TRƯỜNG ĐH
CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
NHỮNG NGUYÊN LÍ CƠ BẢN CỦA
CHỦ NGHĨA MÁC-LÊ NIN
ĐỀ TÀI THUYẾT TRÌNH:
TƯ BẢN THƯƠNG NGHIỆP
VÀ TƯ BẢN CHO VAY
WE’ONE MEMBER
TRƯỞNG NHÓM: Nguyễn Thị Thanh Thùy
Nguyễn Hồ Thu Thảo
Nguyễn Thị Quế Anh
Nguyễn Thị Hà
Nguyễn Hữu Phú
Lê Thị Diễm Hương
Lê Thị Tuyết Hoa
Lê Minh Điền
Trần Ngọc Duy
NỘI DUNG CHÍNH :
TƯ BẢN THƯƠNG NGHIỆP
LỢI NHUẬN THƯƠNG NGHIỆP
TƯ BẢN CHO VAY
LỢI TỨC VÀ TỈ SUẤT LỢI TỨC
I - TƯ BẢN THƯƠNG NGHIỆP:
-Sự ra đời của tư bản thương nghiệp:
Trong quá trình tuần hoàn và chu chuyển tư bản công nghiệp, có 1
bộ phận tư bản dưới hình thái tư bản hàng hóa (H’) chờ để được chuyển
hóa thành tư bản tiền tệ (T’). Do sự phát triển của phân công lao động xã
hội, đến 1 trình độ nhất định, giai đoạn này được tách riêng ra trở thành
chức năng chuyên môn của 1 loại hình kinh doanh đặc biệt, đó là tư bản
thương nghiệp (tư bản kinh doanh hàng hóa).
=> Trong chủ nghĩa tư bản, tư bản thương nghiệp là 1 bộ phận của tư bản công
nghiệp, được tách rời ra và phục vụ quá trình lưu thông hàng hóa của tư bản công
nghiệp.
Công thức vận động của tư bản thương nghiệp:
T - H - T’
Với công thức trên hàng hóa được chuyển đổi 2 lần:
(1)Từ tay nhà tư bản công nghiệp ----> tư bản thương nghiệp.
(2)Từ tay tư bản thương nghiệp ----> người tiêu dùng.
=>Tư bản thương nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lưu
thông sẽ không mang hình thái
là tư bản sản xuất.
TB thương nghiệp có đặc điểm vừa phụ thuộc vừa độc lập đối
với tư bản công nghiệp:
Phụ thuộc: vì nó là 1 bộ phận của TB công nghiệp.
Độc lập: vì chức năng chuyển hóa hàng hóa thành tiền tệ là chức
năng riêng biệt của TB thương nghiệp.
Vai trò của tư bản thương nghiệp:
Lưu thông hàng hóa phát triển, thị trường được mở rộng, hàng hóa được lưu
thông nhanh chóng---> đẩy nhanh tốc độ chu chuyển tư bản.
Người sản xuất tập trung được nhiều thời gian cho sản xuất ---> nâng cao hiệu
quả kinh tế.
Chi phí lưu thông giảm---> lưu thông được chuyên môn hóa.
LỢI NHUẬN THƯƠNG NGHIỆP:
Về nguồn gốc: lợi nhuận thương nghiệp do công nhân thương nghiệp tạo ra, 1
bộ phận lao động không được trả công của công nhân
Về bản chất: lợi nhuận thương nghiệp là 1 phần của giá trị thặng dư được tạo
ra trong quá trình sản xuất mà tư bản công nghiệp cho tư bản thương nghiệp để tư
bản thương nghiệp bán hàng hóa cho mình.
Lợi nhuận thương nghiệp phản ánh mối quan hệ bóc lột trưc tiếp của tư bản
thương nhân đối với lao động làm thuê trong lĩnh vực lưu thông.
VÍ DỤ:
Đầu chu kỳ sản xuất kinh doanh, nhà tư bản ứng ra 900 để tiến hành sản xuất, cấu
tạo hữu cơ 4/1, m’=100%, tư bản cố định hao mòn hết trong năm.
Cuối năm giá trị hàng hóa tạo ra là:
720c+180v+ 180m=1080
Tỉ suất lợi nhuận: p’=
m
c+v
X 100%
=
180
720+180
= 20%
X100%
Giả định để lưu thông hàng hóa nhà tư bản phải ứng thêm 100 nữa, tỉ suất lợi nhuận
chỉ còn:
p’ =
180
X100%
= 18%
900 + 100
Nếu tư bản thương nghiệp đảm nhận khâu này thì cũng thu được khoản lợi nhuận là 18
tương ứng với 100 đơn vị.
Khi đó, tư bản công nghiệp phải bán hàng hóa cho tư bản thương nghiệp với giá cả thấp
hơn giá trị hàng hóa cụ thể là: 720c+180v+(180m-18m)= 1062
Tư bản thương nghiệp bán hàng hóa đúng giá trị thu được lơi nhuận là 18. Việc phân phối
giá trị giữa tư bản công nghiệp và tư bản thương nghiệp diễn ra theo quy luật tỉ suất lợi
nhuận bình quân.
