SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM
TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I- NĂM HỌC 2014-2015
Môn: Hóa học - Lớp: 10
Thời gian làm bài: 45 phút
Mã đề: 132
Họ, tên học sinh: .......................................................................
Số báo danh: ............................................................................
(Cho biết nguyên tử khối: He = 4; Ag =108; O = 16; N = 14; H = 1; S = 32; Se =79; Cu = 64; K = 39;
Na = 23; Mg = 24; Ca = 40; Cr = 52; Sr = 88; P = 31; Cl = 35,5; F = 19 )
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (20 câu, từ câu 1 đến câu 20)
Câu 1: Cho 4,4 g hỗn hợp hai kim loại A, B thuộc nhóm IIA và ở hai chu kỳ liên tiếp tác dụng vừa đủ với
dung dịch HCl thu được dung dịch D và V lít H 2. Nếu thêm 0,25 mol AgNO3 vào dung dịch D thì chưa
kết tủa hết. Nếu thêm 0,35 mol AgNO3 vào dung dịch D thì AgNO3 còn dư. A và B là
A. Be và Ca.
B. Be và Mg.
C. Ca và Cr.
D. Mg và Ca.
Câu 2: X là nguyên tố phi kim có hóa trị cao nhất với oxi bằng hóa trị với hiđro. Số nguyên tố thỏa mãn
điều kiện trên là
A. 1
B. 4
C. 2
D. 3
Câu 3: Cho Cu tác dụng với một lượng vừa đủ 120 ml dung dịch HNO 3 1M sản phẩm thu được muối
Cu(NO3)2, H2O và thấy thoát ra V lít khí NO duy nhất ở điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị của V là
A. 0,672 .
B. 2,288.
C. 1,344.
D. 1,495.
Câu 4: Trong phân tử CO2, cacbon có
A. cộng hoá trị là 4 .
B. điện hoá trị là 2+ .
C. cộng hoá trị là 2.
D. điện hoá trị là 4+ .
Câu 5: Các nguyên tố nhóm IA có điểm chung là
A. cùng số nơtron.
B. dễ dàng nhường 1 electron.
C. cùng số electron.
D. cùng số proton.
Câu 6: Cho các phản ứng dưới đây:
MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
(1)
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
(2)
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
(3)
Phản ứng mà HCl đóng vai trò là chất khử là
A. (1).
B. (1) và (2).
C. (3).
D. (2).
Câu 7: Số mol e sinh ra khi có 0,5 mol Zn bị oxi hóa thành ion Zn là
A. 0,5 mol.
B. 2,5 mol.
C. 0,1 mol.
D. 1 mol.
Câu 8: Trong phân lớp 4s có tối đa bao nhiêu electrron?
A. 2.
B. 14.
C. 8.
D. 6.
Câu 9: Nguyên tố nào sau đây là nguyên tố d?
A. 7Z.
B. 21X.
C. 19Y.
D. 13T.
Câu 10: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt bằng 34. Cấu hình electron của nguyên tử X là
A. 1s22s22p63s2.
B. 1s22s22p63s2 3p3.
C. 1s22s22p63s1.
D. 1s22s22p63s23p1.
Câu 11: Nguyên tử của nguyên tố X có Z=15, hợp chất của nó với hidro có công thức hóa học dạng
A. HX.
B. H2X.
C. H3X.
D. H4X.
Câu 12: Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học được phân biệt bởi đại lượng nào sau đây?
A. Số lớp electron.
B. Số nơtron.
C. Số proton.
D. Số electron hóa trị.
Câu 13: Nhóm A bao gồm những khối nguyên tố nào?
A. d và f.
B. d và p.
C. s và p.
D. s và d.
2+
9
Câu 14: Ion X có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3d . Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là
A. chu kỳ 4, nhóm IIA.
B. chu kỳ 3, nhóm VIIB.
C. chu kỳ 3, nhóm VIIA.
D. chu kỳ 4, nhóm IB.
Câu 15: Nguyên tử của nguyên tố A và B đều có phân lớp ngoài cùng là 2p. Tổng số e ở hai phân lớp
