Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Thực trạng và giải pháp xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Malaysia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.08 KB, 23 trang )

Thực trạng và giải pháp
xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Malaysia

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một nước có nguồn lao động dồi dào và trẻ. Quá trình đổi mới kinh tế và hội
nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã tạo nhiều cơ hội việc làm cho người lao động, nâng
cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực. Tuy nhiên, một trong những vấn đề nổi cộm nhất
hiện nay là tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm còn chiếm tỷ lệ lớn, thu nhập của đại
bộ phận dân cư vẫn còn ở mức thấp. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải giải quyết tốt nhu cầu
việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động là một
trong những giải pháp giải quyết việc làm được nhiều nước đang phát triển trên thế giới
quan tâm và khai thác tối đa. Thông qua xuất khẩu lao động các nước không chỉ giảm bớt
gánh nặng việc làm mà còn làm tăng thu nhập cho bản thân người lao động và gia đình.
Ở Việt Nam, từ năm 1991 đến nay xuất khẩu lao động theo cơ chế thị trường và hội nhập
kinh tế quốc tế đã và đang thu được những kết quả quan trọng: Mỗi năm giải quyết việc
làm cho hàng chục vạn lao động, thu về hàng tỷ USD, đời sống của gia đình có người lao
động xuất khẩu được cải thiện đáng kể, góp phần xóa đói giảm nghèo, bản thân người lao
động sau khi lao động ở nước ngoài về lại có được một nghề mới; cơ cấu lao động nói
chung và cơ cấu lao động nông thôn ở những địa phương có nhiều người đi xuất khẩu lao
động nói riêng có sự chuyển đổi rõ rệt.
Tuy nhiên, xuất khẩu lao động đang đặt ra những vấn đề bất cập cần được giải quyết như
hiện tượng lừa đảo người đi xuất khẩu lao động để lấy tiền: Người lao động mất không
tiền, doanh nghiệp xuất khẩu lao động hứa một đằng làm một nẻo, doanh nghiệp xuất
khẩu lao động bóc lột nặng nề người lao động, doanh nghiệp xuất khẩu lao động “đem
con bỏ chợ”…


Đẩy mạnh xuất khẩu lao động bằng cách tạo thị trường mới, phát triển thị trường hiện có,
đồng thời có những biện pháp hữu hiệu để giải quyết những vấn đề bất cập nêu trên là đòi
hỏi vừa mang tính bức thiết vừa mang tính chiến lược mà các cơ quan chức năng của Nhà


Nước cần phải vào cuộc một cách tích cực. Đó cũng là lý do mà em muốn tham góp ý
kiến của mình về lĩnh vực này. Do vậy, em chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp xuất
khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Malaysia năm 2009 – 2010” đây là một
thị trường xuất khẩu lao động lớn nhất của Việt Nam nhằm đưa ra các giải pháp phát
triển xuất khẩu lao động ở nước ta.
2. Mục đích nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Mục đích chính của đề tài là làm rõ tình hình xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị
trường Malaysia và từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục những hạn chế, nhược điểm
của lao động Việt Nam để lao động xuất khẩu của nước ta ngày càng có vị thế vững chắc
trên thị trường lao động quốc tế.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Phân tích thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Malaysia năm
2009 – 2010.
Đề ra giải pháp nhằm phát triển xuất khẩu lao động ở Việt Nam.
3. Phạm vi nghiên cứu
3.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu
Trong chuyên đề này chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng xuất khẩu lao động của Việt
Nam sang thị trường Malaysia trong năm 2009 và 2010.
3.2. Giới hạn thời gian nghiên cứu
Chuyên đề được trình bày dựa trên số liệu thu thập 2 năm (2009 – 2010).
3.3. Giới hạn vùng nghiên cứu


Chuyên đề chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị
trường Malaysia.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập số liệu
Chuyên đề thực hiện phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, tổng hợp các thông tin
từ sách báo, tạp chí, bản tin của Tổng cục Thống kê, Bộ lao động thương binh và xã hội,

Cục quản lý lao động ngoài nước.
4.2. Phương pháp phân tích số liệu
Trong quá trình nghiên cứuchuyên đề sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau
như: phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê,
phân tích và đánh giá ...
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái niệm
1.1.1. Khái niệm về việc làm
Trong nền kinh tế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế đã hình thành
nhiều quan hệ lao động, các quan hệ lao động này ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp,
đan xen lẫn vào nhau. Đứng trên các góc độ nghiên cứu khác nhau, người ta đã đưa ra rất
nhiều định nghĩa nhằm làm sáng tỏ: “Việc làm là gì?”. Và ở các quốc gia khác nhau do
ảnh hưởng của nhiều yếu tố (như điều kiện kinh tế, chính trị, luật pháp...) người ta quan
niệm về việc làm cũng khác nhau. Chính vì thế không có một định nghĩa chung và khái
quát nhất về việc làm.
Theo Bộ luật lao động: “Mọi hoạt động tạo ra thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được
thừa nhận là việc làm[1]”.
1.1.2. Khái niệm về xuất khẩu lao động


Một trong những thế mạnh của nguồn lao động nước ta là dồi dào, phong phú, người lao
động cần cù, thông minh, chịu khó, dễ thích nghi với công việc, nhưng do dân số nước ta
tăng nhanh trong khi đó các nhà máy xí nghiệp lại quá ít làm cho nguồn lao động của
nước ta bị dư thừa, tình trạng lao động ở nông thôn ào ạt lên thành thị tìm việc làm ngày
càng nhiều làm cho nạn thất nghiệp càng cao. Do đó, đẩy mạnh xuất khẩu lao động là
một trong những chiến lược quan trọng của Đảng và Nhà nước. Vậy xuất khẩu lao động
là gì?
Xuất khẩu lao động là hoạt động đưa người lao động và chuyên gia Việt nam đi làm việc
có thời hạn ở nước ngoài.

