứng cá do clo (Chloracne)
13. Bệnh đái tháo đường type 2 (Type 2 Diabetes)
14. Bệnh Porphyrin xuất hiện chậm (Porphyria cutanea tarda)
15. Các bất thường sinh sản (Unusual births)
16. Các dị dạng, dị tật bẩm sinh (đối với con của người bị nhiễm chất độc hóa
học/dioxin)
17. Rối loạn tâm thần (Mental disorders)
b. Vô sinh;
c. Sinh con dị dạng, dị tật theo danh mục dị dạng, dị tật do Bộ y tế quy định.

Điều 40: Trách nhiệm xác nhận
1. Các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ công an
hướng dẫn trình tự, thủ tục lập hồ sơ, tổ chức giám định, cấp giấy chứng nhận người
hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và ra quyết định trợ cấp, phụ cấp đối
với các trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 điều 38 của Nghị định này đang tại
ngũ.
2. Đối với các đối tượng quy định tại Khoản 3, khoản 4, Khoản 5 Điều 38 của Nghị
định này được quy định như sau:
a. Giám đốc Sở y tế cấp giấy chứng nhận bệnh tật; dị dạng, dị tật do nhiễm chất độc
hóa học;
12


b. Giám đốc Sở lao động TB&XH cấp giấy chứng nhận người hoạt động kháng
chiến bị nhiễm chất độc hóa học và ra quyết định trợ cấp, phụ cấp ưu đãi.
Điếu 41: Hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm
chất độc hóa học.
1. Giấy tờ chứng minh có thời gian tham gia kháng chiến ở vùng quân đội Mỹ sử
dụng chất độc hóa học.
2. Bản sao bệnh án điều trị tại cơ sở y tế có thẩm quyền do Bộ y tế quy định.
3. Biên bản giám định của Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền.
4. Giấy chứng nhận bệnh tật: dị dạng, dị tật do nhiễm chất độc hóa học của cơ quan
có thẩm quyền theo quy định của Bộ Quốc Phòng, Bộ Công an đối với các trường hợp quy
định tại khoản 1, khoản 2 Điều 38 của Nghị định này hoặc của Giám đốc Sở y tế đối với
các trường hợp quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 38 của Nghị định này.
5. Quyết định trợ cấp, phụ cấp của cơ quan có thẩm quyền.
* Căn cứ Điều 27, Điều 28 Mục 8 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày
15/5/2013 của Bộ Lao động - TB&XH hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ,
thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân, quy định:
Điều 27: Hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm

chất độc hóa học
1. Bản khai (mẫu HH1).
2. Một trong nhứng giấy tờ chứng minh thời gian tham gia hoạt động kháng chiến
tại vùng mà quân đội Mỹ sử dụng chất độc hóa học: Quyết định phục viên, xuất ngũ; giấy
X Y Z; giấy chuyển thương, chuyển viện, giấy điều trị; giấy tờ khác chứng minh có tham
gia hoạt động kháng chiến tại vùng mà quân đội Mỹ sử dụng chất độc hóa học được xác
lập từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước.
Bản sao: Lý lịch cán bộ, lý lịch Đảng viên, lý lịch quân nhân, Huân chương, Huy
chương chiến sĩ giải phóng.
3. Bản sao bệnh án điều trị tại cơ sở y tế có thẩm quyền do Bộ Y tế quy định, trừ
các trường hợp sau đây:
13


a. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học dẫn đến vô sinh theo kết
luận của cơ quan y tế có thẩm quyền do Bộ y tế quy định.
Người hoạt động kháng chiến không có vợ (chồng) hoặc có vợ (chồng) nhưng
không có con hoặc đã có con trước khi tham gia kháng chiến sau khi trở về không sinh
thêm con, nay đã hết tuổi lao động (nữ đủ 55 tuổi, nam đủ 60 tuổi) được Ủy ban nhân dân
cấp xã xác nhận;
b. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học không mắc bệnh theo
quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 39 của Nghị định nhưng sinh con dị dạng , dị tật được
Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận.
4. Biên bản giám định bệnh tật của Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết
luận bị mắc bệnh tật do nhiễm chất độc hóa học và xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao
động do bệnh tật (mẫu HH2), trừ các trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều
này.
5. Giấy chứng nhận bệnh tật do nhiễm chất độc hóa học (mẫu HH3) của Giám đốc Sở y
tế.
Trường hợp người đang phục vụ trong quân đội, công an thì giấy chứng nhận bệnh

tật do nhiễm chất độc hóa học do cơ quan y tế có thẩm quyền theo quy định của Bộ Quốc
phòng, Bộ Công an cấp.
6. Quyết định cấp giấy chứng nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc
hóa học và trợ cấp, phụ cấp hàng tháng (mẫu HH4).
Điều 28: Hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi đối với con đẻ của người hoạt động kháng
chiến bị nhiễm chất độc hóa học
1. Bản khai (mấu HH1)
2. Bản sao giấy khai sinh.
3. Một trong nhứng giấy tờ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ quy định tại khoản 2 Điều 27 của
thông tư này.

