Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Anh chị hãy phân tích nghệ thuật trích dẫn trong tuyên ngôn độc lập của hồ chí minh để làm sáng ý nghĩa của nghệ thuật trong tác phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.27 KB, 2 trang )

Anh chị hãy phân tích nghệ thuật trích dẫn trong Tuyên ngôn Độc
lập của Hồ Chí Minh để làm sáng ý nghĩa của nghệ thuật trong
tác phẩm.
Posted by admin | On 4 November,2015 | In Văn mẫu lớp 12

Mở đầu bản Tuyến ngôn Độc lập (1945) chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn: “Tất cả mọi người đều sinh ra có
quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có
quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.” – Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ (1776); “Người ta
sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi” — Tuyên
ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp (1791). Xét trong hệ thống lập luận của Tuyên ngôn Độc
lập, những trích dẫn này có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Trước hết, những nội dung trích dẫn có vai trò như là những tiên đề, là chân lí đã được công nhận, đó là điểm
xuất phát để Hồ Chí Minh đưa ra những lí lẽ thuyết phục khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt
Nam. Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp đã được cả nhân loại
ghi nhận, không ai có thể bác bỏ được. Chân lí về quyền tự do, bình đẳng của con người được khẳng định
trong Tuyên ngôn của Mĩ và Pháp sẽ khẳng định một chân lí: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập
và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập.
Xét trong bối cảnh lịch sử cụ thể, việc trích dẫn trên còn có một ý nghĩa khác. Đối tượng của bản Tuyên ngôn
Độc lập không chỉ là quốc dân đồng bào mà còn nhằm vào đế quốc Anh, Mĩ và nhất là thực dân Pháp. Khi Hồ
Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập thì ở phía nam Việt Nam, thực dân Pháp núp sau lưng quân đội Anh với
danh nghĩa quân Đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật; ở phía bắc, tay sai của Mĩ là quân Tàu – Tưởng đã
chực sẵn ở biên giới nhăm nhe đổ vào nước ta. Mặt khác, Hồ Chí Minh đã phán đoán được rằng mâu thuẫn
giữa Anh – Pháp – Mĩ và Liên Xô có thể sẽ làm cho Anh – Mĩ nhân nhượng với Pháp, để Pháp quay lại Đông
Dương. Như vậy, trích dẫn hai bản Tuyên ngôn của Mĩ và Pháp, Hồ Chí Minh đã lấy chính tư tưởng của tổ tiên
người Mĩ, người Pháp để phản bác lại luận điệu của chúng. Có thể nói, Hồ Chí Minh đã sử dụng khéo léo thủ
pháp “gậy ông đập lung ông” trong nghệ thuật lập luận.
Về mặt nội dung tư tưởng, việc trích dẫn hai bản Tuyên ngôn của Mĩ và Pháp đồng thời với hàm ý đặt cuộc
cách mạng của Việt Nam ngang hàng với cách mạng của Mĩ và Pháp. Nếu như nhiệm vụ của cuộc cách mạng



Mĩ là độc lập dân tộc thì Hồ Chí Minh nêu rõ: Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dần gần 100 năm nay để
gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Nếu như nhiệm vụ cơ bản của cuộc cách mạng Pháp là tự do, dân chủ
thì Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định: Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thể kỉ mà lập nên chế độ
Dân chủ Cộng hòa.
Như vậy, chỉ ở việc phân tích nghệ thuật trích dẫn chúng ta cũng đã thấy được sự hoàn chỉnh, chặt chẽ cả về
mặt nội dung và hình thức của Tuyên ngôn Độc lập một tác phẩm nghị luận bất hủ của Hồ Chí Minh.



×