Xuất khẩu lao động không những giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu
nhập cho người lao động, tăng nguồn ngoại tệ cho đất nước mà còn đẩy mạnh hợp tác
kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật,… giữa Việt Nam và các nước trên thế giới theo
nguyên tắc bình đẳng, hai bên cùng có lợi. Do đó, đẩy mạnh xuất khẩu lao động là một
khâu quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước.
1.1.3. Khái niệm về thị trường lao động
Thị trường lao động là nơi người lao động và người sử dụng lao động thực hiện các giao
dịch, thỏa thuận về giá cả, sức lao động. Mà tại đây người lao động (bên cung) và người
sử dụng lao động (bên cầu) là hai chủ thể của thị trường lao động, có quan hệ ràng buộc
với nhau, dựa vào nhau để tồn tại. Thị trường lao động là một bộ phận không thể tách rời
của nền kinh tế thị trường và chịu sự tác động của hệ thống quy luật của nền kinh tế thị
trường. Một thị trường lao động tốt là thị trường mà ở đó lượng cầu về lao động tương
ứng với lượng cung về lao động.
1.2. Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu lao động
ØXuất khẩu lao động là một loại hoạt động kinh tế và diễn ra gay gắt
Ở nhiều nước trên thế giới, xuất khẩu lao động là một trong những giải pháp quan trọng
thu hút lực lượng lao động đang tăng lên của nước họ và thu ngoại tệ bằng hình thức
chuyển tiền về nước của người lao động và các lợi ích khác. Những lợi ích này đã buộc


các nước xuất khẩu lao động phải chiếm lĩnh mức cao nhất thị trường lao động ở nước
ngoài, mà việc chiếm lĩnh được hay không lại dựa trên quan hệ cung cầu sức lao động.
Nó chịu sự điều tiết, sự tác động của các quy luật của kinh tế thị trường. Bên cung phải
tính toán mọi hoạt động của mình đẻ làm sao bù đắp được chi phí và có phần lãi vì vậy
cần phải có cơ chế thích hợp để tăng khả năng tối đa về cung lao động. Bên cầu cũng
phải tính toán kỹ lưỡng hiệu quả của việc nhập khẩu lao động.
Như vậy, việc quản lý Nhà nước, sự điều chỉnh pháp luật luôn luôn luôn bám sát đặc
điểm này. Làm sao để mục tiêu kinh tế phải là mục tiêu số 1 của mọi chính sách pháp luật
về xuất khẩu lao động.
ØXuất khẩu lao động là một hoạt động thể hiện rõ tính chất xã hội

Thực chất, xuất khẩu lao động không tách rời khỏi người lao động. Do vậy, mọi chính
sách pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu lao động phải kết hợp với chính sách xã hội: Phải
đảm bảo làm sao để người lao động ở nước ngoài được lao động như cam kết ở trong hợp
đồng, cũng như đảm bảo các hoạt động công đoàn ... hơn nữa, người lao động xuất khẩu
dẫu sao cũng chỉ có thời hạn do vậy cần phải có những chế độ tiếp nhận và sử dụng
người lao động sau khi họ hoàn thành hợp đồng và trở về nước.
ØXuất khẩu lao động là sự kết hợp hài hòa giữa quản lý vĩ mô của Nhà nước và sự chủ
động, tự chịu trách nhiệm của tổ chức xuất khẩu lao động đưa người lao động đi làm việc
ở nước ngoài
Xuất khẩu lao động thực hiện trên cơ sở của hợp đồng cung ứng lao động. Nếu như trước
đây (giai đoạn 1980-1990) Việt Nam tham gia thị trường lao động quốc tế đã xuất khẩu
lao động của mình qua các hiệp định song phương, trong đó quy định khá chi tiết về điều
kiện lương, ăn ở, đi lại, bảo vệ người lao động ở nước ngoài. Thì ngày nay, trong cơ chế
của nền kinh tế thị trường hội nhập quốc tế thì hầu như toàn bộ hoạt động xuất khẩu lao
động đều do các tổ chức xuất khẩu lao động thực hiện trên cơ sở hợp đồng đã ký. Đồng
thời, các tổ chức xuất khẩu lao động cũng chịu trách nhiệm tổ chức đưa đi và quản lý


người lao động. Và như vậy thì các Hiệp định, các thỏa thuận song phương chỉ có tính
nguyên tắc, thể hiện vai trò và trách nhiệm Nhà nước ở tầm vĩ mô.
ØPhải đảm bảo lợi ích của ba bên trong quan hệ xuất khẩu lao động
Trong lĩnh vực xuất khẩu lao động lợi ích kinh tế của Nhà nước chính là khoản ngoại tệ
mà người lao động gửi về nước và các khoản thuế. Lợi ích của các tổ chức xuất khẩu lao
động là các khoản thu được chủ yếu từ các loại phí giải quyết việc làm ngoài nước. Còn
lợi ích của người lao động chính là các khoản thu nhập. Chính vì chạy theo lợi ích mà các
tổ chức xuất khẩu lao động có quyền đưa người lao động và chuyên gia đi làm việc ở
nước ngoài rất dễ vi phạm quy định của nhà nước, nhất là việc thu các loại phí dịch vụ.
Từ chỗ các quyền lợi của người lao động bị vi phạm sẽ khiến cho việc làm ngoài nước
không thật hấp dẫn người lao động
Ngược lại, cũng vì chạy theo thu nhập cao mà người lao động rất dễ vi phạm những hợp

đồng đã ký kết, bỏ hợp đồng ra làm việc bên ngoài... Do vậy, các chế độ chính sách phải
tính toán làm sao cho đảm bảo được sự hài hòa lợi ích của các bên, trong đó phải thật chú
ý đến lợi ích trực tiếp của người lao động.
ØXuất khẩu lao động là hoạt động đầy biến đổi
Hoạt động xuất khẩu lao động phụ thuộc rất nhiều vào nước có nhu cầu nhập khẩu lao
động do vậy cần phải có sự phân tích toàn diện các dự án ở nước ngoài đang và sẽ được
thực hiện để xây dưng chính sách và chương trình đào tạo giáo dục định hướng phù hợp
và linh hoạt. Chỉ có những nước nào chuẩn bị được đội ngũ công nhân với tay nghề thích
hợp mới có điều kiện thuận lợi hơn trong việc chiếm lĩnh thị phần lao động ở ngoài nước.
Và cũng chỉ có nước nào nhìn xa trông rộng, phân tích đánh giá và dự đoán đúng tình
hình mới không bị động trước sự biến đổi của tình hình từ đó đưa ra được chính sách đón
đầu trong hoạt động xuất khẩu lao động.
1.3. Các hình thức xuất khẩu lao động


Hình thức xuất khẩu lao động: là cách thức thực hiện việc đưa người lao động đi làm việc
có thời hạn ở nước ngoài do nhà nước quy định.
Ở Việt Nam cho đến nay đã tồn tại một số hình thức sau:
Thời kỳ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung: xuất khẩu lao động chủ yếu thông qua các
hiệp định liên chính phủ và nghị định thư;
Bước sang thời kỳ mới - thời kỳ xuất khẩu lao động chịu tác động của thị trường thì nó
bao gồm các hình thức sau:
ØĐưa lao động đi bồi dưỡng, học nghề, nâng cao trình độ và làm việc có thời gian ở
nước ngoài.
ØHợp tác lao động và chuyên gia.
ØĐưa lao động đi làm tại các công trình doanh nghiệp Việt Nam nhận thầu khoán xây
dựng, liên doanh hay liên kết tạo ra sản phẩm ở nước ngoài hay đầu tư ra nước ngoài.
ØCung ứng lao động trực tiếp theo các yêu cầu của công ty nước ngoài thông qua các
hợp đồng lao động được ký kết bởi các doanh nghiệp Việt Nam làm dịch vụ cung ứng lao
động.

