Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Tiểu luận xử lý tình huống kiểm tra xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ của đội quản lý thị trường số 29 hà nội trên địa bàn huyện mỹ đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (483.26 KB, 20 trang )

Tiểu luận tốt nghiệp

TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG
LỚP BỒI DƯỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN: K2A - 2015

.............................

Đề tài:
“Xử lý tình huống kiểm tra xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
kinh doanh hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ của Đội Quản lý thị trường số
29 Hà Nội trên địa bàn huyện Mỹ Đức”

Họ và tên: Trịnh Hằng Hải
Chức vụ:

Chuyên viên

Đơn vị công tác: Đội quản lý thị trường số 29 - Chi cục Quản lý thị
trường Hà Nội - Sở Công Thương thành phố Hà Nội.

Hà Nội, Tháng 11 năm 2015
1
SV: Trịnh Hằng Hải – Lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên K2A- 2015


Tiểu luận tốt nghiệp

MỤC LỤC
I. LỜI NÓI ĐẦU

Trang


1

2.

Lý do chọn đề tài ………………….……………………………………………
Mục tiêu của đề tài ………………….……………………….……………………

2

3.

Phương pháp nghiên cứu ………….……………………….…………………...

2

4.

Phạm vi nghiên cứu ………………….……………………….…………………...

2

5.

Bố cục của tiểu luận ………………….……………………….…………………..

3

1.

II. NỘI DUNG

1.

Mô tả tình huống ………………..…….……………………….…………………...

4

2.

Xác định mục tiêu xử lý tình huống .………………….…………………...

6

3.

Phân tích nguyên nhân và hậu quả …………………….……………………

7

3.1

Nguyên nhân ………………..………….……………………….…………………...

7

3.2

Hậu quả …………………………….…….……………………….……………………

8


3.3

Xây dựng, lựa chọn phương án giải quyết tình huống

9

4.

Lựa chọn phương án giải quyết tình huống …….……..………………...

11

5.

Lập kế hoạch tổ chức phương án đã lựa chọn

…….……………………

12

5.1

Các hình thức thực hiện ………….…………….………….…………………...

12

5.2

Tổ chức thực hiện phương án …………………………….…………………..


13

III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.

Kết luận ……………….…….……………………….………………………………...

15

2.

Kiến nghị .……………………….…………………………………………………….

15

2.1.

Đối với nhà nước ……………….………………………………………………….

15

2.2.

Đối với chính quyền địa phương……………….……………………………

16

2.3.

Đối với lực lượng quản lý thị trường………….……………………………


16

Danh mục các tài liệu tham khảo …………………….…………………..

18

2
SV: Trịnh Hằng Hải – Lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên K2A- 2015


Tiểu luận tốt nghiệp

I. LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay nền kinh tế nước ta đang phát triển theo hướng kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của Nhà nước. Cùng với đó là sự mở
rộng quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế giữa các quốc gia trên thế giới. Vì vậy hàng
hóa sản xuất trong nước cũng như ở các quốc gia khác có thể trao đổi, mua bán,
giao lưu rộng rãi với nhau tạo nên một môi trường sản xuất, kinh doanh hàng hóa
vô cùng đa dạng và phong phú nhưng cũng tiềm ẩn không ít những nguy cơ và
thách thức đặt ra cho người tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Song song với việc phát triển của nền kinh tế thị trường là những mặt trái
của nền kinh tế mang lại như: Ô nhiễm môi trường, sản xuất kinh doanh hàng cấm,
hàng nhập lậu, hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, gian lận thương mại….Trong
những năm gần đây tệ nạn buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại ở nước ta
trong có những diễn biến rất phức tạp, có xu hướng gia tăng về quy mô, chủng loại
hàng hóa, thủ đoạn ngày càng tinh vi. Việc sản xuất buôn bán hàng giả đang là vấn
đề bức xúc của toàn xã hội cần được giải quyết. Nhận thức rõ được tầm quan trọng
của việc này Đảng và Nhà nước ta đã xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường

