Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Có ý kiến cho rằng bản tuyên ngôn độc lập của hồ chí minh là áng văn mẫu mực của văn xuôi chính luận việt nam hãy phân tích bản tuyên ngôn độc lập đó để làm sáng tỏ quan điểm trên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.08 KB, 3 trang )

Có ý kiến cho rằng Bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh là
áng văn mẫu mực của văn xuôi chính luận Việt Nam Hãy phân
tích bản Tuyên ngôn Độc lập đó để làm sáng tỏ quan điểm trên.
Posted by admin | On 4 November,2015 | In Văn mẫu lớp 12

“Bản Tuyến ngôn Độc lập là áng văn mẫu mực của văn xuôi chính luận Việt Nam” là một đánh giá đúng đắn
và chính xác. Cùng với Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi và Tuyên
ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh được coi là ba bản Tuyên ngôn của nước Việt Nam. Nếu Bình Ngô đại cáo
được coi là một áng thiên cổ hùng văn thì Tuyên ngôn Độc lập được coi là một áng văn xuôi chính luận mẫu
mực.
Tuyên ngôn Độc lập đã đưa ra những lý lẽ sắc sảo, luận điểm chặt chẽ với những dẫn chứng chính xác và đanh
thép mà không ai có thể chối cãi được. Không chỉ có vậy bản Tuyên ngôn Độc lập ra đời còn đặt ra cách giải
quyết vấn đề cấp bách lúc bấy giờ.

Trước hết, Tuyên ngôn Độc lập xứng đáng là một áng văn mẫu mực của văn xuôi chính luận Việt Nam vì tác
phẩm này Người đã đưa ra những lý lẽ sắc sảo và đanh thép Qua bản Tuyên ngôn Độc lập, bác muốn khẳng
định quyền làm chủ của dân tộc Việt Nam. Bác đã đưa ra hai bản Tuyến ngôn của hai kẻ thù là Pháp và Mỹ.
Đó là hai bản Tuyên ngôn nổi tiếng trong lịch sử nhân loại. Bác đã dùng chính luận điệu của kẻ thù dể bác bỏ
những luận điệu, những chiêu bài của kẻ thù. Dùng chính bản Tuyên ngôn của Pháp và Mỹ để nhắc nhở và
cảnh tỉnh: Nếu cố tình xâm lược Việt Nam thì chính họ đã phản bội lại bản Tuyên ngôn của nước họ. Chính
những lí lẽ sắc sảo của tác giả khi trích dẫn hai bản Tuyên ngôn để xác lập quyền bình đẳng của con người, và
đây chính là nền tảng pháp lí vững chắc để Bác suy rộng ra quyền bình đẳng của các dân tộc trên thế giới, từ
đó đi đến khẳng định quyền độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam trước công luận thế giới. Luận điểm này
có ý nghĩa to lớn đối với phong trào giải phóng dân tộc. Người dã trích dẫn đoạn tiêu biểu trong bản Tuyên
ngôn Dân quyền và Nhân quyền của Pháp. Đây là bản Tuyên ngôn xác định quyền sống và quyền tự do của
con người để đi đến khẳng định ai cũng có quyền được sống, được tự do và mưu cầu hạnh phúc. Bản Tuyên
ngôn không chi khẳng định chủ quyền mà còn cảnh báo đối với kẻ thù. Lịch sử của dân tộc ta là lịch sử dựng
nước và giữ nước, cả dân tộc đồng lòng đứng lên chống ngoại xâm. Chúng ta không bao giờ chịu khuất phục


trước bất cứ kẻ thù nào. Chính vì vậy, chúng ta dã đánh thắng và đuổi được thực dân, lật đổ chế độ phát xít cho