ØNgười lao động trực tiếp ký với cá nhân, tổ chức nước ngoài nhưng khi làm thủ tục phải
thông qua một doanh nghiệp chuyên doanh về xuất khẩu lao động.
ØXuất khẩu lao động tại chỗ
1.4. Sự cần thiết của việc xuất khẩu lao động
Qua thực tế đã cho ta thấy được Việt Nam là một quốc gia đông dân trên 86 triệu người.
Với tình trạng tốc độ phát triển nguồn lao động nêu trên, mâu thuẫn giữa lao động và việc
làm ngày càng trở nên gay gắt với nền kinh tế. Nếu không giải quyết một cách hài hòa và
có những bước đi thích hợp giữa mục tiêu kinh tế và xã hội sẽ dẫn tới mất ổn định
nghiêm trọng về mặt xã hội. Cùng với hướng giải quyết việc làm trong nước là chính,


xuất khẩu lao động là một định hướng chiến lược tích cực quan trọng, lâu dài, cần phải
được phát triển lên một tầm cao mới.
Để giải quyết được vấn đề này, xuất khẩu lao động đã trở thành một lĩnh vực cứu cánh
cho bài toán giải quyết việc làm không những của Việt Nam mà còn đối với cả hầu hết
các nước xuất khẩu lao động trong khu vực và trên thế giới.
1.5. Vai trò của việc xuất khẩu lao động
Với tư cách là một lĩnh vực hoạt động kinh tế, cần phải đươc xem xét, đánh giá các mặt
hiệu quả tích cực mà xuất khẩu lao động đã mang lại. Một khi nhận thức đúng đắn về
hiệu quả của xuất khẩu lao động, cùng với việc vạch ra các chỉ tiêu, xác định nó là cơ sở
quan trọng cho việc đánh giá hiện trạng và chỉ ra các phương hướng cũng như các giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu lao động.
ØVề mục tiêu kinh tế
Trong khi nước ta chuyển đổi nền kinh tế chưa lâu, kinh tế nước ta còn gặp vô vàn khó
khăn, mọi nguồn lực còn eo hẹp thì việc hàng năm chúng ta đưa hàng vạn lao động ra
nước ngoài làm việc đã mang về cho đất nước hàng tỷ USD/năm. Đóng góp quan trọng
vào việc phát triển đất nước.
ØVề mục tiêu xã hội
Mặc dù còn những hạn chế nhất định với tiềm năng, song xuất khẩu lao động Việt Nam
trong những năm qua bước đầu đã đạt được những thành công nhất định về mục tiêu mục

tiêu kinh tế - xã hội mà Đảng và Nhà nước đề ra.
Trước hàng loạt những khó khăn và gánh nặng thất nghiệp của người lao động trong
nước, cùng với các biện pháp tìm kiếm và tạo công ăn, việc làm trong nước là chủ yếu thì
xuất khẩu lao động đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng, góp phần tạo
công ăn việc làm và thu nhập cho hàng vạn lao động mỗi năm, đồng thời làm giảm sức ép
về việc làm và tạo sự ổn định xã hội ở trong nước...


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM SANG THỊ
TRƯỜNG MALAYSIA
2.1. Tình hình về lực lượng lao động củaViệt Nam hiện nay
Theo số liệu thống kê[2] ngày 01/4/2009 dân số Việt Nam là 86.024.600người, là một
nước đông dân thứ 3 khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 13 trong những nước đông dân
nhất thế giới. Theo báo cáo thì dân số của nước ta đã đạt đến “cơ cấu dân số vàng” với tỉ
trọng dân số dưới độ tuổi lao động chiếm 25%, tỉ trọng dân số trong độ tuổi lao động là
66% và dân số trên độ tuổi lao động là 9%. Điều đó cho thấy nước ta đang sở hữu một
lực lượng lao động tương đối dồi dào và đây cũng chính là tiềm năng lớn để phát triển đất
nước. Tuy nhiên vấn đề giải quyết việc làm là một trong những vấn đề nóng bỏng và cấp
thiết hơn bao giờ hết.
Bên cạnh đó, trình độ học vấn của lao động Việt Nam đang được nâng lên từng ngày.
Theo số liệu thống kê[3] cũng cho thấy tỉ lệ người từ 5 tuổi trở lên đã đi học là 94,9%:
Trong đó có 16,4 triệu người chưa tốt nghiệp tiểu học (chiếm 20,8%), 20,2 triệu người tốt
nghiệp tiểu học (chiếm 25,7%) 17,2 triệu người tốt nghiệp trung học cơ sở (chiếm
21,2%), 12,2 triệu người tốt nghiệp trung học phổ thông (chiếm 15,5%), 1,7 triệu người
tốt nghiệp sơ cấp (chiếm 2,1%), 3 triệu người tốt nghiệp trung cấp (chiếm 3,9%), 1,1
triệu tốt nghiệp cao đẳng (chiếm 1,3%), 2,7 triệu tốt nghiệp đại học (chiếm 3,4%), 141
nghìn người có học vị trên đại học (chiếm 0,2%). Chỉ có 4 triệu người chưa đi học (chiếm
5,1%) so với dân số từ 5 tuổi trở lên. Tỉ lệ này so với năm 1999 đều tăng lên với tỉ lệ
đáng kể nhất là tỉ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông, trung cấp, cao đẳng và đại học. Đó là

một điều khả quan cho lực lượng lao động của Việt Nam trong giai đoạn hiện tại và
tương lai.
Có thể khái quát cơ bản về đặc điểm của lực lượng lao động của nước ta như sau:


Lao động Việt Nam được đánh giá là thông minh, nhanh nhẹn cần cù và có khả năng nắm
bắt công việc nhanh, có thể nói thương hiệu “lao động Việt Nam” đã và đang được đánh
giá cao trên thị trường lao động quốc tế.
Tỉ lệ lao động qua đào tạo có xu hướng tăng lên rõ rệt, hiện nay nước ta tỉ lệ lao động đã
qua đào tạo của nước ta chiếm khoảng hơn 25,3% trong đó tỉ lệ qua đào tạo chuyên môn
kỹthuật chiếm khoảng 16,8% lực lượng lao động. Điều này chứng tỏ rằng lực lượng lao
động Việt Nam ngày càng được củng cố về chất lượng.
Tuy vậy lực lượng lao động nước ta còn gặp một số hạn chế như sau:
Cơ cấu đào tạo giữa đại học, cao đẳng, trung cấp và công nhân kỹthuật rất bất hợp lý, nó
thể hiện ở chỗ tỉ lệ này là 1 – 2,6 – 4,2 trong khi đó ở các nước khác là 1 – 4 – 10. Điều
đó lý giải tại sao mà lao động ở nước ta luôn xảy ra tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”. Còn
theo đánh giá của tổ chức Berivề sức cạnh tranh của lao động theo thang điểm 100 thì
Việt Nam mới đạt 45 điểm về khung pháp lý, 20 điểm về năng suất lao động, 32 điểm về
chất lượng lao động, 40 điểm về thái độ lao độngvà 16 điểm về kỹnăng lao động[4].Điều
này phản ánh chất lượng lao động của Việt Nam so với các nước khác là còn thấp, nếu
không được cải thiện thì sẽ không đủ sức cạnh tranh trong tương lai.
Lực lượng lao động nước ta chưa có tác phong công nghiệp còn thấp, tính kỷluật trong
quá trình làm việc chưa cao.
Nhìn chung, nước ta là một nước có nguồn lao động dồi dào, tốc độ phát triển tương đối
cao tuy nhiên lao động nước ta còn yếu về kỹnăng và trình độ lao động, một cơ cấu lao
động bất hợp lý nên đã tạo ra một khó khăn lớn trong quá trình giải quyết việc làm.
Trong tương lai nếu không được khắc phục thì nguồn nhân lực không còn là điểm mạnh
của nước ta trong quá trình phát triển đất nước.
2.2. Tình hình xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Malaysia
Malaysia là quốc gia có diện tích 329.847 km 2, đứng thứ 66 trên thế giới; Dân số của

Malaysia là khoảng 28 triệu người, đứng thứ 43 trên thế giới. Tại Malaysia có hai mùa rõ
rệt là mùa khô và mùa mưa, thời tiết giống như thành phốHồ Chí Minh của Việt


Nam.Ngôn ngữ chính thức tại Malaysia là tiếng Malay. Tiếng Anh được sử dụng rộng rãi
tại đây. Đồng tiền tại Malaysia là Ringgit (1 USD = 3,53 Ringit)[5].
Malaysia là nước nhập khẩu lao động hàng đầu châu Á với hơn 2 triệu lao động nước
ngoài, chủ yếu đến từ Indonesia, Ấn Độ, Sri Lanka, Bangladesh và Việt Nam, chiếm 20%
lực lượng lao động nước này.
Việt Nam bắt đầu xuất khẩu lao động sang Malaysia đầu năm 1992, tính đến nay đã có
hơn 100.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại Malaysia. Thị trường Malaysia là một
thị trường dễ tính, cần nhiều lao động phổ thông, không cần tay nghề cao. Các ngành chủ
yếu là điện, điện tử, dệt may, dịch vụ… Vì là thị trường dễ tính, không đòi hỏi tay nghề
nên thu nhập của người lao động cũng không cao, trung bình từ 3- 7 triệu đồng/tháng
trong điều kiện làm việc hết sức vất vả.
Thời gian gần đây xảy ra nhiều vụ việc không hay cho người lao động tại Malaysia như
xô xát với chủ, lao động bị trả về trước thời hạn do bị sa thải, lao động quá vất vả….
Đầu năm 2009, do khủng hoảng kinh tế, các doanh nghiệp Malaysia sa thải hàng loạt
công nhân, đồng thời Chính phủ Malaysia ban hành lệnh cấm tuyển lao động nước ngoài
để ưu tiên việc làm cho người dân trong nước. Điều này khiến không ít doanh nghiệp
xuất khẩu lao độngViệt nam sang Malaysia lao đao. Tuy nhiên vào những tháng cuối
năm, thị trường này đã ấm trở lại. Rất nhiều nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, dịch vụ
có nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài nói chung và lao động Việt Nam nói riêng
đến làm việc. Số liệu thống kê của cơ quan này cho biết, nhu cầu sử dụng lao động nước
ngoài đang gia tăng ở hầu hết các ngành nghề tại Malaysia.
Tuy nhiên, theo thống kê của Cục quản lý lao động ngoài nước, năm 2009, cả nước đưa
được 75.000 lao động đi làm việc nước ngoài, đạt 83% kế hoạch. Trong đó, Malaysia thị
trường “vàng” xuất khẩu lao động của Việt Nam một thời chỉ đưa được chưa đến 3.000
lao động[6]. Ngoài nguyên nhân do khủng hoảng tài chính khiến thị trường lao động bị
thu hẹp, còn nguyên nhân nữa khiến lao động đưa đi Malaysia sụt giảm nghiên trọng vẫn



là tâm lý của người lao động đó là chê thu nhập thấp. Tuy nhiên, theo các chuyên gia,
vẫn coi Malaysia là thị trường trọng điểm năm 2010.
Năm 2010, kinh tế Malaysia đang từng bước phục hồi, nhu cầu tiếp nhận lao động cũng
được tăng lên đáng kể. Chính phủ Malaysia đã thành lập một tổ công tác đặc biệt khảo sát
nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài trong 5 lĩnh vực (điện, điện tử, cơ khí, dệt may và
chế biến thủy sản) và các hiệp hội sản xuất đã yêu cầu Chính phủ xem xét nhu cầu thực tế
của các ngành này trong việc tiếp nhận lao động.
Sau thời gian đình trệ vì ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, thị trường lao động
Malaysia đã có dấu hiệu hồi phục với bằng chứng là nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao
động của Việt Nam nhận được nhiều đơn đặt hàng của phía Malaysia.
Tính đến cuối năm 2010, theo số liệu thống kê[7] của Bộ lao động thương binh và xã hội,
Việt Nam đưa được 85.546 lao động đi làm việc nước ngoài (vượt chỉ tiêu đề ra 85.000
trong năm 2010). Trong đó, thị trường Malaysia là 11.741 lao động tăng gấp 4 lần so với
năm 2009.
Hiện có khoảng 28.000 chỗ làm đang chờ lực lượng lao động nước ngoài. Đây vẫn là thị
trường lớn của lao động xuất khẩu Việt Nam.
2.3. Những hạn chế của xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Malaysia
Về chất lượng lao động là một điều rất được quan tâm của lao động Việt Nam, lao động
nước ta được biết đến với những bất lợi thể hiện ở “ba không”: Không nghề, không ngoại
ngữ và không tác phong công nghiệp. Điều này trở thành một bất lợi lớn cho lao động
nước ta khi làm việc ở nước ngoài.
Như ta đã biết trình độ tay nghề của lao động Việt Nam khi xuất khẩu ra nước ngoài là
rất thấp, chúng ta chủ yếu xuất khẩu những lao động phổ thông chưa qua đào tạo nghề,
không có trình độ chuyên môn kỹthuật. Chính vì vậy mà thu nhập của người lao động
Việt Nam luôn thấp hơn lao động xuất khẩu của các nước khác.