xuyên, cấp bách và lâu dài; đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tích cực tham
gia đấu tranh phòng, chống nhằm từng bước ngăn chặn và tiến tới đẩy lùi hành vi
sản xuất, buôn bán, kinh doanh hàng giả. Công cuộc đấu tranh này chỉ có thể giành
thắng lợi nếu được phối hợp triển khai mạnh mẽ trên địa ban toàn quốc và trên từng
địa bàn cụ thể.
Nhận thức được tầm quan trọng cũng như việc đánh giá đúng thực trạng để
tìm ra những giải pháp hữu hiệu khắc phục tình trạng sản xuất, buôn bán, kinh
doanh hàng giả trên địa bàn Thành phố Hà Nội nói chung, trên địa bàn huyện Mỹ
Đức nói riêng tôi chọn đề tài: “Xử lý tình huống kiểm tra xử phạt vi phạm hành
3
SV: Trịnh Hằng Hải – Lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên K2A- 2015


Tiểu luận tốt nghiệp

chính trong lĩnh vực kinh doanh hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ của Đội Quản
lý thị trường số 29 Hà nội trên địa bàn huyện Mỹ Đức” nhằm đáp ứng yêu cầu
cấp thiết về mặt lý luận và thực tiễn đang diễn đặt ra trên địa bàn Thành phố Hà
Nội hiện nay. Do thời gian học tập nghiên cứu còn ngắn, kinh nghiệm công tác
chưa nhiều nên bài tiểu luận còn hạn chế. Kính mong nhận được sự đóng góp quý
báu và tạo điều kiện giúp đỡ của các thầy cô giáo và nhà trường để bài viết được
hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
2. Mục tiêu của đề tài
- Làm rõ vị trí, vai trò chức năng, nhiệm vụ của ngành quản lý thị trường
- Đánh giá thực trạng của Đôị quản lý thị trường số 29 Hà Nội trong công tác
đấu tranh phòng chống kinh doanh hàng giả trên địa bàn huyện Mỹ Đức trong
những tháng đầu năm 2015.
- Đề xuất những kiến nghị giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề còn tồn tại
trong việc kinh doanh hàng hóa của người tham gia kinh doanh; đồng thời tăng
cường công tác đấu tranh chống kinh doanh hàng giả trong thời gian tới trên địa

bàn huyện Mỹ Đức
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thâp thông tin, phân tích và so sánh
- Phương pháp nghiên cứu, tổng hợp, phương pháp điều tra.
4. Phạm vi nghiên cứu
Tình huống được nghiên cứu trong công tác kiểm tra, kiểm soát đấu tranh
chống sản xuất, buôn bán, kinh doanh hàng giả, hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệ
của Đội Quản lý thị trường số 29 Hà Nôị tại Huyện Mỹ Đức - Thành phố Hà Nội
năm 2015.
5. Bố cục của tiểu luận
4
SV: Trịnh Hằng Hải – Lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên K2A- 2015


Tiểu luận tốt nghiệp

Tiểu luận gồm 3 phần:
Phần I: Lời nói đầu
Phần II: Nội dung
Phần III: Kết luận và kiến nghị

5
SV: Trịnh Hằng Hải – Lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên K2A- 2015


Tiểu luận tốt nghiệp

II. NỘI DUNG
1. Mô tả tình huống
Thưc hiện văn bản chỉ đạo số 357/CĐ-QLTT ngày 13/2/2015 của Chi cục

Quản lý thị trường Hà Nội về Chuyên đề kiểm tra đấu tranh chống sản xuất và
buôn bán hàng giả, hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệ trên địa bàn Thành phố Hà Nội
năm 2015. Đội quản lý thị trường số 29 Hà Nội đã xây dựng kế hoạch số 42/KHĐ29 ngày 6/3/2015 về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng hóa vi
phạm SHTT trên địa bàn huyện Mỹ Đức năm 2015.
Thực hiện quyết định điều động công chức số 141/QĐ-QLTT ngày
30/7/2015 Đội trưởng Đội quản lý thị trường số 29 Hà Nội đã phân công một tổ
kiểm tra số 02 gồm 03 đồng chí kiểm soát viên do đồng chí Nguyễn Văn Bộ - Phó
đội trưởng làm Tổ trưởng tổ kiểm tra. Thực hiện Quyết định kiểm tra việc thi hành
pháp luật số 0182743/QĐ-KT ngày 30/7/2015. Vào hồi 9h00 ngày 30/7/2015 Tổ
kiểm tra số 02 đã tiến hành kiểm tra đối với cửa hàng kinh doanh tạp hóa của bà
Bùi thị Xuân - Địa chỉ: Xã An Mỹ - Huyện Mỹ Đức - Thành phố Hà Nôi. Căn cứ
dấu hiệu vi phạm Tổ kiểm tra số 02 đã tiến hành kiểm tra các nội dung sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Việc niêm yết giá tại cửa hàng
- Kiểm tra nhãn hàng hóa đối với mặt hàng mỳ chính Ajnomoto đang bày bán
tại cửa hàng.
Kiểm tra thực tế cửa hàng đã xuất trình được 01 giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh số 01Z8001838 do phòng tài chính kế hoạch huyện Mỹ Đức cấp ngày
24/9/2015.
Kiểm tra mặt hàng mỳ chính nhãn hiệu Ajnomoto có dấu hiệu giả mạo nhãn hàng
hóa, bao bì hàng hóa của Công ty Ajnomoto Việt Nam với số lượng như sau:
6
SV: Trịnh Hằng Hải – Lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên K2A- 2015


