Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

Thiết kế và thi công mạch quang báo giao tiếp máy tính theo chuẩn RS485 có nhiệm vụ hiển thị tỉ giá vàng, tỉ giá ngoại tệ lên các LED 7 đoạn, hiển thị thông tin lên LED ma trận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 54 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, việc ứng dụng những sản phẩm công nghệ cao vào quá trình sinh hoạt avf
sản xuất không còn quá xa lạ với con người, mà ngược lại nó còn trở thành một nhu cầu
thiết yếu. Điều này thúc đẩy sự phát triễn của khoa học và kỹ thuật hơn bao giờ hết. Đặc
biệt là ngành công nghệ điện tử với sự ra đời của các vi mạch có khả năng tích hợp cao
cùng tốc độ xử lí nhanh. Việc sử dụng những thiết bị mạch lập trình như vậy sẽ giúp cho
các dạng mạch thiết kế rút gọn hơn, tiêu thụ năng lượng thấp hơn và có khả năng mở
rộng, nâng cao nhiều tính năng mà ít tốn linh kiện.
Có thể nói ngành điện tử có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống hiện nay, ví dụ như ti
vi, tủ lạnh… Và một ứng dụng rất phổ biến là mạch quang báo, cũng chính là đề tài tụi
em được giao trong đợt thực tập công nhân lần này. Có thể dễ dàng nhận thấy trong bất
cứ lĩnh vực nào hiện nay đều cần đến nó. Từ các đồng hồ số đơn giản trong mọi gia đình
đến các bảng tỉ giá giao dịch trong các ngân hang… Mà đặc biệt hơn là mạch quang báo
có giao tiếp với máy tính dùng chuẩn RS485.
Chúng em chân thành cảm ơn thầy Lê Hồng Nam đã tận tình hướng dẫn nhóm chúng
em trong quá trình làm thực tập công nhân. Thầy đã tạo mọi điều kiện phù hợp cho chúng
em được thực hiện hoàn chỉnh nhất.
Bản thân nhóm chúng em cho rằng , đề tài quang báo là đề tài rất hay với nhiều loại
hình khác nhau dựa vào công dụng và độ phức tạp. Vậy nên trong quá trình thực hành
chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định vì vậy nên nếu có gì kính mong
thầy cô tận tình chỉ bảo thêm.
Nhóm em xin chân thành cảm ơn.

Page 1


LỊCH TRÌNH LÀM VIỆC
Trương Thị Thu Diệu:
25/02: Lên phòng F206 phân chia nhóm, nhận đề tài và nghe thầy phổ biến về lịch thực
tập cũng như các yêu cầu trong việc làm mạch.
Về nhà tìm hiểu khái quát về đề tài quang báo.


26/02: Tìm hiểu các thiết bị có trên thị trường theo đề tài mạch quang báo.
27/02: 4 nhóm chọn ứng dụng chung là mạch chạy chữ và hiện led 7 đoạn → nhận đề tài
mạch quang báo hiển thị LED 7 đoạn hiển thị bảng tỉ giá vàng và ngoại tệ kết nối máy
tính theo chuẩn RS485.
28/02: Tại xưởng, phác thảo sơ đồ khối và phân chia công việc.
01/03: Nhận nhiệm vụ làm mạch giao tiếp máy tính chuẩn RS485 (với Ngọc).
02/03-03/03: Tìm hiểu về việc truyền tin dung chuẩn RS485, các sơ đồ mạch cụ thể.
04/03: Tại xưởng, viết từng module và I/O của nó.
Tìm hiểu về PL2303X.
05/03: Viết lại nhật kí theo đúng trình tự: tìm hiểu thiết bị, vẽ sơ đồ khối, sơ đồ mạch giao
tiếp.
06/03: Họp nhóm chốt nhiệm vụ lần cuối về cả phần mềm và phần cứng.
Nhiệm vụ nhận: -

Phần cứng: mạch giao tiếp với PC.
Phần mềm: chương trình giao tiếp giữa led 7 đoạn và vi điều khiển.

07/03: Tìm hiều về linh kiện Max485/ SN75176 và việc truyền tin qua cổng USB.
08/03: Chọn sơ đồ giao tiếp mạch với Ngọc.
09/03: Tìm hiểu khái quát về các phương pháp hiển thị LED 7 đoạn: quét, chốt, phối hợp.
10/03: Đọc, hiểu datasheet 1 số linh kiện như: HC595, PL2303, …
11/03: Tìm hiểu về ferrite bead và vùng tần số hoạt động: 11976Hz → 12044Hz. Nên
chọn 12Mhz.
12/03: Vì phần cứng mạch giao tiếp đơn giản nên được phân qua làm mạch hiển thị 16
LED 7 đoạn.
13/03: Tìm hiểu về 1 số mạch hiển thị LED cũng như các linh kiện liên quan: HC595,
RN2421, HC164, ULN2803,…
14/03: Chọn phương pháp làm mạch: quét dữ liệu và quét vị trí LED dùng HC164 và
HC595.
15/03: Tính toán chọn linh kiện trong mạch, đặc biệt là các điện trở hạn dòng.

Nhóm 2

Page 2


16/03: Tính toán thiết kế lại cụ thể, chọn thời gian sáng LED và tắt LED để tính chính xác
giá trị các trở hạn dòng.
17/03: Cắm test board để bắt đầu kiểm tra mạch.
18/03: Kiểm tra test board, đo dòng áp và thử cấp xung vào để kiểm tra hoạt động dịch
của các IC (làm them mạch dao động ICNE555 để tạo dao động).
19/03: Tính toán thiết kế lại để chọn giá trị trở hạn dòng chính xác để LED sáng mạnh
hơn và chọn lại BJT A1015 để chịu dòng lớn.
20/03: Lắp lại test board với các giá trị tính toán trên, kiểm tra thấy mạch đã hoạt động.
21/03, 22/03:Vẽ lưu đồ thuật toán cho mạch.
23/03: Viết thử chương trình mô phỏng trên proteus để test mạch.
24/03: Kiểm tra lại lưu đồ thuật toán hiển thị 8 LED 7 đoạn: việc tạo xung dương dịch,
chốt và nhập dữ liệu vào qua chân SI thế nào,…
25/03: Viết lại chương trình nhỏ trên proteus: hiển thị 1 LED, quét vị trí và quét dữ liệu
theo tần số 1Hz.
26/03, 27/03: Vẽ layout 2 mạch hiển thị 8 LED 7 đoạn.
28/03: Ủi, khoan và hàn mạch.
29/03: Nạp chương trình test mạch vào vi điều khiển để kiểm tra mạch.
30/03: Kiểm tra lại mạch lần nữa thông qua việc đo các giá trị dòng và áp.
01/04: Vẽ lại layout và làm mạch do mạch trước đó vẽ sai khá nhiều.
02/04: Viết chương trình vào Keil C đề kiểm tra mạch từng phần.
03/04 → 14/04: Viết và kiểm tra chương trình chính.
01/05: Ghép mạch với các thành viên trong nhóm.