Sức khỏe của lao động nước ta vẫn còn rất nhiều hạn chế, lao động của nước ta chỉ đủ

sức khỏe làm các công việc ở các ngành nghề như công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ,
làm việc trong các nhà máy còn các công việc như đi biển, xây dựng thì chưa đạt yêu cầu.
Đây cũng là một trong những trở ngại cho lao động Việt Nam.
Trình độ ngoại ngữ của lao động được đánh giá là rất kém. Những mâu thuẫn trong lao
động đều xuất phát từ bất đồng ngôn ngữ giữa giới chủ và lao động Việt Nam. Nhiều lao
động bị trả về nước trước thời hạn do không đạt yêu cầu về trình độ ngoại ngữ.
Kỷluật lao động là một điều mà đã gây ra tai tiếng cho lao động nước ta khi làm việc ở
nước ngoài. Lao động nước ta khi làm việc ở các nước sở tại đều thiếu kỷluật và thiếu
nghiêm túc trong việc thực hiện bảo hộ lao động. Bằng chứng là rất nhiều lao động nước
ta làm việc tại Malaysia thường xuyên bị tai nạn lao động kể từ năm 2004 trở lại đây.
Nguyên nhân chính của những vấn đề nêu ở trên là do: người lao động được đưa đi làm
việc ở nước ngoài đa phần là lao động nông thôn. Những lao động này phần lớn là chưa
qua một lớp đào tạo chính quy về tay nghề. Cuộc sống làm nghề nông ở một nước còn
kém phát triển như Việt Nam đã hình thành nên trong họ tác phong chậm chạp, thiếu sự
gắn bó trong hợp tác lao động, thiếu hiểu biết về sản xuất công nghiệp. Nhiều người
trong số họ còn chưa học hết phổ thông. Mặt khác, những lao động này hầu hết đều có
cuộc sống rất khó khăn, khi đi làm việc ở nước ngoài luôn mang trên vai gánh nặng thu
nhập rất lớn nên họ thường bất chấp tất cả miễn là kiếm được tiền cao.
Bên cạnh đó tình hình xuất khẩu lao động ở nước ta còn tồn tại một số vấn đề trong công
tác quản lý xuất khẩu lao động. Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp đưa người lao động
đi làm việc ở nước ngoài tuy nhiên có rất ít doanh nghiệp có văn phòng đại diện để giải
quyết các vấn đề liên quan đến lao động của mình điều đó chứng tỏ phần lớn các doanh
nghiệp đang hoạt động theo kiểu “đem con bỏ chợ”. Đó là chưa kể tại một số thị trường,
các doanh nghiệp chỉ biết tạo nguồn trong nước, thu phí, bàn giao lao động và… hết trách
nhiệm. Chính vì thế mới xảy ra chuyện lao động Việt Nam tại nước ngoài không có
“người quản lý” dẫn tới việc sống và làm việc vô tổ chức, bị trục xuất về nước cũng


chẳng có cơ quan nào đứng ra giải quyết. Trong thời gian ngắn gần đây, có hàng trăm lao
động Việt Nam đi Trung Đông làm việc bị trục xuất về nước vì vi phạm pháp luật. Một

số khác thì bị bắt, bị phạt tù vì nấu rượu, đánh nhau và ăn cắp. Nghịch lý là các doanh
nghiệp xuất khẩu lao động đang tìm mọi cách mở rộng thị trường thì người lao động của
ta lại vô tư phá. Trước khi lên đường đến các nước ở khu vực Trung Đông làm việc, phần
lớn lao động Việt Nam đều được học giáo dục định hướng, trang bị kiến thức về luật
pháp, lối sống nghiêm khắc ở xứ sở đạo hồi. Đó là cấm uống rượu, nấu rượu và chọc
ghẹo phụ nữ,… Thế nhưng, vừa chân ướt chân ráo đến đây nhiều lao động của ta đã phá
rào – ngang nhiên nấu rượu và chè chén say sưa.
Một điều đáng lo ngại nữa là tình trạng phá vỡ hợp đồng vẫn còn diễn ra nhưng chưa có
giải pháp hữu hiệu để giải quyết. Tỷ lệ vi phạm hợp đồng của lao động nước ta vẫn cao
(khoảng 10 – 15%) làm ảnh hưởng tới uy tín của lao động Việt Nam. Hiện tượng các tổ
chức, cá nhân lợi dụng để lừa đảo, thu tiền bất chính của người lao động đi xuất khẩu lao
động vẫn còn.
Đề án đưa người lao động đi làm việc nước ngoài đến năm 2015 của Chính phủ đang
được thực hiện, theo đó cùng với việc nâng tỷ lệ đưa người lao động Việt Nam ra nước
ngoài, mở rộng thị trường lao động, nâng cao chất lượng, thì siết chặt quản lý, nhất là đối
với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cũng được đặt ra cấp thiết.
Ngoài ra vẫn còn một số hạn chế trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu lao động của
nước ta còn hạn chế. Hiện nay nước ta vẫn đang tập trung chủ yếu vào việc xuất khẩu lao
động ở các thị trường truyền thống và chưa có sự phát triển những thị trường mới trong
bối cảnh mà thị trường truyền thống đang ngày càng bị thu hẹp. Nhiều thị trường nhiều
tiềm năng như Anh, Mỹ, Canada, Pháp… nhưng chưa được chúng ta quan tâm và khai
thác nên có tình trạng lao động Việt Nam đang dẫm chân lên nhau tại nhiều thị trường
truyền thống.
Hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu lao động vẫn còn có thái độ trông chờ, ỷ lại vào đối
tác. Thiếu đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực, kinh nghiệm về quản lý lao động, chưa


chấp hành tốt những quy định về chế độ tuyển chọn, đào tạo, định hướng nhằm bảo vệ
người lao động làm việc tại nước ngoài.
Hoạt động đưa lao động xuất khẩu ở nước ngoài đang là một bức tranh với hai màu trắng