Tiểu luận tốt nghiệp

- 250 gói mỳ chính nhãn hiệu Ajnomoto loại 1kg giá 58.000đ/gói (theo giá
niêm yết)
- 300 gói mỳ chính nhãn hiệu Ajnomoto loại 454gam giá 28.000đ/gói (theo

giá niêm yết)
- 150 gói mỳ chính nhãn hiệu Ajnomoto loại 100gam giá 7.000/gói (theo giá
niêm yết)
Tổng giá trị hàng hóa vi phạm: 23.600.000đ (Hai mươi ba triệu sáu trăm
nghìn đồng).
Tổ kiểm tra đã ra quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ theo thủ tục hành
chính số 0027988/QĐ-TGTV ngày 30/7/2015 đối với số lượng mỳ chính Ajnomoto
trên. Số lượng mỳ chính trên đã được đưa về kho lưu giữ của Đội. Đến ngày
01/8/2015 Đội QLTT số 29 đã gửi công văn đề nghị Công ty Ajnomoto phối hợp
kiểm tra xem số lượng mỳ chính trên có phải là hàng giả không. Sau thời gian 06
ngày, đến ngày 06/8/2015 Công ty Ajnomoto Việt Nam đã gửi công văn xác định
số lượng mỳ chính Ajnomoto trên là hàng giả căn cứ vào các dấu hiệu sau:
* Về bao bì bột ngọt:
- Mép hàn bên trên nhãn nheo không phẳng, có bọt khí bên trong và không
đồng nhất với các mép hàn còn lại.
- Hình huy chương góc bên trái bao bì có màu vàng đậm, không sắc nét.
- Ngày tháng sản xuất dưới đáy bao không rõ ràng.
Do những khác biệt trên Công ty Ajnomoto Việt Nam khẳng định số bột ngọt
mà Đội QLTT số 29 giữ nêu trên là loại bột ngọt giả về nhãn hàng hóa, bao bì
hàng hóa. Số bột ngọt này không phải là sản phẩm do Công ty Ajnomoto Việt
Nam sản xuất.

7
SV: Trịnh Hằng Hải – Lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên K2A- 2015


Tiểu luận tốt nghiệp

Sau khi xác định số mỳ chính Ajnomoto trên là hàng giả Đội QLTT số 29 Hà Nội
đã tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính số 0177103/BB-VPHC ngày