Nhóm 2


Page 3


Nguyễn Thị Thái Ngọc:
25/02: Lên phòng F206 phân chia nhóm và nhận đề tài mạch quang báo kết nối máy tính
theo chuẩn RS485
26/02: Tìm hiểu các thiết bị có trên thị trường theo đề tài mạch quang báo.
• Biển chứng khoán của Công ty TNHH OGO Việt Nam
• Biển điểm thi đấu của Công ty TNHH OGO Việt Nam
• Bảng Hiển Thị Thông Tin LED MaTrix của hãng Sơn La
Vẽ sơ đồ khối của thiết bị và phân tích nhiệm vụ từng khối.
27/02: Nhận đề tài mạch quang báo hiển thị LED 7 đoạn hiển thị bảng tỉ giá vàng và
ngoại tệ kết nối máy tính theo chuẩn RS485
28/02: Thống nhất sơ đồ khối và nhiệm vụ từng khối với cả nhóm
• Khối mạch chuyển đổi RS232 sang RS485
• Khốinmạch chuyển đổi RS485 sang TTL
• Khối vi điều khiển 89C51
• Các khối hiển thị Led 7 đoạn.
Tìm hiểu và phân tích các khối.
01/03: Nhận nhiệm vụ làm module giao tiếp máy tính.
02/03-03/03: Tìm hiểu kĩ về sơ đồ khối module giao tiếp máy tính theo cổng COM, chuẩn
truyền thông RS485
04/03: Lên xưởng, phân tích kĩ về các thiết bị có trên thị trường và I/O, nhiệm vụ, nguyên
lí…các khối trong sơ đồ khối theo yêu cầu của thầy.
05/03: Tìm hiểu nguyên lí hoạt động của một số mạch quang báo tiêu biểu, nguyên lí hoạt
động của module giao tiếp máy tính, thiết kế module giao tiếp máy tính.
06/03: Họp nhóm chốt nhiệm vụ lần cuối, nhận nhiệm vụ:
• Phần cứng: module giao tiếp máy tính
• Phần mềm: chương trình giao tiếp giữa vi điều khiển với máy tính và phần
mềm giao diện trên máy tính

07/03: Vì thầy yêu cầu không dùng cổng COM nên tìm hiểu sơ đồ của mạch giao tiếp
máy tính theo cổng USB, cổng LAN…và quyết định làm mạch giao tiếp qua cổng USB.
08/03: Tìm hiểu các linh kiện có trên thị trường trong khối giao tiếp máy tinh: PL2303,
MAX485, SN76175, FT232…đọc datasheet để hoạt động của các linh kiện.
09/03: Tìm hiểu về các khối mạch khác của nhóm.
10/03: Tìm hiểu kĩ về chuẩn RS485.
11/03: Tìm hiểu về các kiểu truyền nhận trong RS485 và đặc biệt là kiểu truyền song
công
12/03: Thiết kế sơ đồ mạch hoàn chỉnh về khối mạch ổn áp.
Nhóm 2

Page 4


13/03: Tịm hiểu, phân tích ưu nhược điểm của các linh kiện có cùng chức năng để tìm ra
linh kiện tối ưu nhất cho mạch.
Thiết kế sơ đồ mạch hoàn chỉnh về khối mạch giao tiếp máy tính
14/03-15/03: Vẽ sơ đồ nguyên lí khối mạch trên ORCAD và vẽ layout.
16/03: Làm mạch in
17/03: Đo kiểm tra các linh kiện trước khi lắp vào mạch.
Phân tích các trường hợp có thể xảy ra nếu mạch không hoạt động và tìm hướng
giải quyết.
18/03: Lên xưởng hàn mạch.
Kiểm tra hoạt động của các linh liện trong mạch cũng như hoạt động của mạch.
19/03: Tìm hiểu về các ngôn ngữ để viết giao diện trên máy tính như Visual Basic, Visual
C#, Visual C++…và chọn ngôn ngữ lập trình là Visual C# vì dựa trên nền ngôn ngữ C đã
học và là ngôn ngữ tối ưu nhất trong các ngôn ngữ đã tìm hiểu.
20/03: Thầy kiểm tra mạch, thử hoạt động của mạch bằng phần mềm Terminal:
• Nối tắc mạch để kiểm tra hoạt động của các linh kiện FT232RL, MAX485,
đường truyền, vdk 89C51

• Kiểm tra hoạt động chung của mạch.
21/03: Ôn lại và tìm hiểu các kiến thức về truyền nhận nối tiếp của họ 89C51, các thanh
ghi cần thiết, các thiết lập về tần số baud, các chế độ nối tiếp mode 0, mode 1, các cờ RI,
TI…và các bước mà 8051 phải thực hiện khi truyền 1 kí tự qua đường TXD và nhận 1 kí
tự qua đường RXD
22/03: Viết các chương trình con để kiểm tra mạch
23/03: Kiểm tra mạch với kiểu truyền nhận theo các byte 8 bit
24/03-26/03: Tìm hiểu về chế độ truyền thông đa xử lí của họ 89C51, các nguyên tắc
truyền nhận giữa master và nhiều slave, các loại vdk thuộc họ 8951 mà có thanh ghi định
địa chỉ SADDR, SADEN…
27/03: Viết lưu đồ thuật toán và chương trình kiểm tra mạch theo kiểu truyền nhận các
byte 9 bit
28/03: Viết hoàn thiện chương trình thực hiện đúng theo yêu cầu của đề tài.
29/03-05/04: Viết phần mềm giao diện máy tính theo ngôn ngữ Visual C#
05/04: Viết code giao tiếp cho con vdk bên hiển thị LED ma trận.
06/04: Lắp 2 slave vào kiểm tra mạch truyền nhận theo kiểu 1 master (pc) và 2 slave
07/04-14/04: Kiểm tra tổng thể và hoàn thiện mạch về phần cứng, code và phần mềm
01/05: Ghép mạch với các thành viên trong nhóm.
Nhóm 2

Page 5


Nguyễn Thị Thảo:
25/2: Thành lập nhóm ba thành viên và nhận đề tài mạch quang báo.
26/2: Tìm hiểu về đề tài:
Tìm hiểu các sản phẩm có trên thị trường.
Chọn ra phương hướng cụ thể. Phân tích chức năng phương hướng mình
đưa ra.
Vẽ sơ đồ khối chung và tìm hiểu nhiệm vụ từng khối.

27/2: Thống nhất chọn đề tài chung cho 4 nhóm:
Nhóm được nhận đề tài mạch quang báo dùng Led 7 đoạn.
Em được giao đề tài là hiển thị tỉ giá vàng dùng Led 7 đoạn với các yêu cầu
sau:
+ Dùng 8951.
+ Giao tiếp máy tính, bàn phím, wifi.
+ Mạch điều khiển càng đơn giản càng tốt.
28/2: Thống nhất sơ đồ khối chung cho toàn mạch gồm các khối gồm các khối: Mạch
chuyển đổi RS232 sang RS485, Mạch chuyển đổi RS485 sang TTL, Vi điều khiển 89C51
và Khối hiển thị Led 7 đoạn.
Tìm hiểu về khối giao tiếp với máy tính và nguyên lý hoạt động.
1/3: Nghiên cứu và phân tích từng 6 khối mạch:
-

Khối giao tiếp với máy tính.
Khối vi điều khiển 89C51.
Khối Led 7 đoạn hiển thị ngày giờ.
Khối Led 7 đoạn hiển thị tỉ giá vàng.
Khối Led 7 đoạn hiển thị tỉ giá ngoại tệ.
Khối Led 7 đoạn hiển thị tỉ giá vàng và ngoại tệ.