đen đối lập. Một tình trạng khiến cho hình ảnh các công ty xuất khẩu lao động đang ngày
càng xấu đi trong mắt người lao động đó là hiện tượng ngày càng có nhiều công ty,
doanh nghiệp lừa đảo và thủ đoạn môi giới lừa đảo, tuyển dụng ngày càng tinh vi, phức
tạp. Trong thời gian qua đã xuất hiện một số doanh nghiệp không có chức năng xuất khẩu
lao động nhưng cũng làm công tác tư vấn và thu tiền bất hợp pháp của người lao động
dưới danh nghĩa đưa đi học và làm việc tại nước ngoài. Một số tổ chức, cá nhân đã nhập
nhằng lập nên những cái gọi là “trung tâm” hoặc “công ty cung ứng lao động”, mượn
danh pháp nhân hoặc mạo danh các doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu lao động có
chức năng xuất khẩu lao động với mục đích lừa đảo người lao động. Tình trạng lừa đảo
xảy ra nhiều ở các thị trường tiềm năng, có thu nhập cao đang thực hiện thí điểm đặc biệt
là ở những thị trường hấp dẫn như Hàn Quốc, Malaysia, Nhật Bản, Australia, Canada,
Mỹ… Đáng chú ý là hơn 80% số vụ lừa đảo đều nhắm vào lao động có nhu cầu đi làm
việc tại Hàn Quốc. Nguyên nhân chủ yếu là do thông tin về xuất khẩu lao động chưa đến
được với mọi người lao động, phần lớn người lao động không biết tiếp cận với cơ quan
đơn vị nào để làm thủ tục đi làm việc ở nước ngoài. Ở một số địa phương, công tác quản
lý hoạt động xuất khẩu lao động của cơ quan chức năng trên địa bàn chưa chặt chẽ, chưa
kịp thời phát hiện, ngăn chặn những vụ việc lừa đảo người lao động. Bên cạnh đó, việc
mở nhiều chi nhánh, trung tâm của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cũng khiến tình
hình trở nên phức tạp hơn.
Nguyên nhân chính của tình trạng này là do chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ
quan chức năng quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động cấp nhà nước với các cơ quan
cấp địa phương và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Chính vì thế, các cơ
quan quản lý chưa nắm rõ tình hình hoạt động cụ thể của các doanh nghiệp xuất khẩu lao
động. Từ đó, có phương hướng chỉ đạo hay sự chấn chỉnh kịp thời để công tác xuất khẩu
lao động đạt hiệu quả cao hơn. Các cơ quan chức năng có thẩm quyền trong lĩnh vực này


chưa tổ chức việc cung cấp một cách có hệ thống thông tin thị trường lao động nước
ngoài làm cơ sở cho hoạt động hiệu quả của các doanh nghiệp cũng như phổ cập hiểu biết
cho người dân về xuất khẩu lao động.

Các chính sách, văn bản về xuất khẩu lao động chưa bám sát thực tế và thường đi sau
thực tế. Thủ tục xuất cảnh và các thủ tục khác có liên quan thường rườm rà, phức tạp gây
mất nhiều thời gian và tiền của của người lao động. Công tác triển khai thực hiện, kiểm
tra, thanh tra hoạt động xuất khẩu lao động được tiến hành chưa thực sự nghiêm túc và có
hiệu quả.
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU
LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM
3.1. Những phương hướng và mục tiêu cho xuất khẩu lao động của Việt Nam trong
giai đoạn 2010 – 2015
Theo quyết định 71/2009/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy
mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2009 –
2020 thì trong giai đoạn này nước ta tiếp tục đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động ra
nước ngoài.
Trong giai đoạn này tiếp tục đổi mới công tác đào tạo, giáo dục lao động trước khi đi.
Đào tạo nghề được coi là một vấn đề ưu tiên hàng đầu trong việc phát triển thị trường lao
động Việt Nam hiện nay. Cần tăng cường nguồn lao động có chất lượng, có ngoại ngữ.
Đào tạo kỹnăng, kỷluật lao động và tác phong làm việc cho người lao động. Tập trung
khai thác những thị trường có chuyên môn. Có như vậy chúng ta mới đưa lao động đi làm
việc ở những thị trường mới có thu nhập cao hơn.
Bên cạnh đó tiếp tục tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền đến các địa phương về
quyết đinh 71/2009/QĐ-TTg. Theo đó các tỉnh thành cần rà soát, bổ sung đề án xuất khẩu
lao động với các nội dung bao gồm: thông tin, tuyên truyền chính sách, chế độ, tiêu


chuẩn, quy chế, quy trình xuất khẩu lao động dễ hiểu, với các hình thức phù hợp đến tận
từng thôn bản. Song song với đó Chính phủ phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và
Xã hội và các bộ ngành liên quan xây dựng lộ trình sắp xếp, phát triển doanh nghiệp xuất
khẩu lao động theo định hướng, tiêu chí của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở
nước ngoài theo hợp đồng, đặc biệt là đầu tư phát triển cơ sở đào tạo của doanh nghiệp để

chủ động tao ra nguồn lao động có chất lượng cao phù hợp với thị trường, xây dựng
thương hiệu, tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam.
Tiếp tục xây dựng cơ chế, biện pháp cụ thể để hỗ trợ người lao động, người nghèo vay
vốn, học nghề, làm thủ tục xuất khẩu lao động.
Tiếp tục tăng cường công tác mở rộng thị trường xuất khẩu, và tăng cường hợp tác lao
động với các nước trong khu vực Châu Á, kí kết các hiệp định hợp tác về lao động để bảo
vệ quyền lợi của người lao động Việt Nam khi làm việc ở nước ngoài.
Tiếp tục xây dựng cơ sở pháp lý vững chắc để làm căn cứ để phát triển các doanh nghiệp
xuất khẩu lao động và người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
3.2. Giải pháp
3.2.1. Các giải pháp đối với cơ quan quản lý Nhà nước
ØTiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, các văn bản hướng dẫn Luật Người lao động
Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng một cách đồng bộ, có chế tài đủ mạnh
để xử lý đối với những tổ chức, cá nhân vi phạm; nghiên cứu ban hành các chính sách hỗ
trợ đầu tư để hình thành những doanh nghiệp mạnh có khả năng cạnh tranh cao trên thị
trường, chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc, lao động ở vùng sâu vùng xa tham gia xuất
khẩu lao động.
ØTăng cường trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương trong việc phát triển thị trường
và công tác quản lý; sắp xếp lại các doanh nghiệp hiện có; chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra
hoạt động của các doanh nghiệp trực thuộc và quan tâm chỉ đạo giải quyết những vấn đề
phát sinh đối với doanh nghiệp. Các địa phương và ngành ngân hàng cần tiếp tục duy trì
chính sách hỗ trợ người lao động và đối tượng chính sách về chi phí đào tạo – bồi dưỡng


