Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

BỆNH lê DẠNG TRÙNG ở TRÂU TRÂU bò1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (701.22 KB, 5 trang )

Ký Sinh Trùng Và Bệnh Ký Sinh Trùng
Lớp: DH14CN
Phạm Văn Hậu

MSSV: DCN134122

BỆNH LÊ DẠNG TRÙNG Ở TRÂU TRÂU BÒ

1.Căn Bệnh:
Ở Việt Nam có 2 loài lê dạng trùng chủ yếu gây bệnh cho trâu, bò là loài Babesia
bigemina và Babesia bovis.
 Đặc điểm hình thái
- Nhuộn Giemsa : Hồng cầu(hồng), nhân(đỏ), nguyên sinh chất(Xanh)
- Babesia bigemina (Piroplasma bigerminum): Merozoite trong hồng cầu có dạng
hình lê, tròn, oval.
- Kích thước:
+ Dạng tròn: 2 – 3 µm.
+ Dạng dài: 4 – 5 µm x 2 µm
- Babesia bovis: Merozoite có dạng hình lê, hình tròn.
- Kích thước 2,4 x 1,5 µm.

Hình 1: Ve Ixodes ricinus truyền
Babesia.bovis

 Vòng Đời bệnh:
- Vòng đời của lê dạng trùng có 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1:
- Giai đoạn ký sinh ở hồng cầu trâu bò,sinh sản vô tính.
từ một lê dạng trùng trưởng thành mọc nhánh thành
2 lê dạng trùng và cứ sinh sản theo cách như vậy.
Đại Học An Giang – Khoa NT-TNTN- Lớp DH14CN



Hình 2: Ve Boophilus microplus ở tai
trâu bò
Trang 1


Ký Sinh Trùng Và Bệnh Ký Sinh Trùng
Lớp: DH14CN
Phạm Văn Hậu

MSSV: DCN134122

 Giai đoạn 2:
- Giai đoạn hữu tính phát triển trong vật chủ trung gian bao gồm một số loài ve
cứng (Ixodidae). Giai đoạn này lê dạng trùng phát triển hết sức phức tạp. Ve hút
máu bò bị bệnh, hồng cầu có lê dạng trùng vào dạ dày, ruột của ve sẽ phát triển
qua 5 giai đoạn, thành tế bào cái (macrogametocite)và tế bào đực
(microgametocite), sau đó tế bào cái hợp với tế bào đực thành hợp tử; hợp tử
phát triển đến một giai đoạn nhất định sẽ vỡ ra giải phóng các bào tử thể
(Sporozoit). Bào tử thể từ vách dạ dày và ruột theo hệ bạch huyết lên tuyến nước
bọt của ve. Ve hút máu bò bệnh sẽ truyền mầm bệnh sang bò khoẻ. Ở bò, bào tử
thể phát triển đến giai đoạn trưởng thành trong hồng cầu và sau đó lại phát triển
theo giai đoạn vô tính. Một số bào tử thể khác sẽ lên buồng trứng của ve và nằm
trong trứng. Trứng nở thành ấu trùng, phát triển thành trĩ trùng và trong trĩ trùng
vẫn có bào tử thể. Bào tử thể lại lên tuyến nước bọt của trĩ trùng và trĩ trùng này
sẽ truyền mầm bệnh sang bò khoẻ khi ve hút máu bò. Như vậy, sự truyền bệnh
của ve có tính di truyền cho thế hệ đời sau.

Hình 3. Vòng đời Bệnh Lê Dạng Trùng


Đại Học An Giang – Khoa NT-TNTN- Lớp DH14CN

Trang 2


Ký Sinh Trùng Và Bệnh Ký Sinh Trùng
Lớp: DH14CN
Phạm Văn Hậu

MSSV: DCN134122

2.Bệnh lý
Ký sinh trong hồng cầu làm biến dạng hồng cầu.
Độc tố tiết vào máu làm vỡ hồng cầu hàng loạt, giải phóng huyết sắc tố qua
nước tiểu, làm nước tiểu đỏ, gây thiếu máu cấp.
Độc tố gây rối loạn điều hoà nhiệt, làm vật bệnh sốt cao.

Hình.4 B. bovis trong hồng cầu.

Hình.5 B. bigemina trong hồng cầu.

3.Triệu chứng
Thời kỳ ủ bệnh B.bigemina từ 9 – 15 ngày có khi đến 35 ngày, B.bovis từ 7 – 18
ngày.
- Sốt cao 39,8oC có khi lên đến 42,2oC, ly bì suốt trong thời gian bị bệnh.
- Thiếu máu.
- Có haemoglobin niệu, nước tiểu có màu nâu đỏ.
- Bỏ ăn, nhịp tim tăng, chảy nước mắt, nước mũi, lượng sữa giảm hẳn.
- Tiêu chảy, phân màu vàng.
- Co giật, hôn mê, tấn công bất cứ vật gì.