LIÊN HỆ THỰC TẾ VIỆT NAM
Việt Nam sau khi hội nhập nền kinh tế thị trường, tốc độ tăng trưởng ngày
càng cao, có nhiều nhà máy, xí nghiệp ra đời, góp phần sản xuất hàng hóa phát
triển.
Cùng với đó, nền tư bản thương nghiệp cũng phát triển nhanh chóng, thúc
đẩy lưu thông hàng hóa, thị trường được mở rộng
--->hàng hóa đến tay người tiêu dùng thuận tiện hơn
VD: các siêu thị, chợ, đại lí, cửa hàng trở thành trung tâm trung chuyển, phân
phối hàng hóa từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng.
II- TƯBẢN CHO VAY:
Khái niệm: Tư bản cho vay là tư bản tiền tệ tạm thời nhàn rỗi mà người chủ của nó cho
nhà tư bản khác sử dụng trong thời gian nhất định để nhân được số tiền lời nao đó.
Hình thành: Được hình thành trước hết bằng số tiền nhàn rỗi được tạo ra trong quá
trình tuần hoàn của tư bản công nghiệp. Mặt khác còn hình thành bởi một số nhà tư bản có
khả năng tích lũy tiền nhưng không dám chấp nhận mạo hiểm trên thương trường nên đem
cho vay thu lợi nhuận.
Tư bản cho vay có các đặc điểm:
Quyền sở hữu tách rời quyền sử dụng tư bản
+ Quyền sở hữu thuộc về người cho vay
+Quyền sử dụng thuộc về người đi vay
TBCV là một loại hàng hóa đặc biệt:
+Khi cho vay, người bán không mất quyền sở hữu còn người mua được quyền sử dụng nó
trong khoảng thời gjan nhất định.
+Khi sử dụng giá trị của nó không mất đi mà còn tăng lên.
Giá cả của tiền không do giá trị mà do giá trị sử dụng của TBCV, do khả năng tạo ra lợi tức
quyết định. Cho nên giá cả của TBCV là lợi tức cho vay .
Vận động theo công thức T-T' (T' = T+z). Là tư bản được sùng bái nhất vì nó gây ấn
tượng hình thức tiền đẻ ra tiền và che dấu kín đáo nhất quan hệ bốc lột của CNTB
_Sự hình thành TBCV là kết quả của sự phát triển quan hệ hàng hóa- tiền tệ đến trình độ
nhất định làm xuất hiện quan hệ là: nơi có tiền tệ tạm thời nhàn rỗi, có nơi thiếu tiền
hoạt động.
_TBCV góp phần tích tụ, tập trung tư bản, mở rộng sản xuất, cải tiến kỹ thuật đẩy nhanh
tốc độ chu chuyển tư bản. Do đó làm tăng tổng già trị thặng dư trong xã hội.
LỢI TỨC VÀ TỈ SUẤT LỢI TỨC
LỢI TỨC:
Lợi tức cho vay là 1 phần của lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản đi vay phải trả
cho nhà tư bản cho vay để được quyền sử dụng tư bản trong thời gian nhất định (kí
hiệu: z)
Thực chất, lợi tức cho vay là 1 phần của giá trị thặng dư được tạo ra trong sản xuất.
Nguồn gốc của lợi tức là 1 phần giá trị thặng dư do công nhân sáng tạo ra trong lĩnh vực
sản xuất.
TỈ SUẤT LỢI TỨC
Tỉ suất lợi tức (kí hiệu: z’) là tỉ lệ phần trăm giữa số lợi tức thu được (z) và số
bản tiền tệ cho vay (Kcv) trong 1 khoãng thời gian nhất định.
Tỉ suất lợi tức được tính bởi công thức:
Z
Z’ =
.100%
K cv
Trong thị trường tỉ suất lợi tức luôn dao động và phụ thuộc nhiều yếu tố:
+ tỉ suất lợi nhuận bình quân (p’)
+ quan hệ cung cầu số tiền cho vay.
+ chỉ số lạm phát nền kinh tế.
+ tình hình sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Tỉ suất lợi tức luôn nằm trong khoảng vận động: 0 < z’ < p’
LIÊN HỆ THỰC TẾ VIỆT NAM
Một loại hình vận động của tư bản cho vay rất phổ biến ở Việt Nam hiện nay đó chính
là “tín dụng ngân hàng”
Các chủ thể thừa
Các chủ thể thiếu
vốn
vốn
NGÂN HÀNG
Tín dụng ngân hàng là quan hệ giữa 1 bên là ngân hàng còn bên kia là các
tác nhân và thể nhân trong nền kinh tế, là quan hệ vay mượn giữa các cá nhân tổ
chức doanh nghiệp trong xã hội.
Ở đây ngân hàng làm trung gian giữa người cho vay và người đi vay, người đi vay
vay vốn để sản xuất kinh doanh trong 1 thời gian nhất định và phải trả cho người
cho vay 1 khoảng tiền lời từ số tiền cho vay theo lãi suất thỏa thuận, khoảng tiền
này được gọi là lợi tức cho vay.