14


4. Biên bản giám định dị dạng, dị tật của Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền
kết luận dị dạng, dị tật bẩm sinh do ảnh hưởng chất độc hóa học và tỷ lệ suy giảm khả năng
lao động từ 61% trở lên (mẫu HH5).
5. Giấy chứng nhận dị dạng, dị tật do ảnh hưởng của chất độc hóa học do Giám đốc
Sở y tế cấp (mấu HH6).
6. Quyết định trợ cấp hàng tháng (mẫu HH7).
Căn cứ vào các quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công và các văn bản hướng
dẫn thi hành, áp dụng vào trường hợp của ông Nguyễn Đức Trác như sau:
- Về đối tượng áp dụng: ông Trác là quân nhân xuất ngũ, nhập ngũ trước 30/4/1975,
có thời gian công tác tại Quảng trị từ tháng 02/1972 đến 30/4/1975 là đúng đối tượng.
- Về căn cứ bệnh tật: ông Trác không có con dị dạng, dị tật nhưng bản thân ông Trác
bị mắc bệnh thần kinh ngoại biên cấp tính (có bản trích sao bệnh án của bệnh viện đa khoa
huyện Thạch Thất) là đúng danh mục bệnh tật của Bộ Y tế.
Về căn cứ chiến trường: ông Trác đã mất hết giấy tờ gốc, nộp kèm theo hồ sơ của
ông Trác là giấy xác nhận có thời gian công tác tại chiến trường miền nam của đơn vị quản
lý ông ngày trước nhưng giấy xác nhận được cấp (được xác lập) năm 2009. Vậy căn cứ

Điều 27 Thông tư số 05 thì giấy xác nhận của ông Trác không đủ điều kiện để làm căn cứ
hoạt động ở chiến trường (giấy tờ khác chứng minh có tham gia hoạt động kháng chiến tại
vùng mà quân đội Mỹ sử dụng chất độc hóa học được xác lập từ ngày 30 tháng 4 năm
1975 trở về trước).
Công chức Lao động - TBXH huyện đã trả lời cho ông được rõ và đề nghị ông về
tìm thêm các căn cứ hoạt động ở chiến trường theo đúng quy định.

15


3- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công là một việc làm hết sức có ý
nghĩa, nó thể hiện tinh thần yêu nước, đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" "ăn quả nhớ
người trồng cây" của nhân dân ta. Đây là việc làm thiết thực không phải của riêng cá
nhân hay ngành lao động thương binh xã hội mà của tất cả người dân sống trên đất
nước này.
3.2. Kiến nghị:
Hiện nay, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan chức năng, các
địa phương đang tích cực triển khai và tăng cường giám sát thực hiện chính sách, pháp
luật về người có công với cách mạng, Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng,
Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà Mẹ Việt Nam anh hùng,” qua đó,
kịp thời đề xuất các giải pháp tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong thực hiện
chính sách người có công. Trong thời gian tới, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
phối hợp với các bộ, ngành có liên quan tiếp tục trình Chính phủ ban hành các văn bản
hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng; ban hành các văn
bản hướng dẫn các nội dung chi đặc thù của Đề án xác định hài cốt liệt sỹ còn thiếu
thông tin. Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục chỉ đạo ứng dụng rộng rãi, đồng bộ công
nghệ thông tin trong công tác quản lý, thực hiện chính sách ưu đãi người có công; củng
cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ làm chính sách, bảo đảm chất lượng đáp ứng yêu cầu công

tác người có công; đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật, chế độ, chính sách ưu đãi đối với
người có công
Bộ Lao động - TBXH phải có phương án khắc phục tình trạng giải quyết chế độ
ưu đãi đối với người có công bị mất hết giấy tờ.
Các cơ quan chức năng, các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra,
giám sát, chỉ đạo xử lý nghiêm, triệt để đối với những trường hợp lợi dụng chính sách
ưu đãi người có công để vụ lợi.

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu bồi dưỡng về quản lý hành chính Nhà nước (Chương trình chuyên viên).
2. Pháp lệnh ưu đãi người có công năm 2012.
3. Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính Phủ quy định chi tiết,
hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
4. Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động - TB&XH
hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, Thực hiện chế độ ưu đãi người có
công với cách mạng và thân nhân.

17


MỤC LỤC
1. Lời nói đầu:.................................................................................... Trang 1
1.1.Lý do chọn đề tài.......................................................................... Trang 1
1.2.Mục tiêu của đề tài ....................................................................... Trang 2
1.3.Phương pháp nghiên cứu .............................................................. Trang 3
1.4. Phạm vi nghiên cứu..................................................................... Trang 3

1.5. Bố cục của tiểu luận .................................................................... Trang 3
2.Nội dung: ....................................................................................... Trang 4
2.1. Mô tả tình huống ........................................................................ Trang 4
2.2. Xác định mục tiêu xử lý tình huống ............................................ Trang 5
2.3.Phân tích nguyên nhân và hậu quả tình huống.............................. Trang 6
2.3.1. Nguyên nhân ............................................................................ Trang 6
2.3.2. Hậu quả ................................................................................... Trang 7
2.4. Xây dựng, phân tích phương án giải quyết tình huống ............... Trang 7
2.5 Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã chọn ................... .Trang 9
3. Kết luận và kiến nghị : ................................................................. Trang 16
3.1.Kết luận ..................................................................................... Trang 16
3.2.Kiến nghị .................................................................................. Trang 16
Tài liệu tham khảo .......................................................................... Trang 17

18



×