- Niêm mạc mắt đầu tiên đỏ sẫm sau trắng bệch do thiếu máu cấp.
Trâu bò bệnh thể cấp tính: chết sau 6 – 10 ngày ở tình trạng bần huyết cấp,
kiệt sức, ngạt thở.
Đại Học An Giang – Khoa NT-TNTN- Lớp DH14CN

Trang 3


Ký Sinh Trùng Và Bệnh Ký Sinh Trùng
Lớp: DH14CN
Phạm Văn Hậu

MSSV: DCN134122

Trâu bò bị bệnh thể mãn tính: các dấu hiệu lâm sàng nhẹ dần, suy nhược và
thiếu máu kéo dài 2 – 3 tháng, chết do kiệt sức.
4. Bệnh tích: mổ khám trâu bò bệnh thấy:
 Các nội tạng và thịt nhợt nhạt do thiếu máu.
 Túi mật sưng, ứ dịch mật và huyết sắc tố.
 Niêm mạc bị hoàng đản.

Hình 6. Thận Bò bị xung huyết

Hình 7. Gan và mật ứ dịch và huyết sắc tố

5.Dịch tễ học:
 Ở Việt Nam:
 Năm 1908: B.bigemina có ở bò Trung Bộ, Bắc Bộ.
 Năm 1921 – 1924: trâu bò nhiễm ở Bắc Bộ, Nam Bộ, Ninh Bình, Hải Phòng.
 Năm 1958 – 1960: bệnh xuất hiện quá nửa số tỉnh miền Bắc.

 Năm 1963: nông trường Ba Vì.
 B.bigemina: Tỷ lệ hồng cầu bị nhiễm cao nhất 10%, thấp nhất 3 – 5%.
 B.bovis: Tỷ lệ hồng cầu bị nhiễm cao nhất 20%, thấp nhất 8%.
 Động vật bị bệnh: trâu bò ở các lứa tuổi; bệnh nặng ở trâu bò từ 6 - 12
tháng và trâu bò sữa nhập nội nuôi chưa được 2 năm, chưa quen điều kiện
sinh thái.
 Vật chủ trung gian truyền bệnh: các loài ve cứng họ Ixodidae.
6. Phòng bệnh:
Ở khu vực có lưu hành bệnh phải định kỳ kiểm tra máu trâu bò, phát hiện
trâu bò bệnh, điều trị kịp thời.
Tổ chức tiêm thuốc phòng nhiễm cho đàn trâu bò mới nhập nội bằng một
trong 2 hoá dược trên, theo định kỳ: 6 tháng/lần.
Diệt ve trên thân súc vật, trong chuồng trại và trên bãi chăn bằng thuốc ít
Đại Học An Giang – Khoa NT-TNTN- Lớp DH14CN

Trang 4


Ký Sinh Trùng Và Bệnh Ký Sinh Trùng
Lớp: DH14CN
Phạm Văn Hậu

MSSV: DCN134122

độc, theo định kỳ.
Thuốc thường dùng là: Hantox – spray hoặc Hectomin – 100.
7. Điều trị:
- Berenyl, với liều 3 – 3,5 mg/kg thể trọng, pha nồng độ 10-15%, tiêm tĩnh mách
lần, nếu sau 2-3 tuần gia súc chưa khỏi thì tiêm liều thứ hai như liều thứ nhất.
Trước khi tiêm thuốc nên tiêm các thuốc trợ sức như Vitamin, long não, vitamin

Bcomplex; vitamin C; truyền huyết thanh mặn ngọt đẳng trương:
1000ml/100kg thể trọng trâu bò.
- Imozol với liều: 2 – 3ml/100kg thể trọng trâu bò. Tiêm thuốc dưới da. Tiêm
thuốc trợ sức như khi dùng Berennyl
- Haemosporidin, liều dùng 0,0005g/l kg thể trọng, mỗi liều thuốc cho trâu, bò
300-400kg khoảng 150-200mg pha với 30ml nước cất, tiêm chậm vào tĩnh
mạch. Nếu gia súc yếu thì chia thuốc làm 2 liều, tiêm 2 lần cách nhau 24 giờ.
Trước khi tiêm thuốc cũng tiêm thuốc trợ sức như các loại thuốc trên.
8. Tài liệu tham khảo:
- />- />- />- />
Đại Học An Giang – Khoa NT-TNTN- Lớp DH14CN

Trang 5



×