2/3→3/3: Tìm hiểu về khối mạch Led 7 đoạn hiển thị tỉ giá ngoại tệ:
Tìm hiểu các loại và sơ đồ Led 7 đoạn.
Tìm hiểu các phương pháp điều khiển Led 7 đoạn: phương pháp quét,
phương pháp chốt, phương pháp phối hợp.
4/3: Vừa tìm hiểu về nguyên lý khối giao tiếp, vừa tìm hiểu về sơ đồ chân vi điều khiển.
Hình thành sơ đồ nguyên lý khối mạch Led 7 đoạn hiển thị tỉ giá vàng.
5/3: Vẽ và hoàn chỉnh sơ đồ nguyên lí khối mạch thực hiện trên ORCAD.
6/3: Được phân công lại công việc rõ ràng kể cả phần cứng (mạch hiển thị giá ngoại tệ) và
phần mềm (điều khiển và xuất Led 7 đoạn).

7/3: Thiết kế, tính toán và chọn linh kiện.
Nhóm 2

Page 6


8/3: Test board:
Kiểm tra linh kiện rời IC Uln2803, IC 74HC595, BJT 2SA1013, và Led 7
đoạn.
Lắp mạch vào board và thử với một Led.
Kiểm tra hoạt động của mạch.
9/3: Thiết kế, tính toán và chọn lại linh kiện.
10/3: Vẽ lại sơ đồ nguyên lý.
11/3: Vẽ layout và làm mạch in.
12/3: Lắp mạch và kiểm tra phần cứng.
13/3: Cấp nguồn và xung cho các IC để kiểm tra phần cứng hoạt động có đúng theo yêu
cầu không.
14/3: Tìm hiểu lưu đồ thuật toán và iết code cho chương trình hiển thị Led 7 đoạn.
15/3: Vẽ lưu đồ thuật toán và viết code thực hiện hiển thị số đối với từng Led.
16/3: Kiểm tra mạch và phát hiện layout sai. Vì vậy vẽ lại sơ đồ nguyên lí và làm lại mạch
in.
17/3: Lắp mạch và kiểm tra phần cứng. Phần cứng an toàn và hoạt động tốt.
18/3: Thử code đối với từng Led 7 đoạn.
19/3: Thử code hiển thị số và dịch từ Led đầu tiên đến Led cuối cùng.
20/3: Thử code hiển thị các số khác nhau trên các Led 7 đoạn.
21/3: Vẽ lưu đồ thuật toán và viết hàm xuất Led 7 đoạn cho hàm chính của vi điều khiển.
22/3: Hoàn thiện mạch của cá nhân.
23/3→1/5: Lắp mạch chung cho toàn nhóm:
Kết nối khối vi điều khiển với từng khối hiển thị Led 7 đoạn.
Kết nối khối vi điều khiển với khối hiển thị ngày giờ.

Kết nối khối vi điều khiển với khối giao tiếp với máy tính.
Kết nối tất cả lại với nhau.
Kiểm tra toàn mạch.
3/5: Hoàn thiện mạch.

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN
MẠCH QUANG BÁO
Nhóm 2

Page 7


II.

Yêu cầu thiết kế:

Thiết kế và thi công mạch quang báo giao tiếp máy tính theo chuẩn RS485 có nhiệm
vụ hiển thị tỉ giá vàng, tỉ giá ngoại tệ lên các LED 7 đoạn, hiển thị thông tin lên LED ma
trận. Dữ liệu có thể được nhập trực tiếp thông qua một bàn phím máy tính gắn ngoài, hoặc
có thể được nhập từ máy tính PC.
III. Sơ đồ khối:
MODULE HIỂN THỊ LED MA TRẬN

MODULE GIAO TIẾP MÁY TÍNH

MODULE HIỂN THỊ LED 7 ĐOẠN

1. Module hiển thị LED ma trận: (nhóm 3+ nhóm 4)
2. Module giao tiếp máy tính (Ngọc)
 Input: dữ liệu từ máy tính

 Output: dữ liệu theo chuẩn RS485
2.1. Nhiệm vụ: chuyển dữ liệu từ máy tính, qua cổng USB thành dữ liệu theo chuẩn
RS485
2.2. Chọn linh kiện cho module:






Chip USB2UART
IC làm nhiệm vụ chuyển đổi dữ liệu giữa chuẩn TTL và chuẩn RS485
Điện trở đầu cuối
Điện trở phân cực
Tụ lọc nhiễu nguồn một chiều

Nhóm 2

Page 8







Điện trở hạn dòng
Tụ lọc nhiễu dữ liệu
Tụ lọc nguồn
Cuộn dây lọc nhiễu dữ liệu


2.3. Nguyên lí làm việc của module
Dữ liệu từ máy tính được đưa đến khối mạch qua cổng USB, sau đó qua chip
USB2UART để đưa về chuẩn TTL rồi đi vào IC làm nhiệm vụ chuyển dữ liệu giữa chuẩn
TTL và chuẩn RS485 để đưa dữ liệu về theo chuẩn RS485.
3. Module hiển thị LED 7 đoạn:

KHỐI
NGUỒN
CUNG CẤP
CHUNG

KHỐI ĐIỀU
KHIỂN TRUNG
TÂM
(AT89S52)

KHỐI HIỂN
THỊ NGÀY
GIỜ

KHỐI HIỂN
THỊ TỈ GIÁ
VÀNG

KHỐI HIỂN
THỊ TỈ GIÁ
NGOẠI TỆ

3.1. Khối nguồn cung cấp chung: (nhóm 1)

3.2. Khối điều khiển trung tâm (nhóm 1)
3.3. Khối hiển thị ngày giờ (nhóm 1)
3.4. Khối hiển thị tỉ giá vàng và ngoại tệ: (Diệu + Thảo)
 Input: dữ liệu theo mã LED 7 đoạn.
Nhóm 2

Page 9


 Output: hiển thị trên LED 7 đoạn.
3.4.1. Nhiệm vụ: hiển thị lần lượt tỉ giá vàng và ngoại tệ mua vào - bán ra.
3.4.2. Chọn phương pháp:
Có hai cách chính để đưa thông tin ra bảng led bảy đoạn: Chốt và quét. Tuy nhiên
phương pháp kết hợp cả chốt và quét là tối ưu nhất và được dùng nhiều hiện nay.
• Phương pháp quét:
Dựa trên độ lưu ảnh của mắt, một hình ảnh mắt ta thấy nhưng phải mất 40ms mới xử
lý xong (cỡ 24-25 hình /1 giây), do đó nếu các hình xuất hiện trước mắt ta mà chớp tắt
nhanh hơn 25 hình/ 1 giây thì ta không thấy nó chớp nữa, có thể hiểu như mắt ta bị thừa
thông tin. Vậy nên nếu ta cho một con led chớp tắt thật nhanh ( >25 Hz, nếu vài trăm Hz,
thậm chí vài KHz càng tốt miễn là led có khả năng chớp với tần số ấy) ta sẽ thấy con led
sáng luôn, mà thực chất là nó đang sáng - tắt – sáng - tắt…. rất nhanh.
Với loại led Anode chung, nó sẽ hiển thị khi cho chân chung lên nguồn, điều khiển
sáng tắt nhanh 7 thanh ta thấy nó sáng lên 1 số cụ thể theo dữ liệu nạp vào.
Xét 16 Led trong mạch, bằng cách cho luân phiên nhiều led hiển thị thông tin khác
nhau ta có cảm giác nhiều led bảy đoạn đang sáng đồng thời. Với cách này ta chỉ cần một
bus dữ liệu nối song song cho tất cả các led (gồm 7 dây a,b,c,d,e,f,g,h) mỗi led được điều
khiển bằng một tín hiệu khác sao cho tại một thời điểm chỉ có duy nhất một led bảy đoạn
được phép hiển thị và lúc này bus cũng đang truyền dữ liệu ứng với Led này. Nếu có quá
nhiều led bảy đoạn ta phải kết hợp thêm các IC giải mã chọn kênh như 74138, 74154,
74164…