7/8/2015 đối với bà Bùi Thị Xuân về hành vi kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu
hàng hóa, bao bì hàng hóa của công ty Ajnomoto Việt Nam. Bà Bùi Thị Xuân đã
thừa nhận hành vi vi phạm trên, không có ý kiến gì khác và xin chấp hành xử lý
theo quy định.
2. Xác định mục tiêu xử lý tình huống
Thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm tạo ra môi trường
kinh doanh cạnh tranh lành mạnh; bảo vệ quyền lợi và sức khỏe của người tiêu
dùng. Công tác đấu tranh phòng chống sản xuất buôn bán hàng giả, hàng vi phạm
SHTT cần xác định mục tiêu ngăn chặn sau:
- Thứ nhất, Qua việc xử lý tình huống Tổ kiểm tra của Đội QLTT số 29 làm
cho đối tượng Bùi Thị Xuân nhận thấy được hành vi sai phạm của mình. Hơn nữa
hành vi này sẽ gây hậu quả xấu đối với kinh tế, xã hội và ảnh hưởng đến quyền lợi,
sức khỏe người tiêu dùng. Đồng thời phổ biến tuyên truyền sâu rộng hơn nữa đến
những người sản xuất kinh doanh để họ hiểu và có ý thức chấp hành đúng quy định
của pháp luật trong kinh doanh thương mại.
Thứ hai, Đội QLTT số 29 đã làm đúng chức năng, nhiệm vụ của mình, đã
xử lý nghiêm tình huống trên theo quy định của pháp luật, đảm bảo được tính
nghiêm minh của pháp luật. Nhằm ngăn ngừa những sai phạm trong hoạt động kinh
doanh đề ra những biện pháp vừa mang tính giáo dục tuyên truyền vừa kiên quyết
xử lý triệt để đối với những hành vi vi phạm hành chính để răn đe để các chủ kinh
doanh, giúp họ nhận thức hiểu biết và chấp hành đúng chủ trương đường lối, chủ
trương của Đảng và pháp luật Nhà nước.
Thứ ba, Qua xử lý tình huống ngành quản lý thị trường với tư cách là lực
lượng chủ chốt trong công tác đấu tranh bảo vệ quyền lợi và sức khỏe của người
8
SV: Trịnh Hằng Hải – Lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên K2A- 2015


Tiểu luận tốt nghiệp


dân đã tạo được lòng tin giữa cơ quan Nhà nước với nhân dân, bảo vệ lợi ích chính
đáng của Nhà nước, tổ chức, cá nhân trong kinh doanh và người tiêu dùng. Không
gây thất thu ngân sách Nhà nước đối với hành vi hoạt động kinh doanh trái pháp
luật.
3. Phân tích nguyên nhân và hậu quả
3.1. Nguyên nhân
Thứ nhất: Do sự thiết sót trong tổ chức hoạt động quản lý của Nhà nước ở
các cấp.
Công tác quản lý còn buông lỏng, chồng chéo thiếu sự đồng bộ. Trong việc
thực hiện, phối hợp giữa các ngành còn mang tính cục bộ của từng ngành, chưa
chặt chẽ. Công tác kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm của các cơ quan chức năng
có nơi có lúc chưa kiên quyết triệt để. Có lúc còn nương nhẹ nên một số chủ cơ sở
kinh doanh còn ỷ lại vẫn ngang nhiên hoạt động bất chấp dư luận xã hội, coi
thường kỷ cương pháp luật.
Công tác quản lý kiểm tra chưa thường xuyên thiếu sâu sát, chưa hướng dẫn
kịp thời để chủ kinh doanh nhận thức được trách nhiệm của mình trong quá trình
tổ chức sản xuất, kinh doanh.
Thứ hai: Hệ thống chính sách pháp luật chưa hoàn hiện, xuất hiện nhiều bất
cập, thiếu cụ thể, chưa phù hợp với tình hình thực tế.
Nước ta đang trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường,
định hướng XHCN, có sự điều tiết của Nhà nước. Vì vậy hệ thống pháp luật còn
đang dần dần hoàn thiện, có sửa đổi bổ sung cho phù hợp với theo từng giai đoạn
phát triển của nền kinh tế xã hội. Mặt khác, khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị
trường, chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế, thiếu cơ chế đồng bộ, bộ máy
vận hành chưa tốt. Hành lang pháp lý còn nhiều lỗ hỏng điều này tạo cơ hội để một
số đối tượng cố tình vi phạm pháp luật nhằm mưu lợi cá nhân cho riêng mình.
9
SV: Trịnh Hằng Hải – Lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên K2A- 2015