ngoài cùng hai nguyên tử này là 3. Vậy số hiệu nguyên tử của A và B lần lượt là
A. 7; 8.
B. 5; 6.
C. 1; 2.
D. 7;9.
Trang 1/2 - Mã đề 132
Câu 16: X là nguyên tố nhóm A có 6 e lớp ngoài cùng. Tỉ lệ giữa thành phần % theo khối lượng của oxi
trong oxit cao nhất của X với thành phần % theo khối lượng của hidro trong hợp chất khí với hidro của X
là 51 : 5. Nguyên tố X là
A. S.
B. O.
C. N.
D. Se.
Câu 17: X, Y là 2 nguyên tố cùng nhóm và thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Tổng số
proton của hai nguyên tử X, Y bằng 30. X hoặc Y tạo liên kết với Cl (Z=17) là
A. liên kết kim loại.
B. liên kết cộng hóa trị. C. liên kết cho nhận.
D. liên kết ion.
Câu 18: Oxit cao nhất của nguyên tố Y có tỉ khối so với He là 45,75. Vậy Y là
A. S
B. P
C. Cl
D. F
5
1
Câu 19: Nguyên tử nguyên tố X có cấu hình e hóa trị là (n-1)d ns (n ≥ 4). Vị trí của X trong bảng tuần
hoàn là
A. chu kì n, nhóm IB.
B. chu kì n, nhóm VIB.
C. chu kì n, nhóm IA.
D. chu kì n, nhóm VIA.
Câu 20: Nguyên tử nguyên tố A có hai đồng vị là A 1 và A2. Nguyên tử khối của A1 là 35, đồng vị A 2 hơn
A1 hai nơtron. Tỉ lệ giữa số nguyên tử A 1 và A2 có trong tự nhiên là 6:2. Nguyên tử khối trung bình của A
là
A. 37.
B. 35,5.
C. 36,5.
D. 35,7.
II. PHẦN RIÊNG - PHẦN TỰ CHỌN [5 câu]
Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần A hoặc B)
A. Theo chương trình Chuẩn (5 câu, từ câu 21 đến câu 25)
Câu 21: Kiểu liên kết nào được tạo thành giữa 2 nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung?
A. Liên kết kim loại.
B. Liên kết hidro .
C. Liên kết ion .
D. Liên kết cộng hóa trị.
Câu 22: Sự biến đổi nào sau đây là sự khử?
+7
+4
0
+3
+2
+3
−2
0
A. Mn + 3e → Mn . B. Al → Al + 3e.
C. Fe →Fe + 1e.
D. S → S + 2e.
Câu 23: Số oxi hoá của Cl trong phân tử, ion sau: ClO-, HCl, ClO3- lần lượt là
A. -1, +1, +5.
B. +1, +1, +5.
C. +1, -1, +5.
D. -1, +1, +1.
Câu 24: Trong các hiđroxit dưới đây, chất nào có tính bazơ mạnh nhất?
A. Mg(OH)2.
B. LiOH.
C. Al(OH)3.
D. NaOH.
Câu 25: Số electron tối đa trên lớp electron thứ n (n: số thứ tự của lớp), (n ≤ 4) là
A. 2n2.
B. 2n2 + 2.
C. 2n2 + 1.
D. n.
B. Theo chương trình Nâng cao (5 câu, từ câu 26 đến câu 30)
Câu 26: Số oxi hoá của S trong Na2S2O7 là
A. +8.
B. +4.
C. +6.
D. +2.
Câu 27: Trường hợp nào sau đây các chất đều tồn tại liên kết ion?
A. NaCl, K2O, MgO . B. MgO, H2S, Cl2 .
C. Cl2, CaCl2, N2 .
D. ZnCl2, Cl2, NH3 .
Câu 28: Trong phân tử H2O, nguyên tử trung tâm có kiểu lai hóa
A. sp.
B. sp3.
C. sp2.
D. sp3d.
Câu 29: Cho các nguyên tử sau N (Z = 7), O (Z = 8), S (Z = 16), Cl (Z = 17). Trong số đó các nguyên tử
có 2 electron độc thân ở trạng thái cơ bản là
A. N và Cl.
B. S và Cl
C. N và S.
D. O và S.
Câu 30: Trong số các phần tử sau ( nguyên tử hoặc ion), phần tử đóng vai trò chất khử là
A. Mg.
B. Mg2+.
C. Na+.
D. Al3+ .
--------------------------------
Học sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
-------
----------- HẾT ---------ĐÁP ÁN MÃ ĐỀ 132
Trang 2/2 - Mã đề 132
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
D
C
A
A
B
A
D
A
B
C
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
C
B
C
D
B
A
D
C
B
B
Trang 3/2 - Mã đề 132
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
D
A
C
D
A
C
A
B
D
A