o Ưu điểm: phương pháp này tiện dụng ở phần cứng lẫn phần mềm.
o Nhược điểm: khi số lượng led quá nhiều thì thời gian sáng trung bình dành
cho mỗi led là T lại giảm đi (T =1/n với là số led bảy đoạn, số đối tượng
được quét ). Điều này kéo theo các led sẽ suy giảm độ sáng. Mặt khác phải
tích hợp thêm IC giải mã, nhiều việc phát sinh cho thiết kế mạch lẫn lập
trình. Tóm lại, phương pháp này thường ứng dụng cho các hiển thị cỡ 20
led bảy đoạn trở xuống.
• Phương pháp chốt:
Phương pháp này vẫn chia sẻ bus dữ liệu cho tất cả các led như phương pháp quét ,
đồng thời các led đều có chân Anode chung nối sẵn lên nguồn (lúc nào cũng sẵn sàng
hiển thị). Mỗi led bảy đoạn kết hợp với 1 IC chốt, vi xử lý điều khiển chốt dữ liệu cho
chính xác. Dữ liệu cho từng led sẽ lần lượt đưa lên Bus, ứng với dữ liệu của led nào thì IC
chốt của led đó sẽ chốt dữ liệu lại, động tác này do vi điều khiển thực hiện. Sau một lượt
dữ liệu sẽ xuất hiện đầy đủ trên tất cả các led bảy đoạn, kể từ đó vi xử lý không cần mất
công hiển thị nữa, các led sẽ sáng liên tục chứ không như phương pháp quét.
o Ưu điểm: hình ảnh của phương pháp chốt sáng hơn và không nhấp nháy.
• Phương pháp phối hợp:

Nhóm 2

Page 10


Phương pháp này kết hợp 2 phương pháp trên.Đơn giản nhất là dùng IC ghi dịch
74595 hoặc 4094. IC ghi dịch thực chất là các DFF mắc nối tiếp với nhau. Dữ liệu đưa
vào IC ghi dịch theo kiểu nối tiếp, khi xuất ra có hai kiểu vừa nối tiếp, vừa song song
o Ưu điểm: đây là phương pháp tối ưu, mạch hiển thị ổn định và tiết kiệm
được chân vi điều khiển.
o Nhược điểm: phương pháp này là tốn nhiều IC chốt, mạch điều khiển chốt
phức tạp (có thể dùng IC giải mã 74138, 74154 như phương pháp quét).

Vì có 3 thành viên cùng làm nhiệm vụ hiển thị tỷ giá và ngoại tệ, cũng như 1 thành
viên làm nhiệm vụ hiển thị ngày giờ và yêu cầu các thành viên thực hiện các phương pháp
và thực thi mạch khác nhau nên 2 thành viên nhóm 2 sẽ thực hiện hiển thị tỷ giá và ngoại
tệ theophương pháp quét dữ liệu và vị trí (Diệu) và phương pháp đệm dữ liệu ngõ vào cho
Led 7 thanh, quét Led dùng IC dịch(Thảo).
3.4.3. Chọn linh kiện:
• IC dịch.
• Điện trở hạn dòng.
• BJT khuếch đại dòng.
• Điện trở giúp chuyển mạch nhanh.
3.4.4. Nguyên lí hoạt động của khối mạch
Lấy dữ liệu từ RAM của vi điều khiển dạng mã LED rồi thực hiện quét để hiển thị ra
các LED.
IV. Mạch tổng thể
1 Sơ đồ nguyên lí:

4. Nguyên lí làm việc của mạch:
Khi cắm nguồn vào các led 7 đoạn sẽ hiển thị các giá trị đã lưu trước đó.

Nhóm 2

Page 11


Vi điều khiển sẽ kiểm tra xem có nhận dữ liệu từ máy tính hay bàn phím hay không,
nếu có nhận dữ liệu thì vi điều khiển nhận dữ liệu giá vàng, giá ngoại tệ và lưu vào trong
ram, sau đó vi điều khiển tiến hành lưu dữ liệu đó vào eeprom đề phòng mất điện, tiếp
theo vi điều khiển xử lý và cho xuất dữ liệu ra các led đồng thời đọc dữ liệu trong eeprom
và truyền dữ liệu đó lên máy tính.
Các quá trình lặp đi lặp lại cho đến khi mất nguồn.

V. Phân tích mạch
1 Khối giao tiếp máy tính: (Ngọc)

4.1. Tính toán và chọn linh kiện:
• Chọn chip FT232:
Có một số loại chip USB2UART thông dụng như: PL2303, CP2101/CP2102, FT232:
o PL2303: hang Trung Quốc, hoạt động không ổn định và không thích hợp để
hoạt động trong công nghiệp (trong khi chuẩn RS485 là chuẩn truyền thông
trong công nghiệp) và môi trường nhiều nhiễu.
o CP2101/CP2102: của hãng Silicon Labs, hoạt động ổn định, tuy nhiên các
chip này có kích thước siêu nhỏ và chân ngầm rất khó hàn.
o FT232: của hãng FTDI, hoạt động ổn định, chân dán.
Nhóm 2

Page 12


 Chọn chip FT232RL.
• Chọn IC MAX485:
IC MAX485 và SN76175 đều làm nhiệm vụ chuyển dữ liệu từ chuẩn TTL sang chuẩn
RS485. Tuy nhiên SN76175 dễ hư, có hiện tượng lúc không làm việc nhưng vẫn nóng so
với lúc không có nguồn. Họ MAX4XXE có dải nhiệt rộng hơn nên khả năng chịu đựng
tốt hơn.
Ngoài ra theo datasheet thì SN76175 tiêu thụ dòng lớn 150mA còn MAX485 thiêu thụ
dòng chỉ là 0,5mA
 Chọn IC MAX485.
• Tính chọn điện trở đầu cuối R2, R9:
Để truyền dữ liệu giữa các thiết bị đầu cuối trong chuẩn RS485, người ta dùng cặp
dây xoắn (twisted-pair wire) để giảm nhiễu và cặp dây này có trở kháng đặc tính khoảng
từ 100 đến 120.