nên trong hiện tại và tương lai, kẻ nào làm le xâm lược nước ta sẽ phải chuốc lấy thất bại.
Tính chất mẫu mực của áng văn xuôi chính luận còn được biểu hiện ở hệ thống lập luận chặt chẽ và khoa học.
Phần kết của phần đặt vấn đề, Bác đã viết: “Đó là những lí lẽ phải không ai chối cãi được” và để bắt sang đoạn
mở của phần giải quyết vấn đề, Người đưa ra những luận điệu đanh thép kết tới thực dân Pháp. Chúng cai trị
nước ta không phải với luận điệu “khai hóa văn minh” mà là đầu độc dân ta bằng rượu cồn và thuốc phiện,
chúng thực hiện chính sách ngu dân hòng dễ cai trị. Bằng một loạt luận điểm và dẫn chứng rõ ràng, Bác đã
vạch trần bản chất phi nghĩa của chúng. Chúng không hề mở mang, khai hóa mà chúng đã nhấn chìm chúng ta
vào bóng tối của sự ngu dốt, nghèo nàn, bạc nhược.
Pháp kể công “bảo hộ” Đông Dương vậy mà bản Tuyên ngôn Độc lập đã khẳng định trong năm năm, chúng đã
bán nước ta hai lần cho Nhật. Lần thứ nhất là mùa thu 1940 còn lần thứ hai là 9/3/1945. Chúng còn giương cao
lá cờ “bình đẳng bác ái” nhưng Bác đã gạt bỏ bằng một loạt những đẫn chứng từ thực tế lịch sử. Chúng hình
thành những đạo luật dã man, chúng tắm dân ta trong bể máu, đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí, đàn áp các cuộc
khởi nghĩa. Từ những lí lẽ sắc bén, Bác đã vạch trần bộ mặt của chúng.
Và Pháp còn tuyên bố có quyền quay trở lại Đông Dương mà không biết chúng ta đã giành độc lập từ tay Nhật
chứ không phải từ tay Pháp. Câu văn viết theo lối trùng điệp vừa nhấn mạnh ý, vừa tạo ra một lập luận hùng
hồn. Và đây chính là nền tảng vững chắc để Bác đi đến khẳng định hùng hồn tuyên bố xóa bỏ mọi quan hệ,
mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam. Pháp không còn là người bảo hộ nước Việt Nam. Tóm lại,
với cách lập luận chặt chẽ, Hồ Chí Minh đã bác bỏ đanh thép và thuyết phục luận điệu xảo trá của kẻ thù cướp
nước. Khẳng định tư thế vững chãi làm chủ của nước Việt Nam.
Nếu thực dân Pháp bộc lộ bản chất đê hèn, phản động khi giết những người Việt Nam yêu nước thì chúng ta lại
luôn dùng tấm lòng khoan hồng khi chúng thất thế. “Việt Minh giúp cho những người Pháp chạy qua biên thùy
lại cứu cho người dân Pháp khỏi nhà giam Nhật, bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ. Đây là một nét đẹp của
người dân Việt Nam. Chúng ta luôn dùng tấm lòng nhân ái, vị tha đối xử với kẻ thù”.
Nếu Pháp bộc lộ dã tâm đen tối muốn đô hộ, xâm lược ta thì ta luôn một lòng yêu chuộng hòa bình, yêu tự do.
Chúng ta chỉ muốn lật đổ chế độ phát xít, xây dựng hòa bình.
Tóm lại, hệ thống lập luận mà Người đưa ra ở bản Tuyên ngôn Độc lập vừa thể hiện khả năng tư duy sắc sảo,
nhạy bén đầy trí tuệ vừa mỉa mai, khinh thường những kẻ cướp nước, xâm lăng. Và hết sức thuyết phục khi
tuyên bố chủ quyền của dân tộc ta.
Không chỉ mẫu mực trong lí lẽ, trong cách lập luận Tuyên ngôn Độc lập còn là áng văn xuôi chính luận mẫu
mực về cách chọn trình bày dẫn chứng. Bản Tuyến ngôn Độc lập đã tuân thủ chặt chẽ những yêu cầu của văn

chính luận khi đưa ra những dẫn chứng rất đa dạng, có cơ sở từ kho tàng văn học nhân loại. Đó là những
nguyên lí có giá trị như một chân lí, nó gắn liền với các sự kiện lịch sử tiêu biểu.
Những dẫn chứng được trình bày rất khoa học khiến cho người nghe, người đọc dễ theo dõi. Ngôn ngữ dễ
hiểu, chặt chẽ và hàm súc, tác động tích cực đến người nghe.


Tuyên ngôn Độc lập quả thực xứng đáng là áng văn xuôi chính luận mẫu mực ở những lí lẽ sắc sảo, đanh thép,
lập luận chặt chẽ, khoa học với dẫn chứng được chọn lọc xác đáng. Đây cũng chính là đặc sắc nghệ thuật đã
giúp Bác thực hiện thành công nhiệm vụ chính trị trước mắt, tuyên bố chủ quyền của dân tộc Việt Nam. Nó là
vũ khí sắc bén trong cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập trước mắt và sau này.
Bản Tuyên ngôn Độc lập ra đời đã đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử Việt Nam. Nó đã cổ vũ phong trào
giải phóng dân tộc ta lúc bấy giờ và củng cố thêm niềm tin vững chắc vào thắng lợi, vào tương lai của nước
Việt Nam. Nó khiến cho những kẻ thù xâm lăng phải chùn bước.
By: Nguyễn Thị Thanh Huyền



×