Tiểu luận tốt nghiệp

Thứ ba: Do nhận thức của người dân về pháp luật còn hạn chế, không tôn
trọng pháp luật.
Trình độ dân trí ở một số nơi còn thấp nên nhận thức về pháp luật trong kinh
doanh còn hạn chế. Họ vi phạm pháp luật mà không biết là mình đang làm trái các
quy định của pháp luât. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số bộ phận không nhỏ cố
tình làm sai quy định của pháp luật, chỉ vì lợi ích cá nhân mà vi phạm các quy định
của pháp luật làm ảnh hưởng đến lợi ích của nhà nước, xã hội và người tiêu dùng.
Thứ tư: Vẫn tồn tại tiêu cực trong bộ máy phòng chống đấu tranh chống
hàng giả, hàng vi phạm SHHTT.
Một số bộ phận cán bộ, công chức khi thi hành công vụ còn thiếu tinh thần
trách nhiệm, vì lợi ích mà buông lỏng quản lý, sa hóa về đạo đức, thoái hóa, biến
chất lợi dụng quyền lợi, chức vụ, quyền hạn nhằm trục lợi tiếp tay cho buôn lậu,
gian lận thương mại và hàng giả, hàng vi phạm SHTT.
Thứ năm: sự tác động của kinh tế chung trong khu vực đã kích thích, ảnh
hưởng đến tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam.
3.2 Hậu quả
Việc kinh doanh hàng giả trong tình huống trên không những gây thiệt hại về
mặt kinh tế cũng như những tiêu cực trong xã hội. Hàng giả có thể mang lại những
hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng sức khỏe, thậm chí đến tính mạng của người tiêu
dùng.
Kinh doanh hàng giả tạo sự bất bình đẳng trong kinh doanh đối với các cơ sở
kinh doanh lành mạnh. Việc giả mạo nhãn hàng hóa sản phẩm cuả một số công ty
làm ăn chân chính gây thiệt hại về kinh tế, uy tín của công ty đó trên thị trường.
Tình trạng sản xuất kinh doanh, buôn bán hàng giả nếu không được ngăn chặn sẽ
dẫn đến sự giảm về niềm tin của các tổ chức, cá nhân, người tiêu dùng đối với các
cơ quan Nhà nước và pháp luật.
10
SV: Trịnh Hằng Hải – Lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên K2A- 2015



Tiểu luận tốt nghiệp

Kinh doanh hàng giả làm ảnh hưởng đến trật tự an ninh chính trị của đất
nước. Hàng hóa giả tràn lan trên thị trường làm cho thị trường bị hỗn loạn, Nhà
nước sẽ khó kiểm soát được tình hình sản xuất trong nước cũng như hoạt động xuất
nhập khẩu làm ảnh hưởng đến nguồn thu của ngân sách, gây ra những tệ nạn trong
xã hội. Một số bộ phận giàu lên từ những khoản thu nhập bất chính sống sa đọa, coi
thường kỷ cương phép nước làm cho Nhà nước không điều hành được công việc
của mình tất yếu Nhà nước sẽ suy yếu, ảnh hưởng đến chủ quyền và an ninh của
quốc gia.
Lợi nhuận của việc sản xuất kinh doanh buôn bán hàng lậu, hàng giả làm gia
tăng chênh lệch giầu nghèo, làm suy thoái đạo đức xã hội ảnh hưởng đến thuần
phong mỹ tục. Sự coi trọng đồng tiền mà phản lại những truyền thống đạo đức tốt
đẹp, dễ dàng dẫn đến các tệ nạn xã hội ảnh hưởng đến nhân cách con người.
Cụ thể đối với tình huống trên hành vi kinh doanh mỳ chính Ajnomoto giả
của bà Bùi Thị Xuân khi người tiêu dùng ăn vào sẽ gây ra các tác hại dẫn đến tình
trạng như: gây rối loạn hoạt động của não, mất trí nhớ, làm tiêu hao B6, dễ gây
những cơn động kinh. Làm ảnh hưởng đến kinh tế, uy tín, thương hiệu của Công ty
Ajnomoto Việt Nam.
Từ sự phân tích những nguyên nhân và hậu quả của tình huống thì việc xây
dựng, phân tích để đưa ra những phương án và lựa chọn phương án giải quyết tình
huống tối ưu nhất là rất quan trọng và cần thiết nhằm đạt được nhiều mục tiêu nhất.
3.3. Xây dựng, lựa chọn phương án giải quyết tình huống
Cơ sở pháp lý để giải quyết tình huống trên: căn cứ vào các văn bản quy
phạm pháp luật có liên quan như sau: Luật xử lý vi phạm hành chính số
15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Quốc Hội; Nghị định số
185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính Phủ quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả, hàng