Do tốc độ truyền thông và chiều dài dây dẫn có thể khác nhau rất nhiều trong các ứng
dụng nên chuẩn RS485 yêu cầu trở đầu cuối tại 2 đầu dây để chống các hiệu ứng phụ
trong truyền dẫn tín hiệu (ví dụ như sự phản xạ tín hiệu). Trở đầu cuối này có giá trị bằng
trở kháng đặc tính của dây truyền để khối hợp trở kháng.
 Chọn R2 = R9 = 120
• Tính chọn các trở phân cực R1, R7, R8, R10:
Khi mạng RS485 ở trạng thái rãnh thì tất cả các khối thu đều ở trạng thái lắng nghe
đường truyền và tất cả khối phát đều ở trạng thái tổng trở cao cách li với đường truyền.
Lúc này trạng thái của đường truyền được xem là bất định. Nếu -200mV ≤ V AB ≤ 200mV
thì trạng thái logic tại ngõ ra khối thu sẽ mang giá trị của bit cuối cùng nhận được. Điều
này không đảm bảo vì đường truyền rãnh trong truyền dữ liệu nối tiếp đòi hỏi phải ở mức
cao để khối thu không hiểu nhầm là có dữ liệu xuất hiện trên đường truyền.
Để duy trì trạng thái mức cao khi đường truyền rãnh thì việc phân cực đường truyền
(Biasing) phải được thực hiện. Các điện trở R1, R7, R8, R10 có nhiệm vụ phân cực đường
truyền. Các điện trở R1, R8 kéo lên nguồn ở đường A và các điện trở R7, R10 kéo xuống
mass ở đường B sao cho VAB ≥ 200mV sẽ ép đường truyền lên mức cao.
Các điện trở phân cực này thường chọn lớn hơn gấp nhiều lần so với trở đầu cuối.
Chọn R1 = R7 = R8 = R10 = 5R2 = 5R9 = 5.120 = 600
 Chọn 560
Ngoài ra việc nối đất R7, R10 để tạo đường thoát cho nhiễu chế độ chung và các dòng
khác (vd dòng đầu vào bộ thu) tránh cho việc dòng chế độ chung sẽ tìm cách quay ngược
trở lại nguồn phát, bức xạ nhiễu ra môi trường xung quanh, ảnh hưởng tới tính tương
thích điện từ của hệ thống.
• Chọn tụ lọc nhiễu nguồn một chiều C5:
Nhóm 2

Page 13


Trong thành phần một chiều có các sóng điều hòa bậc 2, 3… sóng nhấp nhô có tần số

cao, nhiễu bên ngoài. Các sóng này ảnh hưởng đến hoạt động của mạch, làm cho mạch
hoạt động không ổn định nên phải có tụ gốm lọc nhiễu tần số cao, lọc các thành phần trên
nguồn, đảm bảo cho mạch hoạt động bình thường
 Theo kinh nghiệm chọn C5 là tụ gốm 104
• Tính chọn các điện trở hạn dòng R3, R4:
R3, R4 là các điện trở hạn dòng cho các LED D10 và D11. LED D10 và D11 được
nối đất với các chân CBUS1 (RXLED#) và CBUS0 (TXLED#), LED D10 là LED báo
hiệu mạng đang nhận dữ liệu, dữ liệu đang chuyển từ FT232 sang cổng USB. LED D11 là
LED báo hiệu mạng đang truyền dữ liệu, dữ liệu đang chuyển từ cổng USB sang FT232.
LED có điện áp thuận khoảng 1,8V, chọn dòng qua LED là 10mA
 Chọn R3 = R4 = 330
• Tính chọn tụ C2:
C2 là tụ nối với chân 3V3OUT (chân 17) của chip FT232. Theo như datasheet của
chip FT232 thì chân này nên được nối xuống mass thông qua một tụ có điện dung là
100nF.
 Chọn C2 = 100nF (tụ 104)
• Tính chọn tụ tụ lọc nhiễu dữ liệu C4, C6:
Tụ C4 là tụ giảm nhiễu tín hiệu từ chân dữ liệu âm của USB (chân D - ) đến chân
USBDM của FT232. Tụ C5 là tụ giảm nhiễu tín hiệu từ chân dữ liệu dương của USB
(chân D+ ) đến chân USBDP của FT232.
Vì khoảng cách từ USB đến chip FT232 gần nên hầu như không có nhiễu, do đó tụ
C4, C6 chỉ cần điện dung nhỏ là được.
 Chọn C4 = C6 = 47pF
• Tính chọn các tụ lọc nguồn C1, C3:
Tụ C1 là tụ lọc nguồn Vcc của USB, lọc trước khi đi vào Vcc (chan 20 và chân 4) của
FT232. Do điện áp nguồn của cổng USB tương đối ổn định nên tụ C1 cũng không cần
điện dung cao.
 Chọn tụ C1 = 10nF (tụ 103)
Tụ C3 là tụ lọc nguồn Vcc của Chip FT232, lọc trước khi đi vào Vcc của cổng USB
(chân 1). Điện áp ra Vcc của chip FT232 có nhiều thành phần hài bậc cao hơn so với điện

áp Vcc của cổng USB nên cần chọn tụ C3 có điện dung lớn hơn so với tụ C1.
 Chọn C3 = 100nF (tụ 104)
• Tính chọn cuộn dây lọc nhiễu tín hiệu L2:
Trong việc truyền nhận dự liệu qua cổng USB, người ta dung một cuộn dây Ferrite
Bead để chặn tín hiệu cao tần hoặc xung nhiễu, chặn lọc các tín hiệu vô ích. Ferrite Bead
Nhóm 2

Page 14


là một đoạn dây dẫn quấn quanh một ống ferrite. Ferrite Bead thường có trong các board
mạch main máy tính, mạch bàn phím…
Ferrite Bead khi kết hợp với tụ lọc nguồn C1 và C3 thì còn có tác dụng làm sạch
nguồn đầu vào cấp cho tầng sau.
• Chọn nguồn cung cấp:
IC MAX485 cần dùng nguồn cung cấp trong khoảng từ 4,75Vdc đến 5,23Vdc. Chip
FT232 cần dùng nguồn cung cấp trong khoảng từ 3,3Vdc đến 5,23Vdc.
 Chọn nguồn 5Vdc.
4.2. Nguyên lí hoạt động:
Chip FT232 có nhiệm vụ giả lập cổng USB thành cổng COM ảo và chuyển tín hiệu từ
cổng COM ảo đó sang chuẩn TTL.
Trong đó chân USBDP (chân 15) là chân USB Data Signal dương và chân USBDM
(chân 16) là chân USB Data Signal âm. Tín hiệu từ cổng USB sẽ đi qua 2 chân này vào
chip FT232. Chip FT232 sau khi xử lí tín hiệu sẽ đưa tín hiệu theo chuẩn TTL đi ra 2
chân TXD và RXD. Trong đó chân TXD (chân 1) là đầu ra dữ liệu truyền không đồng bộ
(Transmit Asynchronous Data Output) và chân RXD (chân 5) là đầu vào dữ liệu nhận
không đồng bộ (Receiving Asynchronous Data Output).
Tín hiệu chuẩn TTL từ chân RXD của FT232 được đưa vào chân RO của MAX485
(con được thiết kế để làm nhiệm vụ nhận dữ liệu).Tín hiệu từ chân TXD của FT232 được
đưa vào chân DI của MAX485 (con được thiết kế để làm nhiệm vụ truyền dữ liệu).