kiến thức cần thiết và vay vốn đi xuất khẩu lao động; cải tiến thủ tục, tạo điều kiện thuận
lợi cho các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện mô hình liên kết tuyển lao động tại địa
phương.
ØUỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần chỉ đạo các cấp chính
quyền và các cơ quan chức năng trực thuộc tăng cường giáo dục, vận động nhân dân thực
hiện đúng các quy định của Nhà nước về xuất khẩu lao động; đầu tư và hỗ trợ các doanh

nghiệp tạo nguồn lao động có chất lượng; tăng cường quản lý hoạt động xuất khẩu lao
động trên địa bàn, ngăn chặn các hành vi tiêu cực ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao
động, của các doanh nghiệp và hoạt động xuất khẩu lao động.
ØTăng cường công tác thanh tra và xử lý vi phạm; phát hiện kịp thời và kiên quyết triệt
phá các đường dây đưa người đi làm việc bất hợp pháp, xử lý nghiêm các tổ chức, cá
nhân có hành vi lừa đảo. Tăng cường công tác kiểm soát cửa khẩu để phát hiện và kịp
thời ngăn chặn việc đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc bất hợp pháp.
ØNâng cao chất lượng nguồn lao động xuất khẩu. Tiếp tục đẩy mạnh triển khai mô hình
liên kết giữa các doanh nghiệp và địa phương để có nguồn lao động đáp ứng yêu cầu;
thực hiện đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công tác hội nhập kinh tế quốc tế của Chính
phủ; các doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng đào tạo – bồi dưỡng kiến thức cần thiết
cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài để đảm bảo có nguồn lao động
xuất khẩu lao động đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động quốc tế; Nhà nước hỗ
trợ đầu tư từ nguồn kinh phí chương trình mục tiêu việc làm và các chương trình, dự án
khác để mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn lao động...
ØTăng cường công tác quản lý và bảo vệ người lao động ở nước ngoài: Triển khai thoả
thuận đã ký về hợp tác lao động để bảo vệ quyền lợi cho người lao động; thúc đẩy đàm
phán và ký kết các thoả thuận với các nước khác; Kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp
trong việc ký kết hợp đồng với đối tác nước ngoài bảo đảm các điều kiện theo quy định
để làm cơ sở cho việc bảo vệ quyền lợi của người lao động; tăng cường phối hợp chặt chẽ
giữa các cơ quan quản lý trong và ngoài nước, giữa cơ quan đại diện ngoại giao với đại
diện các doanh nghiệp tại nước ngoài.


ØĐổi mới công tác thông tin, tuyên truyền về xuất khẩu lao động đến tận người dân với
nhiều hình thức phù hợp. Cùng với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, Nhà nước cần
quan tâm cải thiện đời sống văn hoá, tinh thần cho người lao động ở nước ngoài thông
qua việc cung cấp sách, báo và tổ chức các đoàn nghệ thuật đi biểu diễn ở các điểm có
nhiều người lao động Việt Nam sinh sống và làm việc.
ØCần phải có chính sách để mở rộng đối tượng của quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước,

nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
3.2.2. Các giải pháp với doanh nghiệp xuất khẩu lao động
Vì đây là lực lượng nòng cốt, có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả của hoạt động xuất khẩu
lao động và chuyên gia Việt Nam. Do đó đứng về phía Nhà nước, cần phải có những
chính sách ưu tiên, khuyến khích phát triển phù hợp và tương xứng với vai trò của nó.
Trước hết, cần phải chú trọng tới một số vấn đề sau:
ØTích cực đầu tư đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên liên tục, nâng cao trình độ, năng lực
và bố trí cán bộ có phẩm chất chuyên môn tốt, đáp ứng nhiệm vụ mở rộng thị trường và
quản lý xuất khẩu lao động và chuyên gia của doanh nghiệp.
ØTự chủ động nghiên cứu, khảo sát, tìm kiếm thị trường ký Kết hợp đồng với nước ngoài
theo điều kiện chuẩn đối với từng thị trường và khu vực.
ØTổ chức tuyển chọn trực tiếp đúng người, đúng đối tượng, đúng tiêu chuẩn...
ØCương quyết không tuyển lao động qua các trung gian, cò mồi lao động.
ØCông khai các điều kiện về tuyển chọn, chi phí, đồng thời doanh nghiệp cần phải phối
kết hợp với các chính quyền địa phương và các cơ quan đoàn thể, các ban ngành ở cơ sở,
để tuyển chọn được những lao động có phẩm chất đạo đức tốt. Ưu tiên các đối tượng con
em, gia đình chính sách, người nghèo đủ tiêu chuẩn, góp phần ổn định thường xuyên
nguồn cung cấp lao động cho công tác xuất khẩu không bị gián đoạn do thiếu nguồn.
ØChú trọng tới việc đầu tư, tổ chức đào tạo giáo dục định hướng cho người lao động
trước lúc đi theo đúng nội dung, chương trình mà nhà nước đã quy định.