11
SV: Trịnh Hằng Hải – Lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên K2A- 2015


Tiểu luận tốt nghiệp

cấm và bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng; Nghị định số 08/2013/NĐ-CP ngày
10 tháng 01 năm 2013 của Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với
hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả.
Căn cứ theo các văn bản quy phạm pháp luật quy định. Đội quản lý thị
trường số 29 Hà Nội xác định 03 phương án giải quyết như sau:
Phương án 1:
Phạt tiền: 10.000.000đ (Mười triệu đồng) đối với hành vi buôn bán hàng giả
mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa – áp dụng điểm e khoản 1 điều 10 Nghị định
số 08/2013/NĐ-CP.
Hinh thức phạt bổ sung: tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm – áp dụng
điểm a khoản 3 điều 10 Nghị định số 08/2013/NĐ-CP.
Ưu điểm: Đảm bảo đúng quy định của pháp luật, ngăn chặn được hành vi
kinh doanh hàng giả. Tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Nhược điểm: Mức tiền phạt còn thấp. Chưa răn đe được hành vi vi phạm của
người buôn bán hàng giả. Vì lợi nhuận người buôn bán hàng giả sẵn sàng nộp phạt
nhưng sẽ còn tiếp tục kinh doanh hàng giả.
Phương án 2:
Phạt tiền: 20.000.000đ (Hai mươi triệu đồng) đối với hành vi buôn bán hàng
giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa – áp dụng điểm e khoản 1 điều 13 Nghị
định số 185/2013/NĐ-CP.
Hình thức phạt bổ sung: Tịch thu tiêu hủy toàn bộ số hàng hóa vi phạm – áp
dụng điểm a khoản 3 Điều 13 nghị định số 185/2013/NĐ-CP.
Ưu điểm: Việc ra quyết định xử phạt này là đúng với quy định của pháp luật
về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động buôn bán hàng giả. Số tiền phạt

hợp lý, người vi phạm có khả năng nộp phạt được với mức tiền này. Người bị phạt
12
SV: Trịnh Hằng Hải – Lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên K2A- 2015


Tiểu luận tốt nghiệp

sẽ nhận thức được việc kinh doanh sai phạm của mình, không tiếp tục tái phạm lại.
Tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Nhược điểm: Việc tiêu hủy số lượng mỳ chính Ajnomoto giả nói trên do Đội
quản lý thị trường sẽ lập Hội đồng tiêu hủy. Tuy nhiên cách thức thực hiện còn
chưa được tốt, dễ gây ô nhiễm môi trường.
Phương án 3:
Phạt tiền: 200.000.000đ (Hai trăm triệu đồng) đối với hành vi buôn bán hàng
giả - áp dụng điểm g khoản 1 điều 24 Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012
QH13.
Hình thức phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm – áp dụng
điểm d khoản 1 điều 21 Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012 QH13.
Ưu điểm: Mức hình phạt cao, đảm bảo được tính răn đe làm cho đối tượng sợ
không dám tái phạm nữa:
Nhược điểm: Tuy nhiên mức phạt tiền này lại quá thẩm quyền đối với Đội
trưởng Đội quản lý thị trường số 29 Hà Nội. Đối tượng sẽ khó mà chấp hành nộp
phạt số tiền trên nếu vượt quá khả năng nộp phạt, dẫn đến không thu được toàn bộ
số tiền phạt, thời gian bị kéo dài.
4. Lựa chọn phương án giải quyết tình huống
Đưa ra 03 phương án trên để giải quyết tình huống, từ những phân tích ưu
điểm, nhược điểm của từng phương án, căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật
có liên quan tôi lựa chọn phương án 02 là phương án tối ưu nhất, hợp lý nhất. Vi
giải quyết tình huống trên theo phương án 02 sẽ đảm bảo được sự nghiêm minh của
pháp luật, đủ răn đe đối với đối tượng kinh doanh buôn bán hàng giả. Đảm bảo lợi

ích của Nhà nước, cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng, tăng
nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Phương án này đạt được nhiều mục tiêu đã đề
ra.
13
SV: Trịnh Hằng Hải – Lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên K2A- 2015