MAX485 có các chân điều khiển RE và DE, RE là chân cho phép nhận (Receiving
Output Enable) và DE là chân cho phép truyền (Driver Output Enable). Khi RE ở mức
logic thấp thì MAX485 cho phép nhận, chân RO hoạt động và khi RE ở mức logic cao thì
MAX485 sẽ cấm nhận, chân RO không hoạt động. Khi DE ở mức logic cao thì MAX485
ở trạng thái truyền dữ liệu, chân DI hoạt động và khi DE ở mức logic thấp thì MAX485 ở
trạng thái cấm truyền, chân DI không hoạt động.
Dựa trên nguyên lí đó, đối với con MAX485 làm nhiệm vụ truyền dữ liệu thì cho nối
DE và RE chung và đưa lên nguồn. Như vậy lúc này chân DE và RE đều có mức logic là
1 => MAX485 ở trạng thái truyền, cấm nhận. Chân DI và RO được nối chung với nhau
nhưng lúc này chỉ có chân DI hoạt động và đuọc nối với chân TXD của FT232 để lấy dữ
liệu từ chân này. Đối với con MAX485 làm nhiệm vụ nhận dữ liệu thì cho nối DE và RE
chung và đưa xuống mass. Như vậy lúc này chân DE và RE đều có mức logic là 0 =>
MAX485 ở trạng thái nhận, cấm truyền. Chân DI và RO được nối chung với nhau nhưng
lúc này chỉ có chân RO hoạt động và đuọc nối với chân RXD của FT232 để lấy dữ liệu từ
chân này.
Cách nối các chân của chip FT232 tham khảo trong datasheet của FT232 của hãng
FTDI.
Việc nối chung các chân DE và RE, DI và RO để tránh việc trôi nổi điện áp.
Nhóm 2

Page 15


Việc đưa các chân điều khiển của MAX485 lên nguồn và xuống mass để tránh việc
dung thêm chân điều khiển của chip FT232, thuận tiện cho việc lập trình sau này.
5. Khối hiển thị tỉ giá vàng và ngoại tệ (Diệu + Thảo)
5.1. Khối hiển thị tỉ giá vàng và ngoại tệ dùng phương pháp quét dữ liệu và vị trí
(Diệu)

5.1.1. Chọn linh kiện:

• Chọn tụ 104: để lọc nhiễu, mắc tụ vào giữa nguồn và đất, vì nguồn chỉ là 5V
nên chọn tụ 104.
• Chọn IC TC74HC595:
Vì led 7 đoạn có 8 bit dữ liệu vào để biểu diễn 1 số bất kì từ 0 → 9 theo số vào từ máy
tính gửi vào, nên yêu cầu chọn IC dịch phải có 8 ngõ vào nối tiếp.
IC TC74HC595 là IC ghi dịch 8bit kết hợp chốt dữ liệu, đầu vào nối tiếp đầu ra song
song. Thường dùng trong các mạch quét led 7 đoạn, led matrix …để tiết kiệm số chân vi
điều khiển tối đa (3 chân). Có thể mở rộng số chân vi điều khiển bao nhiêu cũng được
bằng việc mắc nối tiếp đầu vào dữ liệu các ic với nhau.
 Chọn IC TC74HC595 làm nhiệm vụ dịch để xuất dữ liệu ra led.
• Chọn IC TC74HC164:
Nhóm 2

Page 16


Vì chọn số led quét trên mỗi hàng là 8 nên để quét vị trí của các led ta phải chọn loại
IC dịch 8 bit với ngõ vào nối tiếp và ra song song.
IC TC74HC164 là IC ghi dịch 8 bit, đầu vào nối tiếp đầu ra song song. Thường dùng
trong các mạch quét led 7đoạn , led matrix …để tiết kiệm số chân vi điều khiển.
 Chọn IC TC74HC164 làm nhiệm vụ dịch chọn vị trí led hiển thị
• Chọn các điện trở hạn dòng ngõ ra của IC HC164:
Để led 7 đoạn sáng thì cường độ dòng điện hiệu dụng qua led phải bằng 10 → 20 mA.
Chọn 10 mA.
Đồng thời Vled = 1.7 → 2.5Vdc nên để led sáng bình thường, chọn Vled = 2V.
IC 74HC595 thực hiện dịch để cấp dữ liệu cho led 7 đoạn.
Xét 1 thanh led 7 đoạn, có:

Trong đó: T1 là thời gian 1 led sáng, T2 là thời gian 1 led tắt.
Để thỏa tần số đáp ứng của IC 74hc595 và IC 74hc164 và thỏa việc quét 56 led toàn

mạch đảm bảo khả năng nhìn thấy của mắt là 25 hình/ 1s (f = 0.04s), chọn T1 = 500us →
T2 = 55*500us = 0.0275 s.
Có:
→ = 0.0275s / 500us = 55. 10 mA = 550 mA
→ R = 2 / 550mA = 5.14 (Ω)
 Chọn các điện trở hạn dòng ở 8 ngõ ra dữ liệu của HC595 là 10 (Ω).
• Chọn BJT:
Chọn Q là BJT thỏa mãn các điều kiện sau:
o VCEO > 2 VCC = 2*5Vdc = 10V
o ICO > ICMAX= 550mA
Vì công suất tiêu tán nhỏ nên ta không cần để ý đến công suất chịu đựng của linh
kiện.
Chọn Q là BJT 2SA1015 có các thông số như sau :
BJT
Vcesat(v) Vbesat(v)
βmin
VCEO
IC(mA)
PC(mw)
2SA1015
-50V
-550
-0.1:-0.3
-1.1
70
400
• Chọn các điện trở chuyển mạch (nối giữa cực E và B của BJT A1015).
Nhóm 2

Page 17



Chọn
VR = VE - VEB = VCC – VEBSAT =5 - 1.1 = 3.9(V)

IB = =

= 5.5 (mA)

Các điện trở có tác dụng chuyển mạch nhanh nên chọn dòng qua nó bé → chọn I =
(1/5). IB = 1.1 (mA)
→ R = = 1 (KΩ)
 Chọn các điện trở chuyển mạch là 1 KΩ.
• Chọn các điện trở hạn dòng ngõ ra của IC HC164.
Xét chế độ DC, lúc đó (R hạn dòng ngõ ra của IC HC164, R giúp chuyển mạch) đóng
vai trò như 1 cầu phân cực DC.
Vậy: = 3.9V→ . 5 = 3.9(1K + )
→= (3.9/1.1K). 1K = 3.5 (KΩ)
 Chọn các điện trở là 3.3 KΩ
5.1.2. Nguyên lí hoạt động:
Mạch được 16 Led được tách riêng làm 2 mạch 8 Led giống nhau nên chỉ xét nguyên
lý của 1 mạch 8 Led.
Mạch được điều khiển bằng 6 chân của vi điều khiển:

Đưa từng bit dữ liệu nối tiếp vào chân SI của HC595 thông qua mức logic 0 & 1 của
vi điều khiển. Chân SCK và RCK của HC595 sẽ điều khiển dịch và chốt khi có xung vào
tác động sườn lên. Cứ như vậy, khi 8 xung SCK vào thì dữ liệu sẽ dịch đủ 8 bit vào các
đường dữ liệu của cả 8 led 7 đoạn để hiển thị theo đúng bảng mã led (1 số sẽ được biểu
diễn bằng 8 bit, bảng mã biểu diễn từ 0 đến 9).
Vì chân A và B của HC164 quan hệ bằng phép AND nên ta nối chung 2 chân vào 1

chân vi điều khiển. Đường A_B sẽ điều khiển vị trí led hiển thị với mức tích cực là mức
Nhóm 2

