Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Bình luận câu ca dao ai ơi đừng bỏ ruộng hoang bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.39 KB, 2 trang )

Bình luận câu ca dao Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang Bao nhiêu tấc
đất tấc vàng bấy nhiêu
Posted by admin | On 25 June,2015 | In Văn mẫu lớp 10

Ca dao Việt Nam ta không chỉ nói về những lời tỏ tình đáng yêu thẹn thùng của đôi nam nữ yêu nhau, nói về
tình yêu quê hương đất nước những câu nói thiết tha tình nghĩa hay những câu hát than thân, hài hước… mà
còn có những tư tưởng đạo đức những kinh nghiệm được đúc kết từ bao đời. Nó nhằm mang đến những lời
khuyên cho những thế hệ mai sau. Một trong những câu ca dao như thế là:
“Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu”

âu ca dao cất lên với hai từ đầy thiết tha “ai ơi”, hai tiếng ấy như gọi, như nói một ai đó, nó không cụ thể đối
tượng mà câu thơ muốn nhắc đến mà nó chỉ nói một cách chung chung. Đó là bao gồm tất cả những con người
Việt Nam ta. Tiếng gọi thể hiện sự tha thiết những ai mà tác giả dân gian muốn nhắc nhở. Câu thơ muốn
khuyên chúng ta đừng nên bỏ ruộng hoang. Tấc đất được ví như tấc vàng, không nói thì ai trong chúng ta cũng
biết vàng là quý giá như thế nào. Chẳng vậy mà cứ có tiền là người ta mua vàng về để, vàng đánh giá sự giàu
sang của mỗi người. Tóm lại qua hai câu ca dao tha thiết mà nhắc nhở ấy ông cha ta muốn nói với chúng ta về
sự quý giá của đất đối với cuộc sống của con người. và chính vì thế mà ông cha ta khuyên không nên bỏ đất
hoang.
Giá trị của đất không phải là nhỏ và qua biết bao nhiêu năm, hàng thiên niên kỉ đất nó vẫn là một thứ rất quý
giá. Đặc biệt là ngày hôm nay khi con người chúng ta cần nhiều đất để xây dựng những công trình lớn cũng
như nhà ở.
Trước hết giá trị của đất được thể hiện rất rõ ở thời kì phong kiến giữa mối quan hệ địa chủ và nông dân.
Những người địa chủ có nhiều đất hơn và chính vì nhiều đất mà họ trở nên giàu có. Đất như một thứ để kiếm
ra vàng cho địa chủ vì thế địa chủ nhỏ hay lớn phụ thuộc vào số lượng đất đai mà họ nắm trong tay. Bên cạnh
đó thì ngày xưa nhân dân ta sử dụng đất chủ yếu vào mục đích nông nghiệp, kinh tế chủ yếu là tự cung tự cấp
chính vì thế mà nó một mảnh đất để làm nông nuôi cả nhà là rất quan trọng và có giá. Nông dân những người
số lượng đông tuy nhiên lại không nắm trong tay nhiều đất đai nên chỉ trở thành người làm không công cho địa
chủ mà thôi.



Thế rồi công cuộc lật đổ địa chủ và những chế độ chính trị khác đều nhằm chia lại ruộng đất cho nhân dân.
Ngay cả đến khi nhân dân ta chống lại hai cuộc kháng chiến trường kì với Pháp và Mỹ thì bên cạnh nhiệm vụ
giải phóng dân tộc nhân dân ta vẫn đề cập đến vấn đề chia ruộng đất. Đặc biệt nó còn nằm trong những nhiệm
vụ của đảng trong cương lĩnh của Hồ Chí Minh soạn thảo. Ngay sau khi chiến thắng chúng ta đã tiến hành chia
ruộng đất cho nhân dân để nhân dân làm ăn canh tác đem lại cuộc sống tốt nâng cao chất lượng sống lên.
Ngày nay thì đất vẫn giữ nguyên giá trị đó, lúc nào nó cũng quý như vàng. Hiện nay biết bao nhiêu công trình
xây dựng được xây lên vói quy mô lớn vì vậy đòi hỏi có nhiều diện tích đất. như chúng ta đã biết thì cuộc sống
bây giờ người ta thường nâng cao chất lượng cuộc sống lên những người có tiền thương xây lên những khu
biệt thự lớn. Không những thế những tòa chung cư dưới đất như Royal city ở Thanh Xuân Hà Nội…và đất còn
được sử dụng vào một đích khác nữa như xây nhà ở, trường học, bệnh viện…Nói tóm lại giá trị của đất luôn
luôn tăng như thế.
Qua đây theo suốt chặng đường phát triển của lịch sử dân tộc ta thì ta có thể khẳng định một điều rằng câu nói
kia rất đúng và không những đúng trong thời gian trước mà còn đúng đến cả ngày nay. Theo đó chúng ta nên
biết quý trọng từng mảnh đất và sử dụng nó một cách hợp lý không nên lãng phí tài nguyên của đất nước.
Đồng thời hãy tuyên truyền để cho mọi người biết quý trọng những mảnh đất của mình hơn.



×