Tiểu luận tốt nghiệp

5. Lập kế hoạch tổ chức phương án đã lựa chọn
5.1. Các bước thực hiện
Bước 1: Mời bà Bùi Thị Xuân chủ cửa hàng đến trụ sở Đội làm việc xác
định rõ lỗi vi phạm để chủ cửa hàng trình bày ý kiến và bổ sung giấy tờ có liên
quan.
Bước 2: Lập biên bản vi phạm hành chính đối với cửa hàng bà Bùi Thị Xuân
và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Bùi Thị Xuân. Yêu cầu
nộp phạt theo đúng quy định.
Bước 3: Đội trưởng Đội QLTT số 29 làm tờ trình UBND huyện Mỹ Đức về
việc thành lập Hội đồng tiêu hủy hàng hóa.
Bước 4: Đưa ra phương án tiêu hủy hàng hóa vi phạm bằng văn bản và
không gây ô nhiễm môi trường.
Bước 5: Hội đồng tiêu hủy giám sát việc tiêu hủy hàng hóa theo phương án
đã lựa chọn.
Bước 6: Lập biên bản giám sát việc tiêu hủy, các bên tham gia ký vào biên
bản và lưu hồ sơ vụ việc.

14
SV: Trịnh Hằng Hải – Lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên K2A- 2015



Tiểu luận tốt nghiệp

5.2. Tổ chức thực hiện phương án

STT

1

Nội dung công việc

Thời gian

Chủ thể

Điều kiện

thực hiện

thực hiện

thực hiện

- Tổ công tác số 02 Mời

-Tổ công tác số 02 -

bà Bùi Thị Xuân đến trụ

Đội quản


sở Đội làm việc xác định

trường số 29 Hà

rõ lỗi vi phạm để chủ cửa
hàng trình bày ý kiến và

6/8/2015 đến
7/8/2015



thị

Nội.
- Đội trưởng Đội
QLTT số 29

bổ sung giấy tờ có liên
quan.

2

- Tổ công tác số 02 Lập

- Tổ công tác số 02

biên bản vi phạm hành

Đội QLTT số 29


chính đối với cửa hàng

- Đội trưởng Đội

bà Bùi Thị Xuân.

QLTT số 29

- Đội trưởng Đội QLTT

-

số 29 ra quyết định xử

QĐXP VPHC cho

phạt vi phạm hành chính

Bà Bùi Thị Xuân

Giao

liên

03

đối với bà Bùi Thị Xuân

6/8/2015 đến


đến ngân hàng nộp

về hành vi kinh doanh

15/8/2015

vào Kho bạc Nhà

hàng giả mạo nhãn hàng

nước huyện Mỹ Đức

hóa bao bì hàng hóa của

để nộp phạt

Công ty Ajnomoto. Yêu
cầu nộp phạt vào kho bạc
nhà nước theo đúng quy
định

15
SV: Trịnh Hằng Hải – Lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên K2A- 2015


Tiểu luận tốt nghiệp

- Đội trưởng Đội QLTT
số 29 làm tờ trình UBND

3

Huyện Mỹ Đức về việc

9/8/2015 đến

Đội trưởng Đội

thành lập Hội đồng tiêu

10/8/2015

QLTT số 29 Hà Nội

10/8/2015

Bà Bùi Thị Xuân

11/8/2015

Ba Bùi Thị Xuân

hủy hàng hóa.

-Đưa ra phương án tiêu
hủy hàng hóa vi phạm
4

bằng văn bản và không
gây ô nhiễm môi trường.


- Hội đồng tiêu hủy giám
sát việc tiêu hủy hàng
5

hóa theo phương án đã
lựa chọn.

6

-Lập biên bản giám sát

-Thư ký hội đồng

việc tiêu hủy, các bên

-Đội QLTT số 29

tham gia ký vào biên bản
và lưu hồ sơ vụ việc.