ØTổ chức chặt chẽ lực lượng lao động trước khi đưa đi, đồng thời phải tăng cường quản
lý và xử lý kịp thời các vướng mắc, chanh chấp lao động trong quá trình người lao động
làm việc ở nước ngoài, đảm bảo quyền lợi cho người lao động khi tham gia xuất khẩu lao
động.
ØChấp hành nghiêm chỉnh chế độ tài chính, chế độ đăng ký thực hiện hợp đồng và chế
độ thông tin báo cáo…
3.2.3. Các giải pháp đối với công tác đào tạo xuất khẩu lao động
Ở nước ta hiện nay, nguồn lao động thì nhiều nhưng đáp ứng tốt các yêu cầu về chuyên

môn, sức khỏe,…còn hạn chế. Do vậy cần phải tăng cường công tác đào tạo lao động
xuất khẩu để đáp ứng cho thị trường.
Và công tác đào tạo nguồn lao động được coi là yếu tố quyết định ảnh hưởng đến vấn đề
này. Nếu thực hiện không tốt công tác này, người lao động sẽ không đủ khả năng, trình
độ đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động và từ đó có thể dẫn đến việc không
hoàn thành tốt trách nhiệm đề ra, gây thiệt hại, vi phạm hợp đồng… ảnh hưởng xấu đến
uy tín, lợi ích của doanh nghiệp và xa hơn nữa là chiến lược xuất khẩu lao động của Nhà
nước.
Do đó cần có sự quản lý, hướng dẫn chặt chẽ của Nhà nước cho doanh nghiệp thực hiện:
ØĐối với Nhà nước: Có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đào tạo nguồn lao động xuất
khẩu, cùng doanh nghiệp đầu tư xây dựng các cơ sở, trung tâm dạy nghề… chú trọng
phát triển những nghề mà có nhu cầu cao của người sử dụng lao động.
ØNâng cao chất lượng đào tạo giáo dục phổ thông để khi ra trường, lực lượng này đủ khả
năng, điều kiện về ngoại ngữ tham gia xuất khẩu lao động.
ØTừng khu vực, ngành nghề có từng chương trình giảng dạy riêng.
ØĐào tạo chuyên môn, kiến thức phải đi kèm đạo tạo về ý thức kỷ luật trách nhiệm cho
người lao động


ØBổ sung cho người lao động về pháp luật
ØBộ Lao động - Thương binh và Xã hội phải thường xuyên hướng dẫn cho chính quyền
địa phương, doanh nghiệp và người lao động về định hướng, thông tin các thị trường một
cách cụ thể.
Và điều cuối cùng là cần phải làm cho người lao động thấy được ý nghĩa, vai trò to lớn,
trách nhiệm của họ đối với quê hương, đất nước, doanh nghiệp và gia đình khi họ được
chọn ra nước ngoài làm việc.
3.2.4. Các giải pháp đối với người lao động
ØChủ động đến bệnh viện có uy tín khám và kiểm tra sức khoẻ, nhằm phát hiện kịp thời
bệnh tật trước khi tham gia xét tuyển tránh lãng phí tiền bạc, thời gian.
ØTự chủ động tìm kiếm, liên hệ với cơ sở xuất khẩu lao động tin cậy, chủ động đầu tư,

nâng cao nhận thức và ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm để có trình độ tay nghề, ngoại
ngữ phù hợp với yêu cầu, tìm hiểu pháp luật, chuẩn bị các điều kiện cần và đủ cho mình
để tham gia xuất khẩu lao động một cách có hiệu quả.
ØNghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, các quy định của Việt Nam và của các nước đến
làm việc. Chấp hành tốt kỷ luật lao động và thực hiện tốt hợp đồng lao động đối với
doanh nghiệp. Không bỏ trốn, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành nhiệm vụ, góp phần
nâng cao uy tín giữa lao động Việt Nam với thị trường quốc tế.
3.2.5. Các giải pháp hậu xuất khẩu lao động
Sau khi người lao động kết thúc hợp đồng trở về nước thì cần giải quyết các vấn đề liên
quan như là:
ØGiải quyết việc làm cho họ khi họ trở về nước vì sau một thời gian làm việc ở
nước ngoài họ đã được trang bị kỹ năng nghề nghiệp nên cần sắp xếp, bố trí công việc
phù hợp với tay nghề, trình độ của họ.
ØNhà nước cần ban hành các văn bản pháp luật quản lý những người lao động đi
làm việc ở nước ngoài trở về để có thể giải quyết việc làm được tốt hơn.


KẾT LUẬN
Trong giai đoạn toàn cầu hóa đang diễn ra hết sức sôi động và mạnh mẽ như ngày nay thì
việc giải quyết việc làm cho người lao động đang là một vấn đề cấp thiết. Xuất khẩu lao
động là một xu hướng khách quan cho các nước đang phát triển mà có cơ cấu dân số trẻ
như Việt Nam. Cùng với sự tăng tốc của các cường quốc mạnh và những phát minh khoa
học công nghệ tiên tiến tối ưu thì ngoài việc học hỏi tiếp thu các thành tựu của nước bạn,
chúng ta cần đem chính những nhân công Việt Nam sang tận các nước đó để tiếp thu
những kỹ năng nghề nghiệp và trình độ chuyên môn nước sở tại. Bởi nếu được trực tiếp
quan sát, làm việc thì chúng ta sẽ nhanh chóng lĩnh hội tốt hơn. Đồng thời xuất khẩu lao
động làm cho người lao động Việt Nam có cơ hội mở rộng tầm nhìn toàn cảnh nền kinh
tế thế giới, để rồi cải thiện cuộc sống người lao động, gây dựng viễn cảnh tương lai tươi
sáng hơn cho chính mình và tương lai phồn thịnh của đất nước mình
Tuy nhiên, vấn đề xuất khẩu lao động vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Chuyên đề này đã

tiến hành nghiên cứu thực trạng, phân tích đánh giá hoạt động xuất khẩu và đưa ra được
một số giải pháp cho những vấn đề mà trong lý luận và thực tiễn xuất khẩu của nước ta
còn đang vướng mắc. Từ việc phân tích, đánh giá và so sánh trên người viết mong mình
có thể đóng góp một phần ý kiến vào công cuộc nghiên cứu đối với lĩnh vực đang được
ưu tiên hiện nay của nước ta./.

[1] Điều 13 Bộ luật lao động
[2]Tổng Cục thống kê, Số liệu thống kê dân số và lao
động, [cập nhật ngày
30/3/2011].
[3]Tổng Cục thống kê, Số liệu thống kê giáo dục, y tế, văn hóa và đời sống ,
[cập nhật ngày 30/3/2011].


[4]Viện nghiên cứu phát triển TP Hồ Chí Minh, Thị trường lao động khi Việt Nam gia
nhập WTO – Cơ hội, thách thức và những việc cần
làm, />[cập nhật ngày 30/3/2011].
[5]Cục quản lý lao động ngoài nước, Thị trường Malaysia,
[cập nhật
ngày 30/3/2011].
[6]E-info, Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?,
[cập nhật ngày 30/3/2011].
[7]Liên minh bài trừ nô lệ mới ở Á Châu (CAMSA), Số liệu xuất khẩu lao động của Việt
Nam năm 2010, [cập nhật ngày 30/3/2011].



×