Page 18


0. Khi đường dữ liệu A_B vào 1 bit thì xung CK bị tác động sườn lên sẽ cho phép dịch,
khi dịch đủ 8 bit vào thì chỉ có 1 led được ở mức tích cực là sáng, còn lại 7 led tắt. Cứ vậy
HC164 điều khiển quét led liên tục để đảm bảo có thể nhìn thấy led sáng liên tục.
BJT A1015 có nhiệm vụ khuếch đại dòng. Vì dòng vào led yêu cầu khoảng 10 → 20
mA nên để đảm bảo cả 8 led sáng bình thường và IC hoạt động ổn định, ta dùng A1015
để khuếch đại dòng.
R6 → R13 là các trở hạn dòng để đảm bảo độ sáng của cả 8 led đơn trong led 7đoạn.
R30, R23, R24, R25, R26, R27, R28, R29 là các điện trở các chức năng giúp led
chuyển mạch sáng – tắt nhanh hơn, tránh hiện tượng led sáng mờ mờ, khó nhìn.
Như vậy: các chân của vi điều khiển sẽ điều khiển đồng thời và xen kẽ để 2 IC thực
hiện quét và xuất dữ liệu. Việc này được thực hiện liên tục. Thực ra tại mỗi thời điểm chỉ
có 1 thanh của led 7 đoạn sáng nhưng vì thời gian quét quá nhanh nên sẽ thấy luôn cả 8
led sáng gần như liên tục.
5.2. Khối hiển thị tỉ giá vàng và ngoại tệ dùng phương pháp đệm và quét (Thảo)

Nhóm 2

Page 19


Nhóm 2

Page 20



5.2.1. Chọn linh kiện:
• IC ULN2803
Dùng IC đệm dữ liệu ra từ vi điều khiển. Chọn IC có tác dụng đệm dòng áp ngõ ra.Có
nhiều loại IC đệm như 74HC245, Uln2803… Ta chọn IC Uln2803 là IC đệm đảo vì nó ít
chân và đỡ phức tạp hơn.
 Dùng IC ULN2803 để đệm dữ liệu từ vi điều khiển vào led 7 đoạn
• IC 74HC595
Dùng phương pháp quét ta cấp nguồn cho led thông qua IC dịch và BJT nâng dòng.
Có rất nhiều loại IC mở rộng cổng để quét led như 74HC595, 74LS47, 74LS138…
74LS138 là IC MSI giải mã 3 đường sang 8 đường hay tách kênh 1 đường sang 8 đường
thường dùng và có hoạt động logic tiêu biểu, nó còn thường được dùng như mạch giải mã
địa chỉ trong các mạch điều khiển và trong máy tính. Để tiết kiệm chân vi điều khiển và
thuận lợi cho việc lập trình ta chọn IC 74HC595.
 Dùng IC 74HC595 cấp nguồn quét led 7 đoạn
• Chọn BJT:
Vì Led ta dùng là loại Anode chung nên transistor nâng dòng ta phải dùng là loại
PNP.
Ta có:Áp cung cấp cho led sáng là: Vled=2V.
Dòng hiệu dụng qua led là: Ihd=15mA.
→ Dòng định mức cấp cho led là:
Chọn thời gian một led sáng là:
Chọn T là thời gian thực hiện cả chương trình, vì mạch có 56 led nên ta chọn
T=11200µs.
→ Dòng điện định mức là: .
Vì vậy ta có thể chọn Transistor này là A564 hoặc A1015 BJT thỏa mãn điều kiện:

 Chọn BJT là A1015 có các thông số sau:
• Tính chọn RB :
RB là điện trở hạn dòng ổn định cho Led

Ta có: Điện áp rơi trên điện trở RB là:
Dòng điện cực Base mứa ngưỡng là:
Nhóm 2

Page 21


Chọn dòng Base:

 Chọn RB=3.3KΩ
• Tính chọn RE:
RE là điện trở hạn dòng cho transistor.
=
 Chọn RE=33Ω.
5.2.2. Nguyên lí hoạt động:
Dữ liệu được đưa từ vi điều khiển qua IC đệm Uln2803 vào led 7 đoạn.
Led được điều khiển bằng IC 74HC595, trong một thời điểm chỉ có một led sáng. Nếu
ngõ ra của IC 74HC595 là mức 0 thì transitor A1015 được phân cực sẽ dẫn bão hòa, dó
đó sẽ có áp cung cấp cho led. Ngược lại nếu ngõ ra IC là 1 thì led sẽ tắt.
Transitor có tác dụng nâng dòng cung cấp cho led vì ngõ ra của IC 74HC595 có dòng
rất nhỏ.
Ban đầu chân 14 IC 74HC595 được kích lên 1. Cho chân 11 xuống mức 0 rồi lên mức
1 để tạo xung dịch đưa bit DS vào IC.
Tiếp theo cho một xung dịch vào để dịch bit từ chân QA đến QB cho đến khi 7 bit 1
được dịch vào IC.
Cuối cùng ta kích chân 14 xuống mức 0, và tiếp tục dịch ta được chuỗi bít ở ngõ ra là
01111111, sau đó cho chân 12 lên mức 1 và xuống mức 0 tạo sườn xuống để xuất ra led.
Tức là chỉ có led đầu tiên sáng, các led còn lại tắt trong một chu kỳ sáng led.
Ta thực hiện tiếp tục với chuỗi bit 10111111…..cho đến khi led cuối cùng được sáng.
VI. Đo kiểm tra hoạt động của mạch

1 Khối giao tiếp máy tính (Ngọc)
5.3. Đo kiểm tra các linh kiện trước khi lắp vào mạch
5.3.1. Đo kiểm tra tụ gốm:
Tụ gốm thường hỏng ở dạng bị dò rỉ hoặc bị chập, để phát hiện tụ dò rỉ hoặc bị chập:
• Để đồng hồ VOM ở thang x1KΩ hoặc x10KΩ, đặt 2 đầu que đo vào hai chân
tụ, nên đảo chiều kim đồng hồ vài lần để cho kết quả chính xác.
• Nếu kim phóng lên 1 chút rồi trở về vị trí cũ thì tụ còn tốt (nếu tụ nhỏ quá <
1nF thì kim sẽ không phóng nạp )
Nhóm 2

Page 22


• Nếu kim lên lưng chừng thang đo và dừng lại không trở về vị trí cũ thì tụ bị rò
rỉ.
• Nếu kim lên = 0 Ω và không trở về thì tụ bị chập.
5.3.2. Đo kiểm tra tụ hóa:
Tụ hoá ít khi bị dò hay bị chập như tụ giấy, nhưng chúng lại hay hỏng ở dạng bị khô
( khô hoá chất bên trong lớp điện môi ) làm điện dung của tụ bị giảm , để kiểm tra tụ hoá ,
ta thường so sánh độ phóng nạp của tụ với một tụ còn tốt có cùng điện dung.
• Để đồng hồ ở thang từ x1Ω đến x100Ω (điện dung càng lớn thì để thang càng
thấp)
• Đo vào các tụ và so sánh độ phóng nạp , khi đo ta đảo chiều que đo vài lần.
• Nếu các tụ phóng nạp như nhau thì phần lớn là còn tốt, tụ nào phóng nạp kém
hơn là do đã bị khô, điện dung không còn như trị số ghi trên vỏ.
• Trường hợp kim lên mà không trở về là tụ bị dò.
5.3.3. Đo kiểm tra LED đơn:
LED đơn có chân dài là Anode, chân ngắn là Cathode. Dùng đồng hồ đo VOM để ở
thang x10K, que đen gắn vào chân Anode, que đỏ gắn vào chân Cathode. LED sáng và
kim lên là LED còn tốt.