11/8/2015

Hà Nội
- Thành phần hội
đồng tiêu hủy

16
SV: Trịnh Hằng Hải – Lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên K2A- 2015



Tiểu luận tốt nghiệp

III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trong giai đoạn phát triểm tình hình kinh tế rất phức tạp như hiện nay vấn đề phòng
chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đang được Đảng và Nhà nước ta quan
tâm chỉ đạo quyết liệt. Chúng ta cần có sự chủ động, chuẩn bị về mọi mặt: xây dựng
hành lang pháp lý chặt chẽ hoàn thiện hơn nữa, thiết lập mô hình tổ chức mới, có đủ
năng lực và thẩm quyền, phân công rõ trách nhiệm, đặc biệt sự vào cuộc quyết liệt với
nhiều giải pháp đồng bộ của các cấp, các ngành. Đây sẽ là động lực để chúng ta có thể
từng bước ngăn chặn và đẩy lùi các hành vi kinh doanh trái pháp luật. Tạo được lòng tin
giữa các doanh nghiệp, tổ chức, các nhân và người tiêu dùng với cơ quan nhà nước, từ
đó tạo ra môi trường trong kinh doanh lành mạnh, hiệu góp phần xây dựng sự nghiệp
hóa, công nghiệp hóa trong giai đoạn hội nhập khu vực và quốc tế để phát triển kinh tế,
xã hội của đất nước.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với Nhà nước
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật đồng bộ, cụ thể, phù hợp với thực
tiễn. Có những biện pháp thực hiện linh hoạt giữa các cơ quan phối hợp khi tác nghiệp
với nhau. Xây dựng những chính sách nhằm khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi giúp
các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng năng suất lao
động, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng; giải quyết vấn đề việc làm và nâng cao
thu nhập của người dân để người dân không tiếp tay cho các hoạt động xấu. Công tác
kiểm tra hàng hóa ở khâu nhập khẩu, xuất khẩu cần được chú trọng, làm đúng các quy
trình, chặt chẽ tránh việc hàng giả ở nước ngoài có cơ hội xâm nhập vào nước ta. vào
Đồng thời, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, xây dựng đường biên giới đoàn kết, hợp tác, hữu
nghị với các nước láng giềng trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương
mại và hàng giả.
17

SV: Trịnh Hằng Hải – Lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên K2A- 2015


Tiểu luận tốt nghiệp

2.2. Đối với chính quyền địa phương
Chính quyền địa phương phối hợp với các cơ quan truyền thông trong việc tuyên
truyền phổ biến sâu rộng đến cán bộ, đảng viên, nhân dân về những tác hại xấu của
buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Cần xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, cấp
bách; là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân va cả hệ thống chính trị; việc này cần triển
khai thường xuyên, liên tục, bền bỉ và lâu dài.
Kiểm tra thường xuyên địa bàn mình quản lý nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm ở
các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải thông báo cho các cơ quan liên quan có thẩm quyền
để xử lý ngay.
Có sự phối hợp đồng bộ, linh hoạt, khéo léo giữa các cơ quan nhà nước trong công
tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
2.3. Đối với lực lượng Quản lý thị trường
Nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình Quản lý thị trường là lực lượng chủ
chốt trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; vì vậy
mỗi cán bộ, công chức Quản lý thị trường cần tu dưỡng phẩm chất đạo đức, rèn luyện
phẩm chất chính trị, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như các kỹ năng để
giải quyết mọi tình huống có thể xảy ra để đáp ứng được yêu cầu trong công tác đấu
tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với các thủ đoạn ngày càng tinh
vi, phức tạp trong giai đoạn hiện nay.
Lãnh đạo các đơn vị, các Đội Quản lý thị trường phải chỉ đạo quyết liệt, thường
xuyên để đội ngũ kiểm soát viên làm tốt công tác điều tra cơ bản, nắm chắc địa bàn,
quản lý từng khu vực dân cư, doanh nghiệm để phát hiện kịp thời những phương thức,
thủ đoạn, những tuyến đương, mặt hàng mới mà các đối tượng dễ lợi dụng để thực hiện
hành vi vi phạm.
Cần chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng trình độ chuyên môn cho đội ngũ

kiểm soát viên thông qua các khóa đào tạo bồi dưỡng kiến thức về pháp luật và nghiệp
18
SV: Trịnh Hằng Hải – Lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên K2A- 2015


Tiểu luận tốt nghiệp

vụ kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm do các cơ quan tổ chức. Có những chế độ, chính
sách khen thưởng, động viên, khuyến khích các Đội, cá nhân có thành tích trong công
tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; tránh để xảy ra tiêu cực
trong đội ngũ cán bộ, công chức.

19
SV: Trịnh Hằng Hải – Lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên K2A- 2015


Tiểu luận tốt nghiệp

Danh mục các tài liệu tham khảo
1. Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012 của
Quốc Hội;
2. Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính Phủ quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán
hàng giả, hàng cấm và bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng;
3. Nghị định số 08/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2013 của Chính Phủ quy
định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả.

20
SV: Trịnh Hằng Hải – Lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên K2A- 2015




×