5.4. Đo kiểm tra hoạt động của mạch:
Đo kiểm tra thông mạch ở các chân linh kiện.
Cấp nguồn 12Vdc vào, LED ở nguồn sang và đo áp ra xấp xỉ khoảng 5Vdc.
Nối nguồn 5Vdc của khối ổn áp nguồn vào khối giao tiếp. Đo thử áp ở chân chip
FT232:
• Chân VCCIO (chân 4) và chân VCC (chân 20) có áp = 5Vdc.
• Chân 3V3OUT (chân 17) có áp = 3,3Vdc
Kiểm tra hoạt động truyền nhận dữ liệu của mạch qua các bước:
• Nối 2 chân TXD (chân 1) và RXD (chân 5) của chip FT232 để kiểm tra hoạt
động của chip FT232.
• Nối 2 đầu A, B của MAX485 làm nhiệm vụ truyền dữ liệu vào 2 đầu A, B của
MAX485 làm nhiệm vụ nhận dữ liệu bên khối mạch giao tiếp để kiểm tra
mạch ở chế độ tự truyền nhận.
• Nối 2 đầu RO và DI của 2 IC MAX485 làm nhiệm vụ truyền dữ liệu và
MAX485 làm nhiệm vụ nhận dữ liệu bên khối mạch vi điều khiển để kiểm tra
dữ liệu có truyền được qua khối vi điều khiển hay không.
• Lập trình cho vi điều khiển AT89S52, kiểm tra hoạt động tổng thể của mạch
qua các chương trình viết để thử mạch.
6. Khối hiển thị tỉ giá vàng và ngoại tệ dùng phương pháp quét (Diệu)
6.1. Kiểm tra Led 7 đoạn
Nhóm 2

Page 23


• Dùng đồng hồ số để thang “bip”, đưa vào 2 que lần lượt các cặp chân với nhau
→ khi nghe tiếng “bip” chứng tỏ 2 chân đang đặt que đồng hồ là 2 chân Vcc
của led Anode chung.
• Cấp điện áp 2.5V (lấy từng cầu phân áp 5V bằng 2 R = 100Ω đơn giản) cho 1
trong 2 chân Vcc, cấp đất cho từng chân còn lại để kiểm tra vị trí led đơn.


6.2. Kiểm tra BJT A1015:
6.2.1. Kiểm tra linh kiện rời:
Sau khi đo để xác định chân BJT xong thì ta thực hiện như sau: để đồng hồ kim đo
thang 1K hay đồng hồ điện tử thì để thang đo diode). Để que đỏ vào chân B và cho lần
lượt que đen vào hai chân còn lại là C và E. Nếu đo BC và BE mà kim cùng lên thì →
Transitor này còn hoạt động.
6.2.2. Kiểm tra linh kiện trong mạch:
• Nối chân B của qua BJT qua R = 3.3K xuống đất và cấp điện áp 5V cho chân
E của BJT.
• Đo phân cực Veb và Vcb, nếu đều > 0 thì phân cực đúng..
• Đo Veb nếu bằng 0.6V → 1.1V thì chứng tỏ BJT dẫn bão hòa, còn không thì
BJT không làm việc đúng chế độ → sai.
6.3. Kiểm tra IC 74HC595:
6.3.1. Kiểm tra linh kiện rời:
• Cung cấp VCC = 5V cho chân 16 (thỏa mãn nằm trong ngưỡng Vcc cho phép
của 2 IC là 4.75V đến 5.25V), mức đất cho chân 8 của IC 74HC595.
• Cấp vào 1 xung CK trên chân số 11 (xung tạo bằng NE555) và 1 xung vào
chân SI → đo điện áp trên chân QA → QA = 5V → IC còn hoạt động.
6.3.2. Kiểm tra linh kiện trong mạch:
• Cũng cung cấp nguồn và đất cho IC, viết chương trình đưa từng bit trong chuỗi
bit 11111110 vào chân SI, đồng thời tác động sườn lên chân SCK sau mỗi lần
đưa 1 bit vào và delay 1s để quan sát hiện tượng dịch.
• Tác động vào IC 74HC164 để 8 ngõ ra là chuỗi bit 00000000 để cả 8 led sẽ
sáng 1 lúc.
• Quan sát hiện tượng dịch từng thanh trong led 7 đoạn.
Nhóm 2

Page 24



→ Thấy dịch lần lượt từng thanh chứng tỏ IC hoạt động dịch tốt.
6.4. Kiểm tra IC 74HC164:
6.4.1. Kiểm tra linh kiện rời:
• Cung cấp VCC = 5V cho chân 14 (thỏa mãn nằm trong ngưỡng Vcc cho phép
của 2 IC là 4.75V đến 5.25V), mức đất cho chân 8 của IC 74HC164.
• Cấp vào 1 xung CK trên chân số 8 (xung tạo bằng NE555) và 1 xung vào chân
A_B → đo điện áp trên chân QA → QA = 5V → IC còn hoạt động.
6.4.2. Kiểm tra linh kiện trong mạch:
• Cũng cung cấp nguồn và đất cho IC, viết chương trình đưa từng bit trong chuỗi
bit 11111110 vào chân A_B, đồng thời tác động sườn lên chân CK sau mỗi lần
đưa 1 bit vào và delay 1s để quan sát hiện tượng dịch.
• Trong chương trình viết tác động vào IC 74HC595 để ngõ ra là chuỗi bit
00000000 để cả led 7 đoạn sẽ sáng hiển thị số 8.
• Quan sát hiện tượng dịch từng led 7 đoạn. Tại mỗi thời điểm chỉ có 1 led sáng.
→ Thấy dịch lần lượt từng led 7 đoạn chứng tỏ IC hoạt động dịch tốt.
6.5. Kiểm tra họat động của từng led:
• Lần lượt cung cấp đầu vào các giá thị nhị phân (mức cao bằng mức điện áp
Vcc và mức thấp tương ứng mức đất).
• Test thử led đầu tiên:
Viết chương trình để tắt tất cả các led.
Cung cấp cho 2 đầu vào của IC 74HC164 và 2 đầu vào IC 74HC595 lần
lượt là các chuỗi mức như sau: 01111111 (chân A_B); 10 (chân CK);
00000000(chân SI);10-10-10-10-10-10-10-10 (chân SCK);
Thì thấy led đầu tiên hiển thị số 8 vậy led đầu tiên đã đúng.
• Test thử led thứ 2:
Làm tương tự như led đầu tiên chỉ có khác là cấp chuỗi bit 10111111 vào
chân A_B.
Nếu led thứ 2 hiển thị số 8 thì có nghĩa mạch hoạt động đúng.
Kiểm tra tương tự với 6 led còn lại cho kết quả đúng.

7. Khối hiển thị tỉ giá vàng và ngoại tệ dùng phương pháp đệm và quét: (Thảo)
7.1. Kiểm tra Uln2803:
• Cấp nguồn 5V vào chân số 10.
• Nối chân số 9 với đất.
• Cấp nguồn xung 5V vào lần lượt các chan từ 1 đến 8, dùng đồng hồ đo áp ngõ
ra từng chân.
• Xem IC có còn hoạt động không hay có hoạt động đúng không.
Nhóm 2

Page 25


×